MỤC TIÊU:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
- Ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này để vận dụng làm bài tâp.
- Tự tin hứng thú trong học toán.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
+Tự nghĩ một biểu thức gồm 2 dấu tính + và : ? Tính giá trị biểu thức đó?
2- Bài mới:
HĐ1- Nêu qui tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc :
- Cho 2 biểu thức 30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5
Tuần 17 Sáng Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012 Chào cờ _______________________________________ Toán Tiết 81: Tính giá trị biểu thức (tiếp) I - Mục tiêu: - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ). - Ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này để vận dụng làm bài tâp. - Tự tin hứng thú trong học toán.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3. II - Các hoạt động dạy và học: 1- Kiểm tra bài cũ: +Tự nghĩ một biểu thức gồm 2 dấu tính + và : ? Tính giá trị biểu thức đó? 2- Bài mới: HĐ1- Nêu qui tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc : - Cho 2 biểu thức 30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5 + 2 biểu thức trên có điểm nào khác nhau? - Giáo viên HD cách tínhgiá trị biểu thức : (30 + 5) : 5 + Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc thì ta thược hiện như thế nào? - Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó sau đó thực hiện. * Cho biểu thức: 30 x ( 20 - 20) - Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện => nêu quy tắc thực hiện. - Yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ 1 biểu thức có dấu ngoặc đơn => tính. HĐ2- Luyện tập : Bài 1: Yêu cầu học sinh làm vào bảng con lần lượt từng biểu thức. - chữa bài , củng cố qui tắc tính . Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Bài 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở. - Đưa biểu điểm - Học sinh suy nghĩ tìm cách thực hiện. - ...trong ngoặc đơn trước. - Học sinh nêu. - Học sinh suy nghĩ => làm vào bảng con. - Học sinh làm bài vào bảng con. 2 học sinh lên bảng làm. - HS nhận xét bài của bạn. - Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo. - Đọc đề toán.- Phân tích đề toán. - Học sinh làm bài. - Chữa bài, nhận xét. - Tự chấm bài , báo cáo kết quả 3 - Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại quy tắc, nêu cách tính giá trị biểu thức vừa học ? - GV nhận xét giờ học. Tập đọc - Kể chuyện Mồ côi xử kiện I - Mục tiêu: A - Tập đọc - Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: nông dân, quê nọ, vịt rán, .. - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa một số từ ngữ mới trong bài: công đường, bồi thường, và nội dung của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi, Mồ côi đã bảo vệ bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.( trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Đọc lưu loát toàn bài, bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật, đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật. - Thấy được trí thông minh của cậu bé Mồ côi. GDKNS: Tư duy sáng tạo.Ra quyết định: giải quyết vấn đề. Lắng nghe tích cực. B - Kể chuyện - HS: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện "Mồ côi xử kiện. KKHS kể lại được toàn bộ câu chuyện. - Rèn kĩ năng kể tự nhiên, phân biệt lời các nhân vật. - Trao đổi vốn Tiếng Việt.Tự tin, mạnh dạn trước tập thể. II - Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy và học: Tập đọc A - Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp đọc bài : về quê ngoại + trả lời câu hỏi . B - Bài mới: HĐ1- Giới thiệu bài. HĐ2- Luyện đọc. a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Cho HS quan sát tranh vẽ . b. Luyện đọc, giải nghĩa từ . - Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn. + Hướng dẫn ngắt nghỉ câu văn dài. + Giải nghĩa một số từ mới: công đường , bồi thường. HĐ3- Tìm hiểu bài. + Câu chuyện có những nhân vật nào? + Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? + Tìm câu nêu rõ lý lẽ của bác nông dân? + Mồ Côi đã xử kiện như thế nào? + Thái độ bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử? + Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần? + Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà? + Em thử đặt tên khác cho truyện? - GV chốt lại nội dung truyện . - Cả lớp theo dõi - Học sinh đọc nối tiếp câu, lưu ý phát âm đúng . - Học sinh luyện đọc từng đoạn. - 3 nhóm đọc đồng thanh 3 đoạn. - Học sinh đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi .. - ...chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi. - ... hít mùi thơm của gà luộc, lợn quay,... - ... tôi chỉ .. gì cả. - ... bác nông dân phải bồi thường 20 đồng để quan toà phân xử. - ... bác giãy nảy lên .... - ... xóc 2 đồng bạc 10 lần => đủ 20 đồng. - HS trả lời. - KKHS đặt tên khác cho truyện, giải thích. Kể chuyện HĐ1 - Luyện đọc lại - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc lại đoạn 3. - Đọc phân vai. HĐ2 - Kể chuyện + Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu một học sinh giỏi lên kể mẫu theo tranh 1. - Yêu cầu học sinh chọn 1 đoạn truyện kể cho bạn bên cạnh nghe. - Yêu cầu học sinh kể từng đoạn truyện tương ứng với mỗi bức tranh. - GV và HS nhận xét. 3- Củng cố- dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh luyện đọc hay. - Thi đọc đoạn 3. - Mỗi nhóm 4 em tự phân vai đọc. - Bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay. - Học sinh khá kể lại câu chuyện. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi. - Học sinh nối tiếp kể từng đoạn. - KK1 HS kể lại toàn bộ truyện. - Kể theo vai. Tập viết Chữ hoa N I- Mục tiêu: - Củng cố cách viết đúng chữ viết hoa N ( 1 dòng) ; Q, D( 1 dòng) ;viết đúng tên riêng : “Ngô Quyền” (1dòng)và câu ứng dụng: Đường vô ... như tranh hoạ đồ (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ . - HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ . - GD học sinh ý thức luyện viết chữ đẹp II- Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ . - Phấn màu, bảng con. III- Các hoạt động dạy học A. KTBC : - Gọi 2 hs lên bảng viết từ : Mạc Thị Bươỉ.. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con. B .Dạy bài mới: HĐ1.Giới thiệu bài. - Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. HĐ2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con . a) Luyện viết chữ hoa: - Tìm các chữ hoa có trong bài: - GV viết mẫu+ Nhắc lại cách viết từng chữ. - GV nhận xét sửa chữa . - HS tìm : N, Q, Đ . - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. b) Viết từ ứng dụng : - GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét - Giới thiệu: Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc của nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập tự chủ của nước ta. +G.v vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. - Yêu cầu hs viết: Ngô Quyền c)Viết câu ứng dụng: - Gv ghi câu ứng dụng. - HS đọc từ viết. - Hs theo dõi. -2HS viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào bảng con. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nớc biếc như tranh hoạ đồ. - Nêu ý nghĩa của câu ứng dụng đó. HĐ3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở: - GV nêu yêu cầu viết . -GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết. HĐ4. Chấm, chữa bài. - GV chấm 1sốbài. - 3 HS đọc, - HS nêu : Câu ca dao ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ (vùng Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay) đẹp như tranh vẽ. - viết bảng con chữ: Nghệ, Non. - Học sinh viết vở : + 1 dòng chữ: N. +1 dòng chữ: Q, D. +2 dòng từ ứng dụng. +2 lần câu ứng dụng. - Hs theo dõi. C .Dặn dò:- GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS luyện viết cho chữ đẹp Toán Tiết 82: Luyện tập I Mục tiêu : - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn. - Học sinh biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu >, <, = +H/s làm thành thạo các phép tính.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3( dòng1),4. KKHS làm cả 4 bài. +H/s yêu thích học môn toán. II/ Đồ dùng dạy học.- Bảng con. III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: KTBC: - Nêu 4 qui tắc tính giá trị của biểu thức. - GV nhận xét, cho điểm. - H/s nêu. - lớp nhận xét. Hoạt động 2: Thực hành +) Bài 1: Gv ghi bảng: 238 –(55 – 35) - Em hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính của biểu thức này. + Yêu cầu hs thực hiện tính các phép tính còn lại vào bảng con. Gv nhận xét. +) Bài 2: Gv yêu cầu . Khi tính giá trị của biểu thức em cần chú ý gì? H/ làm bảng con. +) Bài 3:- Gọi 1hs nêu yêu cầu của bài. - Gv hướng dẫn: ( 12 + 11) x 3 > 45 69 -Gv nhận xét. +) Bài 4: - Yêu cầu hs sử dụng bộ đồ dùng để xếp hình cái nhà (8 hình tam giác.) - Hs nêu y/c. - Thực hiện trong ngoặc đơn trước, ngoài ngoặc đơn sau - Học sinh làm bảng con, chữa bài. Đáp án: 218, 125, 42, 270. - Hs thực hành tính, chữa bài. Kết quả: a) 442, 21. b) 91, 11. c) 96, 96. d) 30, 50. - Phải thực hiện theo đúng qui tắc. - HS làm dòng1- KKHS làm cả bài. - Hs làm nháp -2 H/s chữa bảng. - HS làm theo nhóm. 1 vài hs thi xếp nhanh, đúng. KK1 HS lên bảng xếp. - Lớp nhận xét bình chọn . + Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. -H/s nêu quy tắc tính giá trị BT. Tin học GV chuyên dạy Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012 Sáng: Đồng chí Hải soạn giảng Chiều: Tập làm văn Viết về thành thị, nông thôn I,Mục tiêu+Viết được 1 lá thư ngắn cho bạn( khoảng 10 câu)để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn. +Dùng từ đặt câu đúng ,lời lẽ tự nhiên ,tình cảm II,Đồ dùng dạy học : - Bảng lớp ghi trình tự lá thư III) Các hoạt động dạy học: A: KTBC: +Gọi một em lên bảng kể lại câu chuyện (Kéo cây lúa lên ) Hai em lên kể những điều mình biết về nông thôn ( thành thị ) Lớp nhận xét B: Bài mới : HĐ1, Giới thiệu bài : H/s nêu yêu cầu . HĐ2, Hướng dẫn làm bài tập : +Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Bố cục bài văn viết thư gồm mấy phần? - Đầu thư viết gì? - Nội dung chính của bức thư? Kể về thành thị hay nông thôn?... - Cuối thư viết gì? +Yêu cầu 1,2 học sinh nêu mẫu lá thư của mình - GV nhận xét bổ sung -Yêu cầu học sinh làm VBTTV +Gọi 1 số em đọc bài của mình . -Lớp nhận xét ,GV sửa lại . +H/s viết vở TLV - Cuối giờ thu chấm 1 số bài. HĐ3,Củng cố - Dặn dò : +Nhận xét bài viết của học sinh . +VN chuẩn bị bài sau . -H s kể chuyện. -lớp nhận xét. -Hs nêu. -Hs nêu yêu cầu. +VD: Cẩm Chế, ngày... Lan thân mến ! Đã lâu mình... - Lời chúc, lời chào, hứa hẹn, kí tên - KKHS nêu - HS khác nhận xét – bổ sung - H/s làm vở bài tập Toán+ Luyện tập: Tính giá trị biểu thức I- Mục tiêu: + Củng cố tính giá trị biểu thức (theo 3 quy tắc đã học), vận dụng vào giải bài toán có liên quan. + HS làm thành thạo các phép tính trong biểu thức. +Hs thích học môn toán II- Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 Hs nêu quy tắc tính giá trị biểu thức +Lớp nhận xét HĐ2: Thực hành luyện tập Bài 1: Tính giá trị các biểu thức sau: 52 + 81 : 9 96 – 13 x 7 69 : 3 + 21 x 4 528 : 4 – 381 : 3 - Củng cố cách tính giá trị biểu thức có các phép tính nhân, chia, cộng, trừ. Bài 2: Tính giá trị các biểu t ... iên. Hoạt động nông nghiệp Hoạt động công nghiệp . - Giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò - Kể lại một số hoạt động công nghiệp, thương nghiệp mà em biết ? - Nhận xét tiết học.Về ôn bài. - Học sinh thảo luận nhóm, sau đó trình bày kết quả thảo luận. Tiết 83: Luyện tập chung i- Mục tiêu: - Giúp H/s củng cố và rèn luyện kỹ năng tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng. - H/s làm thành thạo các phép tính. - H/s yêu thích học môn toán. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1: KTBC: Giúp Hs tái hiện nhanh các quy tắc tính giá trị biểu thức đã học. + Gọi 2 em lên bảng làm. 35 : 5 + 15 ; ( 4 +16 ) x3 + Gọi 1 số em nêu quy tắc tính giá trị biểu thức ? - Nhận xét. HĐ2: Thực hành: Bài 1: Tính giá trị biểu thức. - GV ghi phép tính( SGK). *Củng cố về tính giá trị biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia. Bài 2: Gv ghi phép tính trên bảng. - Hdẫn Hs thực hiện như bài 1. * Củng cố về tính giá trị biểu thức có cả các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Bài 3: Hs TB – Y làm phần a. *Củng cố về tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn ( ). Bài 4: - GV treo 2 bảng phụ ghi bài tập 4 - Chơi trò chơi ( nối kết quả đúng nhanh ) + Mỗi đội cử ra 3 bạn – chia thành 2 đội nếu đội nào nối đúng nhanh là thắng. Bài 5: - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Yêu cầu H/s lên bảng thực hiện. - Muốn biết có bao nhiêu thùng bánh em phải biết gì ? như thế nào ? - Em nào có cách giải khác. HĐ3: Củng cố và dặn dò. - Hs nêu 4 quy tắc tính giá trị biểu thức * VN: chuẩn bị bài sau. - Hs làm bảng con - - Kq: 22 ; 60 - Hs nêu. - Hs đọc, xác định yêu cầu. - 2 Hs lên bảng, lớp làm bảng con - Nhận xét, nêu lại cách tính. - Hs thực hiện (dòng 1) như bài 1. - HSKG làm cả bài, nhắc lại cách tính và tính: 345 x 2 + 345 x 3 - 2 Hs lên bảng, lớp làm vở -Hs chơi trò chơi. -Lớp nhận xét, bình chọn -Hs đọc đề và trả lời câu hỏi -1 Hs lên bảng tóm tắt và giải. - Lớp làm vở. Kq 800 : 4 = 200 (hộp ) 200 : 5 = 40 (thùng ) Đs: 40 thùng - KKHS nêu cách giải khác. - Hs nêu. Luyện tập: hình chữ nhật, hình vuông I- Mục tiêu: + KT: Nhận biết và vẽ được hình chữ nhật và hình vuông. +KN:Nhận biết và vẽ thành thạo được hình chữ nhật và hình vuông.Vận dụng giải bài tập. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán. II- Hoạt động dạy học: - GV hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: Bạn Tồ nói “Hình chữ nhật và hình vuông đều có 4 góc vuông” đúng hay sai ? - GV cho HS trả lời miệng. - GV chốt lại ý đúng. Bài tập 2: Hình tứ giác có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh rộng bằng nhau có là hình chữ nhật không? Vì sao? - Gọi HS trả lời. - GV yêu cầu HS vẽ hình đó vào nháp. - GV chốt: Không là hình chữ nhật vì còn thiếu 4 góc vuông. Bài tập 3: Hình vuông có là hình chữ nhật không? Vì sao? - Hình chữ nhật cần thêm điều kiện gì để thành hình vuông? Bài tập 4: 111 2 1 3 4 - Tô màu vào hình chữ nhật trong các hình trên. - Nếu muốn tạo hình tứ giác còn lại thành hình chữ nhật em phải kẻ thêm mấy đoạn thẳng vào hình ? + Kẻ thêm đường ở hình + Kẻ thêm đường ở hình - GV yêu cầu HS làm nháp. - GV cùng HS nhận xét. -Yêu cầu kẻ thêm số đoạn thẳng vào hình. Bài tập 5: KKHS làm. A M B C D N - GV cho HS suy nghĩ làm nháp. - Gọi HS lên chữa, làm nháp. - GV chốt lại đáp án đúng. - 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - 1 số HS trả lời, nhận xét. - 1 HS nhắc lại câu hỏi. - 2 HS trả lời, nhận xét. - HS thực hiện. - 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - HS trả lời vào vở. - 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - HS làm bài. - 1 HS chữa. - Hình bên có bao nhiêu hình chữ nhật, là những hình nào? - Cạnh AB = 6cm, cạnh BC = 3cm, cạnh AM = 2cm. Tính độ dài tất cả các cạnh còn lại - HS đọc đề - 1 em lên bảng làm - Lớp làm vở - Củng cố dặn dò:- GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS ôn bài – chuẩn bị bài sau. Tiếng Việt+ Luyện đọc: âm thanh thành phố Dấu phẩy I- Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ : gác núi, lan dần, làn gió mát, lặng lẽ, rộn rịp. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt, phù hợp nội dung tả thành phố ồn ào với những âm thanh khác nhau, có cả những giây phút yên tĩnh, lắng đọng. - Hiểu các từ mới trong bài: vi - ô - lông, ban công, pi – a – nô, Bét – tô - ven. - Hiểu nội dung bài : Cuộc sống ở thành phố rất sôi động, náo nhiệt với vô vàn âm thanh: bên cạnh những âm thanh rất ồn ào căng thẳng vẫn có những âm thanh êm ả làm con người cảm thấy dễ chịu, thoải mái. - Ôn luyện về dấu phẩy. II- Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III- Các hoạt động dạy - học: A- Kiểm tra bài cũ: - Giờ trước học bài gì? B- Bài mới: - Anh đom đóm. - 2 Hs HTL và trả lời câu hỏi. -Lớp nhận xét. HĐ1: Giới thiệu bài: - Gv nêu mục đích, yêu cầu giờ học. HĐ2: Luyện đọc: a/ GV đọc diễn cảm toàn bài - GV cho Hs quan sát tranh minh hoạ. - Học sinh theo dõi. -Hs quan sát tranh b/ Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ: (+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn. (+) Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài chia làm mấy đoạn? + Yêu cầu Hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn GV nhắc Hs ngắt nghỉ hơi đúng. + GV kết hợp giải nghĩa từ: ban công. (+) Đọc từng đoạn trong nhóm: GV yêu cầu Hs đọc theo nhóm 2. - GV theo dõi, sửa cho Hs yếu, Hs đọc chậm. - Hs đọc nối tiếp đọc từng câu của bài - 3 đoạn - Hs đọc nối tiếp từng đoạn -HSKG đặt câu với từ: ban công -HS luyện đọc nhóm 2 sau đó đổi lại. - Đại diện 1 số nhóm lên đọc. HĐ3:Hướng dẫn tìm hiểu bài: + Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, 2 - Hằng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào? - Tìm từ ngữ tả âm thanh ấy? + Gọi 1 Hs đọc đoạn 3. - Tìm những chi tiết cho thấy Hải rất yêu âm nhạc? - Các âm thanh được tả trong bài văn nói lên điều gì về cuộc sống ở thành phố? HĐ4: Ôn luyện về dấu phẩy. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau: a/ Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ nõn nà. b/ Cây hồi thẳng cao tròn xoe. c/ Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. d/ Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. C- Củng cố - dặn dò: - Em yêu thích âm thanh nào ở quanh em? - Nhận xét giờ học. - tiếng ve kêu, tiếng còi ô tô xin đường - rền rĩ, lách cách, ầm ầm, -ngồi lặng hàng giờ để nghe bạn anh trình bày bản nhạc ánh trăng của Bét – tô - ven bằng đàn vi - ô - lông. - Hs trả lời. - Hs làm vào vở. - Nhận xét, chữa bài. -Hs nêu Chính tả (Nghe – viết): Vầng trăng quê em I. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác đoạn "Vầng trăng trong đêm", trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.- Làm đúng BT2a. - Rèn học sinh viết đúng chính tả, khoảng cách các chữ. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ chép bài tập. III. Hoạt động dạy và học : A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc cho học sinh viết: lò rèn, long lanh, bừng nở, lặng lẽ. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả. - Đọc bài viết. - Vầng trăng đang nhô lên được tác giả miêu tả đẹp như thế nào? Hướng dẫn cách trình bày. - Đoạn văn có mấy câu? Trong đoạn có những từ nào phải viết hoa? Vì sao? Những dấu câu nào được sử dụng trong bài? HĐ2: Hướng dẫn viết từ khó. - Cho HS nêu các từ mà HS cho là khó viết. - Chỉnh sửa lỗi cho học sinh. HĐ3: Viết chính tả. - Đọc chậm từng câu. - Yêu cầu học sinh soát lỗi HĐ4: Chấm bài, sửa lỗi. HĐ5: Hướng dẫn làm bài tập 2a. - Treo bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập. Hướng dẫn học sinh làm. 3. Củng cố. - Em có cảm nghĩ gì trước vẻ đẹp của vầng trăng quê em? - Nhận xét tiết học. - Viết bảng con. - Ghi vở, mở sách giáo khoa. - 2HS đọc lại, lớp theo dõi, đọc thầm theo. - Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt. - Học sinh trả lời. - Học sinh liệt kê, viết vào bảng con. - Nghe đọc, viết vở. - Học sinh làm và 1 em nêu kết quả, các em khác bổ sung. Mĩ thuật GV chuyên dạy Tự nhiên - Xã hội Bài 33. An toàn khi đi xe đạp I- Mục tiêu: - Sau bài học Hs nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. - Học sinh thực hiện đi xe đạp đúng qui định. Có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp. Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông. Kĩ năng làm chủ bản thân: ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp. - GD ý thức đảm bảo an toàn giao thông. II- Đồ dùng dạy- học: - Các hình trang 64, 65 (SGK). - Tranh áp phích về ATGT. III- Hoạt động dạy - học: HĐ1: Quan sát tranh theo nhóm: +) Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, Hs hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông. +) Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo nhóm - Gv chia nhóm và hướng dẫn các nhóm qs các hình ở trang 64, 65 (SGK). + Bước 2: Đại diện một số nhóm trình bày. - GV kết luận. -HS chỉ và nói cho nhau nghe người nào đi đúng, người nào đi sai luật ATGT và giải thích vì sao? - Cả lớp nhận xét. HĐ2: Thảo luận nhóm: +) Mục tiêu: Biết được luật gt đối với người đi xe đạp. +) Cách tiến hành: Làm việc cả lớp. -) Bước 1: GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, yêu cầu thảo luận câu hỏi: - Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông? - Nếu trên đường đi học về có bạn rủ em đi cùng xe đạp về cho nhanh em có về cùng không? - Nêu hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định? -) Bước 2: Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - GV phân tích về tầm quan trọng của việc chấp hành luật lệ ATGT. + Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải đường, đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều. HĐ3: Chơi trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ: + MT: Thông qua trò chơi nhắc nhở Hs có ý thức chấp hành luật ATGT. + Cách tiến hành: +) Bước1: Hs cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải +) Bước 2: Trưởng trò hô: - Đèn xanh: Cả lớp quay tròn hai tay. - Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị. - Trò chơi sẽ được lặp lại nhiều lần, ai làm sai sẽ phải hát một bài. HĐ4: Củng cố dặn dò: - Em đã chấp hành luật giao thông chưa? - Để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp, em cần làm gì?- Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: