Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009 - Trịnh Thị Hà

Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009 - Trịnh Thị Hà

I - Mục tiêu.

A - Tập đọc.

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai: ruộng nương, lên rừng, lập mưu,.Hiểu nghĩa 1 số từ trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu,.Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta,.

 - Đọc lưu loát toàn bài; Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.

 - Khâm phục và biết ơn các anh hùng dân tộc.

B - Kể chuyện.

- Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

- Kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung của câu chuyện. Tập trung theo dõi bạn kể.

- Biết ơn các anh hùng dân tộc.

II - Đồ dùng.

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 23 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009 - Trịnh Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
 Thứ hai ngày 12 tháng 01 năm 2009
tập đọc - kể chuyện
Hai Bà Trưng
I - Mục tiêu.
A - Tập đọc.
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai: ruộng nương, lên rừng, lập mưu,...Hiểu nghĩa 1 số từ trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu,...Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta,...
	- Đọc lưu loát toàn bài; Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
 - Khâm phục và biết ơn các anh hùng dân tộc. 
B - Kể chuyện.
- Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung của câu chuyện. Tập trung theo dõi bạn kể.
- Biết ơn các anh hùng dân tộc.
II - Đồ dùng.
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
Tiết 1: Tập đọc
	1- Giới thiệu bài.
	2- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ, tiếng phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
 * Hướng dẫn ngắt nghỉ 1 số câu văn dài.
 * Giải nghĩa các từ mới.
3- Tìm hiểu bài.
?+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta?
 + Hai Bà Trưng có tài và có trí lớn như thế nào?
 + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
 + Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa?
 + Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
 + Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?
Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu và luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn.
- ...chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ ... Lòng dân căm hận ngút trời.
-...rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông.
-...vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
............
- ...thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.
-...vì Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là 2 vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện.
4- Luyện đọc lại.
- Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng ở 1 số từ ngữ ca gợi thắng lợi vĩ đại của cuộc khởi nghĩa và luyện đọc diễn cảm toàn bài.
5- Kể chuyện.
?+ Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh quan sát lần lượt từng bức tranh => kể nội dung tương ứng với từng bức tranh đó.
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm câu chuyện => Đại diện các nhóm lên kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện.
- Yêu cầu 1, 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
6- Củng cố - Dặn dò.
 - Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì ?
 - Nhận xét giờ học.
- Học sinh luyện đọc hay bài tập đọc.
............
- Học sinh quan sát tranh và kể nội dung tương ứng với từng bức tranh đó.
- Học sinh kể theo nhóm đôi.
- Học sinh kể lại câu chuyện.
- Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng và bất khuất.
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay.
toán
Các số có bốn chữ số
I- Mục tiêu.
	- Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0). Bước đầu biết đọc, viết các số có 4 chữ số và nhận ra thứ tự của các số trong 1 nhóm các số có 4 chữ số.
	- Rèn kỹ năng đọc, viết các số có 4 chữ số và nhận biết ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- Các tấm bìa, mỗi tấm có 100, 10 hoặc 1 ô vuông.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Giới thiệu số có 4 chữ số.
- Cho học sinh lấy một tấm bìa có 100 ô vuông.
- Yêu cầu học sinh nhận biết tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông => mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.
- Yêu cầu học sinh lấy lần lượt các tấm bìa để thành các nhóm có tất cả 1423 ô vuông.
?+ Có tất cả? ô vuông?
+ Số ô vuông này tương ứng với? đơn vị?
- Giáo viên giới thiệu bảng ghi các hàng: từ hàng đơn vị => hàng nghìn.
	+ Coi 1 là một đơn vị thì hàng đơn vị có 3 đơn vị ta viết 3 ở hàng nào?
	+ Coi 10 là một chục thì ở hàng chục có? chục?
	* Yêu cầu học sinh lên gắn thẻ số tương ứng với 2 chục?
	* Yêu cầu học sinh lên viết số 2 vào hàng tương ứng? 
- Tương tự viết số 4 ở hàng trăm, số 1 ở hàng nghìn.
- Số gồm1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị viết là 1423. Đọc là: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
	?+ Số 1423 gồm? chữ số? 
	 + Chữ số 1 chỉ giá trị?
- Yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ 1 số có 4 chữ số. Đọc số đó và chỉ rõ giá trị của mỗi chữ số trong số đó.
3- Thực hành.
	Bài 1, 2. Hướng dẫn học sinh làm trong bảng phụ.
	Bài 3. Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
	?+ Nhận xét đặc điểm của dãy số trên?
- Học sinh lấy 1 tấm bìa có 100 ô vuông.
- Học sinh thực hành trên tấm bìa.
-...một nghìn, bốn trăm, hai mươi ba ô vuông.
-...một nghìn bốn trăm hai mươi ba đơn vị.
-...hàng đơn vị.
-...2 chục.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh viết số 2 vào hàng chục.
-...4 chữ số.
-...1000.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- Học sinh làm bài.
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
đạo đức
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (Tiết 1)
I- Mục tiêu.
	- Biết được trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
	- Tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
	- Có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II- Đồ dùng.
 Vở bài tập đạo đức 
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Bài mới.
3- Các hoạt động.
a- Hoạt động 1: Phân tích thông tin.
Mục tiêu: Biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế. Học sinh hiểu trẻ em có quyền tự do, kết giao bạn bè.
- Yêu cầu học sinh quan sát 2 bức tranh trong vở bài tập đạo đức - 30. Thảo luận và tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
Kết luận: Thiếu nhi Viết Nam cũng có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
b- Hoạt động 2: Biết thêm về nền văn hoá, về cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực.
- Yêu cầu học sinh nêu câu hỏi 2 trong vở bài tập đạo đức - 30 => trả lời.
Kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ... nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương đất nước mình, yêu hoà bình...
c- Hoạt động 3: Biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
?+ Nêu yêu cầu bài tập 2 - 30 vở bài tập đạo đức?
- Yều các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
Kết luận: Có rất nhiều việc cần làm để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế: Lấy chữ kí, quyên góp, ủng hộ thiếu nhi những nước bị thiêu tai, chiến tranh,...
- Học sinh quan sát tranh trong vở bài tập đạo đức và thảo luận nhóm theo yêu cầu của bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh nêu và trả lời câu hỏi.
- Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Học sinh làm việc theo nhóm và trình bày kết quả thảo luận.
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
 Thứ ba ngày 13 tháng 01 năm 2009
tập đọc
Báo cáo kết quả tháng thi đua. Noi gương chú bộ đội
I - Mục tiêu
	- Đọc đúng các từ dế đọc sai: làm bài, noi gương, lao động,...Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp.
	- Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch từng nội dung, đúng giọng 1 bản báo cáo.
	- Có thói quen mạnh dạn, tự tin khi điều khiển một cuộc họp tổ, họp lớp.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Đọc thuộc và trả lời câu hỏi liên quan đến bài "Bộ đội về làng"
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.
* Giải nghĩa một số từ mới.
c- Tìm hiểu bài.
?+ Báo cáo trên là của ai?
 + Bạn đó báo cáo với những ai?
 + Bản báo cáo gồm những nội dung gì?
 + Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
d- Luyện đọc lại.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu và luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài.
-...bạn lớp trưởng.
-...tất cả những bạn trong lớp.
-... nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp và đề nghị khen thưởng
* Để thấy lớp đã thực hiện đợt thi đua như thế nào.
* Để mọi người tự hào về lớp, tổ, bản thân.
* Tổng kết những ưu, nhược điểm của lớp, tổ, cá nhân.
- Đọc cá nhân.
- Thi đua đọc giữa các tổ.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
toán
Luyện tập
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về đọc, viết các số có 4 chữ số (mỗi chữ số đều khác 0). Làm quen với các số tròn nghìn (1000 => 9000).
	- Rèn kĩ năng đọc, viết các số có 4 chữ số và nhận biết thứ tự của các số có 4 chữ số trong từng dãy số.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Yêu cầu mỗi học sinh tự viết 1 số có 4 chữ số. Đọc số đó và nêu giá trị của các chữ số trong số đó?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện tập.
 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm việc trong bảng con. Giáo viên đọc số.
- Nêu giá trị của các chữ số giống nhau trong 1 số (VD: 1911).
 Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Lưu ý: Với những số có chữ số hàng đơn vị là 1, 4, 5 cần đọc theo đúng quy định.
 Bài 3:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
?+ Nhận xét đặc điểm của từng dãy số?
Bài 4:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên giới thiệu 1000, 2000 là những số tròn nghìn.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nêu đặc điểm của dãy số trên tia số?
?+ Số tròn nghìn là những số như thế nào?
- Học sinh viết số vào bảng con.
- Học sinh đọc lại số đó.
- 2 học sinh đổi chéo vở để kiểm tra.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Các số trong dãy số đều hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
-...là dãy số tròn nghì từ 0 đến 9.000.
-...là những số có tận cùng là 3 chữ số 0.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Chính tả
Hai Bà Trưng
 ... u bài.
b- Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
?+ Khi giặc dụ dỗ hứa phong tước vương, Trần Bình Trọng trả lời ra sao?
 + Em hiểu câu nói này của Trần Bình Trọng như thế nào?
 + Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
 + Câu nào được đặt trong ngoặc kép, sau dấu 2 chấm?
- Yêu cầu học sinh tìm những từ dễ viết sai trong bài và hướng dẫn luyện viết.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a, vào vở bài tập Tiếng Việt.
- 2 học sinh đọc lại.
- Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.
-...yêu nước, thà chết ở nước mình, không thèm sống làm tay sai giặc, phản bội Tổ quốc.
-...chữ đầu câu, đầu đoạn, các tên riêng.
-...câu nói của Trần Bình Trọng trả lời quân giặc.
- Học sinh luyện viết từ ngó vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Lên bảng chữa bài trên bảng phụ.
3- Củng cố - dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
 tập viết
Ôn chữ hoa N
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết chữ hoa N (Nh) thông qua bài tập ứng dụng.
	- Viết đúng, đẹp tên riêng Nhà Rồng và câu ứng dụng:
Nhớ sông lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà
	- Cận thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Mẫu chữ viết hoa N (Nh)
	- Tên riêng Nhà Rồng.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
a- Luyện viết chữ viết hoa.
?+ Tìm các chữ viết hoa trong bài?
- Yêu cầu học sinh nêu lại quy trình viết chữ Nh, R.
- Hướng dẫn học sinh luyện viết chữ Nh, R.
b- Luyện viết từ ứng dụng: Nhà Rồng.
- Nhà Rồng là một bến cảng ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1911, từ bến cảng này Bác đã ra đi tìm đường cứu nước.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về độ cao, khoảng cách giữa các chữ và luyện viết từ ứng dụng.
c- Luyện viết câu ứng dụng.
+ Sông Lô: Con sông chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
+ Nhị Hà: Tên gọi khác của sông Hồng.
- Yêu cầu học sinh luyện viết từ: Ràng, Nhị Hà.
d- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu => học sinh viết bài vào vở.
- Chấm, và nhận xét bài chấm.
- N (Nh), R, L, C, H.
- Học sinh nêu quy trình viết.
- Học sinh luyện viết trên bảng con.
- Học sinh luyện viết trên bảng con: Nhà Rồng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Học sinh luyện viết trên bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
 tự nhiên xã hội
Vệ sinh môi trường (tiếp)
I- Mục tiêu.
	- Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ.
	- Biết giải thích tại sao cần phải xử lý nước thải.
	- Giáo dục ý thức và hành vi đúng phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.
II- Đồ dùng.
	- Các hình trang 72, 73 sách giáo khoa.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1. Quan sát tranh.
Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 72.
?+ Nói và nhận xét những gì quan sát thấy trong hình? Theo em hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sông không?
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về:
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ con người? Theo em nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,...cần cho chảy ra đâu?
Kết luận: Trong nước thải có chữa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lý thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
2- Hoạt động 2: Giải thích được tại sao cần phải xử lý nước thải.
?+ Cho biết ở gia đình hoặc địa phương em nước thải được chảy vào đâu? Cách xử lý như vậy hợp lý chưa? nên xử lý như thế nào thì hợp vệ sinh?
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trang 73 và trả lời câu hỏi:
?+ Theo em, hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao?
 + Theo em, nước thải có cần được xử lý không?
Kết luận: Việc xử lý các loại nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
- Học sinh quan sát tranh và nêu nhận xét.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh trả lời theo những gì mình đã quan sát thấy ở địa phương.
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận theo nhóm các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3- Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 01 năm 2009
tập làm văn
Nghe kể: Chàng trai Làng Phù ủng
I - Mục tiêu
	- Nghe kể câu chuyện "Chàng trai Phù ủng và viết lại câu trả lời cho câu hỏi b, c đúng nội dung, đúng ngữ pháp, rõ ràng, đủ ý.
	- Rèn kỹ năng nói và viết. Kể lại đúng, tự nhiên câu truyện và viết rõ ràng, đủ ý theo câu hỏi bài.
	- Mở rộng vốn Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn học sinh nghe kể.
?+ Nêu yêu cầu bài 1?
?+ Đọc 3 câu hỏi gợi ý?
- Giáo viên kể lại câu chuyện lần 1.
?+ Truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
- Giáo viên nói sơ lược về tiểu sử Trần Hưng Đạo.
- Giáo viên kể lần 2.
- Yêu cầu học sinh đọc các câu hỏi và học sinh khác trả lời lần lượt từng câu hỏi a, b, c?
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên kể?
- Yêu cầu học sinh kể theo vai câu chuyện?
3- Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên chấm và nhận xét một số bài.
- Nghe - kể....
- Học sinh đọc.
- Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, quân lính.
- Học sinh đọc và trả lời từng câu hỏi.
- Các nhóm kể và đại diện từng nhóm lên kể trước lớp.
- Học sinh kể theo vai câu chuyện.
- Học sinh trả lời vào vở.
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
toán
Số 10.000 - Luyện tập - 97
I- Mục tiêu.
	- Nhận biết số 10.000 (mười nghìn hoặc một vạn). Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có 4 chữ số.
	- Rèn kỹ năng nhận biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có 4 chữ số.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- 10 tấm bìa viết số 1000.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Tự nghĩ một số có 4 chữ số. Phân tích số đó thành tổng các trăm, chục, đơn vị?
2- Giới thiệu số 10.000.
- Yêu cầu học sinh lấy 8 tấm bìa có ghi 1000.
?+ Có tất cả? tấm bìa.
 + Đọc số tương ứng với số tấm bìa.
- Yêu cầu học sinh lấy thêm một tấm bìa1000.
?+ Được mấy tấm bìa?
 + Lên bảng viết số tương ứng với số tấm bìa? Đọc số?
- Yêu cầu học sinh lấy thêm một tấm bìa 1000.
?+ Được mấy tấm bìa? Viết số? Đọc số? 
Giáo viên:10 nghìn còn đọc là 1 vạn.
 + Số 10.000 gồm? chữ số? mấy chữ số 1 và mấy chữ số 0?
- Giáo viên đưa ra 1 chữ số 2 và 4 chữ số 0 được số nào? Đọc số.
3- Luyện tập.
 Bài 1: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
?+ Số tròn nghìn là những số có đặc điểm gì? Đọc các số đó?
 Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
?+ Số tròn trăm là những số như thế nào? Đọc các số đó?
 Bài 3: Tương tự bài 2.
 Bài 4: Hướng dẫn học sinh làm lần lượt vào bảng con.
?+ Muốn tìm số liền sau (liền trước) của một số bất kỳ làm như thế nào?
 Bài 5: Yêu cầu học sinh làm vở.
?+ Nhận xét đặc điểm dãy số trên?
 + Trong dãy số, số nào là số tròn trăm, số nào là số tròn nghìn?
8000 tấm bìa.
8000
9000 tấm bìa.
9000.
10.000
......
- Học sinh đọc lại.
- 20.000 - học sinh đọc.
- Học sinh làm bài.
- Đọc các số vừa viết.
- Học sinh làm bài trên bảng con.
-...các số trong dãy số hơn (kém) một đơn vị (hoặc đây là dãy số cách đều 1).
-......
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Thể dục
Hát nhạc
Em yêu trường em
( Nhạc và lời : Ngô mạnh Thu )
I.Mục tiêu:
Hát thuộc lời, đúng giai điệu và tiết tấu 
Hát đều giọng, đúng nhịp, rõ lời, biết gõ đệm thành thục theo nhịp, phách. 
Biết bài hát là một sáng tác của tác giả Ngô Mạnh Thu 
 II.Chuẩn bị của GV:
Hát chuẩn bài hát Em yêu trường em
Tranh vẽ cảnh HS đang trên đường đi học
 III.Các hoạt động chủ yếu:
1.ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2.Kiểm tra bài cũ ( không kiểm tra vì là bài đầu của học kỳ II
3.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1:Dạy bài hát Em yêu trường em 
Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát
Cho HS xem tranh minh hoạ cảnh đi đến trường của các em HS .
GV cho HS nghe băng hát mẫu, sau đó GV đệm đàn hát lại một lần nữa .
Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. Bài chia thành 4 câu hát. Mỗi câu chia làm 2 câu ngắn để HS dễ thuộc lời.
Dạy hát: Dạy từng câu, chú ý cách lấy hơinhững chỗ cuối câu.
Cho HS hát lại nhiều lần để thuộc giai điệu, tiết tấu bài hát. Nhắc HS hát rõ lời đều giọng.
GV sửa những câu hát chưa đúng, nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ gõ đệmtheo phách và tiết tấu lời ca.
GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách
Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách.
GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Hướng dẫn HS đứng hát, nhún chân nhịp nhàng bên trái- phải theo nhịp bài hát
Củng cố – dặn dò: 
 Hoạt động của học sinh
Ngồi ngay ngắn , chú ý nghe
HS xem tranh
Nghe băng mẫu
Tập đọc lời ca theo tiết tấu 
Tập hát theo hướng dẫn của GV
HS hát : Đồng thanh
 Dãy, nhóm 
 Cá nhân
HS theo dõi và lắng nghe
HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách 
HS hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca 
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
HS lắng nghe , ghi nhớ.
 sinh hoạt lớp
Tuần 19
I- Kiểm điểm công tác tuần 19.
	a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần.
	b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần:
	- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở để bước sang học kỳ II.
	- Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ truy bài vẫn tái diễn, 
	- Tích cực luyện chữ, giữ vở sạch chữ đẹp. Chữ viết có tiến bộ:
	- Tham gia đầy đủ các buổi múa hát, sinh hoạt tập thể do trường tổ chức.
	-Ngăn chặn tình trạng sử dụng chất cháy nổ trong dịp tết
 -Dặn dò học sinh khi nghỉ tết
II- Phương hướng phấn đấu.
	- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	- Tham gia đầy đủ các cuộc thi do nhà trường phát động.
	- Nghiêm cấm hiện tượng nói tục khi giao tiếp với bạn. 
	- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan lop 3 T19 0910.doc