Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Trường tiểu học Phúc Hòa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Trường tiểu học Phúc Hòa

. Mục tiêu: Giúp HS:

- Rèn kĩ năng tính và giải bài toán có 2 phép tính.

- Có kĩ năng tính nhẩm nhanh.

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị : nội dung-bộ đồ dùng toán

III. Các hoạt động dạy - học

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Trường tiểu học Phúc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng tính và giải bài toán có 2 phép tính.
- Có kĩ năng tính nhẩm nhanh.
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị : nội dung-bộ đồ dùng toán
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Bài tập 3/76 của tiết 75.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1/77 
- Gọi HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
- Yêu cầu HS tự làm bằng bút chì vào SGK.
- Chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại.
* Bài 2/77
- Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con.
- Lưu ý cho HS phép chia c, d là phép chia có 0 ở tận cùng của thương.
* Bài 3/77 Hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài
- Thu 10 vở chấm bài
* Bài 4/77( cột 1,2,4)
-	Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên.
- Thêm 4 đơn vị cho một số ta làm thế nào ?
- Muốn gấp một số lên 4 lần ta làm thế nào ?
- Bớt đi 4 đơn vị trong một số ta làm thế nào ?
- Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài
C. HĐ nối tiếp:
- Yêu cầu HS về nhà làm thêm về các bài toán có liên quan đến phép nhân và phép chia.
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Làm quen với biểu thức.
- 2 HS lên bảng làm bài
- 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 4 HS lên bảng , cả lớp làm vào bảng con.
- 1 HS đọc đề.
- 1 HS làm trên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
	Số máy bơm đã bán là:
	36 : 9 = 4 (chiếc)
	Số máy bơm còn lại là:
	36 - 4 = 32 (chiếc)
	ĐS: 32 chiếc máy bơm
- Đọc bài
- Ta lấy số đó cộng với 4
- Ta lấy số đó nhân với 4
- Ta lấy số đó trừ đi 4
- Ta lấy số đó chia cho 4
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
____________________________
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu : Chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác và lòng thủy chung của người thành phố với những người giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.
B. Kể chuyện :
- Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Tập đọc
I. Kiểm tra bài cũ :
- ChoHS đọc : “Nhà rông ở Tây Nguyên“
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài mới
2. Luyện đọc 
a. Đọc mẫu: 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc câu và phát âm từ khó
- Hướng dẫn đọc đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- Hướng dẫn ngắt câu dài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Câu1/131
- Câu2/131
- Câu3/131
- Qua hành động này em thấy Mến có đức tính gì ?
- Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu thế nào về câu nói của người bố ?
- Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình.
* GV kết luận: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê... và lòng thủy chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình.
4. Luyện đọc lại bài :
- GV đọc mẫu một đoạn , yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
B. Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện trang 132/ SGK
2. Kể mẫu : Gọi HS kể mẫu đoạn 1
* Nhận xét phần kể chuyện của HS
3. Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn và kể cho bạn nghe.
4. Kể trước lớp
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
5. Củng cố - dặn dò :
- Em có suy nghĩ gì về người thành phố (người nông thôn) ?
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe chuẩn bị bài sau: Về quê ngoại.
- 2 HS đọc
- HS đọc nối tiếp câu
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn
-	HS đọc chú giải.
- ... họ sẵn lòng sẻ nhà / sẻ cửa.// Cứu người,/ họ không hề ngần ngại.//
-	HS luyện đọc nhóm 3.
1 HS đọc
- ... từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom ... về quê Mến ở nông thôn.
- Mến thấy  cũng lạ,...đêm như sao sa.
- ... lao xuống hồ vùng vẫy tuyệt vọng.
- Mến dũng cảm và trong khi cứu người.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS đọc thầm, thảo luận nhóm đôi và trả lời: Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến... Bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mến và những người dân quê.
- Tự luyện đọc sau đó 3 - 4 HS đọc đoạn 1 trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
+	Ví dụ :
 	Bạn ngày nhỏ: Ngày Thành và Mến còn nhỏ, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, gia đình Thành phải về sơ tán ở quê Mến, vậy là hai bạn kết bạn với nhau. Mĩ thua, Thành chia tay Mến trở về thị xã.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
Thứ ba ngày 06 tháng 12 năm 2011
TOÁN
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I. Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với biểu thức và tính giá trị của biểu thức.
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản
- Giáo dục h/s có ý thức học và làm bài
II. Chuẩn bị: nội dung
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
Gọi h/s lên bảng chữa bài tập 3
Nhận xét cho điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
-Giáo viên đưa ví dụ
126 +51 62 -11 13 x3 84 :4..là 
Giá trị của bt 126 +51 =177
Giá trị của bt 126+51 là 177
126 +10 -4 =131..131
Luyện tập
Bài 1 :gọi h/s đọc yêu cầu
Cho h/s làm b/c
Gọi 4 em lên bảng làm bài 
- Nhận xét chốt cách tính giá trị của biểu thức
Bài 2 :gọi h/s đọc y/c
Cho h/s làm nháp
- Gọi h/s nêu kết quả
Nhận xét chốt
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học 
- Về ôn bài
- HS lên bảng lên bảng
- HS đọc biếu thức
- 2 H/s lên bảng thực hiên biểu thức
- Nêu cách thực hiện
- HS làm b/c 
- 4 em làm bảng lớp
125 +18=143 giá trị của biểu thức 125+18 là 143
- 161-50=111 giá trị của biểu thức 161-50 là 111
- 21 x4 =84 giá trị của biểu thức
 21 x4 là 84
- 48:2 =24 giá trị của biểu thức 
48 :2là24
HS đọc yêu cầu
- H/s làm nháp 
- Đại diện nêu kết quả
A 52 +23 b 84 -32 c 169-20+1 
 75 52 150
D 86 :2 e 120 x3 g 45+5 +3
 43 360 53
_________________________________
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 trong bài "Đôi bạn". 
- Làm đúng bài tập phân biệt âm đầu dễ lẫn: tr/ch.
- Giáo dục tính cẩn thận khi viết.
II. Chuẩn bị
- GV: bảng phụ viết sẵn BT2a.
- HS: bảng con, VBT.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra: - 2HS viết bảng lớp: 
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
2- Bài mới: 	
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết chính tả.
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết.
- Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
- Đoạn viết có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa?
- Lời nói của bố viết như thế nào?
- Luyện viết chữ ghi tiếng, từ ngữ khó (HS nêu).
* GV đọc mẫu. 
* GV đọc cho HS viết bài vào vở.
* GV đọc cho HS soát lỗi.
* Chấm, chữa bài: GVchấm 5 – 7 bài.
 c. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 2: Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- HS điền đúng các căp từ chỉ khác nhau âm đầu thay vào chỗ trống trong câu.
- Nhận xét chốt
- Gọi HS đọc lại các câu đã điền hoàn chỉnh.
3- Củng cố - dặn dò:	
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi .
- 1-2 HS đọc bài.
- ... Ca ngợi bạn Mến, ca ngợi người dân quê tốt bụng.
- 6 câu.
- Chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng chỉ người.
- Viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. Chữ đầu dòng, đầu câu viết hoa.
- HS luyện viết ở bảng lớp, bảng con.
- HS nhận xét, sửa chữa.
- HS chữa lỗi ra lề vở
- HS làm bài vào VBT, 3 em lên bảng làm
+ ...chăn trâu, ... châu chấu.
+ ... chật chội... trật tự.
+ ... chầu hẫu,... trầu...
______________________________
THỂ DỤC
BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN.
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật.
II. Địa điểm, phương tiện: sân trường sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch, 3 gậy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu giờ học.
- KHởi động:
 B. Phần cơ bản.
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
GV chú ý theo dõi, sửa sai cho HS.
*Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái.
- GV cho cả lớp thực hiện theo đội hình 3 hàng dọc.Sau đó chia tổ để luyện tập, tổ trưởng điều khiển, GV theo dõi, sửa sai. 
* Trò chơi: “Đua ngựa"
- GV nêu lại tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. Sau đó cho HS tham gia trò chơi.
C. Phần kết thúc.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét, dặn dò
- Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số.
- Chạy quanh sân.
- Chơi trò chơi: "Kết bạn"
- Khởi động các khớp.
- HS tập dưới sự chỉ đạo của cán sự lớp.
- HS tập theo đội hình hàng dọc.
- Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số 1 lần.
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
- HS chơi trò chơi.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
________________________________
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP THƯƠNG MẠI
 A. Mục tiêu : - Kể tên một hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại. 
- Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại.
B. Chuẩn bị: 
- Các hình trang 60, 61 SGK.
- Tranh ảnh sưu tầm về chơ, cảnh mua bán, 1 số đồ chơi, hàng hóa.
C. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp mà em biết.
- Nhận xét đánh giá. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Khai thác: 
 *Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp 
-Yêu cầu các cặp kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
- Mời một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
- Giới thiệu ... hơi.
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
_______________________________
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ
A. Mục tiêu : 
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước 
- Kính trọng biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng nhiều việc làm phù hợp với khả năng. - Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
B. Tài liệu và phương tiện : 
- Tranh minh họa truyện "Một chuyến đi bổ ích"
- Bảng phụ dùng cho hoạt động 2. 
C. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Phân tích truyện. 
- Kể chuyện "Một chuyến đi bổ ích" (2 lần).
- Đàm thoại:
+ Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27/ 7 ?
+ Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào ?
+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các TB và gia đình liệt sĩ ?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm.
- Treo bảng phụ có ghi các việc làm đối với các TB và gia đình liệt sĩ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét các việc làm đó.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- KL: Các việc a, b, c là những việc nên làm ; việc d không nên làm.
- Liên hệ:
+ Em đã làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn các TB, LS ?
- Nhận xét biểu dương những em đã biết kính trọng các TB và gia đình LS.
* Hướng dẫn thực hành:
- Tìm hiểu các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với các gia đình TB, LS ở địa phương.
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về các gương chiến đấu, hy sinh của các TB, LS, các bà mẹ VN anh hùng, đặc biệt là các anh hùng LS thiếu niên như: Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, õ Thị Sáu, Kim Đồng, ...
D. Phần kết thúc.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét – dặn dò
- Lắng nghe.
- Lớp 3A đi thăm các cô, các chú ở trại điều dưỡng thương binh nặng.
- TB, LS là những người đã hy sinh xương máu để giành lại độc lập , tự do cho Tổ quốc.
- Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các TB và gia đình LS.
- Ngồi theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS tự kể những việc mình đã làm được.
- Cả lớp theo dõi, tuyên dương bạn.
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của các biểu thức dạng: Chỉ có phép tính cộng, trừ; chỉ có phép tính nhân, chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: -nội dung
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ: 
HS làm bt theo y/c của 
 - GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa. 
2- Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Giảng bài.
* Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
- Hướng dẫn: Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức em cần đọc kỹ biểu thức để xem biểu thức có những dấu phép tính nào và phải áp dụng quy tắc nào để thực hiện.
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức chỉ có cộng, trừ; chỉ có nhân, chia.
* Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: 
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có cộng, trừ, nhân, chia.
 Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:
- Cho h/s làm vở ,chấm chữa chốt.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
làm theo y/c của g/v 
320 +12 x3 30 x2 +54
- Nêu cách tính giá trị của BT
- 3 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bảng con.
125-85+80 = 40+80 147:7x6 = 21x6
 = 120 = 126
- 3 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm nháp 
375-10x3=375-30 306+93:3=306+31
 =345 =337
- HS làm vào vở 4 em chữa bài
_______________________________
TẬP LÀM VĂN
NGHE - KỂ : KÉO CÂY LÚA LÊN
NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I. Mục tiêu 
- Nghe, nhớ những tình tiết chính và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui " Kéo cây lúa lên". Giọng kể khôi hài, vui.
- Kể được những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý ở SGK. Bài nói đủ ý; dùng từ, đặt câu đúng.
- Rèn kĩ năng nói trôi chảy, rõ ràng.
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.có ý thức gữi gìn môi ttường sạch đẹp
II. Chuẩn bị:nội dung
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra:
 - GV, HS cùng nhận xét, đánh giá. 2- Bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1: Nghe và kể lại truyện "Kéo cây lúa lên"
- GV kể chuyện lần 1.
- Truyện có những nhân vật nào?
- Khi thấy lúa nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì?
- Về nhà, anh chàng khoe gì với vợ?
- Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao?
- Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- GV kể lần 2.
- Cho h/s kể theo cặp
- Cho kể trước lớp,nhận xét
- Truyện này có gì đáng cười?
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu đề tài mình chọn.
- Gọi 1 HS làm mẫu.
+ Nhờ đâu em biết (khi đi chơi, xem ti vi, nghe kể,...)?
+ Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu?
+ Em thích nhất điều gì?
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
- 1HS kể lại truyện "Giấu cày".
1 h/s giới thiệu về tổ mình.
- HS nêu yêu cầu của bài, quan sát tranh minh hoạ ở SGK rồi đọc lại 3 câu hỏi gợi ý.
- Chàng ngốc và vợ.
- Kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn lúa ruộng nhà bên.
- Khoe đã kéo cây lúa lên cao hơn...
- Cả ruộng lúa nhà mình đã bị héo rũ.
- Cây lúa bị kéo lên, đứt rễ nên bị héo.
- HS nhìn gợi ý kể theo cặp đôi.
- HS thi kể lại câu chuyện.
- Chàng ngốc kéo cây lúa lên làm lúa chết hết lại tưởng mình làm cho cây lúa mọc tốt hơn.
- HS nêu rồi đọc lại các gợi ý.
- Tuần trước, em được ... ti vi kể về một bác nông dân làm kinh tế giỏi...
- ....trang trại rộng rãi,..., khi đánh bắt cá... Cảnh con trai bác xua đàn bò đi ăn cỏ...
- Cảnh gia đình bác vui vẻ nói cười khi làm việc.
- HS kể theo nhóm đôi.
- 1 số HS trình bày
____________________________
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I. Mục tiêu : - Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị. - Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống
II. Chuẩn bị : 
- Các hình trong SGK trang 62, 63; tranh ảnh sưu tầm về đô thị và làng quê.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu tên 1 số hoạt động công nghiệp mà em biết?
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Khai thác: 
*Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm 
 Bước 1 - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trong SGK và ghi kết quả vào bảng sau:
 Làng quê
Đô thị
+ Phong cảnh, nhà cửa
+ Hoạt động sinh sống của ND
+ Đường sá, hoạt động giao thông
+ Cây cối
Bước 2 : 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công ...; xunh quanh nhà thường có vườn cây, ao cá, chuồng trại ; đường nhỏ, ít người và xe cộ qua lại....
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
Bước 1 :.-Yêu cầu thảo luận trao đổi theo gợi ý 
+ Hãy nêu sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở thành thị và người dân ở nông thôn? 
Bước2: - Mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp .
+ Nhân dân nơi em đang sống chủ yếu làm nghề gì?
- KL: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi ... Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở 
* Hoạt động 3 : vẽ tranh 
 - Nêu yêu cầu: Hãy vẽ về thành phố ( thị xã) quê em.
- Yêu cầumỗi em vẽ 1 tranh nếu chưa xong về nhà vẽ tiếp)
c. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà hoàn thành bài vẽ, giờ sau trưng bày sản phẩm
- 2HS trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp :
Phong cảnh nhà cửa hoạt động sinh sống của người dân , đường sá, cây cối
Làng quê
 Thành 
 thị
Trồng trọt ,chăn nuôi 
Có vườn đường chật hẹp ít xe cộ
Làm công sở nhà cao tầng, đường rộng 
- Lớp theo dõi và nhận xét bổ sung.
- Các nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị rồi ghi vào vào phiếu:
Nghề nghiệp ở làng quê
Nghề nghiệp ở đô thị
- Trồng trọt.
- Chăn nuôi.
..................
- Buôn bán.
- Làm việc trong các xí nghiệp ....
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng và trình bày kết quả làm việc.
- Cả lớp vẽ tranh.
______________________________
THỦ CÔNG
CẮT DÁN CHỮ E
A. Mục tiêu : 
- HS biết: Kẻ, cắt, dán chữ E. Ke, cắt, dán được chữ E đúng quy trình kĩ thuật. 
- Học sinh thích cắt , dán các chữ .
B. Chuẩn bị: 
- Mẫu của chữ E đã dán và mẫu chữ E cắt từ giấy để rời
-Tranh về quy trình kẻ, cắt, dán chữ E. giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công.
C. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1 : - Hướng dẫn quan sát và nhận xét 
- Cho quan sát mẫu chữ E đã cắt rời .
- Yêu cầu nhận xét về chiều rộng , kích thước của mỗi chữ .
* Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu :
Bước 1 : Kẻ chữ E
- Cắt 1HCN có chiều dài 5ô, rộng 2ô rưỡi.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào HCN, Sau đó kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ E.
- Gấp đôi HCN đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa. Sau đó, cắt theo đường kẻ nửa chữ E. Mở ra được chữ E.
Bước 3: Dán chữ E.
Cách dán như dán các chữ đã học.
+ Sau khi hướng dẫn xong cho học sinh tập kẻ , cắt và dán chữ E vào giấy nháp.
* Hoạt động 3: HS thực hành.
- Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- Yêu cầu HS thực hành kẻ, cắt chữ E trên giấy màu.
- Theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Cho HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét và đánh giá sản phẩm của HS.
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà tập cắt lại chữ E.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Cả lớp quan sát mẫu chữ E và đưa ra nhận xét :
- Các kích thước về chiều rộng , chiều cao , của từng con chữ .
- Lớp tiếp tục quan sát mẫu lắng nghe giáo viên để nắm về các bước và quy trình kẻ , cắt , dán các con chữ 
- Tiến hành tập kẻ, cắt và dán chữ E trên giấy nháp .
- Cả lớp thực hành cắt, dán chữ E trên giấy thủ công.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá sản phẩm của nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 16 2011.doc