Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Trường Tiểu học cẩm Tâm

Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Trường Tiểu học cẩm Tâm

Tập đọc – Kể chuyện : MỒ CÔI XỬ KIỆN

I. Mục tiêu :

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nội dung bài học: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi.

- Trả lời được câu hỏi trong SGK.

 B. Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc, kể chuyện.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Trường Tiểu học cẩm Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện : MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. Mục tiêu : 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung bài học: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi.
- Trả lời được câu hỏi trong SGK.
 B. Kể chuyện :
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, kể chuyện.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Về quê ngoại.
- Gọi 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Hướng dẫn HS luyện đọc từng câu, luyện đọc từ khó: lợn quay, gà luộc, vịt rán,ấm ức, thản nhiên,.... 
* Hướng dẫn HS luyện đọc theo đoạn kết hợp giải nghĩa từ: công đường, bồi thường,...
- Cho HS luyện đọc từng đoạn theo nhóm.
* Goi 1 em đọc lại cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV cho HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi:
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?
+ Bác nông dân đưa ra lí lẽ thế nào khi tên chủ quán đòi tiền ?
+Tại sao chàng Mồ côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ?
+ Như vậy, nhờ sự thông minh, tài trí chàng Mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà. Em hãy thử đặt một tên khác cho câu chuyện.
TIẾT 2
4. Luyện đọc lại bài
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
- Nhận xét, ghi điểm 
 KỂ CHUYỆN
1. Xác định yêu cầu
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
2. Kể mẫu
- Gọi HS khá kể mẫu doạn 1
- GV nhận xét. 
3. Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi vài HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
C. Củng cố - dặn dò
- GV chốt nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
- Bài sau: Anh đom đóm.
- 3 em lên bảng thực hiện yêu cầu
- Theo dõi GV đọc mẫu
- HS nối tiếp đọc từng câu.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
- HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. 
- Mỗi nhóm 3 HS lần lượt từng HS đọc 1 đoạn trong nhóm.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đọc thầm và trả lời: 
+ Vì bác đã vào quán của hắn ngửi hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
+ “ Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả ”.
+ Vì tên chủ quán đòi bác trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng ( 2 nhân 10 bằng 20 đồng )
+ 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp để đặt tên khác cho câu chuỵên, sau đó đại diện HS phát biểu ý kiến. Ví dụ:
+ Đặt tên là: Vị quan toà thông minh 
+ Đặt tên là: Phiên toà đặc biệt 
- Tự luyện đọc sau đó 3 - 4 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Kể chuyện theo cặp
- HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nhắc lại.
Toán : TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( tt )
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () và ghi nhớ giá trị của thức dạng này.
- HS làm được bài tập 1, bài 2 và 3.
II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các qui tắc tính giá trị biểu thức đã học và làm bài tập:
A) 46 - 42 : 2 B) 120 - 89 + 10 
C) 15 x 2 : 3 
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
- Viết lên bảng hai biểu thức:
(30 + 5) : 5 và 3 x (20 - 10),...
- Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa hai biểu thức.
* Chính điểm khác nhau này dẫn đến tính cách giá trị của hai biểu thức khác nhau.
* GV hướng dẫn HS tính giá trị của 2 biểu thức vừa nêu.
- Biểu thức 1 GV hướng dẫn HS tính.
- Biểu thức 2 cho HS tự tính, nêu kết quả, 1 em lên B ghi.
* Gv hướng dẫn HS nhận xét, rút quy tắt chung:“ Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc ” 
 3. Luyện tập.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
- Cho HS nhắc lại cách làm rồi tự làm bài.
( 65 + 15 ) x 2 = 80 x 2 ( 74 - 14 ) : 2 = 60 : 2
 = 160 = 30
48 : ( 6 : 3 ) = 48 : 2 81: ( 3 x 3 ) = 81 : 9
 = 24 = 9
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
- GV phát phiếu học tập cho HS làm nhóm 4.
- Cho đại diện một số nhóm lên trình bày, nêu cách làm.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm.
Bài 3:
- Gọi HS đọc lại đề bài
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán này giải bằng mấy phép tính ?
? Có mấy cách giải để tìm ra kết quả bài toán ?
- Cho HS nêu từng bước giải của mỗi cách.
- GV chốt 2 cách đơn giản nhất để HS tự làm, gọi 2 em lên B mỗi em giải một cách.
- GV nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
C. Củng cố - dặn dò
- Về nhà luyện tập thêm về cách tính giá trị của biểu thức
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Luyện tập.
- 3 HS làm bài
-... biểu thức có dấu ( )
- HS nghe giảng và thực hiện tính giá trị của biểu thức
( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5
 = 7
3 x (20 - 10) = 3 x 10
 = 30
- HS nêu y/c.
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nêu y/c.
- HS nhọp nhóm và làm bài.
- HS thực hiện.
- HS đọc đề bài
- Có 240 quyển sách chia đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn.
- Mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách?
- ...2 phép tính.
- HS tự nêu.
- HS làm bảng, làm vở
* Cách 1:
Mỗi chiếc tủ có số sách là:
240 : 2 = 120 ( quyển )
Mỗi ngăn có số sách là:
120 : 4 = 30 ( quyển )
 ĐS: 30 quyển
* Cách 2:
Số ngăn sách cả hai tủ có là;
4 x 2 = 8 ( ngăn )
Số sách mỗi ngăn có là;
240 : 8 = 30 ( quyển )
 ĐS: 30 quyển
Đạo đức : BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm giúp đỡ, các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức (nếu có).
II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài dạy, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào ?
- Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh liệt sĩ ?
B. Bài mới:
* Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng.
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên.
* Cách tiến hành
- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một tranh ( hoặc ảnh ) của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng. Yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết:
+ Người trong tranh ( hoặc ảnh ) là ai ?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó ? 
- Gv tóm lại gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo các tấm gương đó. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương.
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương và có ý thức tham gia hoặc ủng hộ các hoạt động đó. 
* Cách tiến hành:
- GV nhận xét, bổ sung và nhắc nhở HS tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương: Thăm mẹ VN anh hùng (QTân), viếng nghĩa trang liệt sĩ (KĐức),.. vào dịp 27 - 7.
* Hoạt động 3: HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện,về chủ đề biết ơn thương binh, liệt sĩ.
C. Củng cố - dặn dò.
* Kết luận chung: Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công ơn to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
Bài sau: Ôn tập và thực hành kĩ năng học kỳ 1.
- 2 HS trả lời
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đại diện các nhóm trình bày 
Cả lớp trao đổi nhận xét.
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
Tập đọc : ANH ĐOM ĐÓM
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu được nội dung bài: Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.- Trả lời được các câu hỏi SGK
- Thuộc được 2, 3 khổ thơ trong bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to )
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Mồ côi xử kiện.
- Gọi 3HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi sgk, nêu nội dung bài.
B. Dạy học bài mới
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện đọc
 a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài 
 b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- GV cho HS nối tiếp đọc từng dòng thơ.
GV theo dõi rút từ khó cho HS luyện phát âm: gác núi, đom đóm, rộn rịp,...
- Cho HS nối tiếp đọc theo khổ thơ.
- Giải nghĩa từ khó: đom đóm, chuyên cầ, cò bợ, vạc,....
- Cho HS luyện đọc theo nhóm
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV cho HS đọc thầm bài lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu?
+ Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong
 đêm ?
- Cho HS đọc thầm lại cả bài thơ và tìm một số hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm.
- GV chốt, rút nội dung bài.
4. Luyện đọc lại bài
- GV h/d HS cách đọc bài thơ diễn cảm: đọc với giọng thông thả, nhẹ nhàng. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
- GV đọc mẫu.
- Cho HS đọc thuộc lòng (2,3) khổ. Thi giữa các nhóm.
- Gọi 1 số HS khá giỏi đọc thuộc cả bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV chốt nội dung.
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Ôn tập cuois học kì I
- HS đọc bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS nối tiếp đọc.
- HS p/â từ khó.
- 6 em nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc phần chú giải sgk.
- Mỗi nhóm 6 HS lần lượt từng HS đọc 1 khổ thơ trong nhóm.
- 1 em đọc.
.
+ Anh Đom Đóm là lên đèn đi gác, lo cho người ngủ.
+ Trong đêm đi gác, anh Đom Đóm thấy chị Cò Bợ đang ru con ngủ, thấy thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm, anh sao Hôm chiếu xuống nước long lanh
- Học sinh phát biểu ý kiến 
- HS nhắc lại.
- HS theo dõi, 1 em đọc lại.
- HS đọc thuộc, thi đọc.
- HS K – G đọc thuộc.
- HS nhắc lại.
Toán : LUYỆN TẬP
 ... hẳng, ngồi lặng.
- HS viết b/c, đọc.
- 3 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở nháp.
- 1 đọc yêu cầu trong SGK
- HS làm bài . 
- Đọc lại lời giải và làm bài tập vào vở
- 3 dãy làm 3 từ.
TOÁN HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Bước đầu nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, góc, cạnh) của một hình chữ nhật.
- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh, góc)
- HS làm được bài tập 1,2,3,4.
II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bài dạy
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Tính 15 + 10 - 25 14 x 5 + 2
 25 + 10 : 2 (40 – 15) x 3
* Nhận xét, chữa bài, ghi điểm 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu hình chữ nhật.
A
B
C
D
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS gọi tên hình.
* Giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD
- Yêu cầu HS dùng thước để đo độ dài của các cạnh của hình chữ nhật
- Cho HS so sánh độ dài của cạnh AB và DC.
- So sánh độ dài cạnh AD và độ dài cạnh BC.
- So sánh độ dài cạnh AB với độ dài cạnh AD.
* Giới thiệu: Hai cạnh AB và DC được coi là hai cạnh dài của hình chữ nhật và hai cạnh này bằng nhau.
- Hai cạnh AD và BC được coi là hai cạnh ngắn của hình chữ nhật và hai cạnh này cũng có độ dài bằng nhau.
- Vậy hình chữ nhật có hai cạnh dài có độ dài bằng nhau AB = DC, hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau AD = BC.
- Yêu cầu HS dùng thước ê ke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật ABCD.
- Vẽ lên bảng một số hình và yêu cầu HS nhận diện đâu là hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS nêu lại các đặc điểm của hình chữ nhật.
3. Luyện tập 
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự nhận biết hình chữ nhật, sau đó dùng thước ê ke để kiểm tra lại.
* Chữa bài, ghi điểm 
Bài 2
- Yêu cầu HS dùng thước để đo độ dài các cạnh của hai hình chữ nhật sau đó báo cáo kết quả.
Bài 3:
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình, sau đó gọi tên hình và độ dài của các cạnh mỗi hình
* Hình chữ nhật ABNM có:
 AB = MN = 4cm, AM = BN = 1cm
* Hình chữ nhật MNCD có:
 MN = DC = 4cm, MD = NC = 2cm
* Hình chữ nhật ABCD có:
 AB = CD = 4cm, AD = BC = 3cm
* GV chữa bài, cho điểm HS
- Hỏi lại HS về đặc điểm của hình chữ nhật trong vừa học trong bài.
- Yêu cầu HS tìm các đồ dùng có dạng là hình chữ nhật.
Bài 4: 
- Cho HS vẽ vào vở.
- GV quan sát ,uốn nắn HS.
C. Củng cố - Dặn dò.
* Nhận xét tiết học
* Về nhà làm bài vào vở BT.
- Bài sau: Hình vuông.
- HS nêu qui tắc và làm bài
- Hình chữ nhật ABCD / Hình tứ giác ABCD
- HS đo
- AB = DC
- AD = BC
- AB > AD.
- Học sinh nhắc lại: AB = CD ; AC = BD.
- Hình chữ nhật ABCD có 4 góc cùng là góc vuông.
- Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc đều là góc vuông.
- Hình chữ nhật là MNPQ và RSTU, các hình còn lại không phải là hình chữ nhật.
- Độ dài AB = CD = 4 cm 
 AD = BC = 3 cm 
 MN = PQ = 5 cm 
 MQ = PN = 2 cm
- Các hình chữ nhật là: ABNM ; MNCD và ABCD
- HS nêu
- HS nêu yêu cầu 
TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA: N 
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa N (1 dòng) chữ Q, Đ (1 d). 
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ngô Quyền (1 d) và câu ứng dụng:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.(1 lần)
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa N, Q, Đ
- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
- Vở tập viết 3, tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:
- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
- HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng ở tiết trước.
B.Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn viết 
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa N
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ viết hoa và gợi ý HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa N .
- Viết lại mẫu chữ cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
* Viết bảng
- Yêu cầu HS viết chữ hoa N. GV chỉnh sửa cho từng HS.
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- GV giải thích từ Ngô Quyền:
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Ngô Quyền
GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
* GV giải thích câu ứng dụng
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết b/c: Đường, Non.
 GV theo dõi và sửa lỗi cho HS.
*Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết 3, tập 1
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV quan sát, uốn nắn HS.
- Thu và chấm 8 – 10 bài
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- HS về nhà luyện viết thêm 
- Bài sau: Ôn tập HKI.
Một số em lên B viết chữ L, Lê Lợi.
- Có chữ hoa N, Q, Đ	
- HS nhắc lại. 
- Quan sát, lắng nghe
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con.
- HS đọc.
- HS trả lời
- Bằng 1 con chữ O
- HS viết bảng con.
- 3 HS đọc: 
 - HS trả lời. 
- 1 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào b/c.
- HS viết: 
+ 1 dòng chữ N cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Đ, Q cỡ nhỏ
+ 1 dòng từ Ngô Quyền cỡ nhỏ
+ 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
TOÁN : HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được một số yếu tố (đỉnh, góc, cạnh) của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản (trên gấy kẻ ô vuông)
- HS làm được bài tập 1, bài 2, bài 3, bài 4.
II. Đồ dùng dạy học: -Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Hình chữ nhật là hình như thế nào?
- 2 cạnh dài của HCN như thế nào?
- 2 cạnh ngắn của HCN như thế nào?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu hình vuông
- Vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác.
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra 4 góc. 
- Yêu cầu HS đo các cạnh và kết luận.
* Kết luận: Hình vuông có 4 canh bằng nhau.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, liên hệ để tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông.
- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật.
3. Luyện tập 
Bài 1
- Nêu yêu cầu bài toán và yêu cầu HS làm bài
+ Hình EGHI là hình vuông vì hình vuông có 4 góc ở đỉnh là 4 góc vuông. 4 cạnh của hình bằng nhau.
* Nhận xét chữa bài ghi điểm học sinh.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó làm bài
Bài 3:
- Tổ chức cho HS tự làm bài và kiểm tra vở 
Bài 4: 
- Hướng dẫn HS vẽ hình vào vở
C. Củng cố - dặn dò.
- Về nhà luyện tập thêm về các hình đã học.
* Bài sau: Chu vi hình chữ nhật
- HS trả lời và vẽ HCN
- Nghe giới thiệu
- HS tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ giáo viên đưa ra.
- Các góc ở các đỉnh hình vuông đều là góc vuông.
- Độ dài các cạnh của một HV đều bằng nhau
- Chiếc khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền,...
- HS nêu
- HS dùng thước và ê ke để kiểm tra từng hình, sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
- HS đo và trả lời
+ Hình ABCD có độ dài mỗi cạnh là 3cm
+ Hình MNPQ có độ dài mỗi cạnh là 4 cm
- HS làm bài
TẬP LÀM VĂN VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Viết được một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị hoặc nông thôn.
II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện: “ Kéo cây lúa lên ”
- Kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn ?
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn viết thư
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Em cần viết thư cho ai ?
- Nội dung thư cần nói gì?
* Hướng dẫn: Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng em phải cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày của một bức thư. 
- GV treo bảng phụ có viết sẵn hình thức của bức thư và cho HS đọc.
- Gọi 1 HS làm bài miệng trước lớp.
- Yêu cầu HS viết thư
- Lưu ý: viết khoảng 10 câu , trình bày đúng hình thức, nội dung hợp lí
- Gọi HS đọc bài trước lớp
- GV chấm một số bài, nhận xét
C. Củng cố - dặn dò.
* Nhận xét tiết học
* Về nhà hoàn thành bức thư .
* Bài sau: Ôn tập cuối kì I.
- HS kể
- HS đọc yêu cầu
- Viết thư cho bạn
- Kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm bài.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung.
- HS đọc
-1 HS khá trình bày, lớp theo dõi và nhận xét 
- Thực hành viết thư
- HS đọc thư của mình, lớp nhận xét, bổ sung ý kiến 
TN-XH : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:	Giúp HS:
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
II. Đồ dùng dạy học: tranh ảnh liên quan đến bài học
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông ?
- Khi đi trên đường vì sao em luôn chú ý đến biển báo giao thông ?
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn ôn tập
* Hoạt động 1: Ai nhanh - Ai giỏi
MT: Củng cố về các bộ phận và nhiệm vụ của các cơ quan trong cơ thể
CTH: Chia lớp thành 4 nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi vào phiếu
Cơ quan
Tên các bộ phận
Chức năng
Các bệnh thường gặp
Cách đề phòng
.....
- Cho đại diện nhóm trình bày
* GV kết luận: Mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khoẻ mạnh.
* Hoạt động 2: Gia đình yêu quý của em
MT: Củng cố những kiến thức, hiểu biết về gia đình
CTH
- Phát cho mỗi HS một phiếu bài tập, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phiếu, vẽ sơ đồ về các thành viên trong gia đình và giới thiệu về công việc của mỗi người.
Gia đình yêu quý của em
Họ và tên:
Gia đình em sống ở:
Các thành viên trong gia đình em:
Công việc của mọi người:
Các thành viên
Làm việc gì?
Làm ở đâu?
Bố
Mẹ
Anh
......
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả của mình.
- GV chốt ý, tuyên dương
C.Củng cố - dặn dò.
- Trò chơi : Hộp thư chạy
- Nhận xét, tuyên dương
- Bài sau: Ôn tập và kiểm tra( tiết 2)
- HS trả lời
- HS nhận phiếu và thảo luận
- N1: Cơ quan hô hấp
- N2: Cơ quan tiêu hoá
- N3: Cơ quan tuần hoàn
- N4: Cơ quan thần kinh
- HS trình bày
- HS nhận phiếu và thực hiện
- HS báo cáo kết quả
- HS tham gia trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 17 kns moi nhat.doc