Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Trường Tây C

I/ MỤC TIÊU :

 Hiểu đề tài chú bộ đội.

 Biết cách vẽ tranh đề tài chú bộ đội. Tập vẽ tranh đề tài chú bộ đội.

 Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

II/ CHUẨN BỊ:

 GV: Tranh về đề tài bộ đội. Hình gợi ý cách vẽ.

 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.

III/ LÊN LỚP :

1. Ổn định.

2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ tư, ngày 14 tháng 12 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 33 VẼ TRANH . ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI 
I/ MỤC TIÊU :
Ø Hiểu đề tài chú bộ đội.
Ø Biết cách vẽ tranh đề tài chú bộ đội. Tập vẽ tranh đề tài chú bộ đội.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Tranh về đề tài bộ đội. Hình gợi ý cách vẽ.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: vẽ tranh . đề tài chú bộ đội
ó Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số tranh và gợi ý để HS nhận ra :
+ Tranh, ảnh về đề tài cô, chú bộ đội.
+ Tranh vẽ về đề tài cô, chú bộ đội rất phong phú : bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân, 
+ Ngoài hình ảnh cô, chú bộ đội còn có thêm hình ảnh khác để tranh sinh động hơn
- GV gợi ý HS nêu lên những tranh về đề tài bộ đội mà em biết.
ó Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV yêu cầu HS nhớ lại hình ảnh cô chú bộ đội :
+ Quân phục : quần, áo, mũ và màu sắc
+ Trang thiết bị : vũ khí, xe, pháo, tàu thủy, máy bay, 
- GV gợi ý cách thể hiện nội dung. Có thể vẽ :
+ Chân dung có hoặc chú bộ đội.
+ Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháp.
+ Bộ đội vui chơi với thiếu nhi.
+ Bộ đội giúp dân (thu hoạch mùa, chống bão lũ, )
- Nhắc HS cách vẽ :
+ Vẽ hình ảnh chính trước.
+ Ngoài hình ảnh cô hoặc chú bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh động hơn.
 ó Hoạt động 3: Thực hành.
- GV gợi ý HS tìm cch thể hiện nội dung
- Nhắc HS vẽ màu , chọn hình chính phụ.
- Gợi ý HS vẽ thêm cảnh vật cho sinh động, nhưng phải phù hợp với từng nội dung tranh.
- Quan sát, gợi ý HS:
+ Vẽ hình như đã hướng dẫn
+ Vẽ màu: phù hợp với nội dung, màu có đậm, có nhạt
- GV theo dõi, hướng dẫn
ó Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Bố cục, hình dáng
+ Màu sắc
- HS chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhắc lại cách vẽ tranh.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập Vẽ tranh. Đề tài chú bộ đội (t.t) : chuẩn bị tiết sau vẽ vào giấy A4
TUẦN 17
3C: 14.12.2011
3D: 15.12.2011
Thứ tư, ngày 14 tháng 12 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 34 ÔN TẬP VẼ TRANH . ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI 
I/ MỤC TIÊU :
Ø Hiểu đề tài chú bộ đội.
Ø Biết cách vẽ tranh đề tài chú bộ đội. Thực hành tập vẽ tranh về đề tài chú bộ đội vào vở tập vẽ.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Tranh về đề tài bộ đội. Hình gợi ý cách vẽ.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Ôn tập vẽ tranh . đề tài chú bộ đội (t.t)
ó Hoạt động 1: Thực hành.
- GV gợi ý HS tìm cách thể hiện nội dung.
- Nhắc HS cách vẽ : Vẽ hình ảnh chính, phụ.
+ HS vẽ thêm cảnh vật cho sinh động, nhưng phải phù hợp với từng nội dung tranh.
- Quan sát, gợi ý HS : Vẽ hình như đã hướng dẫn.
+ Vẽ màu : phù hợp với nội dung, màu có đậm, có nhạt.
ó Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về :
+ Cách thể hiện nội dung đề tài.
+ các hình ảnh (sinh động); Bố cục, hình dáng.	+ Màu sắc.
- HS chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhắc lại cách vẽ tranh.	- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ theo mẫu. Vẽ lọ hoa : tìm một số lọ hoa làm vật mẫu.
TUẦN 17
Thứ tư, ngày 14 tháng 12 năm 2011
Thể dục
Tiết 33 : ÔN BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KĨ NĂNG
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN - TRÒ CHƠI “ CHIM VỀ TỔ”
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
- Biết cách đi 1-4 hàng dọc theo nhịp.
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
 _ Địa điểm: Trên sân trường
 _ Phương tiện : Còi , kẻ sân.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1/ Phần mở đầu
_ GV nhận lớp phổ
biến nội dung , yêu cầu giờ học
 _ Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân
 _ Đứng tại chỗ khởi động các khớp
+ TC “ Làm theo hiệu lệnh”
_ GV hướng dẫn cho HS chơi
_ Ôn bài TDPTC
+ Lớp trưởng hô cho HS tập
2/ Phần cơ bản
a/ Tiếp tục ôn các động tác ĐHĐN và RLTTCB đã học: Tập phối hợp động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng , quay phải , quay trái, đi đều 1-4 hàng dọc.
_ Chỉ huy hô cho cả lớp tập
_ Chia tổ cho HS tập
_ GV nhận xét, tuyên dương
b/ Trò chơi “ Chim về tổ”
_GV nêu tên trò chơi
 _ GV nêu mục đích trò chơi
 _ GV phổ biến luật chơi và cách chơi
 _ GV tổ chức cho HS chơi nháp
 _ GV tổ chức cho HS chơi thi đua
 _ GV quan sát nhận xét
3/ Phần kết thúc
 _ Thả lỏng 
 _ Nhận xét tiết học 
 _ Chuẩn bị bài sau
Thứ năm, ngày 15 tháng 12 năm 2011
Thể dục
Tiết 34 : ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - BÀI TẬP RÈN LUYỆN 
TƯ THẾ VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
- Biết cách đi 1-4 hàng dọc theo nhịp.
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
 _ Địa điểm: Trên sân trường
 _ Phương tiện : Còi , kẻ sân.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1/ Phần mở đầu
_ GV nhận lớp phổ
biến nội dung , yêu cầu giờ học
 _ Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân
 _ Đứng tại chỗ khởi động các khớp
+ TC “ Kéo cưa lừa xẻ”
_ GV hướng dẫn cho HS chơi
_ Ôn bài TDPTC
+ Lớp trưởng hô cho HS tập
2/ Phần cơ bản
a/ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng , đi đều theo 1-4 hàng dọc
_ GV tổ chức cho HS tập theo tổ
_ GV quan sát , nhắc nhở , giúp đỡ HS
b/ Ôn đi vượt chướng ngại vật.
_ Cả lớp thực hiện theo đội hình hàng dọc
_ Từng tổ trình diễn đi đều .
c/ Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”
 _GV nêu tên trò chơi
 _ GV nêu mục đích trò chơi
 _ GV phổ biến luật chơi và cách chơi
 _ GV tổ chức cho HS chơi nháp
 _ GV tổ chức cho HS chơi thi đua
 _ GV quan sát nhận xét
3/ Phần kết thúc
 _ Thả lỏng 
 _ Nhận xét tiết học 
 _ Chuẩn bị bài sau
TUẦN 17
Thứ năm, ngày 15 tháng 12 năm 2011
Đạo đức
Tiết 33 BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (t2 )
I/ MỤC TIÊU :
Ø Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước .
Ø Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Vở bài tập Đạo đức 3. Một số bi ht về chủ đề bi học.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Biết ơn thương binh liệt sĩ.
+ Chúng ta có những việc làm gì để thể hiện sự biết ơn thương binh, liệt sĩ?
- GV nhận xét, khen ngợi.
3. Bài mới: biết ơn thương binh, liệt sĩ (t2 )
ó Hoạt động 1: HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên.
- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một tranh (hoặc ảnh) của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết:
	+ Người trong tranh (hoặc ảnh) là ai?
	+ Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó?
	+ Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về người anh hùng, liệt sĩ đó.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo các tấm gương đó.
ó Hoạt động 2: HS kể lại một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ mà em biết.
- Một số HS trình bày
- Sau phần trình bày của mỗi nhóm, cả lớp nhận xét.
- GV kết luận: những việc nên làm, liên hệ giaùo duïc HS.
GV kết luận chung: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
4. Củng cố- Dặn dò.
Chúng ta có những việc lm gì để thể hiện sự biết ơn thương binh, liệt sĩ?
Dặn các em về nhà xem lại bài
Chuẩn bị: Ôn tập Biết ơn thương binh, liệt sĩ: hát về những người anh hùng.
TUẦN 17
Thứ năm, ngày 15 tháng 12 năm 2011
Thủ công
Tiết 17 CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ (T1)
I/ MỤC TIÊU :
Ø HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
Ø Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
Ø Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng, cân đối.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Mẫu chữ VUI VẺ cắt đ dn v mẫu chữ VUI VẺ cắt để rời chưa dn. Tranh quy trình kẻ, cắt, dn chữ VUI VẺ.
Ø HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới: cắt, dán chữ vui vẻ (T1)
óHoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- Giới thiệu mẫu chữ VUI VẺ.
- Quan sát và nêu tên các chữ cái.
- Nhắc lại cách kẻ, cắt, các chữ V, U, E, I.
- Nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ.
ó Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
- Bước 1. Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?).
+Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, I, E giống như đã học ở các bài trước.
+ Cắt dấu hỏi (?), kẻ dấu hỏi (?) trong 1 ô vuông như hình 2a.
+ Cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật sang mặt màu được dấu hỏi (?) (h.2b).
- Bước 2. Dán thành chữ VUI VẺ.
+ Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt được trên dường chuẩn như sau:
Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1 ô; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi (?) dán phía trên chữ E (h.3).
+ Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ cái và dán vào các vị trí đã ướm. Dán các chữ cái trước, dán dấu hỏi (?) sau.
+ Đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán, miết nhẹ cho các chữ dính phẳng vào vở (h.3).
ó Hoạt động 3: Thực hành kẻ, cắt các chữ và dấu hỏi (?).
- Thực hnh kẻ, cắt, các chữ cái àv dấu hỏi (?) của chữ VUI VẺ.
- GV theo dõi , hướng dẫn những HS còn lúng túng.
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Cắt, dán chữ VUI VẺ (t.t)
TUẦN 17
Thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tự nhiên và xã hội
Tiết 33 AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
I/ MỤC TIÊU :
Ø Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Tranh sưu tầm của học sinh.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: làng quê và đô thị.
w Giáo viên kiểm tra phần vẽ tranh của học sinh tiết trước.
w Vài học sinh lên trình bày về bức tranh của mình.
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: 
óHoạt động 1: Hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.
- HS quan sát các hình SGK/64;65, chỉ và nói người nào đi đúng, người nào đi sai.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV chốt ý.
ó Hoạt động 2: luật giao thông đối với người đi xe đạp.
- Giáo viên chia nhóm, 4 học sinh/nhóm.
+ Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
- Một số nhóm trình bày.
- GV căn cứ vào ý kiến các nhóm để phân tích tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông.
Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
óHoạt động 3: Ý thức chấp hành luật giao thông.
Chơi trò chơi đèn xanh đèn đỏ.
- Học sinh cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
- Trưởng trò hô: Đèn xanh: cả lớp quay tròn hai tay, Đèn đỏ: cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị.
- Trò chơi được lặp đi lặp lại nhiều lần, ai làm sai sẽ hát 1 bài.
4. Củng cố - dặn dò
- Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
- Vài học sinh nhắc “bạn cần biết” SGK. Giáo viên chốt nội dung, liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, pphát biểu xây dựng bài
- Chuẩn bị: Ôn tập và kiểm tra : Xem lại các nội dung bài đã học. 
3C: 19.12.2011
3D: 16.12.2011
Thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Thủ công
	TIẾT 34: ÔN TẬP CẮT DÁN CHỮ VUI VẺ
I. MỤC TIÊU:
Học sinh biết vận dụng kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt dán chữ “VUI VẺ”.
Kẻ, cắt, dán chữ “VUI VẺ” theo đúng quy trình kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ VUI VẺ.
Giấy thủ công, kéo, hồ dán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3.Bài mới: ƠN TẬP CẮT DÁN CHỮ VUI VẺ
* Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
+ Giáo viên giới thiệu chữ mẫu VUI VẺ (h.1).
+ Giáo viên gọi vài học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán các chữ cái V, U, I, E.
+ Giáo viên nhận xét và củng cố cách k3, cắt chữ cái (h.1).
* Hoạt động 2: Thực hnh theo hướng dẫn.
- Bước 1. Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?).
+Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, I, E giống như đã học ở các bài trước.
+ Cắt dấu hỏi (?), kẻ dấu hỏi (?) trong 1 ô vuông như hình 2a.
+ Cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật sang mặt màu được dấu hỏi (?) (h.2b).
- Bước 2. Dán thành chữ VUI VẺ.
+ Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt được trên dường chuẩn như sau:
Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1 ô; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi (?) dán phía trên chữ E (h.3).
+ Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ cái và dán vào các vị trí đã ướm. Dán các chữ cái trước, dán dấu hỏi (?) sau.
+ Đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán, miết nhẹ cho các chữ dính phẳng vào vở (h.3).
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt các chữ cái và dấu hỏi (?) của chữ VUI VẺ.
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Cắt, dán chữ VUI VẺ (t.t)
Thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Đạo đức
Tiết 34 ÔN TẬP BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ 
I/ MỤC TIÊU :
Ø Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước .
Ø Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Vở bài tập Đạo đức 3. Một số bài hát về chủ đề bài học.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Biết ơn thương binh liệt sĩ.
+ Kể tên các liệt sĩ nhỏ tuổi mà em biết?
+ Chúng ta cĩ những việc lm gì để thể hiện sự biết ơn thương binh, liệt sĩ?
- GV nhận xét, khen ngợi.
3. Bài mới: Ơn tập biết ơn thương binh, liệt sĩ
ó Hoạt động 1: Thảo luận câu chuyện về những người anh hùng
- GV chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận về câu chuyện của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo các tấm gương đó.
ó Hoạt động 2: Hát về những người anh hùng.
- Các nhóm chọn ra bài hát ca ngợi những người anh hùng. Các bài hát tiêu biểu như: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, Lý Tự Trọng, .
- Sau phần trình bày của mỗi nhóm, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Chúng ta có những việc làm gì để thể hiện sự biết ơn thương binh, liệt sĩ?
- Dặn các em về nhà xem lại bài - Chuẩn bị: Ôn tập HK I: xem lại các bài đã học.
TUẦN 17
Thứ hai, ngày 19 tháng 12 năm 2011
Sinh hoạt ngoại khóa
Tiết 17: Vẽ tranh đề tài: Quê em
I/ MỤC TIÊU :
- Học sinh vẽ được bức tranh đề tài Quê em
II/ CHUẨN BỊ: 
- Tranh sưu tầm cảnh đẹp Quê em
III/ LÊN LỚP :
1.Ổn định tổ chức:
Ht bi ht : Quê hương tươi đẹp
2. Sinh hoạt theo chủ điểm:
a. Thực hành vẽ tranh:
- Mỗi học sinh tự vẽ một bức tranh đề tài Quê em vào giấy A4
- Học sinh tự chọn và tô màu tùy thích vào tranh cho đẹp
b. Đánh giá nhận xét tranh vẽ:
- Học sinh hoàn thành bức tranh và trình bày trên bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét chọn bức tranh đẹp nhất – tuyên dương
- Giáo viên nhận xét kết luận chung
3. Nhận xét buổi sinh hoạt.
Tuyên dương: Học sinh tích cực trong giờ học
Nhắc nhở học sinh chưa tốt
4 . Dặn dò: 
- Chuẩn bị cho giờ sinh hoạt sau: Biểu diễn văn nghệ những bài hát ca ngợi quê hương đất nước
Thứ ba, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tự nhiên và xã hội
Tiết 34 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HK I
I/ MỤC TIÊU :
Ø Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Hình các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Tranh, ảnh do học sinh sưu tầm.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định
2. KTBC: An toàn khi đi xe đạp.
w Theo bạn, người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: ôn tập và kiểm tra HK i
óHoạt động 1: Kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
- Giáo viên chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan cơ thể con người. Các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Học sinh quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh.
- Học sinh chơi theo nhóm. Chia thành đội chơi.
- Giáo viên chốt những đội gắn đúng và sửa lỗi cho những đội gắn sai.
- Động viên học sinh học yếu và nhút nhát.
óHoạt động 2: Kể tên một số bệnh thường gặp ở các cơ quan.
- Chia nhóm và thảo luận.
+ Kể tên một số bệnh thường gặp ở các cơ quan?
+ Để phòng tránh được các bệnh đó, chúng ta cần phải làm gì?
- Đại diện một số HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận
4. Củng cố- Dặn dò.
- Em làm gì để giữ cho các cơ quan trong cơ thể luôn sạch sẽ, không bị bệnh?
- Giáo viên chốt nội dung, liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Ôn tập (t.t): Giới thiệu về gia đình em, về các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liện lạc
TUẦN 17
Thứ ba, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Âm nhạc
Tiết 33 ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: 
 Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, ngày mùa vui
I/ MỤC TIÊU :
Ø Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết hát đúng giai điệu.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Nhạc cụ gõ đệm.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Gọi HS hát lại bài hát “Ngày mùa vui” 
3. Bài mới: Ôn tập 3 bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, ngày mùa vui
ó Hoạt động 1: Ôn bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết
- Cho HS hát lại vừa gõ theo đệm theo 3 kiểu gõ – Hát kết hợp một vài động tác vận động .
-Yêu cầu các nhóm hoặc cá nhân thi hát và thi biểu diễn.
ó Hoạt động 2: Ôn bài : Con chim non 
- Yêu cầu cả lớp ôn lại bài hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/4 
- Chia lớp thành hai đội một đội hát một đội chơi trò chơi sau đó đổi bên .
ó Hoạt động 3: Ôn bài hát : Ngày mùa vui 
- Cho học sinh chia thành 3 nhóm hát theo kiểu nối tiếp .
- Nhóm 1 : Hát Ngoài đồng lúa chín thơm ”
- Nhóm 2 : “ Con chim hót trong vườn ...
- Nhóm 3 : “ Nô nức ”
- Cả 3 nhóm cùng hát câu thứ 4 : “Có đâu vui nào vui hơn ”
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Chuẩn bị: kết hợp gõ đệm thật tốt 3 bài hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 17 cac mon 2011.doc