I - Mục tiêu.
- Biết kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố).
- Kể tên chính xác các cơ quan hành chính của thành phố nơi mình đang sống.
- Có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II - Đồ dùng.
- Tranh, ảnh trong sách giáo khoa.
III - Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động dạy và học 1: Làm việc với sách giáo khoa.
- Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa 52-53 và nói về những gì các em quan sát được.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.
Kết luận: Ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,.để điều hành công việc phục vụ đời sống, vất chất tinh thân của nhân dân. - Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm đôi về những gì quan sát được.
- Học sinh lên trình bày trước lớp.
Tuần 14 Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009 toán Luyện tập - 67 I - Mục tiêu. - Củng cố cách so sánh các khối lượng và các phép tính với số đo khối lượng. - Vận dụng để so sánh đơn vị đo khối lượng và giải bài toán có lời văn. Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng: - Cân đồng hồ, cân đĩa. III - Các hoạt động dạy và học. 1- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện tập. Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài? - Hướng dẫn mẫu: 744g...474g. Vậy khi so sánh các số đo khối lượng cũng so sánh như với các số tự nhiên. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. ? + Nêu cách làm câu a, c, d, e. Bài 2: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán. - Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Bài 3: - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Bài 4: - Yêu cầu các nhóm lên thực hành => báo cáo kết quả. - Điền dấu vào chỗ chấm. - Học sinh làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng làm. * Thực hiện phép cộng số đo khối lượng. * So sánh 2 vế. * Điền dấu. - Đọc kỹ bài toán. - Học sinh vẽ ra giấy nháp sơ đồ tóm tắt bài toán. - Phân tích bài toán. - Làm bài vào vở. - Đọc bài toán. - Học sinh làm bài. - Học sinh thực hành theo nhóm. 4 - Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. tập đọc - kể chuyện Người liên lạc nhỏ I - Mục tiêu. A - Tập đọc. - Đọc đúng các từ dễ lẫn: lững thững, huýt sáo, lũ lụt,...Hiểu nghĩa của 1 số từ khó: ông ké, Tây đồn, Nùng...và hiểu được nội dung của truyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. - Đọc lưu loát toàn bài, phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. - Thấy được tinh thần dũng cảm của anh Kim Đồng. Giáo dục ý thức biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc. B - Kể chuyện. - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện. - Rèn kĩ năng nghe và nói. Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện. - Kính phục tinh thần dũng cảm của các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi. II - Đồ dùng. - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III - Các hoạt động dạy và học. Tiết 1: Tập đọc 1 - Kiểm tra bài cũ. - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Cửa Tùng. 2 - Bài mới. a - Giới thiệu bài. b - Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Câu chuyện xảy ra ở tỉnh Cao Bằng vào năm 1941, lúc cán bộ cách mạng phải hoạt động bí mật. ? + Nói những điều em biết về anh Kim đồng? - Hướng dẫn đọc từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ phát âm sai. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn. * Hướng dẫn đọc đúng 1 số câu văn dài. * Giải nghĩa một số từ khó: ông ké, Nùng, thầy mo, thong manh,... c- Tìm hiểu bài. ? + Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? + Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ. + Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng? + Cách đi đường của 2 bác cháu như thế nào? + Chuyện gì xảy ra khi 2 bác cháu đi qua suối? + Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch. + Hãy nêu những phẩm chất tốt đẹp của anh Kim Đồng? - Cả lớp đọc thầm. - Kim đồng là đội viên Thiếu niên Tiền phong đầu tiên ở nước ta. Anh làm nhiệm vụ liên lạc, dẫn đường và canh gác cho cán bộ..... - Học sinh đọc nối tiếp từng câu. - Học sinh luyện đọc từng đoạn. - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. - Đặt câu với từ: thong manh, Nùng. -...bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới. ...... - Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả như vậy sẽ hoà đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương. -...Kim Đồng đi trước, bác cán bộ theo sau... -...gặp Tây đồn đem lính đi tuần. ................ -...là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước. Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện. 1- Luyện đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc hay đoạn 3. 2- Kể chuyện. - Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh quan sát từng tranh =>kể nội dung truyện tương ứng với từng tranh. - Yêu cầu học sinh kể lại theo nhóm. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên kể lại các đoạn của truyện theo tranh. - Yêu cầu 2 học sinh (K- G) lên kể toàn bộ câu chuyện. - Học sinh luyện đọc hay. - Các nhóm thi đọc đoạn 3. - Đọc lại toàn bài. - Học sinh kể lại nội dung từng đoạn theo tranh. - Học sinh kể theo nhóm đôi => đại diện các nhóm thi kể lại từng đoạn câu chuyện. - Kể toàn bộ câu chuyện. (HS khá, giỏi) 3 - Củng cố - Dặn dò. - Nêu cảm nghĩ của em về anh Kim Đồng. - Nhận xét giờ học. tự nhiên xã hội Tỉnh (thành phố) nới bạn đang sống (tiết 1) I - Mục tiêu. - Biết kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố). - Kể tên chính xác các cơ quan hành chính của thành phố nơi mình đang sống. - Có ý thức gắn bó, yêu quê hương. II - Đồ dùng. - Tranh, ảnh trong sách giáo khoa. III - Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động dạy và học 1: Làm việc với sách giáo khoa. - Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh. - Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa 52-53 và nói về những gì các em quan sát được. - Yêu cầu các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan. Kết luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,...để điều hành công việc phục vụ đời sống, vất chất tinh thân của nhân dân. - Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm đôi về những gì quan sát được. - Học sinh lên trình bày trước lớp. 2- Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò - nhiệm vụ của các cơ quan. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm (3 nhóm tương ứng với 3 dãy), thảo luận để hoàn thành phiếu sau. phiếu học tập 1) Trụ sở UBND a) Truyền phát thông tin rộng rãi đến nhân dân. 2) Bệnh viện b) Nơi vui chơi giải trí. 3) Bưu điện c) Trưng bày, cất giữ tư liệu lịch sử. 4) Công viên d) Trao đổi thông tin liên lạc. 5) Trường học e) Sản xuất các sản phẩm phục vụ con người. 6) Đài phát thanh g) Nơi học tập của học sinh. 7) Viện bảo tàng h) Khám chữa bệnh cho nhân dân. 8) Xí nghiệp i) Đảm bảo, duy trì trật tự, an ninh. 9) Trụ sở công an k) Điều kiển hoạt động của tỉnh, thành phố. 10) Chợ l) Trao đổi buôn bán, hàng hoá. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc. - Kết luận: ở tỉnh, thành phố nào cũng có UBND, các cơ quan hành chính điều khiển hoạt động chung trong toàn tỉnh, thành phố. 3 - Củng cố - Dặn dò: - Về nhà đi thăm quan các cơ quan hành chính của thành phố. - Nhận xét giờ học. ======================================================== Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009 toán Bảng chia 9 I- Mục tiêu. - Lập được bảng chia 9 từ bảng nhân 9. - Biết dùng bảng chia 9 trong luyện tập, thực hành. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Giới thiệu phép chia cho 9 từ bảng nhân 9: * Yêu cầu học sinh lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. - 9 chấm tròn được lấy? lần. - 9 chấm tròn được lấy 3 lần => có tất cả bao nhiêu chấm tròn? - Lập phép nhân tương ứng với 9 được lấy 3 lần? 9 x 3 = ? Vì sao? - Yêu cầu học sinh lập từ bảng nhân 9 chuyển sang bảng chia 9. 2- Học thuộc lòng bảng chia 9. 3- Luyện tập. Bài 1. (cột 1,2,3) - Yêu cầu học sinh nhẩm trong 1 phút bài số 1 => báo cáo kết quả? ? + Nhận xét gì về các phép tính ở bài 1? + Các thành phần và kết quả có đặc điểm gì? Bài 2. (cột 1,2,3) - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Nhận xét gì về các phép tính trong mỗi cột? Bài 3 - 4. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán, phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa 2 bài toán => làm bài vào vở. - 3 lần. - 27 chấm. - 9 x 3 = 27. - Mỗi học sinh lập 1 phép tính => nêu kết quả. - Học sinh học thuộc bảng chi 9 theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh nhẩm => nêu miệng bài 1. * Giúp nhớ lại bảng chia 9. * số chia giống nhau, SBC lớn hơn => thương lớn hơn. * Số chẵn chia số lẻ thương là số chẵn. Số chẵn chia số chẵn tích là số chẵn. * Từ một phép nhân lập được 2 phép chia tương ứng. * Lấy tích chia thừa số này => thừa số kia. - Đọc 2 đề toán. - Phân tích 2 đề toán. - So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa 2 bài. - Học sinh làm bài. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. ================================ tập đọc Nhớ Việt Bắc I - Mục tiêu. - Đọc đúng một số từ khó đọc: nắng ánh, mơ nở, núi giăng,...Ngắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng thơ. Hiểu một số từ ngữ khó trong bài và nội dung bài: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. - Đọc lưu loát toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu. - Ghi nhớ công ơn của người dân Việt Bắc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. II - Các hoạt động dạy và học. 1 - Bài mới. a - Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc từng khổ thơ. * Hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu thơ. * Giải nghĩa một số từ mới: đèo, dang, phách, thuỷ chung,.. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. b- Tìm hiểu bài. ? + Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? + Tìm những câu thơ cho thấy. * Việt Bắc rất đẹp. * Việt Bắc đánh giặc giỏi. + Tìm các câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc? + Nội dung chính của bài thơ là gì? c- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu. - Cả lớp đọc thầm. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu. - Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ trong bài. - Học sinh đặt câu với từ: thuỷ chung. - Cả lớp đọc bài. -...nhớ hoa, nhớ người Việt Bắc. - Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi. Ngày xuân mơ nở trắng rừng. Ve kêu rừng phách đổ vàng. Rừng thu trăng dọi hoà bình. - Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây; Núi giăng thành luỹ sắt dày; Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. - Đèo cao.....................lưng. Nhớ người........dang. Nhớ cô.....mình. Nhớ ai........thuỷ chung. -...cho thấy cảnh Việt Bắc rất đẹp người Việt Bắc cũng rất đẹp và đánh giặc giỏi. - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên. 2 - Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. chính tả (nghe- viết) Người liên lạc nhỏ I- Mục tiêu. - Nghe viết chính xác một đoạn trong bài "Người liên lạc nhỏ" (Sáng hôm ấy...đằng sau). - Viết sạch sẽ, trình bày đúng bài chính tả. Viết hoa cá ... ớp. - Học sinh vẽ trên giấy. - Mô tả tranh vẽ của mình bằng lời nói. 3 - Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. sinh hoạt lớp Tuần 14 I- Kiểm điểm công tác tuần 14. a- Lớp trưởng lên nhận xét các vấn đề chung diễn biến trong tuần. b- Lớp phó học tập lên nhận xét về vấn đề học tập của lớp trong tuần. c- Ba tổ trưởng nhận xét về tổ mình phụ trách. d- Giáo viên: + Thực hiện tốt qui định của nhà trường về vấn đề mặc đồng phục tất cả các buổi trong tuần. + ý thức truy bài đầu giờ thời gian gần đây kém. Nhiều học sinh còn tự do nói chuyện điển hình là: + Xếp hàng múa hát tập thể buổi sáng còn rất chậm chạp. Đôi khi vừa múa hát vừa nói chuyện, ngịch ngợm. + Phê bình trước lớp học sinh luôn đi học muộn vào buổi sáng làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp. II- Phương hướng phấn đấu. + Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được. + Tích cực học tập giành nhiều điểm cao trong tháng để kỷ niệm ngày 22 tháng 12-ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. + Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh chăm ngoan, học tập có tiến bộ. III- Chương trình văn nghệ. - Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp. ================================================= tiếng việt + Tập làm văn: Viết thư I- Mục tiêu. - Biết viết một bức thư cho người thân ở nơi xa và kể về tình hình học tập của mình cho người đó biết. - Rèn kỹ năng viết thư của học sinh. Diễn đạt rõ ý dùng câu, từ đúng và trình bày đúng hình thức của 1 bức thư. - Mở rộng vốn từ. Giáo dục ý thức đoàn kết với bạn bè. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. - Đề bài: Bố (mẹ) em đi công tác ở xa. Em hãy viết 1 bức thư thăm hỏi và kể về tổ của mình cho người ấy biết. - Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề. ? + Người nhận thư là ai? + Lí do viết thư là gì? + Khi viết thư cho bố hoặc mẹ thường thăm hỏi về vấn điều gì? - Nêu các phần chính của một bức thư? - Yêu cầu học sinh trả lời miệng từng phần của một bức thư. - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. - Bố (mẹ). -...thăm hỏi và kể về tổ của mình cho bố (mẹ) biết. * Sức khoẻ. * Công việc. - Học sinh nêu. - Học sinh trình bày miệng các phần chính của lá thư. - Học sinh làm bài => đọc bài viết của miình. - Nhận xét, bổ sung.. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. thể dục + Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung I- Mục tiêu. - Tiếp tục hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi "Đua Ngựa". - Yêu cầu học thuộc bài thể dục và thực hiện các động tác tương đối chính xác. - Giáo dục ý thức tập TDTT thường xuyên. II- Địa điểm, phương tiện: Sân trường sạch sẽ, còi. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Phần mở đầu. - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Tổ chức cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. - Tổ chức trò chơi "kéo cưa lừa xẻ" 2- Phần cơ bản. - Ôn bài thể dục phát triển chung. * Giáo viên nhận xét và đánh giá, tổ nào tập đều, đúng, đẹp => tuyên dương. - Tổ chức trò chơi "Đua Ngựa" 3- Phần kết thúc. - Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ thả lỏng, sau đó vỗ tay và hát. - Giáo viên hệ thống bài và nhận xét giờ học. - Học sinh chạy trong 2 phút. - Cả lớp chơi trong 2 phút. - Cả lớp tập liên hoàn 8 động tác, mỗi động tác 4 x 8 nhịp. - Chia tổ tập luyện theo khu vực dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - Biểu diễn thi đua bài thể dục phát triển chung giữa các tổ. - Học sinh chơi trong 7 phút. - Học sinh vỗ tay, hát trong 1 phút. chiều: tiếng việt + Luyện đọc: Người liên lạc nhỏ I - Mục tiêu. - Đọc đúng các từ, tiếng khó : liên lạc, Nùng, lù lù, lũ lính, nằng sớm,...Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi trảy toàn bài. Thể hiện rõ giọng đọc phù hợp với diến biến câu chuyện. - Thấy được tấm gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ đó giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước mình. III - Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức: 2- Hướng dẫn luyện đọc. ? + Để đọc hay được câu chuyện cần phải đọc với giọng như thế nào? - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. - Yêu cầu học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện "Người liên lạc nhỏ". * Đoạn 1: Giọng kể thong thả. * Đoạn 2: Giọng hồi hộp. * Đoạn 3: Giọng bình thản, tự tin. * Đoạn 4: Giọng vui vẻ. - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. - Thi đọc giữa các nhóm (4 học sinh/nhóm). - Đại diện các nhóm thi đọc hay. - Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện tương ứng với tranh. - Kể nối tiếp đoạn theo nhóm. - Kể trước lớp (đại diện nhóm thi kể) 3 - Củng cố - Dặn dò: ? + Nêu suy nghĩ về anh Kim Đồng? - Nhận xét giờ học. toán + Ôn: Gam I- Mục tiêu. - Củng cố về đơn vị đo khối lượng "Gam" và sự liên hệ giữa gam và kilôgam. - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Tính. a) 50g x 5 + 5g b) 90g x 4 - 125g 12g x 9 + 15g 69g x 5 - 118g ? + Khi thực hiện biểu thức gồm 2 dấu tính nhân và chia làm như thế nào? Bài 2: Rổ thứ nhất có 16 kg táo. Rổ thứ 2 có số táo bằng số táo ở rổ thứ 1. Hỏi cả 2 rổ có bao nhiêu kg táo? Bài 3: Có các quả cân 1 kg, 500g, 200g và 100g cùng với một cái cân loại 2 đĩa. Làm thế nào để lấy ra được 700g đường từ một bao đường với một lần cân? Bài 4: Điền vào a) 15g 80g : 8 63g : 9 81g : 9 45g : 9 + 8 10g b) 1kg 965g + 35g 392g - 6g 372g + 9g 24g x 3 - 13g 24g x 4 ? + Để điền dấu đúng cần thực hiện mấy bước? - Làm bài vào vở. - Nêu cách thực hiện từng biểu thức. - Thực hiện nhân trước, cộng sau. - Đọc yêu cầu của bài. - Phân tích đề toán. - Làm bài vào vở. - Tìm hiểu bài toán. - Nêu cách làm. - Trình bày vào vở. - Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Trình bày kết quả và nêu cách làm. * Tính. - 3 bước * So sánh. * Điền dấu. 3- Củng cố - Dặn dò: - Ôn tập lại dạng toán nào đã học? - Nhận xét giờ học. Tiếng việt + Ôn từ địa phương. Dấu chấm hỏi, dấu chấm than I - Mục tiêu. - Làm quen với một số từ ngữ địa phương hai miền Nam, Bắc và luyện tập về các dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - Rèn kỹ năng dùng từ chính xác và cách sở dụng dấu câu hợp lý. - Mở rộng vốn từ. Trau dồi vốn Tiếng Việt. II - Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Chọn và xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại: cây viết/cây bút; ghe/thuyền; tô/bát; sửa/thế; kia/tê; mô/đâu; nỏ, hổng/không; lợn/heo; bao diêm/hộp quẹt. - Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Trình bày miệng bài làm. Từ địa phương Từ toàn dân Bài 2: Nối các từ ngữ (ở bên trái) với địa phương thường sử dụng những từ ngữ này (ở bên phải). anh hai, ba, má, cây viết, heo, vịt xiêm - miền Trung. mô, tê, răng, rứa, tui, ngái - miền Nam. Bài 3: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp: Tôi yêu cọ như làng chài yêu thuyền. Những năm xa quê về thành phố hoặc đi chiến đấu thật xa nỗi nhớ quê đầu tiên là những tán cọ rì rào ở đầu thềm. Những trận mưa trên cọ râm ran ồn ào. Những trận gió những cơn bão từ đâu thổi đến khiến cho rừng cọ nghiêng ngả vật lộn,... - Học sinh làm bài => nêu miệng kết quả bài làm. - Học sinh làm bài vào vở => nêu bài làm. - Đọc lại đoạn văn (lưu ý nghỉ hơi hợp lý sau các dấu phẩy). 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. toán + Ôn bảng chia 9 I- Mục tiêu. - Củng cố về bảng chia 9 đã học. - Biết áp dụng bảng chia 9 để làm tính và giải toán. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. - Đọc thuộc bảng chia 9. Bài 1: Tính. 9 x 4 + 424 9 x 7 + 613 81 : 9 + 186 99 : 9 + 349 Bài 2: Đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải? 72 quyển vở Ngăn trên Ngăn dưới ? quyển vở. Bài 3: Dũng có 72 viên bi. Dũng có số bi gấp 9 lần số bi của Bình. Hỏi Bình kém Dũng bao nhiêu viên bi? ? + Số bi của Dũng so với Bình như thế nào? + Muốn tìm số bi của Bình làm như thế nào? Bài 4: Tính nhanh. a) 99 + 47 + 55 + 22 b) 9 + 9 + 9 + ... + 9 - 199 32 số 9 - 1 số học sinh học thuộc lòng (xuôi, ngược). - Học sinh làm lần lượt vào bảng con. - Nêu cách tính. - Đặt đề toán. - Làm bài vào vở. - Đọc đề toán. - Phân tích đề toán. -...gấp 9 lần số bi của Bình. -...Lấy số bi của Dũng chia cho 9. - Học sinh làm bài vào vở. - Học sinh làm bài vào vở. - Chữa bài. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Sinh hoạt tập thể Tìm hiểu những người con anh hùng của quê hương, đất nước I- Mục tiêu. - Có những hiểu biết về những người con anh hùng của quên hương, đất nước. - Nói được những điều em biết về những người anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống mỹ cứu nước. - Giáo dục ý thức biết ơn những anh hùng đã xả thân vì nền Độc lập Tự do của Tổ quốc. II- Đồ dùng. - Tranh ảnh, tài liệu về những người anh hùng mà em biết. III- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Tìm hiểu về những người anh hùng của quê hương đất nước. - Đất nước ta đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Biết bao nhiêu người con anh hùng đã ngã xuống để giữ mảnh đất này. ? - Hãy kể tên những người anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến mà em biết? - Hãy nói những điều em biết về một trong những người anh hùng mà các em đã kể tên. -...Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu, Phạm Tuân, Lê Mã Lương, Mạc Thị Bưởi, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện,... - Học sinh nói. Ví dụ: Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Sinh ngày 01-02-1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Đầu năm 1964 anh tham gia vào đội biệt động nội thành Sài Gòn. Tháng 5/1964 chính phủ Hoa Kỳ cử một đoàn quân sự cao cấp đến miền Nam. Anh Trỗi đã chỉ huy đội biệt động gài mìn tiêu diệt phái đoàn. Do bị lộ anh đã bị bắt anh đã bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 9 tháng 5 năm 1964. Mặc dù bị cám dỗ và cực hình nhưng anh vẫn không khai báo nên bị kết án tử hình. Trước khi ngã xuống anh đã hô lớn: Đả đảo Nguyễn Khánh - Việt Nam muôn năm. Anh hy sinh lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964. Anh đã được Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng nhất. ? + Để ghi nhớ công ơn của những anh hùng đã xả thân vì nước thế hệ trẻ chúng ta cần làm gì? 3 - Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: