Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Trường TH & THCS Húc Nghì

Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Trường TH & THCS Húc Nghì

Tiết 1+2 - TĐ - KC: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I. Mục tiêu :

* Tập đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: Kim Đồng là một người liên lạc rất mưu trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng(trả lời được các câu hỏi SGK).

* Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II. Chuẩn bị :

+ Tranh minh họa trong bài .

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Trường TH & THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 
Thứ hai.	Ngày soạn : 21/11/2010
	Ngày dạy : 22/11/2010
Tiết 1+2 - TĐ - KC: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ 
I. Mục tiêu : 
* Tập đọc 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Kim Đồng là một người liên lạc rất mưu trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng(trả lời được các câu hỏi SGK).
* Kể chuyện : 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. Chuẩn bị :
+ Tranh minh họa trong bài .
III. Lên lớp :	Tiết 1 :
1. Bài cũ : 
- 2HS đọc và TLCH bài Cửa Tùng .
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : 
GV giới thiệu chủ điểm mới – Anh em một nhà. 
Truyện đọc Người liên lạc nhỏ mở đầu chủ điểm kể về một chuyến công tác quan trọng của anh Kim Đồng. Chúng ta cùng đọc truyện để biết anh Kim Đồng là một liên lạc tài giỏi và dũng cảm như thế nào .
b. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài:
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu. 
+ Đọc từng đoạn .
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp .
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ khó .
+ 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp .
+ HS luyện đọc theo nhóm .
+ Thi đua đọc giữa các nhóm .
+ HS đọc đồng thanh từng đoạn . 
- GV gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp .
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
* Đoạn 1 : 1 HS đọc , lớp đọc thầm .
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ?
+ Vì sao cán bộ lại phải đóng vai một ông già Nùng? 
+ Cách đi đường của hai ông cháu như thế nào? 
* 3HS tiếp nối đọc đoạn 2, 3, 4 :Cả lớp đọc thầm, trao đổi .
+ Những chi tiết nào nói lên sự dũng cảm, nhanh trí của Kim Đồng?
Tiết 2 : 
d. Luyện đọc lại bài :
- GV đọc diễn cảm đoạn 4 của bài. Hướng dẫn HS đọc đúng giọng 
trang trọng, cảm động .
- HS luyện đọc theo nhóm .
- Một vài HS thi đọc đoạn 3 .
- 4HS thi đọc diễn cảm 4 đoạn của bài theo cách phân vai .
- GV tuyên dương HS đọc tốt .
e. Kể chuyện :
* GV giao nhiệm vụ : Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa nội dung 4 đoạn truyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ .
- Từng cặp HS tập kể chuyện .
- Từng cặp HS thi kể chuyện .
- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
- GV tuyên dương HS kể tốt .
3. Củng cố dặn dò : 
- Một hoặc hai HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện .
- GV khen ngợi những HS đọc bài tốt, kể chuyện tốt .
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 3 - Toán : 	 LUYỆN TẬP . 
 I. Mục tiêu :
- Biết so sánh các khối lượng.
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân vài đồ dùng học tập.
II. Chuẩn bị :
- Một cân đồng hồ loại nhỏ ( 2kg hoặc 5kg ) .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ :
- 1kg bằng bao nhiêu gam ? 
- GV kiểm tra vở BTVN của HS cả lớp .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Thực hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS hoạt động theo mẫu và viết vào vở câu thứ nhất rồi GV thống nhất kết quả so sánh :
	744g > 474g
GV cho HS làm câu thứ hai : Thực hiện phép cộng số đo khối lượng . Sau đó mỗi HS tự làm bài vào vở .
- GV cho HS tự làm phần còn lại, sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau .
Bài 2 : 
GV yêu cầu HS đọc kĩ bài toán rồi gọi một vài em nêu cách làm. Chẳng hạn : 
+ Tính xem 4 gói kẹo cân nặng bao nhiêu gam .
+ Tính xem mẹ Hà đã mua bao nhiêu gam kẹo và bánh .
- Sau đó GV cho HS làm vào vở rồi GV chữa bài .
Bài 3 : 
- HS nêu cách làm bài .
+ Tìm số đường còn lại nặng bao nhiêu gam .
+ Tìm mỗi túi nhỏ nặng bao nhiêu gam .
- Cho HS làm vào vở rồi GV chữa bài .
Bài giải :
1kg = 1000g .
Số đường còn lại cân nặng là :
1000 – 400 = 600 (g)
Mỗi túi đường nhỏ cân nặng là :
600 : 3 = 200 (g)
Đáp số : 200 gam .
Bài 4 : 
GV tổ chức cho HS : 
- Cân hộp bút rồi cân hộp đồ dùng học toán. Ghi lại khối lượng (kết quả cân ) của hai vật đó.
- GV có thể cho HS so sánh khối lượng của hai vật rồi trả lời câu hỏi : “Vật nào nhẹ hơn” 
3. Củng cố dặn dò : 	 
- Nhấn mạnh nội dung .
- Bài tập về nhà : VBT . 
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 4-Đạo đức: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG 	 (Tiết 1)
I. Mục tiêu : 
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp khả năng.
II.Chuẩn bị :
- Câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học .
- Tranh minh họa truyện Chị Thủy của em .
III. Lên lớp :
1. Bài cũ :
- Tại sao phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường ?
- Em đã tích cực tham gia việc lớp, việc trường chưa ? Nêu ví dụ .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Nội dung :
* Hoạt động 1 : Phân tích truyện Chị Thủy của em .
1) GV kể chuyện ( Có sử dụng tranh minh họa ) .
2) HS đàm thoại theo các câu hỏi : 
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
+ Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà ? 
+ Vì sao mẹ bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thủy ? 
+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên ? 
+ Vì sao phải quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng ? 
3) GV kết luận : Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn . Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh . Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng bằng những việc làm vừa sức của mình .
* Hoạt động 2 : Đặt tên tranh .
1) GV chia nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về nội dung một tranh và đặt tên cho tranh .
2) HS thảo luận .
3) Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến .
4) GV kết luận về nội dung từng bức tranh, khẳng định các việc làm của các bạn trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng .
* Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến .
1) GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ ý kiến của em đối với quan niệm có liên quan nội dung bài học .
a) Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau .
b) Đèn nhà ai, nhà ấy rạng .
c) Quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng là biểu hiện của tình làng, nghĩa xóm .
d) Trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng bằng những việc làm vừa sức của mình .
2) Các nhóm thảo luận .
3) Đại diện nhóm trình bày .Cả lớp trao đổi, thảo luận .
 3. Hướng dẫn thực hành :
- Thực hiện quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng bằng những việc làm vừa sức của mình .
- Sưu tầm tranh ảnh , bài thơ , bài hát nói về sự quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Thứ ba.	Ngày soạn : 21/11/2010
	Ngày dạy : 23/11/2010
Tiết 1-Toán : 	BẢNG CHIA 9 .
I. Mục tiêu : 
 - Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9).
II. Chuẩn bị :
- Các tấm bìa , mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- 2 HS thực hiện BT2, 3 VBT.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Bảng chia 9 .
b. Hướng dẫn HS lập bảng chia 9 từ bảng nhân 9 .
* Nêu phép nhân 9 .
 Nguyên tắc chung lập bảng chia 9 dựa vào bảng nhân 9 :
+ Lập công thức nhân 9 sau đó chuyển từ công thức nhân 9 sang công thức chia 9 . 
+ Ví dụ : 
Viết bảng: 9 x 1 = 9 . 
GV chỉ vào tấm bìa và hỏi : Lấy 9 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn . Như vậy có mấy nhóm ? ( được 1 nhóm ) .
9 chia 9 được 1 .
Viết bảng: 9 : 9 = 1 
- Làm tương tự với các phép tính còn lại .
- Khi đã có bảng chia 9, nên dùng nhiều hình thức khác nhau để HS ghi nhớ bảng chia 9 ngay trong giờ học .
- Cho HS đọc bảng chia .
c. Thực hành : 
Bài 1 :
- GV hướng dẫn; HS tính nhẩm rồi nêu kết quả dựa vào bảng chia 9 .
- Cả lớp cùng chữa bài .
Bài 2 :
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài .
- Giúp HS tính nhẩm theo từng cột, trước hết dựa vào bảng nhân 9 để tìm kết quả phép nhân, rồi suy ra kết quả hai phép chia tương ứng .
Bài 3 : 
- HS đọc bài toán rồi tìm cách giải .
- Lớp làm VBT, 2HS làm phiếu .	
Bài giải :
Số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi là :
45 : 9 = 5 ( kg )
Đáp số : 5kg gạo .
- HS làm phiều dán bảng trình bày .
- Cả lớp nhận xét, chữa bài .
Bài 4 :
- Thực hiện tương tự bài 3 .
Bài giải :
Số túi gạo có tất cả là :
45 : 9 = 5 ( túi ) 	 	
Đáp số : 5 túi gạo .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung .
- Bài tập về nhà : VBT . 
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 2-Tự nhiên xã hội : TỈNH (TP) NƠI BẠN ĐANG SỐNG 
 ( Tiết 1 ) 
I. Mục tiêu : 
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục, ở địa phương.
II. Chuẩn bị : 
- Hình vẽ như SGK phóng to .
- Tranh, ảnh chụp toàn cảnh tỉnh, thành phố hoặc địa danh nổi tiếng .
- Bảng từ, giấy màu đỏ .
- Phiếu các câu hỏi thảo luận .
III. Lên lớp : 
1.Bài cũ : 
- Kể tên các trò chơi nguy hiểm thường gặp .
- Nêu các hoạt động vui chơi lành mạnh ở trường .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu : 
b) Nội dung :
* Hoạt động 1 : Trò chơi “ Người chỉ đường thông thạo”
- Yêu cầu HS chia thành các nhóm, các nhóm quan sát tranh vẽ số 1 trong SGK . Phát hiện các cơ quan, công sở, địa danh trong tranh và xác định địa điểm của chúng, ghi lại tên các cơ quan đó .
- Hết thời gian thảo luận, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : 
+ GV chuẩn bị 4 phiếu gắp thăm có nội dung như sau :
1) Tôi bắt được một tên kẻ trộm ở ngã ba và muốn biết đường để tới đồn công an nhanh nhất . Hãy chỉ dùm tôi .
2) Tôi đang vội và đưa em bé tới nhà trẻ . Từ nhà tôi tới đó đi đường nào nhanh nhất ? 
3) Tôi chỉ có một tiếng để đi mua sắm, chỉ cho tôi đường đi tới chợ gần nhất .
4) Tôi phải đi thăm người ốm ở bệnh viện, chỉ giúp đường tới bệnh viện từ chợ này .
- GV treo tranh - ảnh ( giống như tranh ) - ảnh mà các nhóm HS đã thảo luận .
+ GV đánh dấu vào tranh - ảnh những địa điểm ( được gạch chân ) .
+ Yêu cầu nhóm có số trùng với số tình huống lên chỉ đường 
+ Lần lượt cho các nhóm lên gắp thăm và gọi nhóm TL . GV khen ngợi, nhận xét nhóm TL nhanh, thông minh, đúng . 
+ GV chốt : Ở mỗi tỉnh, thành phố đều có rất nhiều cơ quan, công sở. Đó là các cơ quan hành chính nhà nước như UBND, HĐND. Trụ sở công an, các cơ quan y tế như bệnh viện, có cả các cơ quan giáo dục và khu vui chơi giải trí . Vậy những cơ quan này làm nhiệm vụ gì ?
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vai trò nhiệm vụ của các cơ quan .
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 người .
- Phát cho mỗi cặp một phiếu BT, thảo luận hoàn thành phiếu trong vòng 5 phút .
- 2 HS lập thành nhóm cặp đôi .
- HS tiến hành thảo luận nhóm, ghi kết quả ra phiếu .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm .
- Hỏi  ... ó nội dung như câu 1 và 2 ở phiếu điều tra treo lên bảng .
- 1HS trả lòi câu hỏi 1 . 
- Yêu cầu HS TLCH 2, lần lượt từng nhóm 1, 2, 3, 4 .
GV ghi lại kết quả vào bảng phụ ( 1 vài cơ quan đặc trưng ) .
- GV nhận xét, tuyên dương HS và thu lại phiếu điều tra .
GV kết luận : Tóm tắt ý kiến cua HS .
* Hoạt động 4 : Tham quan thực tế địa phương .
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 người .
- Phát cho mỗi cặp một phiếu BT điều tra thực tế, yêu cầu HS đọc kĩ để hoàn thành phiếu sau khi đi tham quan .
 - 2 HS lập thành nhóm cặp đôi .
- HS tiến hành thảo luận nhóm, ghi kết quả ra phiếu .
- Đại diện các nhóm trình bày. GV tổng kết ý kiến của các nhóm .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung bài. 
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 4-Chính tả:(Nghe - viết ) 	 NHỚ VIỆT BẮC .
I. Mục tiêu : 
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần au/âu.
- Làm đúng BT 3a/b hoặc BT phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị : 
- Bảng lớp viết hai lần nội dung BT2 .
- Bảng lớp chia làm 3, viết 3 lần câu tục ngữ trong BT3 .
III. Lên lớp :
1. Bài cũ :
- 3 HS lên bảng thi viết nhanh, viết đúng các từ bắt đầu bằng ay / ây .
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Hướng dẫn HS viết chính tả :
* Trao đổi về nội dung bài viết :
- GV đọc 1 lần 10 dòng thơ đầu của bài “ Nhớ Việt Bắc”.
- 2 HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài “ Nhớ Việt Bắc”.
* Hướng dẫn cách trình bày :
+ Bài chính tả có mấy câu thơ ? ( 5 câu là 10 dòng thơ ).
+Bài chính tả có những chữ nào cần viết hoa ? 
+ Cách trình bày bài tjhơ như thế nào ? 
* Hướng dẫn viết từ khó :
 - HS nêu các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả .
 - HS viết vào giấy nháp các từ vừa tìm được .
* GV đọc cho HS viết .
* Soát lỗi .
* GV chấm chữa bài .
c. Bài tập :
Bài 2 :
- GV nêu yêu cầu bài tập .
- Cả lớp làm bài CN . GV đi đến từng bàn theo dõi HS, phát hiện những lỗi và uốn nắn cho các em .
- GV mời 2 tốp HS ( mỗi tốp 3 em ) tiếp nối nhau thi làm bài trên bảng lớp 
- HS viết cuối cùng đọc kết quả .
- Cả lớp cùng GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
- Năm hoặc sáu HS đọc lại kết quả được điền hoàn chỉnh .
Bài 3 :
- GV nêu yêu cầu bài tập .
- GV chia bảng 3 phần, mời 3 nhóm HS chơi trò tiếp sức : Mỗi HS trong nhóm nối tiếp nhau điền vào chỗ trống trên băng giấy BT3b ; Sau thời gian quy định, HS viết tiếng cuối cùng thay mặt cả nhóm đọc kết quả .
- Cả lớp cùng GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung bài .
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Thứ sáu.	 	Ngày soạn : 24/11/2010
	 	 Ngày dạy : 26/11/2010
 Tiết 1-Tập làm văn : NGHE - KỂ: TÔI CŨNG NHƯ BÁC 
	 GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG .
I. Mục tiêu : 
- Nghe và kể lại được câu chuyện “Tôi cũng như bác”.
- Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác.
II. Chuẩn bị : 
- Tranh minh họa truyện vui “ Tôi cũng như bác”. 
- Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể chuyện vui “ Tôi cũng như bác”. 
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý của ( BT 2 ).
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- 2 HS trình bày lá thư đã viết gửi bạn miền khác tiết trước .
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- 1 HS đọc yêu cầu bài và gợi ý .
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ SGK, đọc thầm 3 gợi ý .
- GV kể chuyện ( giọng vui tươi, dí dỏm . ) Kể xong lần 1, hỏi HS : 
+Câu chuyện này xảy ra ở đâu ? ( Ở nhà ga)
+ Trong câu chuyện này có mấy nhân vật ? 
+ Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo.
 + Ông nói gì với người đứng cạnh? 
+ Người đó trả lời ra sao ? 
+ Câu trả lời đó có gì đáng buồn cười ? 
- GV kể lần 2 : 
- Từng cặp HS tập kể chuyện cho nhau nghe .
- Bốn, năm HS nhìn bảng viết sẵn gợi ý kể chuyện (BT1) thi kể lại nội dung câu chuyện trước lớp .
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người hiểu câu chuyện.
Bài 2 :
- 1HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý trong SGK . 
- GV hướng dẫn HS dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, tập giới thiệu trước lớp : Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với một đoàn khách đến thăm các bạn trong tổ mình để cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm về nội dung và cách diễn đạt . ( VD : Nhà các bạn trong tổ ở đâu, có xa trường không ... ) 
- GV gọi HS khá, giỏi làm mẫu .
- HS làm việc theo tổ - từng em (dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK ) 
tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu . 
- Các đại diện tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung .
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 2-Toán : 	CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ .	
 (Tiếp theo) 
I. Mục tiêu : 
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Biết giải toán có phép chia và xếp hình tạo thành hình vuông.
II. Chuẩn bị :
 Phiếu để HS làm bài 3,4 .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- 2 HS lên bảng thực hiện BT 3, 4 VBT . 
- GV kiểm tra vở BTVN của HS .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b) Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4 
- GV nêu phép 78 : 4 .Rồi cho HS lên bảng thực hiện phép chia . 
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia như bài học . 
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện từng bước của phép chia và nêu kết quả của phép chia . 
c. Thực hành :
Bài 1 : 
2HS lên bảng làm hai câu a;b. Các HS khác tự làm bài. 
- Sau đó chữa bài làm của các bạn trên bảng . 
Bài 2 : 
- Cho HS tự làm bài rồi trao đổi để tìm ra cách trình bày hợp lí . 
+ Thực hiện phép chia 33 : 2 = 16 ( dư 1 ) 
+ Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần có 1 bàn nữa .
 Bài giải : 
Vậy số bàn cần có ít nhất là :
16 + 1 = 17 (cái bàn)
 Đáp số : 17 (cái bàn) .
Bài 3 : 
- GV gợi ý cho HS vẽ hình rồi chữa bài .
- HS làm vào VBT, đối chiếu với hình vẽ của bạn . Chẳng hạn : 
3. Củng cố dặn dò :
- HS nêu lại cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số 
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiêt 3-Tập viết:	 ÔN CHỮ HOA : K .
I. Mục tiêu :
- Viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng), viết đúng tên riêng Yết kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng: Khi đói.chung một lòng(1 lần) bằng chữ cở nhỏ.
II. Chuẩn bị :
- Mẫu chữ hoa K .
- Tên riêng Yết Kiêu và câu tục ngữ Mường (Khi đói cùng chung một 
dạ, khi rét cùng chung một lòng) viết sẵn trên dòng kẻ ô li .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- HS nhắc lại câu từ và câu tục ngữ đã viết tiết trước :Ông Ích Khiêm, Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí .
 - HS viết bảng : Ông Ích Khiêm, Ít .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa K có trong từ và câu ứng dụng .
b. Hướng dẫn viết chữ hoa . 
+ HS quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa trong bài : Y, K .
+ Treo mẫu các chữ viết hoa : Y, K và gọi HS nhắc lại quy trình viết, tư thế ngồi viết... 
+ GV viết mẫu cho HS quan sát , vừa viết vừa nhắc lại quy trình .
+ HS tập viết bảng con : Y, K .
* Hướng dẫn viết từ ứng dụng: 
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng : Yết Kiêu .
+ GV giới thiệu về Yết Kiêu .
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ, sau đó cho HS tập viết trên bảng con 1 hoặc 2 lần ; GV nhận xét, uốn nắn cho HS về cách viết chữ hoa và chữ thường
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng :
+ HS đọc câu ứng dụng : Khi đói cùng chung một dạ / khi rét cùng chung một . 
+ GV giải thích câu tục ngữ .
- HS quan sát và nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao : Khi ( Đầu dòng thơ ) ; GV hướng dẫn HS viết vào bảng con từ đã nêu : Khi .
* Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết .
- GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ : 
+ Viết chữ K : 1 dòng .
+ Viết các chữ Kh, Y : 1 dòng .
+ Viết tên riêng Yết Kiêu : 2 dòng .
+ Viết câu tục ngữ : 2lần .
- HS viết vào vở .
* GV chấm chữa bài .
3. Củng cố dặn dò :
- GV biểu dương những em viết đẹp và khuyến khích HS học thuộc câu tục ngữ . 
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 4-Mĩ thuật : VẼ THEO MẪU : VẼ CON VẬT QUEN THUỘC .
I. Mục tiêu :
- Biết quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng của một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ được con vật theo trí nhớ.
II. Chuẩn bị :
- Tranh vẽ của HS lớp trước .
- Một số tranh vẽ một số con vật của thiếu nhi .
III. Lên lớp :
1. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
2. Nội dung : 
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét .
GV giới thiệu hình ảnh một số con vật quen thuộc để HS nhận biết : 
+ Tên con vật ( mèo, trâu, thỏ...) 
+ Đặc điểm, hình dáng bên ngoài và các bộ phận ra sao ? ( đầu, mình, chân, đuôi,... ) 
+ Sự khác nhau của các con vật .
HS tả lại đặc điểm một vài con vật ( hình dáng bên ngoài và các bộ 
phận chính, màu sắc,...) .
* Hoạt động 2 : Cách vẽ con vật .
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ lên bảng để HS nhận ra : 
+ Vẽ các bộ phận chính trước : đầu, mình ;
+ Vẽ tai, chân, đuôi, ... sau ;
+ Vẽ hình vừa với khổ giấy .
- GV Vẽ phác các hình dáng hoạt động của con vật : đi, đứng, chạy,... 
- Vẽ màu theo ý thích . 
* Hoạt động 3 : Thực hành .
- GV nhắc HS nhắc HS thực hiện như đã hướng dẫn .
- GV gợi ý : có thể vẽ thêm những chi tiết như : con thỏ có thêm củ cà rốt, lá cây, hoặc con mèo bên cạnh con cá...
- GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn khi thực hành .
* Hoạt động 4 : Nhận xét – đánh giá .
- Xếp loại bài vẽ theo ý thích .
- Khen ngợi một số bài vẽ .
3. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị : Quan sát con vật và giờ học sau mang đến lớp đất nặn . 
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 5 -HĐTT : 	 SINH HOẠT LỚP .
I. Mục tiêu : 
- HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua .
- HS nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện .
II. Lên lớp :
1. Đánh giá tình hình tuần vừa qua :
* Ưu điểm :
- HS đi học đầy đủ, đúng giờ .
- Học bài và làm bài cũ tương đối đầy đủ, tự giác .
- Có ý thức trực nhật, vệ sinh .
* Khuyết điểm :
- Chưa nghiêm túc trong giờ học : Tiếp; Hồng...
- Chất lượng học bài về nhà chưa cao.
2. Kế hoạch tuần tới :
- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 
- Tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục hạn chế tuần qua .
- Duy trì sĩ số, nền nếp lớp học .
- Phụ đạo HS yếu : Thông; Xinh.
III. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc