Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Hệ thống hóa được các kiến thức đã học về chủ đề cộng đồng và địa phương.

- Xử lí được một số tình huống giả định liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- Kể lại được một số việc đã thực hiện để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường trong cuộc sống hằng ngày.

- Thể hiện tinh thần tiết kiệm, trách nhiệm bảo vệ môi trường.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

 

docx 58 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
THƯ VIỆN EM YÊU
Ngày dạy:
05/12/2022
Tiết: 40
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 
2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động. Biết sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, khoa học. HS biết cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.
3. HS có thái độ thân thiện, giúp đỡ chia sẻ với mọi người. Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực.
*KNS: 
- Ra quyết định: Biết quyết định đúng đúng người, đúng việc.
- Ứng phó với căng thẳng: Biết xử lí tình huống hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG
 1. Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn
 2. Học sinh: Áo chú cảnh sát, điện thoại đồ chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Chào cờ (15 - 17’)
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’)
*Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động hát
*Kết nối
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
*HĐ 1: Xem video cách phòng cháy, chữa cháy hướng dẫn cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.
- GV chiếu video
- GV hỏi:
+ Qua đoạn video các chú cảnh sát hướng dẫn chúng ta làm gì?
+ Bạn nào nêu lại cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn?
+ Vì sao khi có khói bốc lên chúng ta phải cúi người xuống?
+ Tại sao khi cháy không được xuống bằng cầu thang máy mà phải xuống cầu thang bộ?
+ Khi gặp đám cháy em phải gọi đến số điện thoại nào?
*GV nhận xét và kết luận: Khi xảy ra hỏa hoạn chúng ta phải đi cúi người xuống để không phải hít phải khói vì hít phải khói dễ làm chúng ta bị ngất và tuyệt đối chúng ta không được đi cầu thang máy xuống giữa chừng chúng dễ mất điện gây nguy hiểm đến tính mạng
*HĐ 2: Đóng vai
- Giải quyết tình huống khi bị hỏa hoạn. 
- GV chia lớp thành 3 tổ. Mỗi tổ sẽ lên đóng vai chú cảnh sát, bạn nhỏ để giải quyết tình huống với thời gian 2’.
- Gọi đại diện từng tổ lên giải quyết tình huống.
- Yêu cầu hs tổ khác nhận xét cách giải quyết tình huống tổ bạn.
- Gv nhận xét, tuyên dương tổ làm tốt.
*KNS: 
+ Nếu không may nhà em có cháy, lúc đó em sẽ làm gì?
+ Nếu không có người lớn ở nhà em làm như thế nào?
- GV nhận xét và tuyên dương.
3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS tập trung trật tự trên sân
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
- HS hát
- Lắng nghe
- Quan sát
+ Cách phòng cháy, chữa cháy hướng dẫn cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.
- HS nêu
+ Đỡ hít phải khí cháy
+ Vì khi đi cầu thang máy xuống giữa chừng dễ mất điện gây nguy hiểm đến tính mạng.
+ Số điện thoại 114
- Lắng nghe
- Thảo luận theo tổ phân vai.
- Đại diện từng tổ lên giải quyết tình huống.
- HS tổ khác nhận xét
- Lắng nghe
+ Em sẽ gọi người lớn.
+ Em sẽ gọi điện 114. Gọi cho bố mẹ,Ra ngoài ban công hét lớn,
- Lắng nghe
Tuần: 14
Sinh hoạt theo chủ đề: 
GÓC HỌC TẬP ĐÁNG YÊU 
Ngày dạy:
08/12/2022
Tiết: 41
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- HS có ý tưởng sắp xếp góc học tập ở nhà gọn, đẹp 
- Làm được sản phẩm để trang trí góc học tập
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo cảm giác vui tươi, dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “ Về góc của mình” để khởi động bài học. 
+ GV mời HS kết ba: hai HS nắm tay nhau, một HS đứng trong vòng tay của hai bạn, tất cả cùng đồng thanh đọc: “Ai ai cũng có./ Góc của riêng mình./ Đi xa thì nhớ,/Về dọn gọn xinh.”
+ GV hô: “Đi xa”, các HS trong “nhà” chạy ra đi chơi. GV hướng dẫn để các “ngôi nhà” xáo trộn vị trí. Khi GV hô: “Trở về” các HS vội tìm “nhà” của mình. Những HS tìm thấy nhà chậm nhất sẽ cùng hát hoặc nhảy múa một bài
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Ai cũng có một góc riêng đáng yêu của mình ở nhà hoặc ở lớp, đi đâu xa cũng nhớ và nóng lòng được trở về.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: HS nhớ lại góc học tập của mình ở nhà để tự đánh giá là gọn gàng hay bừa bộn, từ đó quyết tâm dọn dẹp, sắp xếp cho ngăn nắp
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: (làm việc nhóm đôi) Thảo luận về việc xây dựng góc học tập ở nhà
- GV mời HS xem 2 tranh: một góc gọn gàng, ngăn nắp và một góc lộn xộn
- HS thảo luận nhóm đôi: tự đánh giá góc học tập của em giống hình một hay hình hai?
- HS thảo luận nhóm đôi: Trên mặt bàn nên để những gì? Có cần làm hộp để đựng đồ dùng học tập không? Balô, cặp đi học về để ở đâu? Có nên trang trí gì trên tường không? Thời khóa biểu trang trí thế nào và nên dán, treo ở đâu cho dễ thấy?...
- Các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV mời các HS nhận xét về góc của mình ở lớp: trước khi dọn và sau khi dọn.
- GV hỏi: Các em muốn góc của mình như trước hay bây giờ ?Các em có dọn dẹp, sắp xếp bàn học, góc riêng của mình ở lớp hằng ngày không?
- GV chốt ý 
- Học sinh quan sát tranh 
- HS thảo luận, chia sẻ
- HS thảo luận, chia sẻ
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét 
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Tự làm một sản phẩm để mang về trang trí góc học tập ở nhà, tạo động lực để sáng tạo những sản phẩm khác
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Thực hành làm một sản phẩm để trang trí góc học tập (Làm việc nhóm 4)
- GV nêu yêu cầu học sinh làm việc nhóm 4:
+ Lựa chọn một ý tưởng trang trí để thực hiện. VD: cắt hình hoa tuyết, làm dây hoa,...
- GV mời các nhóm trưng bày sản phẩm
- GV nhận xét chung: Có rất nhiều ý tưởng để sắp xếp, trang trí cho góc học tập sao cho gọn, đẹp 
- Học sinh chia nhóm 4, thực hiện làm sản phẩm theo nhóm
- Đại diện các nhóm giới thiệu về sản phẩm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Sắp xếp, trang trí góc học tập của em ở nhà theo các ý tưởng đã thảo luận trên lớp
+ Vẽ lại một góc yêu thích của em ở nhà
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 14
Sinh hoạt tập thể: 
GÓC NHÀ THÂN THƯƠNG 
Ngày dạy:
10/12/2022
Tiết: 42
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Học sinh chia sẻ phản hồi về việc chăm sóc góc nhỏ của mình tại gia đình
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của các thành viên trong gia đình.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát một bài hát
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) t ... i nghiệm
- Mục tiêu: Tìm hiểu những trải nghiệm đã có của HS về bài học, tạo tâm thếcho HS và kết nối với bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu các câu hỏi:
+ Đã có ai hứa với em điều gì chưa?
+ Người đó có thực hiện được lời hứa của mình với em không?
+ Khi đó em cảm thấy như thế nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
+ HS chia sẻ ý kiến trước lớp
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc giữ lời hứa
- Mục tiêu: Học sinh nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa.
- Cách tiến hành:
a. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:
- GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS kể câu chuyện “Lời hứa” theo tranh và trả lời câu hỏi:
+ Cậu bé được giao nhiệm vụ gì?
+ Vì sao muộn rồi mà cậu bé vẫn chưa về?
Việc làm của cậu bé thể hiện điều gì?
- GV mời đại diện một vài nhóm kể lại câu chuyện trước lớp.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi và mời HS trả lời.
=> Kết luận: Cậu bé chơi trò đánh trận giả với các bạn. Cậu được giao nhiệm vụ gác kho đạn. Khi các bạn đã ra về hết mà cậu vẫn chưa về vì cậu đã hứa đứng gác cho đến khi có người tới thay. Việc làm đó thể hiện cậu bé là người giữ đúng lời hứa của mình.
- HS quan sát tranh
- HS kể chuyện theo nhóm đôi 
- Đại diện 2-3 nhóm kể lại câu chuyện.
- HS trả lời theo ý hiểu
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải giữ đúng lời hứa của mình (Hoạt động nhóm)
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc giữ đúng lời hứa với bản thân mình và người khác
- Cách tiến hành:
b. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục b trong SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Bạn trong mỗi tranh đã làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Biểu hiện của việc giữ lời hứa là gì?
- GV quan sát hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.
- GV mời đại diện nhóm HS lên trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương và kết luận: Biểu hiện giữ đúng lời hứa là: đúng hẹn. Nới đi đôi với làm, cố gắng thực hiện điều đã hứa, giữ đúng lời đã hứa.
- HS quan sát 
- HS thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
+ Tranh 1: Trong giờ sinh hoạt lớp, bạn nhỏ thưa với thầy giáo: “Thưa thầy, tuần này em không còn mắc lỗi ạ!”. Điều đó thể hiện bạn đã giữ đúng lời hứa với thầy.
+ Tranh 2: Bạn nam đửa trả quyển truyện cho bạn nữ và nói: “Tớ trả bạn quyển truyện tớ mượn hôm trước”. Việc là đó thể hiện bạn nam đã giữ đúng lời hứa với bạn nữ.
+ Tranh 3: Người anh đưa cho em chiếc đèn ông sao và nói: “Anh làm cho em chiếc đèn ông sao như đã hứa này.” Việc làm đó thể hiện người anh đã giữ đúng lời hứa vơi em.
+ Tranh 4: Bạn gái choàng dậy khi nghe chuông báo thức. Bạn ý đã thực hiện đúng lời hứa với chính mình là “Dậy đúng giờ để tập thể dục.”
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về biểu hiện của việc giữ lời hứa.
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.
- Cách tiến hành:
- GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình.
? Bài học hôm nay, con học điều gì?
+ Chia sẻ một số việc em đã làm để thể hiện việc giữ đúng lời hứa.
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà hãy vận dụng tốt bài học vào cuộc sống và chuẩn bị cho tiết 2
- HS lắng nghe.
Bài học hôm nay cho chúng ta biết cần giữ đúng lời hứa với bản thân mình và người khác.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Những bậc đá chạm mây”.
- Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết nhấn giọng ở những từ ngữ nói về những khó khăn gian khổ, những từ ngữ thể hiện sự cảm xúc, quyết tâm của nhân vật.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Trong cuộc sống, có những người rất đáng trân trọng vì họ biết sống vì cộng đồng.
- Kể lại được từng câu chuyện “Những bậc đá chạm mây” dựa theo tranh và lời gợi ý.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Chú chó trông như thế nào khi về nhà bạn nhỏ?
+ Câu 2: Em hãy nói về sở thích của chú chó?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: nó tuyệt xinh: lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.
+ Trả lời: chú chó thích nghe bạn nhỏ đọc truyện.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Những bậc đá chạm mây”.
+ Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết nhấn giọng ở những từ ngữ nói về những khó khăn gian khổ, những từ ngữ thể hiện sự cảm xúc, quyết tâm của nhân vật.
+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
+ Hiểu nội dung bài: Trong cuộc sống, có những người rất đáng trân trọng vì họ biết sống vì cộng đồng.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đường vòng rất xa.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến không làm được.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến đến làm cùng.
 + Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: cuốn phăng thuyền bè, chài lưới, đương đầu với khó khăn,
- Luyện đọc câu dài: Người ta gọi ông là cố Đương/vì/ hễ gặp chuyện gì khó,/ ông đều đảm đương gánh vác.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?
+ Câu 2: Vì sao cô Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?
+ Câu 3: Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?
+ Câu 4: Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?
+ Câu 5: Đóng vai một người dân trong xóm nói về cố Đương.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm
- GV mời một số nhóm lên đóng vai
- GV nhận xét, kích lệ HS có cách giới thiêu tự nhiên, đúng với nhân vật.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Trong cuộc sống, có những người rất đáng trân trọng vì họ biết sống vì cộng đồng.
2.3. Hoạt động: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- YC HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS lắng nghe
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Vì tất cả thuyền bè của họ bị bão cuốn mất.
+ Cố Đương là môt người luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của ai. Thương dân làng phải đi đường vòng rất xa để lên núi ông đã một mình tìm cách làm đường.
+ Từ lúc ông làm một mình, tới lúc trong xóm có nhiều người đến làm cùng.
+ HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình.
+ Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
- HS làm việc nhóm đóng vai các nhân vật trong câu chuyện.
- HS lên đóng vai
- HS lắng nghe
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
- HS lắng nghe
HS đọc nối tiếp
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
- Cho HS nhắc lại nội dung câu chuyện “Những bậc đá chạm mây”
- Giáo dục HS biết trân trọng những người biết sống vì cộng đồng
- GV khuyến khích HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện “Những bậc đá chạm mây”
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2022_2023_ban_2_cot.docx