Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngôi nhà trong cỏ”. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Những người hàng xóm là những người bạn tốt của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ họ, đồng thời cùng họ làm những công việc chung để cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện Hàng xóm của tắc kè.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật qua tình tiết trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Lời kể rõ ràng, mạch lạc.

- GD HS yêu quý những người hàng xóm của mình.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.

- HS: SGK, vở ghi.

 

docx 28 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 16
( Từ ngày 19/12 đến 23/12/2022)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
19/12
HĐTN
46
SHDC: Nét đẹp học trò 
Toán
76
Tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc
Tiếng Việt
106+107
 Đọc: Ngôi nhà trong cỏ
 Nói và nghe: Kể chuyện: Hàng xóm của Tắc Kè 
Ba 
20/12
Tiếng Việt
108
Nghe-viết: Gió
Toán
77
Luyện tập
GDTC
31
Bài tập phối hợp di chuyển vượt qua chứng ngại vật trên đường gấp khúc (tiết 3)
TNXH
31
Một số bộ phận của thực vật (tiết 3)
Tư
21/12
Tiếng Việt
109+110
Đọc: Những ngọn hải đăng
Ôn chữ hoa M, N 
Tiếng Anh
63
Unit 4: Home – Review & Pracite 1
Toán
78
So sánh số bé gấp mấy lần số lớn
Năm
22/12
Toán
79
Luyện tập
Tiếng Việt
111
Luyện tập: Từ chỉ sự vật, hoạt động 
TNXH
32
Chức năng của một số bộ phận của thực vật (tiết 1)
HĐTN
47
HĐGD theo chủ đề: Nhà sạch thì mát
Sáu
23/12
Toán
80
Luyện tập 
Tiếng Việt
112
Luyện tập: Luyện viết thư 
Đạo đức
16
Giữ lời hứa (tiết 3)
HĐTN
48
SHL: SH theo chủ đề: Chăm sóc việc nhà  
TUẦN 16 Thứ Hai ngày 19 tháng 12 năm 2022
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 46: Sinh hoạt dưới cờ: Nét đẹp học trò
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS tự giác lựa chọn trang phục đúng nơi quy định.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS tham gia các hoạt động trình diễn thời trang.
- HS có thái độ thân thiện, giúp đỡ chia sẻ với mọi người.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video trình diễn thời trang.
- HS: Sách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS hát.
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Xem video trình diễn thời trang “Vẻ đẹp học sinh”
- GV cho HS xem video, hỏi:
+ Các bạn đang làm gì?
+ Trang phục các bạn lựa chọn là gì?
+ Các bạn trình diễn như thế nào?
+ Theo các em, chúng ta đang trong độ tuổi đi học phải mặc quần áo như thế nào?
+ Trang phục nào chúng ta không được mặc đến trường?
- GV NX, KL: Là lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải mặc quần áo ngọn gàng không được mặc quần áo rách hở,... đến trường.
Hoạt động 2: Trình diễn thời trang
- GV chia lớp thành 3 tổ. Mỗi tổ tự lựa chọn trang phục của mình lên trình diễn thời trang và cử 1 bạn đại diện trong tổ thuyết trình trang phục của tổ mình. 
- Gv nhận xét và tuyên dương tổ thực hiện tốt.
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS trả lời:
+ Các bạn trình diễn thời trang.
+ Bạn nam: áo đồng phục, quần dài
Bạn gái: áo đồng phục, váy.
+ Rất tự nhiên.
- Nhiều hs trả lời.
+ Không được mặc quần áo ba lỗ, áo dây, đi học.
- Lắng nghe
- Mỗi tổ tự lựa chọn trang phục của mình lên trình diễn thời trang.
- Từng tổ nhận xét.
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 76: Tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được biểu thức số (có dấu ngoặc hoặc không có dấu ngoặc). Tính được giá trị của biểu thức số (có dấu ngoặc hoặc không có dấu ngoặc).
- Vận dụng vào giải bài toán liên quan tính giá trị của biểu thức, bước đầu làm quen tính chất kết hợp của phép cộng (qua biểu thức sổ, chưa dùng biểu thức chữ).
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Tính giá trị biểu thức.
a. 83 + 13 – 76 b. 547 – 264 – 200
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài.
- HS thực hiện.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
 a. Từ bài toán thực tế, GV giúp HS dẫn ra cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc 2 x (3 + 4) như bóng nói của Rô-bốt.
b. GV giúp HS biết cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc và cách trình bày hai bước, chẳng hạn: 2 x (3 + 4) = 2 x 7
 = 14.
- GV chốt lại quy tắc tính giá trị cùa biểu thức có dấu ngoặc (như SGK), sau đó có thể cho HS vận dụng tính giá trị của biểu thức nào đó, chẳng hạn:
(14 + 6) x 2 hoặc 40 : (8 - 3),... 
- HS đọc tình huống (a) trong SGK .
- HS lắng nghe GV hướng dẫn ra cách tính giá trị biểu thức 2 x (3 + 4) 
- HS tính giá trị của biểu thức.
2 x (3 + 4) = 2 x 7
	 = 14
3. Luyện tập
Bài 1:
- GV NX.
Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS. 
- Yêu cầu HS tính được giá trị của biểu thức ghi ở mỗi ca-nô rồi nêu (nối) với sổ ghi ở bến đỗ là giá trị của biểu thức đó.
- GV nhận xét.
- Tuỳ đối tượng HS và lớp, GV có thể hỏi thêm: “Biểu thức nào có giá trị lớn nhất, bé nhất?...”.
- HS đọc yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
a. 45 : (5 + 4) = 45 : 9 
 = 5
b. 8 x (11 – 6) = 8 x 5
 = 40 
c. 42 – (42 – 5) = 42 – 37
 = 5
- HS đọc yêu cầu.
- Lắng nghe Gv hướng dẫn.
- HS làm bài tập vào vở, kiểm tra chéo 
(15 + 5) : 5 = 20 : 5
                  = 4
32 – (25 + 4) = 32 – 29
                     = 3
16 + (40 – 16) = 16 + 24
                        = 40
40 : (11 – 3) = 40 : 8
                    = 5
4. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng tính được giá trị của biểu thức số (có dấu ngoặc hoặc không có dấu ngoặc).
- Yêu cầu HS nhắc lại tính được giá trị của biểu thức số. 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS nhắc lại.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 106 + 107: Đọc: Ngôi nhà trong cỏ
Nói và nghe: Kể chuyện: Hàng xóm của Tắc Kè
I. Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngôi nhà trong cỏ”. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Những người hàng xóm là những người bạn tốt của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ họ, đồng thời cùng họ làm những công việc chung để cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện Hàng xóm của tắc kè.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật qua tình tiết trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Lời kể rõ ràng, mạch lạc.
- GD HS yêu quý những người hàng xóm của mình.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết”.
+ Bài hát nói đến ai?
+ Bài hát muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát.
+ Bài hát nói đến các bạn HS trong một lớp.
+ Các bạn HS trong cùng một lớp biết yêu thương, quí mến, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập đoàn kết thân ái xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
- HS ghi vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc mẫu với giọng diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đi tìm tiếng hát.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến tài năng âm nhạc.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Luyện đọc từ khó: nhảy xa, vang lên, rủ nhau, chốc lát, vùng cỏ,
- Luyện đọc câu dài: Chuồn chuồn vừa bay đến,/ đậu trên nhánh cỏ may,/ đôi cánh mỏng
nhẹ khi điệu nhạc vút cao.
+ Chỉ chốc lát,/ ngôi nhà xinh xắn bằng đất/ đã được xây xong/ dưới ô nấm/ giữa vùng cỏ xanh tươi.
- Giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Vào sáng sớm, chuyện gì xảy ra khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuồn chú ý?
2. Các bạn đã phát hiện ra điều gì?
3. Chi tiết nào cho thấy cuộc gặp gỡ của các bạn với dế than rất thân mật?
4. Các bạn đã giúp dế than việc gì?
5. Em nghĩ gì về việc các bạn giúp đỡ dế than?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt: Câu chuyện muốn nói với chúng ta những người hàng xóm là những người bạn tốt. Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ họ, đồng thời cùng họ làm những công việc chung để cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS đọc câu dài.
- HS đọc giải nghĩa từ trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS thi đọc.
+ Vào sáng sớm, một âm thanh vang lên từ đâu không rõ khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuồn chú ý.
+ Các bạn phát hiện ra dế than vừa dang xây nhà vừa hát.
+ Khi đế than vừa dứt lời hát, các bạn đã vỗ tay rất to thể hiện sự thán phục đối với dế than. Sau đó các bạn đã tự giới thiệu mình để làm quen với dế than. Các bạn khen ngợi dế than hát rất hay, là một tài năng âm nhạc.Còn dế than khiêm tốn chỉ nhận mình là một thợ đào đất. 
+ Các bạn đã xúm vào giúp dế than xây nhà.
+ Việc các bạn giúp đỡ dế than thể hiện sự tốt bụng, thân thiện của các bạn chuồn chuồn, nhái bén, cào cào; sự đoàn kết của những người bạn tốt; tình bạn đáng quý giữ các con vật.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
- 2-3 HS nhắc lại.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- GV cho HS luyện đọc phân vai.
- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS đọc phân va ... hỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt
Tiết 112: Luyện tập: Luyện viết thư 
I. Yêu cầu cần đạt
- Bước đầu biết cách viết một lá thư cho người thân.
- Viết được một lá thư hỏi thăm tình hình của người thân.
- Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe bài hát Bác đưa thư.
- GV giới thiệu bài.
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
a. Bạn Nga viết thư cho ai?
b. Dòng đầu bức thư ghi những gì?
c. Đoạn nào trong thư là lời hỏi thăm?
d. Đoạn nào trong thư là lời Nga kể về mình và gia đình?
e. Nga mong ước điều gì? Nga chúc chú thế nào? 
- GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án.
Bài 2:
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
Bài 3: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ và viết thư vào vở.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
+ Bạn Nga viết thư cho chú Thành. 
+ Bạn địa điểm, ngày tháng viết thư.
+ Từ “Đã lâu... nhiều không chú?”
+ Từ “Chú Thành... chú đấy.”
+ Nga ước được ra đào thăm chú. Nga chúc chú và các chú bộ đội ở đảo Trường Sa luôn mạnh khỏe.
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét bạn trình bày.
- HS đọc yêu cầu bài 3.
- HS suy nghĩ và viết thư vào vở.
- HS đọc và tự soát lỗi.
3. Củng cố, tổng kết 
- GV cho Hs đọc bài mở rộng “ Bác lái xe bệnh viện” trong SGK.
- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài.
- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS đọc bài mở rộng.
- HS trả lời theo ý thích của mình.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 16: Giữ lời hứa (tiết 3) 
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết vì sao phải giữ lời hứa. Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với lời nói, hành động không giữ lời hứa.
- Thực hiện lời hứa bằng những lời nói, việc làm cụ thể.
- GD HS biết giữ lời hứa.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS hát bài Chị Ong Nâu và em bé.
+ Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được điều đã hứa?
+ Em cảm thấy thế nào khi không thực hiện được điều đã hứa?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- Học sinh hát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Thực hành
Hoạt động 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- GV trình chiếu tranh BT1.
- YC HS quan sát 4 bức tranh và đọc nội dung, thảo luận nhóm 4: Những việc nên làm và không nên làm trong từng tranh.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi
- GV trình chiếu tranh BT2, YC HS quan sát bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nào đã giữ lời hứa?
+ Bạn nào chưa giữ lời hứa? Vì sao?
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn khi cần.
- GV NX, KL: Người biết giữ lời hứa sẽ được người khác quý trọng, tin cậy và noi theo.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Quan sát tranh trong SGK và nêu nội dung mỗi tình huống trong tranh.
+ Thảo luận đưa ra cách ứng xử mỗi tình huống.
- GV QS, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.
- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài 1. 
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Đồng tình với ý kiến của Tuấn, Kiên, Hà; không đồng tình với ý kiến của Nga.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm HS trình bày.
+ Tranh 1: Minh là người biết giữ lời hứa, vì bạn đã hứa nấu cơm giúp mẹ nên từ chối không đi dá cầu với bạn.
+ Tranh 2: Bạn nữ chưa giữ lời hứa, vì bạn đã hứa giữ thước cẩn thận nhưng vẫn làm gãy.
+ Tranh 3: Bạn nam không giữ lời hứa, vì đã hẹn sang nhà bạn học nhóm nhưng lại không sang
+ Tranh 4: Chị chưa giữ lời hứa với em, vì chị đã hứa với em may váy cho búp bê giúp em nhưng lại không làm mà đi chơi với các bạn.
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận về một tình huống. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
3. Củng cố, tổng kết
- GV yêu cầu HS chia sẻ về những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện giữ lời hứa.
+ Qua tiết học hôm nay em thấy điều gì mà em thích nhất?
+ Em cảm thấy thế nào khi không thực hiện được điều đã hứa?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: về nhà sưu tầm các tấm gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong trường, lớp, làng xóm,... Nhắc nhở HS thực hiện giữ lời hứa trong cuộc sống hàng ngày. Chuẩn bị cho chủ đề “Tích cực hoàn thành nhiệm vụ”.
- HS chia sẻ trước lớp.
+ Em thích nhất là khi thực hiện được điều đã hứa, em cảm thấy vui và tự hào.
+ Khi không thực hiện được điều đã hứa, em cảm thấy buồn, ân hận.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 48: Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Chăm làm việc nhà
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh chia sẻ về các thao tác khi làm vệ sinh nhà cửa. 
- Sáng tạo điệu nhảy “việc nhà” để thấy làm việc nhà thật vui.
- Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho Hs hát bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát. 
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chia sẻ về những việc em cùng người thân đã làm để nhà cửa luôn sạch sẽ
- GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:
+ Em đã giúp người thân làm những việc nhà gì? Việc nào em làm tốt nhất? Em làm việc này vào thời gian nào trong ngày?
+ Để thực hiện việc đó, em đã sử dụng dụng cụ vệ sinh nào? Làm xong em có cất dụng cụ đúng chỗ không? Có điều gì cần lưu ý khi sử dụng dụng cụ vệ sinh này?
- Mời 2-3 HS chia sẻ bí kíp của mình để lau dọn nhà cửa được sạch nhất.
- GV NX, KL: Làm việc nhà nên trở thành thói quen và niềm vui của mỗi người.
Hoạt động 4: Trình diễn điệu nhảy “việc nhà”
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng thảo luận, sáng tác điệu nhảy “việc nhà” 
+ Chọn 1 việc nhà quen thuộc để đặt tên cho điệu nhảy.
+ Nêu lần lượt các thao tác thực hiện việc nhà đó và biến chúng thành động tác nhảy.
- GV mời các nhóm trình bày điệu nhảy của mình trước lớp. 
- GV mời các nhóm nhận xét, bình chọn khen tặng cho điệu nhảy đẹp.
- Cả lớp đồng thanh câu tục ngữ: “Nhà sạch thì mát – Bát sạch ngon cơm”
- Kết luận: Để làm việc nhà thật vui, các em có thể bật nhạc nhún nhảy khi làm việc.
- Học sinh chia nhóm 2, chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý.
- 2-3 HS chia sẻ. 
- Học sinh chia nhóm thảo luận sáng tác điệu nhảy.
- Các nhóm trình bày điệu nhảy.
- Các nhóm nhận xét.
- Cả lớp cùng đọc câu tục ngữ.
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và HD HS về nhà cùng người thân
+ Đề nghị HS tiếp tục thường xuyên lau dọn nhà cửa.
+ HS ngắm các góc sạch đẹp của ngôi nhà và nhờ người thân chụp ảnh lại, sau một năm tạo thành an-bum “ngôi nhà thân thương” để kỉ niệm. 
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx