Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 (Buổi 1)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 (Buổi 1)

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: vùng quê nọ, nông dân, , cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch.

- Biết đọc chuyện với giọng kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Đọc đúng lời thoại giữa 3 nhân vật .

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.

B- Kể chuyện:

1. Rèn kỹ năng nói:

 - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

2. Rèn kỹ năng nghe:

 * Giáo dục HS tình cảm yêu quý người lao động, biết bênh vực người nông dân.

 *Dạy phân hoá đối tượng Hs.

II.Chuẩn bị

*) Giáo viên : - Bộ tranh kể chuyện, ttanh minh họa

*) Học sinh : - SGK

 

doc 44 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 (Buổi 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/12/2009
Ngày giảng : Thứ hai ngày 7/12/2009
Tập đọc - Kể chuyện
Mồ côi xử kiện
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: vùng quê nọ, nông dân, , cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch.
- Biết đọc chuyện với giọng kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Đọc đúng lời thoại giữa 3 nhân vật .
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
B- Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói:
 - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. 
2. Rèn kỹ năng nghe:
 * Giáo dục HS tình cảm yêu quý người lao động, biết bênh vực người nông dân.
 *Dạy phân hoá đối tượng Hs.
II.Chuẩn bị 
*) Giáo viên : - Bộ tranh kể chuyện, ttanh minh họa 
*) Học sinh : - SGK
III.Tiến trình lên lớp 
1.ổn định tổ chức lớp 
 - Lớp : 35 ; Vắng :....
Tiết 1
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài “Về quê ngoại” và trả lời câu hỏi :
- Em nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
- Giáo viên cho điểm, nhận xét.
- HS đọc bài, sau đó trả lời câu hỏi
- Đó là những người nông dân thật thà, chăm chỉ 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1’)
- GV giới thiệu và ghi tên bài
2. Luyện đọc:(30’)
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài
- Đọc xong, yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, giải nghĩa từ 
* Đọc từng câu:
- Yêu cầu Hs đọc nối tiếp từng câu:
 Chú ý đọc đúng các từ ngữ: vùng quê nọ, nông dân, cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch...
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia đoạn: 3 đoạn
- Gv theo dõi, sửa sai phát âm.
- Luyện ngắt hơi câu dài 
- Giải nghĩa từ (SGK).
- Đặt câu với từ “bồi thường”?
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV nêu yêu cầu luyện đọc theo nhóm 3
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
* 1 hs đọc cả bài
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)
*HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời:
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?
- Theo em, nếu ngửi hương thơm của thức ăn trong quán có phải trả tiền không? Vì sao?
* GV giảng thêm: Vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan và làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn “tâm phục, khẩu phục”
* HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời :
- Câu nào nêu rõ lí lẽ của bác nông dân ?
- Mồ Côi phán xử thế nào khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán ?
- Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ?
- Chàng Mồ Côi yêu cầu bác nông dân trả tiền cho chủ quán bằng cách nào?
- Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ?
- Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà ?
- Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn tâm phục, khẩu phục?
*GV giảng thêm: Mồ Côi xử trí rất tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được, và bác nông dân chắc là rất sung sướng, thở phào nhẹ nhõm.
- Em hãy đặt tên khác cho truyện ? 
- GV chốt nội dung ý nghĩa câu chuyện 
4. Luyện đọc lại:
- Gv đọc mẫu toàn bài
- Hướng dẫn đọc từng đoạn
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3
* Chú ý: Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật 
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ:(2’)
- Kể lại chuyện theo tranh
2 Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh(15’)
- GV treo tranh 
- Yêu cầu HS quan sát và nêu ND từng tranh. 
- Gọi HS kể mẫu từng tranh
- Yêu cầu HS dựa vào các tranh trên kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Gọi HS nối tiếp nhau thi kể chuyện theo 4 tranh
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện theo tranh
- Giáo viên nhận xét
C. Củng cố, dặn dò:(3’)
 - Qua câu chuyện, em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Khen những học sinh đọc bài tốt, kể chuyện hay
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học.
- Hs ghi tên bài vào vở.
- HS chú ý nghe .
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- Hs đọc nối tiếp từng câu ( 2 lần)
- 3 hs đọc nối tiếp đoạn (2lần)
“Bác này vào quán của tôi / hít hết mùi thơm thịt quay, gà luộc, vịt rán / mà không trả tiền.”
- Hs đọc chú giải SGK - 141
- Hs luyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- Lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất
- Lớp đọc thầm.
1. Chủ quán kiện bác nông dân. 
+ Chủ quán, bác nông dân và Mồ Côi
+ Về tội bác nông dân vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền
- Vài hs tự trả lời.
2. Mồ Côi xử kiện thông minh.
+ Tôi chỉ và quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm, tôi không mua gì cả. 
+Bác phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phân xử.
+Bác giãy nảy lên: Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền?
+ Cho 2 đồng tiền vào cái bát, úp lại và xóc 10 lần.
+ Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
+ Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên “hít mùi thịt”, một bên “ nghe tiếng bạc” thế là công bằng.
- Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ: 1 bên “hít mùi thơm”, 1 bên “nghe tiếng bạc”, thế là công bằng. 
* Các phương án: Vị quan toà thông minh / Phiên xử thú vị / ...
- Hs lắng nghe, nêu giọng đọc toàn bài.
- Hs luyện đọc theo nhóm.
- HS đọc phân vai theo 3 nhân vật 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 2 hs đọc yêu cầu:
* Dựa vào các tranh, kể lại câu chuyện “Mồ Côi xử kiện.”
 - HS quan sát tranh nêu nội dung tranh
*VD: Tranh 1 “Xưa có chàng Mồ Côi thông minh được dân giao cho việc xử kiện trong vùng. Một hôm, có một lão chủ quán đưa 1 bác nông dân đến kiện vì bác đã hít mùi thơm trong quán của lão mà không trả tiền.”
- HS dựa vào tranh minh hoạ tập kể chuyện theo cặp
- Hs kể nối tiếp
- Qua câu chuyện em thích nhân vật Anh chàng môg côi . Vì anh ta xử kiện rất tài tình 
D.Chuẩn bị bài sau 
- Chuẩn bị bài sau: Anh Đom Đóm.
IV.Rút kinh nghiệm 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************@&?****************
Toán
Tiết 82 : 
Tính giá trị của biểu thức (tiếp)
I. Mục tiêu: 
+Kiến thức, kĩ năng 
- Giúp Hs : Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
+Thái độ 
- GD: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II.Chuẩn bị 
 *) Giáo viên : - Bảng phụ,...
 *)Học sinh : Vở ô ly toán 
III.Tiến trình lên lớp
 1.ổn định tổ chức lớp 
 - Lớp : 35 ; Vắng :....
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Tính giá trị của biểu thức:
65 + 25 - 30 14 x 3 + 60
98 - 3 x 7 123 - 8 x 9
- Chữa bài 3 (VBT- 88).
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :(1’)
2. Giới thiệu cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn:(10’)
* Gv nêu ví dụ 1: 
Tính giá trị của biểu thức 30 + 5 : 5
- Hỏi : Trong biểu thức này con thực hiện phép tính nào trước?
- Gv nêu vấn đề: Trong biểu thức này nếu muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước ta sẽ kí hiệu như thế nào ?
+ Đối với biểu thức này muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước ta sẽ viết thêm kí hiệu dấu ngoặc vào như sau: (30 + 5) : 5
+ Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức (30 + 5) : 5 ta thực hiện tính trong ngoặc trước.
- Gv kết hợp ghi bảng.
- Em có nhận xét gì về cách thực hiện và giá trị 2 biểu thức?
- Nêu quy tắc: SGK- 81
* Hướng dẫn tương tự với biểu thức: 
3 x (20 - 10)
3. Luyện tập: ( SGK – 82 )
Bài 1: (7’)
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức: 
25 - (20 - 10)?
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở các phép tính còn lại.
- 2 Hs lên bảng.Lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
* Củng cố: Cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( các phép tính trong biểu thức là các phép tính cộng, trừ).
Bài 2:(7’) 
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- HD : Cách tính tương tự bài 1.
- 2 Hs lên bảng. Lớp làm vở ôly.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức: 
(65 + 15) x 2?
* Củng cố: Cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( các phép tính trong biểu thức là các phép tính nhân, chia).
Bài 3:(7’) 
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn tìm số sách ở mỗi ngăn ta cần biết gì? 
- 1 Hs lên bảng, cả lớp làm bài vào vở ôly.
- Hs đọc bài làm, nhận xét.
- Gv nhận xét, chữa bài.
*) Củng cố: trình bày bài toán giải bằng hai phép tính.
C. Củng cố, dặn dò:(3’)
- Nêu cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn?
- VN học và hoàn thành VBT – 89.
- Nhận xét tiết học.	
- 2 Hs lên bảng.
65 + 25 - 30 = 60 14 x 3 + 60= 102
98 - 3 x 7 = 77 123 - 8 x 9 = 51 
- Hs ghi tên bài vào vở.
- Hs nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức.
30 + 5 : 5 = 30 + 1
 = 31
- Hs thảo luận tìm:
+ Khoanh vào 30 + 5.
+ Gạch dưới 30 + 5.
- Hs đọc biểu thức mới:
( 30 + 5 ) : 5
- Hs nêu cách tính .
( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5
 = 7
- Biểu thức 2 có dấu ngoặc đơn, Giá trị của 2 biểu thức khác nhau. 
- Hs nêu quy tắc.
- Hs làm nháp, 1hs lên bảng làm, nhận xét.
* Tính giá trị của biểu thức:
- Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Hs nêu cách tính. và thực hành tính.
a) 25 - (20 - 10) = 25 - 10 
 = 15 
 80 - (30 + 25) = 80 - 55 
 = 25 
b) 125 + (13 + 7) = 125 +20
 = 145
 416 - (25 - 11) = 416 - 14
 = 402
Tính giá trị của biểu thức:
a) (65 + 15) x 2 = 80 x 2 
 = 160 
 48: (6 : 3) = 48 : 2
 = 24
b) (74 - 14) : 2 = 60 : 2 
 = 30 
 81: (3 x 3) = 81 : 9
 = 9
- Hs nêu cách tính. và thực hành tính.
- 1 hs đọc bài toán:
* Tóm tắt:
Có : 240 quyển sách
Xếp đều vào: 2 tủ, mỗi tủ : 4 ngăn
Mỗi ngăn :  quyển sách?
Bài giải :
Cách 1:Số ngăn của hai tủ là:
4 x 2 = 8 (ngăn)
Số sách ở mỗi ngăn là:
240 : 8 = 30 (quyển sách)
Đáp số: 30 quyển sách
Cách 2:
Số sách ở mỗi ngăn tủ có là:
240 : (4 x 2) = 30 ( quyển )
Đáp số: 30 quyển sách
Tính phép tính trong ngoặc trước 
rồi mới tính phép tính ngoài ngoặc đơn 
D.Chuẩn bị bài sau 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
IV.Rút kinh nghiệm 
.......................................................... ...  quả.
- Các cạnh nào có cùng độ dài?
à Củng cố: Đo độ dài cạnh hình vuông.
Bài 3: (4’)
- Hs đọc và xác định yêu cầu.
- Thực hành vẽ hình.
Bài 4:(4’) 
- Yêu cầu Hs tự vẽ.
C. Củng cố, dặn dò:(3’)
- Nêu đặc điểm của hình vuông?
- VN học và hoàn tành VBT – 94.
- Nhận xét tiết học.
- 1hs lên bảng trả lời.
- Có bốn cạnh và vuông góc với nhau
1hs vẽ bảng lớp, nhận xét.
3cm
 4 cm 
- Hs ghi tên bài vào vở.
. 
+ Hình vuông ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.
+ Hình vuông gồm có 4 cạnh đều bằng nhau: AB = BC= CD = DA. 
* Trong các hình dưới đây, hình nào là hình vuông?
- Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Hs thực hành nhận biết:
+ Hỡnh vuoõng : EGHI .
+ Caực hỡnh ABCD vaứ MNPQ khoõng phaỷi laứ hỡnh vuoõng.
* Đo độ dài các cạnh hình vuông:
- Hs thực hành đo và nêu kết quả.
+ Hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 3cm. Hình vuông MNPQ có độ dài cạnh là 4cm.
Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông:
- Hs đọc đề bài.
- Hs tự làm.
- Kiểm tra chéo bài.
* Vẽ theo mẫu:
- Hs đọc đề bài.
- Hs tự làm bài
- Kiểm tra chéo bài.
- Hình vuông có 4 cạnh và các góc vuông bằng nhau 
D.Chuẩn bị bài sau 
- Chuẩn bị bài sau: Chu vi hình chữ nhật.
IV.Rút kinh nghiệm 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************—&–****************
Tập làm văn 
Tiết 17
Viết về thành thị, nông thôn.
I. Mục tiêu:
+Kiến thức
 - Dựa vào nội dung bài TLV miệng tuần 16, HS có thể viết được một lá thư cho bạn kể về những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
+Kĩ năng
 -Thư trình bày đúng thể thức, đủ ý, đúng câu. 
+ Thái độ : Yêu quê hương của mình 
II.Chuẩn bị 
*) Giáo viên : - Bảng phụ
*) Học sinh : Vở luyện viết văn, VBT 
III.Tiến trình lên lớp 
1.ổn định tổ chức lớp 
 - Lớp : 35 ; Vắng :....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Gọi HS kể chuyện: Kéo cây lúa lên
- Gọi 1 HS kể về thành thị hoặc nông thôn
- GV nhận xét cho điểm
- 2 học sinh kể
- 1 hs đọc bài làm miệng tuần 16.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu mục tiêu , ghi đầu bài.
- Hs ghi tên bài vào vở.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:(5’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
* HD tìm hiểu đề bài:
-Bài văn thuộc thể loại gì?
-Em cần viết thư cho ai?
-Mục đích viết thư là gì?
Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tuần 16,em hãy viết 1bức thư ngắn(khoảng 10câu)cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
- Viết thư.
-  cho bạn.
-  kể về thành thị hoặc nông thôn.
* HD hs làm bài:
- GV nhắc HS có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn, trình bày đúng thể thức, nội dung hợp lí, lời lẽ ngắn gọn, chân thành.
- Gọi HS đọc trình tự mẫu1 lá thư.
- Gọi 1 HS khá nói mẫu bài của mình 
- GV nhận xét , rút kinh nghiệm
- HS đọc
- HS nói
3. HS làm bài vào vở:(25’)
- HS viết bài vào VBT – 87.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS yếu 
- Gọi HS đọc thư trước lớp 
- Vài hs đọc, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chấm điểm 1 số bài viết 
C. Củng cố dặn dò:(3’)
-Bài văn có nội dung gì?
- VN viết lại hoàn chỉnh bức thư vào vở ôly.
- GV nhận xét giờ học
 - Viết về thành thị (nông thôn)
D.Chuẩn bị bài sau 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập học kì I 
IV.Rút kinh nghiệm 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************@&?****************
TNXH 
Tiết 34
Ôn tập và kiểm tra 
I/ Mục tiêu:
 	+Kiến thức 
-Củng cố các kiến thức đã học về cơ thể và cách phòng chống một số bệnh có liên quan đến cơ quan bên trong
-Những hiểu biết về gia đình nhà trường và xã hội
+Kĩ năng
-Củng cố kỹ năng đến các vấn đề nêu trên
+ Thái độ 
-Củng cố ý thức giữ gìn sức khoẻ và tham gia vào các hoạt động
II.Chuẩn bị 
	*)Giáo viên : - Các sơ đồ của các bộ phận của cơ quan trong cơ thể
 *) Học sinh : VBT TNXH 
III.Tiến trình kên lớp 
1.ổn định tổ chức lớp 
 - Lớp : 35 ; Vắng :....
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
+ Đi xe đạp thế nào là đúng luật giao thông?
- Đánh giá, nhận xét 
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài (1’)
ghi tên bài lên bảng 
2 Hoạt động 1:(8’) Ai nhanh, ai giỏi
- Chia nhóm tổ cho HS thảo luận
- Giao nhiệm vụ:
+ Gắn cơ quan còn thiếu vao sơ đồ câm?
+ Gọi tên các cơ quan đó và kể tên các bộ phận?
+ Nêu chức năng của các bộ phận?
+ Nêu các bênh thường gặp và cách phòng tránh?
- Phát giấy sơ đồ cho HS
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm học tốt
3.Hoạt động 2:(8’) Gia đình yêu quí các em
- Phát cho mỗi HS 1 phiếu bài tập trả lời câu hỏi trong phiếu
+ Gia đình em có những thành viên nào? Làm nghề gì? ở đâu?
- Yêu cầu giới thiệu gia đình trước lớp
- nhận xét 
+ Gia đình em sống ở làng quê hay đô thị
4. Hoạt động 3:(8’) Trò chơi: “ Ai lựa chọn nhanh nhất”
- Chuẩn bị các tấm bìa ghi tên các sản phẩm hàng hoá
- Chia làm 2 nhóm sản phẩm
- Treo bảng, mỗi dãy cử 2 HS lên chơi
- nhận xét nhóm nào nhanh đúng
- Chốt lại sản phẩm của mỗi nghành
5. Hoạt động 4:(8’) Ghép đôi: “ Việc gì? ở đâu?”
- GV phổ biến luật chơi
- Quy định
- HS sẽ tìm ban ứng với công việc
- ở mỗi địa phương có rất nhiều cơ quan. Công việc, hoạt động của mỗi cơ quan khác nhau
+ Khi đến cơ quan làm việc ta phải chú ý điều gì?
C. Củng cố, dặn dò:(3’)
- Về nhà quan sát các hoạt động diễn ra của các cơ quan để tìm hiểu thêm; Học bài chuẩn bị bài sau
- Hát
- 2 HS nêu: Đi đúng phần đường dành cho xe đạp, đi hàng một, không đèo hàng cồng kềnh, không đèo quá 2 người......
- Nghe giới thiệu, nhắc lại tên bài 
- HS thảo luận nhóm tổ: Nhận nhiệm vụ và giấy+ sơ đồ-> Tiến hành thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ Nhóm 1: Cơ quan hô hấp
+ Nhóm 2: Cơ quan tuần hoàn
+ Nhóm 3: Cơ quan bài tiết nước tiểu
+ Nhóm 4: Cơ quan thần kinh
- Các nhóm cử người lên thuyết trình phần tranh của mình
- HS nhận phiếu và làm bài vào phiếu
- HS làm bài, VD:
Gia đình yêu quí của em:
1. Gia đình em sống ở: TK 4
 Thị trấn Hát Lót
Huyện Mai Sơn – Tỉnh Sơn La
2. Các thành viên trong gia đình em: 4 người( vẽ sơ đồ) 
Bố mẹ
 Em Chị của em
3. Công việc của các thành viên trong gia đình
Các thành viên
Làm gì
ở đâu
Bố em
Mẹ em
Chị em
Em
Lái xe
Giáo viên
HS
HS
XNXK
Trường HL
Thuận Châu
Trường HL
- Giới thiệu về gia đình mình cho cả lớp nghe
- HS nêu ý kiến của mình. VD: Làng quê
- Gọi tên các sản phẩm và lựa chọn đưa vào cột sản phẩm NN hay CN hay TTLL
+ Nhóm 1: Gạo, tôm, cua, cá, đỗ tương, dầu mỏ, giấy, quần áo, thư, bưu phẩm, tin tức
+ Nhóm 2: Lợn, gà, dứa, chì, than đá, sắt thép, máy tính, phim ảnh, ....
- HS tìm gắn đúng vị trí vào bảng GV đã treo sẵn
+ Sản phẩm NN: Gạo, gà,....
+ Sản phẩm CN: Sắt, thép,....
+ Sản phẩm TTLL: Thư, báo,....
- Từng đội giới thiệu bài của mình làm
- 4 bạn đeo biển màu xanh, 4 bạn đeo biển màu đỏ
+ Màu đỏ: UBND, bệnh viện, trường học, bưu điện,....
+ Màu xanh: Vui chơi thư giãn, giữ gìn an ninh trật tự, truyền phát tin tức, chữa bệnh,....
- Sau khi nghe hiệu lệnh thì bắt đầu tim bạn ghép đôi cho đúng việc. VD:
+ Bưu điện: Truyền phát tin,....
+ Bệnh viện: Chữa bệnh
- Các nhóm tự tổ chơi, nhóm khác nhận xét 
- Nghe GV giảng, ghi nhớ
- Phải đi làm đúng việc, đi đúng giờ quy định lịch sự nơi làm việc,....
D.Chuẩn bị bài sau 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập và kiểm tra (Tiếp theo )
IV.Rút kinh nghiệm 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************@&?****************
Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp tuần 17
I. Mục tiêu:
- HS thấy được tình hình học tập, kỉ luật của mình sau một tuần.
- Hướng phấn đấu tuần 18
II.Chuẩn bị 
- Nhận xét của các tổ trưởng, lớp trưởng. 
III.Tiến trình lên lớp 
1.ổn định tổ chức lớp 
 - Lớp : 35 ; Vắng :....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu mục tiêu của tiết học.
2. Nhận xét thi đua tuần 17
 a) Lớp trưởng báo cáo tình hình từng tổ.
- Về học tập.
- Về kỉ luật.
 b) GV nhận xét chung.
* Nề nếp:
- Vẫn duy trì đợc nề nếp lớp: truy bài, xếp hàng, tập thể dục giữa giờ
- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng đầy đủ.
khuyết điểm
- Mất trật tự trong giờ học: Nguyễn Huyền, Phương B, Sang, Hải ... 
* Học tập:
Khen:
- Đa số các em đều học bài đầy đủ, trên lớp hoàn thành đủ bài tập quy định.
- Nhiều em đã mạnh dạn phát biểu. Khen: Linh, Tú, Long A...
- Một vài em lười viết của tuần trước tuần này có tiến bộ rõ rệt.
- Chữ viết tiến bộ: Trịnh, Diệu Linh, Hà,Hải Ninh 
- Lười học: Phương B, Hoàng 
3. Hướng phấn đấu của tuần tới:
-Tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của tuần trước
- Thi đua học tập tốt giành nhiều bông hoa điểm 10.
- Phân công HS khá kèm các em học yếu.
- Thăm gia đình hs : Hà ,Tâm là hai gia đình khó khăn trong lớp 
- Lớp trưởng báo cáo, các tổ trưởng và cá nhân góp ý, bổ sung.
- Hs lắng nghe và phân công thực hiện.
IV.Rút kinh nghiệm 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************@&?****************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 17 b1 cua ngoc.doc