Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường Tiểu học An Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường Tiểu học An Sơn

Tập đọc-Kể chuyên

Đôi bạn

I- Mục tiêu: A- Tập đọc.

 HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, to, rõ ràng, rành mạch.

 Rèn kỹ năng đọc đúng 1 số từ ngữ: Nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, lướt thướt,.

 Phân biệt lời dẫn chuyện, lời nhân vật.

 Đọc hiểu, hiểu nghĩa 1 số từ ngữ khó: Sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.

 Hiểu được nội dung bài và giáo dục HS yêu quý, kính trọng tình cảm tốt đẹp của người làng quê và người thành phố.

HS K- G: TLCH5.Rèn KNS : Tự nhận thức, Xđ giá trị, lắng nghe tích cực.

B- Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói, kể lại được từng đoạn theo gợi ý; tự nhiên, thay đổi giọng phù hợp.

- Rèn kỹ năng nghe cho HS.

HS K- G: kể lại toàn bộ câu chuyện

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường Tiểu học An Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Sáng :
 Chào cờ
I.Mục tiêu :
- HS nắm được những ưu điểm đã đạt được trong tuần trước và phương hướng, hoạt động tuần tiếp theo.
Rèn thói quen thực hiện tốt nền nếp và nội quy trường lớp.
Giáo dục h/s ý thức đạo đức . 
II. Nội dung :
	Nhà trường và Đội triển khai
–––––––––––––––––––––––––––––––––
Tập đọc-Kể chuyên
Đôi bạn
I- Mục tiêu: A- Tập đọc.
 HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, to, rõ ràng, rành mạch.
 Rèn kỹ năng đọc đúng 1 số từ ngữ: Nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, lướt thướt,....
 Phân biệt lời dẫn chuyện, lời nhân vật.
 Đọc hiểu, hiểu nghĩa 1 số từ ngữ khó: Sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
 Hiểu được nội dung bài và giáo dục HS yêu quý, kính trọng tình cảm tốt đẹp của người làng quê và người thành phố.
HS K- G: TLCH5.Rèn KNS : Tự nhận thức, Xđ giá trị, lắng nghe tích cực.
B- Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói, kể lại được từng đoạn theo gợi ý; tự nhiên, thay đổi giọng phù hợp.
- Rèn kỹ năng nghe cho HS.
HS K- G: kể lại toàn bộ câu chuyện
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ chép gợi ý cho truyện kể.
III- Hoạt động dạy học: Tập đọc.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS đọc bài: Nhà rông ở Tây Nguyên.
- Nhà rông thường để làm gì ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- GV cho HS quan sát tranh.
+ Luyện đọc câu:
- GV giải nghĩa từ sơ tán.
- HD tìm từ khó đọc, dễ lẫn.
+ Luyện đọc đoạn:
 Đoạn 1:
- Đoạn này đọc với giọng thế nào?
 Đoạn 2:
- Đoạn này chú ý đọc ở dấu câu nào?
- HD đọc ngắt câu, đặt câu: Công viên.
 Đoạn 3:
- Đoạn này khi đọc ta chú ý giọng của ai? giọng đọc thế nào ?
- Cần nhấn giọng những từ nào?
- GV cho 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
+ Tìm hiểu bài:
- Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
- Đặt câu với từ: Sơ tán.
- Lần đầu ra thị xã Mến thấy có gì lạ?
- Giảng từ: Sao sa.
- Hỏi nội dung đoạn 1.
- ở công viên có những trò chơi gì?
- ở công viên Mến có hành động gì đáng khen?
- Giảng từ: Tuyệt vọng.
- Em thấy mến có đức tính gì?
- Nêu nội dung đoạn 2
- Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
- GV chốt lại: Câu nói đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- GV cho HS K- G trả lời câu 5.
- GV chốt lại: Tình cảm gia đình của Thành với Mến.
- Qua chuyện em hiểu thêm điều gì?
+ Luyện đọc lại:
- GV đọc đoạn 2,3.
- GV cho HS đọc lại đoạn 3.
- GV cho HS đọc cả bài.
- 2 HS đọc.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS nghe.
- HS theo dõi.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung.
- HS đọc từng câu.
- HS tìm và đọc.
- 1 HS đọc, nhận xét.
- Chậm, thong thả.
- 1 HS đọc, nhận xét.
- Dấu chấm than: Thất thanh, hoảng hốt.
- 1 HS đọc, nhận xét.
- Người bố, trầm xuống cảm động.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc to đoạn 2, lớp theo dõi và đọc thầm.
- 1 HS đọc đoạn 3.
- HS phát biểu theo ý hiểu.
- HS nghe.
- 1 HS đọc, nhận xét.
- 1 HS đọc.
Kể chuyện
- GV giao nhiệm vụ.
- HD kể cả câu chuyện.
- GV treo bảng phụ.
- GV cho kể mẫu đoạn 1.
- GV cho HS kể theo cặp.
- GV cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- GV cho HS K- G kể toàn bộ câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò:
- Em có suy nghĩ gì về những người sống ở làng quê sau khi học xong bài này ?.
- Về kể lại cho người thân nghe câu chuyện này.
- HS đọc thầm gợi ý.
- 1 HS kể, nhận xét.
- HS làm việc.
- 3 HS kể.
- 1 HS kể.
Toán
Làm quen với biểu thức
I- Mục tiêu:
 Bước đầu cho HS làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
 Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản. 
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi BT2
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS chữa lại bài 4,5 (77,78)
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy.
b. Nội dung: + Làm quen với biểu thức.
Một số ví dụ cụ thể:
- GV nêu các biểu thức SGK.
Ví dụ : 126 + 51
- GV ta có 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là biểu thức 126 cộng 51
- Tương tự biểu thức khác.
- GV cho HS lấy thêm ví dụ.
+ Giá trị của biểu thức:
- Chúng ta xét biểu thức 126 + 51
Vậy 126 + 51 = 177
- Ta nói 177 là giá trị của biểu thức 126 cộng 51.
- Tương tự tìm giá trị biểu thức còn lại.
+ Thực hành:
Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS làm theo mẫu.
- GV cho HS nêu cách làm.
 Nêu các giá trị của biểu thức?
Bài tập 2:
- GV cho HS nháp và tìm giá trị tương ứng với các biểu thức.
- GV cùng HS chữa bài trên bnảg phụ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về tìm thêm các biểu thức và tìm giá trị các biểu thức.
- 2 HS chữa bài.
- HS nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Cho 1 số HS nhắc lại.
- HS tìm kết quả giấy nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm nháp.
- HS nêu lại.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm nháp.
Chiều : Đ/c Nhuần soạn giảng
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Sáng : Đ/c Nhuần soạn giảng
Chiều : GV chuyên soạn giảng
Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010
Sáng Âm nhạc
Kể chuyện âm nhạc: cá heo với âm nhạc.
Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.
GV chuyên soạn giảng
Tập đọc
Về quê ngoại
I- Mục tiêu:
 HS đọc đúng toàn bài, đọc to, rõ ràng, rành mạch, học thuộc bài.
 Rèn kỹ năng đọc đúng một số từ ngữ: Sen nở, ríu rít, rơm phơi, thuyền trôi, .....
 Biết ngắt nhịp giữa các dòng thơ.
 Hiểu được 1 số từ ngữ: Hương trời, chân đất.
 Giáo dục HS có ý thức yêu cảnh đẹp quê hương đất nước, yêu mến những người nông dân làm ra lúa gạo.
GDMT: Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài thơ, tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS kể lại chuyện: Đôi bạn.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm toàn bài, cho HS quan sát tranh.
- GV cho HS luyện đọc câu.
- HD đọc phát âm.
- GV cho HS đọc liên câu.
- HD đọc khổ thơ (6 câu là 1khổ thơ đầu, 4 câu cuối là khổ thơ 2).
- HD cách ngắt nhịp.
- GV cho HS thi đọc 2 khổ thơ.
+ Tìm hiểu bài:
- HD đọc thầm từng khổ thơ.
- Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ?
- Câu nào cho biết điều đó.
- Quê ngoại bạn ở đâu ?
- ở quê có gì lạ?
GV: Lồng ghép GDMT
- GV cho HS đọc khổ thơ 2.
- Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo ?
- Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ thay đổi gì ?
+ Học thuộc lòng: GV treo bảng phụ.
- GV đọc cả bài.
- HD đọc thuộc từng khổ thơ.
- HD đọc thuộc cả bài.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
- Về chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- HS nghe và đọc thầm theo, HS quan sát tranh SGK.
- HS đọc từng dòng thơ.
- HS đọc 2 câu, 2 dòng.
- 2 HS đọc 2 khổ thơ.
- HS đọc và phát hiện.
- 2 HS đọc.
- HS đọc cả bài.
- ở thành phố.
- “ở trong phố .... đâu”.
- ở nông thôn.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS đọc thầm.
- HS trả lời, nhận xét.
- Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người.
- HS nghe.
Toán
 Tính giá trị của biểu thức (Tiếp)
I- Mục tiêu:
 Giúp cho HS biết cách tính giá trị của biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ ,nhân, chia.
 Vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến tính giá trị của biểu thức để xá định giá trị đúng sai của biểu thức
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS làm bảng con:
Tính: 46 – 18 + 24 
 24 x 3 : 4 81 : 9 x 7
Chữa bài, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: HD tính giá trị biểu thức:
 60 + 35 : 5 = 60 + 7
 = 67
- Yêu cầu HS tự thực hiện.
- GV cùng HS chữa và nêu thành quy tắc.
- Cho HS vận dụng tính.
 86 – 10 x 4
- GV cùng HS chữa bài .
+ Luyện tập – Thực hành:
Bài tập 1:
- HS đọc y/c và làm bảng con theo nhóm.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 2: GV đưa bảng phụ.
 HD cách làm
 Nhận xét, chữa bài. 
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS đọc đầu bài.
- HD học sinh cách tóm tắt và cánh giải.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV thu chấm và chữa bài.
Bài tập 4( Dành cho HS K- G)
- Yêu cầu HS đọc đầu bài .
- Cho HS hoạt động nhóm đôi.
- GV quan sát và kiểm tra.
- Gọi HS nêu cách xếp hình.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc HS nhớ cách tính giá trị biểu thức.
- HS thực hiện biểu thức trên bảng
- HS làm nháp.
- HS nghe.
- 1 HS đọc biểu thức, HS khác quan sát trên bảng.
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS khác làm nháp.
- HS theo dõi và ghi nhớ. ( HS khá giỏi nêu thành quy tắc )
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS ở dưới làm nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi và làm bảng con.
- 3 HS chữa bài trên bảng lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS điền kết quả trên bảng phụ
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS tóm tắt và làm vở.
- 1 HS lên bảng chữa.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm việc cá nhân, xếp hình lên mặt bàn.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về thành thị và nông thôn, dấu phẩy
I- Mục tiêu:
 HS mở rộng vố từ về thành thị, nông thôn. Tiếp tục luyện về dấu phẩy.
 Tìm được các từ ngữ về thành thị và nông thôn; biết tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố và nông thôn; đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
 Giáo dục HS yêu quý những người ở nông thôn, biết kính trọng những người lao động ở nông thôn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh, thành, huyện, thị.
- Bảng phụ chép bài tập 3.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV cho HS chữa bài 1, 3 tiết trước.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
b. Nội dung: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi.
- GV ghi bảng.
- GV cho HS nhận xét.
- GV cho HS quan sát trên bản đồ để biết tên các thành phố.
Bài tập 2:
- GV cho HS làm bài trong vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
- HS đọc lại các từ chỉ sự vật ở thành phố, chỉ sự vật ở nông thôn.
Bài tập 3:
- GV cho HS theo dõi trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm bài vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
- GV cho HS đọc cả bài, chú ý ngắt hơi đúng dấu phẩy.
- Nêu nội dung của đoạn trích?
3. Củng cố dặn dò:
- Nhắc HS về đọc lại đoạn văn bài tập 3.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm việc trên giấy nháp.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm bài trong vở bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- ... 
- HD tóm tắt và đổi vở nháp kiểm tra chéo nhau.
- Làm bài nháp.
- Chữa bài trên bảng lớp. 
- HS làm bài vào vở.
- GV thu chấm, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- GV thu chấm, nhận xét.
- HS đọc thầm đầu bài.
- HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS chữa bài – HS khác nhận xét.
Tiếng Việt (tăng)
Luyện đọc: Ba điều ước.
I- Mục tiêu:
 HS đọc trôi chảy, đọc to, rõ ràng, rành mạch toàn bài.
 Rèn kỹ năng đọc đúng các từ ngữ: Tấp nập, rình rập, khắp nơi, lò rèn,...
 Đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ gợi cảm, gợi tả.
 Hiểu được con người chỉ thực sự sung sướng khi làm điều có ích, được mọi người quý trọng.
 Giáo dục cho HS luôn làm điều có ích và quý trọng người, là người có ích cho xã hội. 
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài: Đôi bạn
 Bài đôi bạn cho em biết điều gì ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung: Luyện đọc:
- GV đọc cả bài.
- HD đọc nối câu, HD đọc từ ngữ khó.
- HD đọc nối đoạn: 4 đoạn.
- HD cách đọc giọng đoạn 1,2,3,4;
 Giọng nhẹ nhàng, giọng kể chậm rãi.
- Giải nghĩa từ: Đe, cung cấm.
- HD đọc trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
+ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HD đọc thầm đoạn 1, 2, 3 trong SGK.
 Nêu ba điều ước của chàng thợ rèn?
- HD nêu nội dung từng đoạn.
- GV cho HS đọc đoạn 4.
 Vì sao ba điều ước không mang lại hạnh phúc cho chàng?
Cuối cùng chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ước?
- GV cho HS nêu nội dung bài, liên hệ.
+ Luyện đọc lại:
- GV cho HS đọc lại 4 đoạn.
- HD đọc nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- GV cho HS đọc cả bài.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc HS về chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc, nhạn xét.
- 1 HS trả lời.
- HS nghe.
- HS nghe và đọc theo, quan sát tranh SGK.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm.
- Đoạn 1: Lần ước thứ nhất.
- Đoạn 2: Lần ước thứ 2
- Đoạn 3: Lần ước thứ 3.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS tự trả lời.
- Lao động có ích là điều đáng mơ ước.
- HS nêu nội dung bài.
- 4 HS đọc.
- HS gạch chân SGK.
- 2 HS đọc.
Thực hành
 Luyện: Kể chuyện: Giấu cày; Giới thiệu về tổ em
I- Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố lại cách kể câu chuyện “Giấu cày” và giới thiệu hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm (viết lại).
 Rèn kỹ năng viết: cách diễn đạt câu ngắn gọn, đủ ý bằng lời của mình.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
b. Nội dung:
Bài tập 1: Kể lại câu chuyện “Giấu cày"
- GV gọi HS đọc đầu bài.
- GV gọi HS kể lại chuyện “Giấu cày”.
- Theo em câu chuyện có gì buồn cười ?
Bài tập 2: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em với cô hiệu trưởng.
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Theo em nếu cô hiệu trưởng đến thăm lớp em sẽ giới thiệu gì đầu tiên ?.
- Giới thiệu các bạn xong em sẽ giới thiệu gì về các bạn? Mỗi bạn có đặc điểm gì giống nhau không?
- Trong tháng qua tổ em làm được việc gì tốt? (như học tập lao động, rèn luyện đạo đức, giúp đỡ nhau).
- GV cho HS tập giới thiệu.
- HS viết lại những điều đã nói thành đoạn văn.
Đọc đoạn văn trước lớp
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm chọn bạn thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV tóm tắt nội dung bài
- Nhớ lại từng bước của bài.
 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 3 HS kể, HS khác nhận xét.
- 2 HS nhắc lại, nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 2 HS đọc câu hỏi.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS trả lời trước lớp, HS khác theo dõi, nhạn xét và bổ sung.
- HS nói.
- HS viết bài 
- Nhận xét, bổ sung.
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Sáng Chính tả 
Nhớ- viết: Về quê ngoại
I- Mục tiêu:
 HS viết đúng chính tả 10 dòng thơ đầu của bài: Về quê ngoại.
 Rèn kỹ năng nhớ viết chính xác nội dung, đúng chính tả, trình bày đúng thể thơ lục bát. Làm đúng các bài tập chính tả.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, có ý thức rèn luyện chữ viết. 
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ chép nội dung bài tập 2.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS viết bảng con: Châu chấu, chật trội trật tự, chầu hẫu.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
b. Nội dung: Hướng dẫn nhớ - viết.
- GV đọc to 10 dòng đầu.
- Quê ngoại có những gì lạ?
- GV cho HS nêu cách trình bày.
- GV cho HS đọc lại.
- GV cho HS tìm từ, tiếng khó viết.
Ngày xưa; trong phố; ríu rít; rơm phơi; thuyền trôi
- GV cho HS ghi đầu bài và nhắc nhở HS cách viết.
- HD viết bài.
- GV quan sát uốn nắn HS.
- GV thu chấm nhận xét.
+ Hướng dẫn bài tập:
Bài tập 2(a):
- GV treo bảng phụ.
- GV cho HS làm vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
- GV kết luận:
Công cha – trong nguồn – chảy ra.
Kính cha – cho tròn – chữ hiếu.
3. Củng cố dặn dò:
- Về nhớ, học thuộc câu ca dao của bài tập 2.
- Hoàn thành BT trong VBTTV.
- GV đọc cho HS viết.
- HS nghe.
- HS theo dõi, 
2 HS đọc thuộc lòng.
- 2 HS nêu.
- HS đọc thầm.
- HS tìm viết bảng con.
- HS ghi đầu bài.
- HS gấp SGK tự nhớ và viết.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- 1 HS chữa bài trên bảng phụ.
- 2 HS đọc lại
Toán
Tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
I- Mục tiêu:
 Giúp HS biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ cách tính giá trị của biểu thức dạng này.
 Rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ). Vận dụng vào thực hành.
 Giáo dục HS yêu thích môn toán, say mê học toán.
II- Đồ dùng: 
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS chữa lại bài 2 (81).
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
 Nêu quy tắc tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc.
- GV viết bảng 30 + 5 : 5
- Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 ta có thể ký hiệu thế nào ?
- GV thống nhất ký hiệu: Dùng dấu ( )
(30 + 5) : 5
- Lúc này ta thực hiện phép tính nào trước ?
- GV cho HS tự tính.
 (30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
- GV ghi biểu thức 30 x (20 - 10).
- Yêu cầu HS tính.
- GV giúp HS rút ra quy tắc.
+Thực hành:
Bài tập 1 (82):
- GV cho HS làm vở nháp.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 2 (82):
- GV cho HS làm vở nháp.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 3 (82):
- GV giúp HS cách tóm tắt và giải.
- GV cho HS giải vở.
Lưu ý HS K- G: Bài có thể giải bằng 2 cách.
- GV thu chấm nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức.
- Nhắc HS về nhớ cách tính giá trị biểu thức.
- 4 HS chữa bài.
- HS nghe.
- HS đọc và nêu cách tính.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS báo cáo.
- Trong ngoặc trước.
- 1 HS lên bảng.
- 1 HS nêu lại cách làm.
- HS tính nháp, 1 HS lên bảng.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 4 HS lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS lên bảng chữa bài theo nhóm.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
240 quyển : 2 tủ.
4 ngăn : 1 tủ.
1 ngăn : ? quyển
- 1 HS lên chữa:
Cách 1: 240 : 2 = 120 (quyển).
 120 : 4 = 30 (quyển).
 Cách 2: 
 Số ngăn: 4 x 2 = 8 (ngăn).
 240 : 8 = 30 (quyển)
Tập làm văn
 Nghe – Kể: Kéo cây lúa lên ; nói về thành thị, nông thôn
I- Mục tiêu:
 Nghe và kể lại câu chuyện vui: Kéo cây lúa lên; kể lại những điều em biết về thành thị, nông thôn.
 Rèn kỹ năng nói và kể cho HS câu chuyện vui: Kéo cây lúa lên; kể về thành thị, nông thôn.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, biết kể với giọng vui, khôi hài, HS biết yêu quê hương mình.
GDMT: Tự hào về các cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cho câu chuyện SGK.
- Bảng phụ chép gợi ý bài tập 1, 2.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS kể lại chuyện: Giấu cày.
- 1 HS Giới thiệu về tổ em.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: Hướng dẫn bài tập:
Bài tập 1: GV treo bảng phụ.
- GV kể chuyện lần 1.
- Truyện có những nhân vật nào ?
- Thấy lúa nhà mình xấu chàng làm gì ?
- Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao ?
- Vì sao lúa của nhà chàng ngốc bị héo?
- GV kể lần 2.
- GV cho HS kể lại.
- GV cho từng cặp kể lại.
- GV cho HS kể trước lớp.
- Câu chuyện buồn cười ở điểm nào ?
Bài tập 2: GV treo bảng phụ.
- GV yêu cầu HS kể về thành thị hoặc kể về nông thôn.
- GV mời HS kể mẫu.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV cho HS kể lại nhóm đôi.
- Yêu cầu HS kể trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 1 HS kể lại, nhận xét.
- 1 HS đọc bài.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu gợi ý trên bảng phụ, lớp đọc thầm theo và quan sát tranh minh hoạ SGK.
- HS nghe.
- Chàng ngốc và vợ.
- Kéo cho cây cao hơn nhà bên.
- Lúa bị héo rũ.
- Lúa bị đứt rễ nên héo rũ.
- HS nghe.
- 1 HS giỏi kể lại.
- HS kể cho nhau nghe.
- 4 HS kể.
- 2 HS ttrả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu gợi ý trên bảng phụ.
- 1 HS kể trước lớp.
- HS làm trong nhóm.
- 4 HS kể.
Sinh hoạt
Kiểm đIểm nền nếp tuần 16
I - Mục tiêu: 
 HS thấy được kết quả học tập và rèn luyện trong tuần của mình, của bạn.
 Hướng dẫn cho học sinh tự tổ chức một buổi sinh hoạt Sao
 Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, thân ái đối với bạn bè.
II- Nội dung
 Tổ chức cho HS buổi sinh hoạt dưới sự điều khiển của lớp trởng.
- Lớp trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm về học tập của lớp trong tuần
- Các tổ trưởng bổ sung hoạt động tổ
- Cá nhân nêu ý kiến.
 GV nêu nhận xét chung về các mặt :
1. Nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần
- Tích cực học tập , rèn luyện trong các giờ học.
- Duy trì mọi nền nếp lớp, tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ 
- Lao động tích cực
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà kết quả học tập chưa cao
- Còn nhiều bạn chữ viết bẩn, không cẩn thận
2. Phương hướng tuần tới: 
- Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao trong KTĐK.
- Chuẩn bị tốt cho ôn tập và KTĐK, Xếp loại VSCĐ
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập lập thành tích chào mừng ngày 22/12
3. Sinh hoạt Sao nhi đồng- Sinh hoạt văn nghệ
 Lớp trưởng, lớp phó tự điều hành ( Chủ đề anh bộ đội)
Chiều: Đ/c Nhuần soạn giảng 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 16(1).doc