Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 15 Bài: HỌC HÁT: Bài NGÀY MÙA VUI (Lời 2) GIỚI THIỆU VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC.

I – MỤC TIÊU

Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.

Biết hát kết hợpvận động phụ họa.

Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh.

Giáo dục học sinh yêu thích dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc.

II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ

 Băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ: thanh phách, trống, mõ.

 Tranh ảnh một vài nhạc cụ dân tộc.

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1188Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 30 / 11/ 2009
 Ngày dạy: Thứ tư: 2 / 12 / 2009
TUẦN 15
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Học hát: Bài Ngày mùa vui. (Lời 2)
Giới thiệu vài nhạc cụ dân tộc.
2
Thủ công
Cắt dán chữ V.
( Cô Thủy dạy)
3
Luyện từ và câu
Từ ngữ về các dân tộc
- Luyện tập về so sánh.
4
Toán
Giới thiệu bảng nhân.
5
Tập viết
Ôn chữ hoa L.
Môn: Âm nhạc
Tiết 15 Bài: HỌC HÁT: Bài NGÀY MÙA VUI (Lời 2) GIỚI THIỆU VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC.
TUẦN 15
I – MỤC TIÊU
Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
Biết hát kết hợpvận động phụ họa.
Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh.
Giáo dục học sinh yêu thích dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
Băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ: thanh phách, trống, mõ.
Tranh ảnh một vài nhạc cụ dân tộc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Ổn định: Hát + điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh hát bài Ngày mùa vui (lời 1) + vỗ tay theo phách.
1 học sinh hát bài Ngày mùa vui (lời 1) + Vỗ tay theo tiết tấu.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạy lời 2 bài Ngày mùa vui.
Yêu cầu ôn lại lời 1.
Lời 2 hát giai điệu tương tự lời 1 bạn nào có thể hát được?
Giáo viên theo dõi, hướng dẫn sửa sai
Dạy hát lời 2.
Hát lời 1 và lời 2.
Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc ( đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh).
Giáo viên giới thiệu tên gọi từng nhạc cụ theo tranh ảnh.
Đàn bầu.
Đàn nguyệt (còn gọi là đàn kìm).
Đàn tranh (còn gọi là thập lục).
Học sinh hát lời 1 bài Ngày mùa vui.
Học sinh xung phong hát.
Học sinh hát từng câu tiếp nối đến hết
Học sinh luyện hát theo nhóm.
Học sinh hát lời 1 và lời 2 kết hợp gõ đệm theo phách.
Học sinh hát kết hợp múa đơn giản.
Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
Học sinh quan sát.
4. Củng cố: Học sinh ôn lại bài Ngày mùa vui và vỗ tay theo tiết tấu.
5. Dặn dò: Về ôn bài kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
----------------------------------------------0----------------------------------------
Môn: Luyện từ và câu.
Tiết 15 Bài: TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC
- LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH.
TUẦN 15
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Mở rộng vốn từ về các dân tộc:
 Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta ( BT1)
Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. ( BT2) (gắn bó với đời sống của đồng bào dân tộc) 
Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói ) được câu có hình ảnh so sánh (BT3).
Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4).
Rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ và đặt câu.
Học sinh có ý thức học tập tốt. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng nhóm viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta phân theo khu vực Bắc, Trung, Nam. Bản đồ Việt Nam để chỉ nơi cư trú của từng dân tộc, kèm theo một số y phục của các dân tộc.
4 bảng nhóm để làm bài tập theo nhóm.
4 băng giấy viết 4 câu văn bài tập 2.
Tranh minh họa bài tập 3 trong SGK.
Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 4.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh làm bài tập 2
1 học sinh làm bài tập 3 tiết 14.
- Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:
Yêu cầu học sinh chỉ kể tên dân tộc thiểu số. Dân tộc kinh có số dân rất đông, không phải là dân tộc thiểu số.
Giáo viên phát bảng nhóm yêu cầu học sinh làm theo nhóm.
Giáo viên nhận xét. Dán giấy viết tên một số dân tộc theo khu vực: Chỉ vào bảng đồ nơi cư trú của các dân tộc đó.
Bài tập 2:
Giáo viên dán bảng 4 băng giấy (viết sẵn 4 câu văn) yêu cầu 4 học sinh lên bảng làm bài và đọc kết quả.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau trong mỗi tranh.
Yêu cầu học sinh viết câu có hình ảnh so sánh.
Giáo viên nhận xét, khen ngợi những câu có hình ảnh so sánh đẹp. Ví dụ:
+ Mặt trăng tròn xoe như quả bóng.
+ Trăng rằm tròn xoe như quả bóng.
+ Bé cười tươi như hoa.
Bài tập 4:
Giáo viên nhận xét điền các từ đúng vào chỗ trống trong các câu văn viết trên bảng.
Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu củabài.
Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
Học sinh nhận nhóm - Thảo luận viết nhanh tên các dân tộc thiểu số.
Đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp. Đọc kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét
Dân tộc thiểu số ở phía Bắc: Tày, Nùng, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà ôi...
Dân tộc thiểu số ở miền Trung: Vân kiều, Cơ-ho, Khơ-mú, Ê-đê, Ba na, Gia rai, Xơ đăng, Chăm.
Các dân tộc thiểu số ở miền Nam: Khơ-me, Hoa, Xtiêng.
Bài tập 2: Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
Học sinh làm bài vào vở
Lớp nhận xét.
Lời giải: 
a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang.
b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà ông để múa hát.
c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi có thói quen ở nhà sàn.
d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.
Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Quan sát từng cặp tranh vẽ.
Tranh 1: Trăng được so sánh với quả bóng tròn.
Tranh 2: Nụ cười của bé được so sánh với bông hoa.
Tranh 3: Ngọn đèn được so sánh với ngôi sao.
Tranh 4: hình dáng của nước ta được so sánh với chữ S.
Học sinh làm bài cá nhân, viết câu có hình ảnh so sánh hợp thành tranh.
Đọc câu văn đã viết.
Lớp nhận xét, lựa chọn câu có hình ảnh so sánh đẹp. 
Ví dụ: - Mặt trăng tròn như quả bóng.
Mặt bé tươi như hoa.
Đèn điện sáng như sao trên trời.
Đất nước ta cong cong hình chữ S.
Bài tập 4: 
Học sinh đọc nội dung bài, làm bài vào vở.
Học sinh đọc bài làm, lớp nhận xét.
Học sinh nhìn bảng đọc lại kết quả.
a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
b) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ
c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như trái núi.
3. Củng cố: Đọc lại câu văn có hình ảnh so sánh ở bài tập 3 và bài tập 4.
4. Dặn dò: Về học thuộc và ghi nhớ các hình ảnh so sánh đẹp ở bài tập 3 và bài tập 4.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở
--------------------------------------0---------------------------
Môn: Toán
Tiết 73 Bài: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN.
TUẦN 15
I – MỤC TIÊU
Giúp học sinh: Biết cách sử dụng bảng nhân.
Học sinh vận dụng bảng nhân để giải nhanh các bài toán.
Học sinh học thuộc bảng nhân.
Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết bảng nhân như SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm bảng con.
 480 4
4 120
08
 8
 00
 0
 0
 725 6
6 120
12
12 
 05
 0 
 5
Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh, gọi 1 số học sinh nêu lại cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bảng nhân.
Giáo viên treo bảng phụ có ghi bảng nhân như SGK.
Giáo viên giới thiệu : Hàng đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số. 
Cột đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số.
Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong 1 ô là tích của 2 số mà một số ở hàng và một số ở cột tương ứng.
Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân, đó là những bảng nhân nào?
Cách sử dụng bảng nhân.
Cô có ví dụ: 4 x 3 = ?
Ta làm như thế nào?
 3
 4 12
Thực hành.
Bài tập 1:
Muốn điền số đúng ta cần làm gì?
Bài tập 2:
Nêu cách tìm thừa số chưa biết?
Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài
Lớp làm vào vở, nhận xét.
Bài 3:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Bài toán thuộc dạng toán nào? 
Nêu các bước giải.
Học sinh lắng nghe.
Hàng 2 là bảng nhân 1. hàng 3 là bảng nhân 2...hàng 11 là bảng nhân 10.
Tìm số 4 ở cột đầu tiên, đặt thước dọc theo hai mũi tên gặp nhau ở ô có số 12. số 12 là tích của 4 và 3.
Vậy 4 x 3 = 12.
Bài tập 1: Học sinh đọc đề bài - Nêu yêu cầu của đề bài
 7 4 9
6 42 7 28 8 72 
Dựa vào bảng nhân.
Bài tập 2: Số.
Tìm tích của 2 số; tìm một thừa số chưa biết.
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Thừa số
2
2
2
7
7
7
10
10
9
Thừa số
4
4
4
8
8
8
9
9
10
Tích
8
8
8
56
56
56
90
90
90
Bài 3: Học sinh đọc đề bài - nêu dữ kiện bài toán.
Toán giải bằng hai phép tính
Bước 1 : Tìm số huy chương bạc.
Bước 2 : Tìm tổng số huy chương .
Tóm tắt.
 8 huy chương
Huy chương vàng
Huy chương bạc: ? huy chương
Giải:
Số huy chương bạc là:
8 x 3 = 24 (huy chương)
Tổng số huy chương là:
8 + 24 = 32 (huy chương)
Đáp số: 32 huy chương.
3. Củng cố: - Gọi 1 số học sinh đọc 1 một vài bảng nhân.
4. Dặn dò: Về nhà làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-----------------------------------0-------------------------------
Môn: Tập viết
Tiết 15 Bài: ÔN CHỮ HOA L 
TUẦN 15
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Củng cố cách viết chữ viết  ... än dụng, hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường để làm theo hiệu lệnh của biển báo hiệu.
Thái độ: Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Mọi người phải chấp hành.
Sơ kết tuần 15.
Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
II - CHUẨN BỊ
Giáo viên: 3 biển báo đã học ở lớp 2: số 101, 112. 102.
Các biển báo có kích cỡ to: số 204, 210, 211, 423, (a, b), 424, 434, 443 và bảng tên của mỗi biển.
Các biển chữ số 1, 2, 3 (dùng chia nhóm).
2 tờ giấy to vẽ 3 biển/ 1 tờ dùng cho trò chơi.
Học sinh: Ôn lại các loại biển báo đã học ở lớp 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
Khi đường gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh như thế nào? -Nếu có rào chắn, cần đứng cách xa rào chắn 1m. nếu không có rào chắn phải đứng cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m.
Khi tàu chạy qua, nếu đùa nghịch, ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào? - Gây tai nạn cho người đi trên tàu. Không nên đùa nghịch, ném đất đá lên tàu.
Nhận xét – Đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn lại bài cũ, giới thiệu bài mới.
Giáo viên đặt các biển báo đã học ở lớp 2.
Giáo viên chia nhóm bằng cách đếm số 1, 2, 3.
Giáo viên hô: Kết bạn.
Yêu cầu từng nhóm đọc đúng tên của các biển số của nhóm mình.
Nhóm 1 tên gì ?
Nhóm 2 tên gì ?
Nhóm 3 tên gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biển báo hiệu giao thông mới.
Mục tiêu: Học sinh nhận biết được đặc điểm hình dáng, màu sắc và nội dung của 2 nhóm biển báo hiệu giao thông: Biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm 2 loại biển.
Yêu cầu học sinh nhận xét, nêu đặc điểm của 2 loại biển báo đó.
Giáo viên viết ý kiến của học sinh lên bảng.
Yêu cầu học sinh tự nêu nội dung của biển và tên biển.
Giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến của học sinh.
Đường hai chiều là đường có hai làn xe chạy ngược chiều nhau ở hai bên đường.
Đường bộ giao nhau với đường sắt là đoạn đường có đường sắt cắt ngang đường bộ.
+ Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen báo hiệu cho ta biết những nguy hiểm cần tránh khi đi trên đoạn đường này.
Học sinh đếm số theo 1, 2, 3 lại 1, 2, 3 cho đến hết.
Học sinh hô “Kết bạn” và chạy về vị trí có tấm biển có số thứ tự của mình (3 số-3 nhóm)
Nhóm 1 nói: “Tôi là đường cấm”
Nhóm 2 nói: “Tôi là đường dành riêng cho người đi bộ”
Nhóm 3 nói tên biển mình đứng gần.
- Học sinh nhớ nội dung các biển báo hiệu đã học.
Học sinh nhận nhiệm vụ theo nhóm và thảo luận.
Đại diện từng nhóm lên trình bày.
+Hình dáng: hình tam giác.
+ Màu sắc: nền màu vàng, xung quanh viền màu đỏ.
+ Hình vẽ: Màu đen thể hiện nội dung.
Học sinh nêu nội dung của biển và tên biển.
Nhóm khác bổ sung.
Biển số 204: có vẽ hai mũi tên màu đen ngược chiều nhau báo hiệu đường có hai làn xe ngược chiều nhau gọi là biển báo đường hai chiều.
Biển số 201: có vẽ hành rào màu đen báo hiệu đường giao nhau với đường sắt có rào chắn gọi là biển báo đường giao nhau với đường sắt có rào chắn.
Biển số 210 : có vẽ hình đầu tàu hỏa báo hiệu đường bộ giao nhau với đường sắt không có rào chắn gọi là biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn
Học sinh nhắc lại.
SƠ KẾT TUẦN 15
Từng tổ nhận xét về tổ mình.
Lớp trưởng nhận xét chung.
Giáo viên nhận xét chốt lại. 
Ưu điểm: 
Lớp đi học đầy đủ, đúng giờ.
Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Tồn tại: Vẫn còn một số bạn quên sách vở, đồ dùng học tập; một số tiếp thu bài còn chậm.
 Nêu phương hướng tuần 16: 
Phát huy ưu điểm tuần 15, khắc phục khuyết điểm. Thi đua học tập tốt hơn nữa để chuẩn bị cho thi hết học kì I. Đóng góp các khoản tiền còn thiếu cho nhà trường.
 Sinh hoạt văn nghệ.
Ý kiến cá nhân.
Ý kiến cá nhân.
Học sinh có ý kiến cá nhân.
Tuyên dương: Trâm, Nhi, Lộc Linh, Nghĩa, Quang Anh, Đăng, Điệp, Tuyên, Hậu, 
Phê bình:
Vinh, Kim Anh, Khoa, Tín, Tân, Quyền Linh, Chương, Hải.
 Xếp loại tổ:
Tổ 1: Nhì.
Tổ 2: Nhất. 
Tổ 3: Ba.
- Học sinh lắng nghe.
3. Củng cố: Biển báo nguy hiểm là loại biển như thế nào? + Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen báo hiệu cho ta biết những nguy hiểm cần tránh khi đi trên đoạn đường này.
Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
Giáo viên nhận xét.
4. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.
-------------------------------0-------------------------------
TUẦN 15
I – MỤC TIÊU
II - TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Môn: THỦ CÔNG 
Tiết 15 : Bài: CẮT, DÁN CHỮ V 
I - Mục tiêu :
- Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ V. Bước đầu cắt dán được chữ V. 
- Rèn cho học sinh kỹ năng kẻ, cắt, dán chữ.
- Học sinh thích cắt, dán chữ. Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.
	II - Chuẩn bị :
	- Giáo viên : Mẫu chữ V; Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V, giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán .
	- Học sinh : Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
	III - Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : 5 phút
 - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 - Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét ( 5 phút)
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ V. 
 Chữ V rộng mấy ô, cao mấy ô ?
- Cho học sinh nhận xét chữ V.
- Giáo viên nhận xét, dùng mẫu chữ để rời gấp đôi theo chiều dọc.
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn quy trình kẻ, cắt, dán chữ V (6 phút)
 - Giáo viên hướng dẫn quy trình trên hình vẽ:
 Bước 1: Kẻ chữ V.
- Kẻ cắt hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái của tờ giấy thủ công.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ V.
- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đúng đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Cắt theo đường kẻ nửa chữ V bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ V như chữ mẫu.
 Bước 3: Dán chữ V.
- Kẻ một đường chuẩn, đặt ướm chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định.
 * Hoạt động 3: Học sinh thực hành cắt, dán chữ V (14 phút).
- Cho học sinh nhắc lại các bước kẻ, cắt,
dán chữ V.
Giáo viên cho học sinh thực hành kẻ, cắt chữ V .
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày, nhận xét sản phẩm thực hành.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Học sinh quan sát.
 - Nét chữ rộng1 ô, cao 5 ô
 - Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau.
Học sinh theo dõi. 
- Học sinh nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ V.
- Học sinh tập kẻ, cắt dán chữ V.
 - Học sinh trưng bày, nhận xét sản phẩm thực hành.
3. Củng cố : - Giáo viên cho học sinh nêu lại các bước kẻ, cắt, dán chữ V.
4. Dặn dò : Chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để giờ sau học cắt dán chữ E. 
- Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------0--------------------------------
TUẦN 15
I – MỤC TIÊU
II - TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Môn:THỂ DỤC 
Tiết 30: Bài: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
I - Mục tiêu :
 - Ôn tập bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu học sinh thuộc bài và thực hiện được 
 động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học sinh ôn tập nghiêm túc, tự giác.
	II - Địa điểm, phương tiện :
	- Trên sân trường, vệ sinh sạchsẽ đảm bảo an toàn tập luyện. Chuẩn bị còi.
	III- Nội dung và phương pháp lên lớp
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu ôn tập.
- Cho học sinh chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân. 
- Cho học sinh khởi động : Xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, gối, cánh tay.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 tổ lên tập bài thể dục phát triển chung đã học.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- Cho học sinh ôn bài thể dục phát triển chung.
- Cho học sinh tập liên hoàn cả 8 động tác.
- Cho học sinh tập luyện theo tổ.
- Giáo viên đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa chữa động tác sai cho học sinh.
- Cho các tổ thi biểu diễn bài thể dục (mỗi tổ cử 4 - 5 em lên biểu diễn).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Chơi trò chơi “Chim về tổ”
- Giáo viên nhắc lại cách chơi.
- Giáo viên cho học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: - Cho học sinh hồi tỉnh, đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
5. Dặn dò: Về ôn lại bài thể dục phát triển chung. 
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1’
2’
2’
5’
5’
1- 2
lần
10’
7’
1’
1’
1’
*LT
 * * * * * * *
 * TT
*****************
*****************
*****************
*LT
*LT 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15, thu 4,5,6.doc