Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ tiếng khó dễ hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ : Liên lạc, lên đường, áo Nùng, Hà Quảng, cỏ lúa, lững thững, lưng, lù lù, lũ lính, chốc lát, nắng sớm.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu thể hiện được giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

2. Đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:Kim Đồng, ông Ké, Tâyđồn, thầy mo, thông manh.

 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc rất thông minh, nhanh nhẹn và là gương tiêu biểu của Thiếu niên Việt Nam trong kháng chiến chống Thực dân Pháp.

B. Kể chuyện:

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.

- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc

 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

 - Tranh minh hoạ nội dung từng đoạn chuyện

 

doc 24 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1174Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - kể chuyện
 Người liên lạc nhỏ
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ tiếng khó dễ hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ : Liên lạc, lên đường, áo Nùng, Hà Quảng, cỏ lúa, lững thững, lưng, lù lù, lũ lính, chốc lát, nắng sớm.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu thể hiện được giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện. 
2. Đọc hiểu:
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:Kim Đồng, ông Ké, Tâyđồn, thầy mo, thông manh.
 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc rất thông minh, nhanh nhẹn và là gương tiêu biểu của Thiếu niên Việt Nam trong kháng chiến chống Thực dân Pháp.
B. Kể chuyện:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn	
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
	- Tranh minh hoạ nội dung từng đoạn chuyện
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A: Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và trả lời câu hỏi bài trước
Tập đọc
B: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 
1: Luyện đọc: a. Đọc mẫu
- Theo dõi GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
- Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu dẫn hết bài. Đọc 2 vòng.
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Đọc từng đoạn theo hướng dẫn của giáo viên
* Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc 1 đoạn trong nhóm
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối
2:Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi SGK
- Yêu cầu hsđọc lại đoạn 1:
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? 
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới.
+ Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ? 
+ Học sinh nêu
+ Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
+ Học sinh nêu 
+ Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
+ Học sinh nêu
+ Chuyện gì xảy ra khi 2 bác cháu đi qua suối?
+ Hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần.
+ Học sinh đọc từ Tây đồn.
+ Bọn Tây đồn làm gì khi phát hiện ra bác cán bộ?
+ Chúng kêu ầm lên.
+ Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của anh Kim Đồng khi gặp dịch?
+ Hãy nêu những phẩm chất tốt đẹp của anh Kim Đồng?
+ Học sinh nêu
+ Nhanh trí, yêu nước, dũng cảm.
* Luyện đọc lại bài:
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 2, 3
- Theo dõi bài đọc mẫu
- Tổ chức cho học sinh thi đọc
- Vài học sinh thi đọc
- Tuyên dương học sinh đọc tốt
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện . 
- Một học sinh đọc
2. Kể mẫu:
- Giáo viên chọn 1 hs khá kể 1 đoan theo lời một nhân vật trong chuyện.
- Học sinh kể
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
3. Kể theo nhóm:
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm
- Mỗi nhóm 4 hs, lần lượt từng học sinh thay nhau chọn đoạn mình thích để kể.
4. Kể trước lớp:
- 3 nhóm kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Tuyên dương học sinh kể tốt
C.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Toán
Tiết 66: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
 - Đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam.
 - Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
 - Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy học:
 Một cân đĩa, một cân đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh đọc số cân nặng của một số vật.
- Học sinh luyện đọc.
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
 Nêu mục tiêu của tiết học. Ghi tên bài lên bảng.
- Nghe giới thiệu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Giáo viên viết bảng: 744g ... 474g
- Học sinh so sánh, ghi dấu
- Vì sao con biết: 744g > 474g
- Vì 744 > 474 
* Khi so sánh các số đo khối lượng, ta so sánh như các số đo tự nhiên.
- Yêu cầu hs làm tiếp các phần còn lại
- Học sinh làm bài, hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- Giáo viên chấm bài, nhận xét.
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc.
- Bài toán hỏi gì?
- Mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh.
- Muốn biết mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta phải biết những gì?
- Phải biết số gam kẹo và số gam bánh.
- Số gam kẹo biết chưa?
- Chưa biết, yêu cầu phải tìm.
- Học sinh làm bài.
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh đọc.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 2 học sinh làm bảng, lớp làm vở.
1kg = 1000g
Sau khi làm bánh cô Lan còn lại số gam đường là:
1000 – 400 = 600 (g)
Số gam đường trong mỗi túi nhỏ là:
 600 : 3 = 200 (g)
 Đáp số : 200g đường
Bài 4: Chia hsthành các nhóm 6
- Giáo viên quan sát, nhận xét.
- Học sinh luyện tập cân và đọc kết quả.
D. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
Đạo đức
Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu rõ thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. 
 2. Kỹ năng: Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hàng ngày. 
 3. Giáo dục: Học sinh có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - Giáo viên: + Vở bài tập Đạo đức.
 + Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em
 - Học sinh: Vở bài tập Đạo đức.
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
 - Nêu ích lợi của việc tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
 - Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
 * Nhận xét phần kiểm tra.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu của bài.
 - Nghe giới thiệu.
 - Ghi bảng tên bài.
Hoạt động 3: Bài mới:
1. Phân tích truyện Chị Thuỷ của em
 + Giáo viên kể chuyện, dùng tranh minh hoạ. 
+ Học sinh theo dõi.
 + Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Thuỷ, Viên, mẹ Viên.
 + Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi ở nhà?
+ Làm chong chóng cho Viên, dạy Viên học.
 + Vì sao mẹ của Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ? 
+ Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình:
 - Vì Thuỷ trông giúp em Viên
 - Vì Thuỷ là người tốt.
 + Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
+ Hàng xóm láng giềng cần giúp đỡ quan tâm lẫn nhau.
 + Vì sao cần giúp đỡ quan tâm hàng xóm, láng giềng?
+ Vì ai cũng có lúc gặp khó khăn hoạn nạn.
* Giáo viên chốt ý.
2. Đặt tên cho tranh
- Học sinh đọc yêu cầu.
 - Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận về nội dung 1 bức tranh và đặt tên cho bức tranh đó.
- Ví dụ:
+ Tranh 1: Lễ phép với hàng xóm láng giềng; Lễ phép; Lời chào.
+ Tranh 2: Giúp đỡ người già; Chuyển thư giúp.
+ Tranh 4: Không quản ngại; Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
 * Kết luận: 
 + Tranh 1, 2, 3, 4: biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 
3. Bày tỏ ý kiến
- Chia lớp thành các nhóm 3 học sinh
- Các nhóm thảo luận, bày tỏ ý kiến với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học
- Giáo viên hoặc học sinh lần lượt đưa ra các ý kiến.
- Học sinh lần lượt bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ.
a. Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau.
- Tán thành
b. Đèn nhà ai, nhà nấy rạng.
- Không tán thành
c. Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc phù hợp với khả năng.
- Tán thành
d. Trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc phù hợp với khả năng.
- Tán thành
- Giáo viên kết luận từng nội dung
* Kết luận chung: Cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành:
 - Thực hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc phù hợp với khả năng.
 - Sưu tầm truyện, tranh thơ, ca dao về nội dung bài học.
 - Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2008
Tập viết
 Ôn chữ hoa K
 I. Mục tiêu:
 Củng cố cách viết chữ hoa K
 - Viết đúng, đẹp chữ viết hoa Y, K
 - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Yết Kiêu và câu ứng dụng 
 II. Đồ dùng dạy- học: + Mẫu chữ hoa Y, K
 + Viết sẵn tên riêng và câu ứng dụng trên bảng lớp.
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Chấm bài về nhà của học sinh.
 - Giáo viên yêu cầu.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu mục tiêu. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
 - Đọc lại từ và câu ứng dụng của tiết trước:
- 2 học sinh lên bảng viết: Ông ích Khiêm
1. Hướng dẫn viết chữ hoa:
 a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ Y, K hoa: 
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
 - Có chữ Y, K
 - Treo bảng các chữ mẫu.
 - Nhắc lại quy trình viết. 
 - GV viết mẫu vừa nhắc lại quy trình.
 b. Viết bảng:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 3 học sinh viết bảng lớp.
 - Lớp viết bảng con.
 2. Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
 a. Giới thiệu từ ứng dụng:
 - Học sinh đọc Yết Kiêu.
 b. Quan sát và nhận xét:
 - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao nh thế nào?
 - Học sinh nêu.
 c. Viết bảng: - Giáo viên yêu cầu.
- 2 học sinh viết bảng lớp.
 - Lớp viết bảng con.
 3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
 a. Giới thiệu câu ứng dụng:
 - 3 học sinh đọc.
 b. Quan sát và nhận xét.
 - Phân tích độ cao.
 c. Viết bảng:
 - 2 học sinh viết bảng: Khi rét 
- Học sinh viết bảng con
 - Giáo viên chữa lỗi, nhận xét.
 4. Viết vở tập viết: 
 - Giáo viên chấm 5 - 7 bài.
 - Học sinh viết bài
 D. Củng cố, dặn dò:
 - Cho học sinh chơi trò chơi. Nhận xét tiết học
 - Nghe nhận xét
Toán
Tiết 67: Bảng chia 9
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:- Học sinh lập được bảng chia 9 dựa vào bảng nhân 9. 
	 - Tiến hành chia cho 9 thông qua các bài tập.
2. Kỹ năng: áp dụng bảng chia 9 để giải bài toán có liên quan.
II.Chuẩn bị:
	Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 9
- 1 học sinh làm bài tập 2 của tiết 66
Hoạt động: Giới thiệu: Ghi đầu bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
1. Lập bảng chia 9:
- Tương tự như các bảng chia đã học
2. Học thuộc bảng chia 9:
- Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc thuộc bảng chia 9 vừa xây dựng được.
-  ... ầu thuộc các động tác và thực hiện động tác tương đối chính xác.
	- Tập đều, đẹp, đúng các động tác của bài thể dục.
	- Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện thân thể.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Phần
Nội dung
Đ. Lượng
Phương pháp
Số
lần
Thời
gian
Mở đầu
- Giáo viên giúp cán bộ lớp tập hợp lớp.
 - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
 - Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân.
 - Đứng tại chỗ khởi động các khớp
1
1
1
 1
1’
1’
1’
1’
- Cán bộ lớp tập hợp lớp theo 4 hàng dọc.
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Theo 1 hàng dọc.
- Theo 4 hàng ngang.
Cơ bản
* Ôn bài thể dục phát triển chung đã học
- Giáo viên hướng dẫn:
- Giáo viên đi từng tổ sửa chữa cho học sinh.
* Cho học sinh chơi trò chơi học sinh thích
3
 3- 4
2-3
5-7’
 5-10’
5-7’
 - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng ngang.
- Tập luyện theo tổ.
- Các tổ thi đua tập. Các học sinh trong tổ thay nhau làm chỉ huy.
- Học sinh tham gia chơi
Kết thúc
 - Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
 - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
 - Về nhà: Ôn bài thể dục đã học
1
1
1
1’
1’
1’
- Theo 4 hàng ngang.
- Theo 4 hàng ngang.
 - Ôn luyện ở nhà.
Thể dục
Tiết 28: Hoàn thiện bài thể dục
phát triển chung
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện các động tác tương đối chính xác.
	- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh chóng, trật tự, theo đúng đội hình tập luyện.
	- Chơi trò chơi “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ và kẻ sẵn các vạch cho trò chơi “ đua ngựa”
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Phần
Nội dung
Đ. Lượng
Phương pháp
Số
lần
Thời
gian
Mở đầu
- Cán bộ lớp tập hợp lớp.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
 - Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân.
 - Đứng tại chỗ khởi động các khớp
1
1
1
 1 
1’
1’
1’
1’
 - Theo 4 hàng dọc.
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Theo 1 hàng dọc.
- Theo 4 hàng ngang.
Cơ bản
* Ôn bài thể dục phát triển chung đã học
- Yêu cầu học sinh tự tập luyện theo tổ.
- Giáo viên đi từng tổ sửa chữa cho học sinh.
* Học trò chơi: đua ngựa
- Giáo viên nêu tên trò chơi, cách chơi.
3
 3- 4
2-3
5-7’
 5-10’
4-5’
 - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng ngang.
- Tập luyện theo tổ.
- Học sinh trong tổ thay nhau làm chỉ huy để tập.
- Các tổ lên biểu diễn trước lớp.
- Nhắc lại cách chơi. 
 - Học sinh chơi.
Kết thúc
 - Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
 - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
 - Về nhà: Ôn bài thể dục đã học
1
1
1
1’
1’
1’
- Theo 4 hàng ngang.
- Theo 4 hàng ngang.
 - Ôn luyện ở nhà.
Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2008
Tập làm văn
Tiết 14: Nghe kể: Tôi cũng như bác
Giới thiệu hoạt động
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- Dựa vào gợi ý kể lại câu chuyện vui: Tôi cũng như bác.
- Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. 
2. Kỹ năng: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
3. Giáo dục: Có ý thức tự giác tham gia các hoạt động chung.
II.Chuẩn bị:
- Viết sẵn nội dung gợi ý lên bảng.
- Chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét bài văn của học sinh tiết trước.
* Nhận xét, cho điểm.
C. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu: Nêu mục tiêu giờ học. Ghi đầu bài
2. Hướng dẫn kể câu chuyện
- Giáo viên kể 2 lần
- Học sinh lắng nghe
- Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?
- Nhà văn không đọc được bản thông báo vì quen không mang kính.
- Ông nói gì với người đứng bên cạnh?
- Ông nói: Phiền bác đọc giúp tôi bản thông báo này với.
- Người đó trả lời như thế nào?
- Người đó trả lời: Xin lỗi, tôi cũng như bác, vì lúc nhỏ không được học nên bây giờ phải chịu mù chữ.
- Câu trả lời có gì buồn cười?
- Thấy nhà văn nhờ đọc bản thông báo, người đó cũng nghĩ nhà văn mù chữ như mình.
- Yêu cầu học sinh kể lại chuyện.
- 1 học sinh khá kể.
- Học sinh luyện kể theo nhóm.
- Gọi 3-5 học sinh kể trước lớp.
- Học sinh kể.
* Nhận xét
3. Kể về hoạt động của tổ:
- Học sinh đọc thầm đề bài.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Giới thiệu tổ em và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
- Các con giới thiệu điều này với ai?
- Các con giới thiệu điều này với những người khách đến tham quan lớp.
* Khách đến tham quan lớp là các thầy cô trong trường, phụ huynh, các anh chị lớp trên, ...
 Khi giới thiệu con cần nói nhẹ nhàng, mạch lạc, tự nhiên.
- Gợi ý học sinh nói theo hướng dẫn trong sách giáo khoa.
- Học sinh tập giới thiệu.
- Chia nhóm cho học sinh trình bày theo nhóm.
- Các học sinh trong nhóm thay nhau nói cho nhau nghe
- Đại diện lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
D. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu 1 học sinh kể lại câu chuyện
-1 học sinh kể lại câu chuyện
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 70: Chia số có 2 chữ số
cho số có 1 chữ số (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh : 
1. Kiến thức:- Thực hiện chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (có dư ở các lượt chia).
- Giải toán có lời văn bằng 1 phép tính chia.
- Vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông.
- Củng cố biểu tượng hình tam giác, tứ giác, hình vuông, xép hình theo mẫu.
2. Kỹ năng: Thực hiện thành thạo phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
3. Giáo dục: Có ý thức tự giác, cẩn thận khi làm bài khi làm bài.
II.Chuẩn bị:
- Hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Vở bài tập Toán, vở ghi Toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh chữa bài tập tiết 69
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng các bảng chia đã học.
* Nhận xét, cho điểm.
- 2 học sinh làm bài 
Hoạt động 2: Giới thiệu: Ghi đầu bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Giáo viên ghi phép chia: 78 : 4 =
- Học sinh đọc phép chia
- 1 học sinh lên bảng đặt tính, lớp đặt tính vào bảng con.
- Cả lớp suy nghĩ thực hiện phép tính.
- Yêu cầu học sinh thực hiện phép chia bằng miệng.
- Học sinh thực hiện phép chia bằng miệng.
* Vậy 78 : 4 bằng bao nhiêu?
78 : 4 = 19 (dư 2)
- Trong lần chia cuối cùng có số dư là mấy?
- Trong lần chia cuối cùng có số dư là 2.
- So sánh số dư với số chia.
- Số dư bé hơn số chia.
* Vậy 78 : 4 = 19 (dư 2)là phép chia có dư. Trong phép chia có dư bao giờ số dư cũng phải nhỏ hơn số chia.
Khác với các phép chia học tiết trước, 78 : 4 có dư ở các lần chia.
- Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 4: Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 4 học sinh làm bảng lớp. Lớp làm bảng con.
- Nhận xét, chốt nội dung đúng.
- Nhận xét
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết gì?
- Có 33 học sinh, lớp chỉ có loại bàn 2 chỗ.
- Bài toán hỏi gì?
- Cần ít nhất bao nhiêu bàn như thế?
- Hướng dẫn học sinh làm bài
Giải
Ta có: 33 : 2 = 16 (dư 1)
 Vậy có 16 bàn ngồi đủ 2 bạn, còn thừa 1 bạn nên cần ít nhất 1 bàn nữa.
 Vậy số bàn cần ít nhất là:
 16 + 1 = 17 (bàn)
 Đáp số: 17 bàn
 * Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc
- Bài toán yêu cầu gì?
- Vẽ một hình tứ giác có 2 góc vuông.
- Học sinh làm bài.
 * Nếu hết thời gian có thể bớt bài này.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- Học sinh ghép hình theo nhóm đôi
- Đại diện các nhóm thực hiện
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 5: Củng cố:
- Hôm nay học bài gì?
- Đọc lại cách chia phép tính mẫu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh đọc.
- Nhận xét tiết học
- Làm bài tập toán
- Chuẩn bị bài sau.
Chính tả (nghe viết)
Nhớ việt bắc
I. Mục tiêu
 - Kiến thức: 
 + Nghe và viết lại chính xác trình bày đúng thể thơ lục bát 10 dòng đầu của bài: Nhớ Việt Bắc. 
 + Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt cặp vần dễ lẫn (au/âu), âm đầu l/n, âm giữa i/iê. 
 - Kỹ năng: Viết đúng cỡ chữ, trình bày đẹp.
 - Giáo dục: Có ý thức rèn chữ viết.
 II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập chính tả.
 - Học sinh:Vở chính tả, vở bài tập Tiếng Việt.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Hát
 - Gọi 2 học sinh lên bảng viết từ giáo viên đọc. 
 - Học sinh viết 
 - Nhận xét, chữa bài và cho điểm.
 Hoạt động2: Giới thiệu bài: Giáo viên nêu yêu cầu, ghi tên đầu bài.
 - Nghe giới thiệu
 Hoạt động 3: Hướng dẫn chính tả:
 a. Trao đổi về nội dung bài viết:
 - Giáo viên đọc bài viết.
 - 1 học sinh đọc lại.
 - Bài thơ nói cảnh đẹp gì? 
 - Cảnh rừng Việt Bắc có hoa nở, ve kêu rừng phách đổ vàng, ... 
 - Khi về xuôi người cán bộ nhớ gì?
 - Nhớ người, nhớ cảnh vật Việt Bắc.
 b. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Yêu cầu học sinh tìm từ khó.	
 - Học sinh nêu.
 - Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ tìm được.
 - 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết nháp.
 c. Hướng dẫn cách trình bày
 - Bài thơ có mấy câu?	
 - Bài thơ có 10 câu. 
 - Bài viết theo thể thơ gì?
 - Cần trình bày như thế nào cho đẹp?
 - Bài viết theo thể thơ lục bát.
 - Học sinh nêu
 d. Viết chính tả: Nhắc học sinh cách ngồi, cách cầm bút
 - Thực hiện
 - Giáo viên đọc.
 - Học sinh viết.
 e. Soát lỗi
 - Đọc lại bài
 - Học sinh soát lỗi.
 g. Chấm bài
 Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
 - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 
 - 1 học sinh đọc.
 - 3 học sinh làm bảng, lớp làm nháp.
 - Nhận xét, chốt ý đúng.
 - Đáp án:
 hoa mẫu đơn, mưa mau hạt; lá trầu, đàn trâu; sáu điểm, quả sấu.
 Bài 3a:
 - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 
 - 1 học sinh đọc.
 - Giáo viên hướng dẫn.
 - Học sinh làm bài theo dưới hình thức chơi tiếp sức.
Lời giải:
+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
+ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
 - Nhận xét, chốt ý đúng.
 D. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Đọc lại các câu tìm được ở bài 3.
 - Dặn dò học sinh về nhà làm bài tập chính tả.
 - Chuẩn bị bài sau.
 - Luyện tập ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan14.doc