Giáo án lớp 3 Tuần 16 - Nguyễn Đức Hoàng

Giáo án lớp 3 Tuần 16 - Nguyễn Đức Hoàng

Củng cố lại kỹ thuật tính nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.HSK-G làm bài 4.HSKT làm được 2 phép tính bài 1.

- Rèn kỹ năng thực hiện tính và giải toán.

-Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:GV- Bảng phụ.

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 16 - Nguyễn Đức Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 3B Buổi sáng Tuần 16 GV: Nguyễn Đức Hoàng
Ngày soạn 7/12/2012
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I- MỤC TIÊU:
- Củng cố lại kỹ thuật tính nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.HSK-G làm bài 4.HSKT làm được 2 phép tính bài 1.
- Rèn kỹ năng thực hiện tính và giải toán.
-Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:GV- Bảng phụ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A- Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- GV cho HS chữa lại bài 3, 4 (76)
B- Bài mới:(30 phút)1- Giới thiệu bài:
 2- Bài thực hành:
* Bài tập 1 (77):- GV cho HS làm SGK.
- GV cùng HS chữa, nêu cách tìm.
* Bài tập 2 (77):(h/s TB làm phần a,b)
- GV cho HS làm nháp.
GV cùng HS chữa, nêu cách chia.
* Bài tập 3 (77):- GV giúp HS hiểu đầu bài.
- GV cho HS làm vở toán.GV cùng HS chữa, chấm bài.
* Bài tập 4 (77):(HSK-G)
- GV cho HS làm bài trong SGK.
- GV cùng HS chữa, nêu cách tìm.
III- CỦNG CỐ DẶN DÒ:(2 phút)- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau .
- 2 HS chữa bài.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS dùng bút chì điền kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 3 HS lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS tóm tắt.
- 1 HS chữa: 36 : 9 = 4 cái.
 36 - 4 = 32 cái.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS dùng bút chì điền số.
Lưu ý : ........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------
Tập đọc - kể chuyện. 
ĐÔI BẠN
I- MỤC TIÊU:
A- TẬP ĐỌC.
- HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, to, rõ ràng, rành mạch.Rèn kỹ năng đọc đúng 1 số từ ngữ: Nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn,..HSK-G Phân biệt lời dẫn chuyện, lời nhân vật.HSKT đọc đúng ở tốc độ chậm.
- Đọc hiểu, hiểu nghĩa 1 số từ ngữ khó: Sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
- Hiểu được nội dung bài và giáo dục HS yêu quý, kính trọng tình cảm tốt đẹp của người làng quê và người thành phố.
B- KỂ CHUYỆN:
- Rèn kỹ năng nói, kể lại được từng đoạn ( HSK-G ) kể được toàn bộ câu chuyện, tự nhiên, thay đổi giọng phù hợp.
- Rèn kỹ năng nghe cho HS. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:GV.- Tranh minh hoạ SGK. - Bảng phụ chép gợi ý cho truyện kể.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A- Kiểm tra bài cũ:(3 phút) 
B- Bài mới:(30 phút) 1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:- GV đọc mẫu.
- GV cho HS quan sát tranh.
a- Luyện đọc câu:
- GV giải nghĩa từ sơ tán.- HD tìm từ khó đọc, dễ lẫn.
b- Luyện đọc đoạn:
3- Tìm hiểu bài:(7 phút)
- Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ?
- Đặt câu với từ: Sơ tán.
- Lần đầu ra thị xã Mến thấy có gì lạ ?
- Giảng từ: Sao sa.- Hỏi nội dung đoạn 1.
- ở công viên có những trò chơi gì ?
- ở công viên Mến có hành động gì đáng khen ?
- Giảng từ: Tuyệt vọng.
- Em thấy mến có đức tính gì ?
- Nêu nội dung đoạn 2
- Em hiểu câu nói của người bố như thế nào ?
- GV chốt lại: Câu nói đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- GV cho hoạt động nhóm đôi trả lời câu 5.
- GV chốt lại: Tình cảm gia đình của Thành với Mến.
- Qua chuyện em hiểu thêm điều gì ?
4- Luyện đọc lại:(8’)- GV đọc đoạn 2,3.
- GV cho HS đọc lại đoạn 3.
- GV cho HS đọc cả bài.
- 2 HS đọc.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS nghe.
- HS theo dõi.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung.
- HS đọc từng câu.
- HS tìm và đọc.
- 1 HS đọc, nhận xét.
- Chậm, thong thả.
- 1 HS đọc, nhận xét.
- Dấu chấm than: Thất thanh, hoảng hốt.
- 1 HS đọc, nhận xét.
- Người bố, trầm xuống cảm động.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc to đoạn 2, lớp theo dõi và đọc thầm.
- 1 HS đọc đoạn 3.
- HS nghe.
- 1 HS đọc, nhận xét.
- 1 HS đọc.
KỂ CHUYỆN(17 PHÚT)
- GV giao nhiệm vụ.
- HD kể cả câu chuyện.- treo bảng phụ.
- GV cho kể mẫu đoạn 1.
- GV cho HS kể theo cặp.
- GV cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- GV cho HSK-G kể toàn bộ câu chuyện.
IV- CỦNG CỐ DẶN DÒ:(3 phút)
- Em có suy nghĩ gì về những người sống ở làng quê sau khi học xong bài này ?.
- Về kể lại cho người thân nghe câu chuyện này.
- HS đọc thầm gợi ý.
- 1 HS kể, nhận xét.
- HS làm việc.
- 3 HS kể.
- 1 HS kể.
Lưu ý : .......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Toán
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I- MỤC TIÊU:
- Bước đầu cho HS làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.HSK-G biết lấy ví dụ về biểu thức.
- Biết tính giá trị của biểu thức. HSKT tính toán biểu thức đơn giản.
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:GV- Bảng phụ .
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A- Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
B- Bài mới:(30 phút) 1- Giới thiệu bài: 
2- Làm quen với biểu thức. 
Một số ví dụ cụ thể:
- GV nêu các biểu thức SGK.
Ví dụ : 126 + 51
- GV ta có 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là biểu thức 126 cộng 51
- Tương tự biểu thức khác.
- GV cho HS lấy thêm ví dụ.
3- Giá trị của biểu thức:
- Chúng ta xét biểu thức 126 + 51
Vậy 126 + 51 = 177
- Ta nói 177 là giá trị của biểu thức 126 cộng 51.
- Tương tự tìm giá trị biểu thức còn lại.
4- Thực hành:
* Bài tập 1 (78):(h/s TB làm phần a,b)
- GV yêu cầu HS làm theo mẫu.
- GV cho HS nêu cách làm.
* Bài tập 2 (78):- GV cho HS nháp và tìm giá trị tương ứng với các biểu thức.
- GV cùng HS chữa bài. 
IV- DẶN DÒ:(2 phút)
- Về tìm thêm các biểu thức và tìm giá trị các biểu thức
- 2 HS chữa bài.
- HS nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Cho 1 số HS nhắc lại.
- HS tìm kết quả giấy nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm nháp.
- HS nêu lại.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm nháp.
Lưu ý : ........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------
Chính tả (Nghe - viết)
ĐÔI BẠN
I- MỤC TIÊU:
- HS nghe, viết đúng chính xác đoạn 3 trong câu chuyện: Đôi bạn.
- Rèn kỹ năng nghe viết chính xác, viết sạch, đẹp; vận dụng làm đúng các bài tập chính tả.
- Giáo dục HS có ý trong học tập, có ý thức rèn luyện chữ viết. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.GV- Bảng phụ chép bài 2 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A- Kiểm tra bài cũ:(3 phút) 
B- Bài mới: (30 phút) 1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
- GV đọc đoạn 3 bài: Đôi bạn.
- Đoạn viết có mấy câu ?
- Tìm những chữ viết hoa ? vì sao ?
- Lời của bố viết thế nào ?
- GV cho HS đọc đoạn 3.
- GV cho HS tìm tiếng khi viết hay sai.
- GV cho HS viết.- GV thu chấm, nhận xét.
3- Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 2a:- GV cho HS đọc thầm phần a.
- GV cho HS làm vở bài tập.- GV cùng HS chữa bài.
IV- CỦNG CỐ DẶN DÒ:(3 phút)
- Về đọc lại đoạn chính tả.
- Làm miệng bài 2.
- 2 HS lên bảng.
- Dưới viết bảng con.
- HS nghe.
- HS nghe và đọc thầm.
- 6 câu.
- HS nêu các chữ, chữ đầu câu, tên riêng.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS đọc to, HS khác đọc thầm.
- HS tìm và viết bảng.
- HS viết vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS đọc bài.
- 1 HS chữa bài trên bảng phụ.
- 1 HS đọc lại cả bài
Lưu ý : ........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------
Tập đọc
VỀ QUÊ NGOẠI
I- MỤC TIÊU:
- HS đọc đúng toàn bài, đọc to, rõ ràng, rành mạch,HSK-G thuộc lòng bài tại lớp.
- Rèn kỹ năng đọc đúng một số từ ngữ: Sen nở, ríu rít, rơm phơi, thuyền trôi, .....Biết ngắt nhịp giữa các dòng thơ.Hiểu được 1 số từ ngữ: Hương trời, chân đất.
-Giáo dục HS có ý thức yêu cảnh đẹp quê hương đất nước, yêu mến những người nông dân .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV- Bảng phụ chép bài thơ, tranh minh hoạ SGK.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A- Kiểm tra bài cũ: (2’)
B- Bài mới: (30’) 1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:(10’)
- GV đọc diễn cảm toàn bài, cho HS quan sát tranh.
- HS luyện đọc câu.
- GV cho HS thi đọc 2 khổ thơ.
- GV cho HS đọc đồng thanh.
3- Tìm hiểu bài:(8’)
- HD đọc thầm từng khổ thơ.
- Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ?
- Câu nào cho biết điều đó.
- Quê ngoại bạn ở đâu ?- ở quê có gì lạ?
- GV cho HS đọc khổ thơ 2.
- Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo ?
- Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ thay đổi gì ?
4- Học thuộc lòng:(12’) GV treo bảng phụ.
- GV đọc cả bài.
- HD đọc thuộc từng khổ thơ.- HD đọc thuộc cả bài.
IV- DẶN DÒ: 
- Nội dung bài thơ nói lên điều gì ? về chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- HS nghe và đọc thầm theo, HS quan sát tranh SGK.
- HS đọc từng dòng thơ.
- - HS đọc 2 câu, 2 dòng.
- 2 HS đọc 2 khổ thơ.
- HS đọc và phát hiện.
- 2 HS đọc.
- HS đọc cả bài.
- ở thành phố.
- “ở trong phố .... đâu”.
- ở nông thôn.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS đọc thầm.
- HS trả lời, nhận xét.
- Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người.
- HS nghe.
Lưu ý : .......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2012
Đ/C Triệu dạy kê
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012
Đ/C Bìnhdạy kê
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
-Củng cố tính nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (biểu thức). (HSK-G ) xếp được bài 4. 
- Vận dụng để làm tính và giải bài tập dưới dạng biểu thức.
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A- Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
B- Bài mới:(30 phút)1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện tập thực hành.
* Bài tập 1 (82):( h/s TB làm phần a)
- GV cho HS nhận xét biểu thức.
- Yêu cầu HS làm nháp.
- GV cùng HS chữa bài.
* Bài tập 2 (82): ):( HS TB làm phần a)
- GV cho HS giải nháp 2 biểu thức phần
 a và nêu nhận xét.
- GV cho HS làm tiếp các câu khác.
* Bài tập 3 (82):
- GV cho HS làm nháp và chữa.
- Chú ý: Tính giá trị biểu thức rồi so sánh điền dấu.
* Bài tập 4 (82): (HSK-G )
- GV cho HS sử dụng bộ xếp hình xếp thành hình cái nhà.
- GV kiểm tra và nhận xét.
III- CỦNG CỐ DẶN DÒ:(2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà nhớ cách xếp hình bài 4.
- 2 HS chữa bài.
- HS nghe.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 2 HS nhận xét.
- 2 HS lên bảng.
- HS nêu cách thực hiện.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 2 HS lên bảng.
- 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- 3 HS lên bảng.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS tập xếp.
Lưu ý : .........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------
Tập làm văn
NGHE – KỂ: KÉO CÂY LÚA LÊN 
NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I- MỤC TIÊU:
- Nghe và kể lại câu chuyện vui: Kéo cây lúa lên – kể lại những điều em biết về thành thị, nông thôn.
- Rèn kỹ năng nói và kể cho HS câu chuyện vui: Kéo cây lúa lên – kể về thành thị, nông thôn.
-Giáo dục HS có ý thức trong học tập, biết kể với giọng vui, khôi hài, HS biết yêu quê hương mình.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV- Tranh minh hoạ cho câu chuyện SGK.- Bảng phụ chép gợi ý bài tập 1, 2.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A- Kiểm tra bài cũ: 
B- Bài mới:1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn bài tập:
* Bài tập 1 (38): GV treo bảng phụ.
- GV kể chuyện lần 1.
- Truyện có những nhân vật nào ?
- Thấy lúa nhà mình sấu chàng làm gì ?
- Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao ?
- Vì sao lúa của nhà chàng ngốc bị héo?
- Câu chuyện buồn cười ở điểm nào ?
* Bài tập 2: GV treo bảng phụ.
- HS kể về thành thị hoặc kể về nông thôn.
- GV mời HS kể mẫu.- GV cùng HS nhận xét.
- GV cho HS kể lại nhóm đôi.- HS kể trước lớp.
IV- CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
- Về kẻ lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 1 HS kể lại, nhận xét.
- 1 HS đọc đầu bài.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu gợi ý trên bảng phụ, lớp đọc thầm theo và quan sát tranh minh hoạ SGK.
- HS nghe.
- Chàng ngốc và vợ.
- Kéo cho cây cao hơn nhà bên.
- Lúa bị héo rũ.
- 2 HS ttrả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu gợi ý trên bảng phụ.
- 1 HS kể trước lớp.
- HS làm trong nhóm.
- 4 HS kể.
Lưu ý : .......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm nề nếp thể dục, vệ sinh tuần 16
I. Mục tiêu : 
Kiểm điểm , đánh giá việc thực hiện nề nếp thể dục , vệ sinh trong thời gian qua và đề ra phương hướng thực hiện tháng tới .
II. Nội dung :
1. GV nêu mục đích , yêu cầu tiết học .
2. Cách tiến hành :
a. Kiểm điểm , đánh giá việc thực hiện nề nếp thể dục , vệ sinh tháng qua :
- GV nêu yêu cầu .
- Cán sự lớp lên nhận xét , đánh giá tình hình thực hiện nề nếp thể dục , vệ sinh của tổ trong thời gian qua .
- Các thành viên bổ sung , góp ý .
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung .
- GV chốt lại : 
+ Khen ngợi các tổ, nhóm thực hiện tốt nề nếp thể dục , vệ sinh. 
+ Nhắc nhở những HS còn tồn tại.
b. Phương hướng thực hiện tháng tới :
Phát huy ưu điểm , khắc phục nhược điểm thực hiện tốt nề nếp thể dục , vệ sinh.
3. Vui văn nghệ : Hát các bài hát ca ngợi trường , lớp.
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGALOP 3 TUAN 16 CKTKN.doc