Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết số 1000. Nhận biết được số tròn nghìn. Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số.

- Đọc, viết thành thạo các số trong phạm vi 10000.

- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.

- HS: SGK, vở ghi, các khối lập phương

 

docx 17 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 19
( Từ ngày 16/1 đến 20/1/2023)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
16/1
HĐTN
55
SHDC: Củng người thân sắm tết 
HĐTN
56
HĐGDTCĐ: Lao động và thu nhập gia đình 
Toán
92
Số 10000
Tiếng Việt
129
 Nghe-viết: Buổi sáng 
Ba 
17/1
Tiếng Việt
130
Luyện tập: Mở rộng vốn từ hiện tượng thiên nhiên. Câu cảm, câu khiến
Toán
93
Luyện tập
GDTC
38
Bài tập phối hợp di chuyển vượt qua chứng ngại vật trên địa hình (tiết 5)
TNXH
38
Một số bộ phận của động vật và chức năng của chúng (tiết 3)
Tư
18/1
Tiếng Việt
131+132
Đọc: Mưa
Viết: Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ 
Tiếng Anh
76
Unit 5: Sports & Hobbies. Lesson 2.1
Toán
94
So sánh các số trong phạm vi 10000
Năm
19/1
NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN
Sáu
20/1
NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN
TUẦN 19 Thứ Hai ngày 16 tháng 1 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 55: Sinh hoạt dưới cờ: Cùng người thân sắm tết 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS biết những công việc chuẩn bị đón tết.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS có ý thức tự giác chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cùng với gia đình.
- HS có thái độ thân thiện, giúp đỡ chia sẻ với mọi người.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video chuẩn bị hành trang cho các chuyến đi.
- HS: Sách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS hát.
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Xem video các bài hát về Tết. 
- Gv chiếu video.
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi với câu hỏi sau:
+ Các bạn đang làm gì?
+ Các bạn biểu diễn như thế nào?
+ Không khí mọi người như thế nào?
- Gọi từng cặp đôi lên bảng trình bày.
- Gọi hs nhận xét.
- GV NX, KL: Các bạn đang biểu diễn văn nghệ để chuẩn bị đón chào một năm mới sắp đến. Mọi người đều vui mừng và hào hứng...
Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc của em.
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 với câu hỏi:
+ Bạn đã cùng với gia đình làm những công việc gì để chuẩn bị đón Tết?
+ Khi làm xong những công việc đó, bố mẹ bạn cảm thấy như thế nào?
+ Cảm xúc của bạn thế nào khi làm xong những
công việc đó?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV NX, KL: Chuẩn bị Tết Nguyên Đán mỗi thành viên trong gia đình đều tham gia dọn dẹp nhà cửa để nhà chúng ta được sạch sẽ, tạo cho mỗi người bầu không khí, tinh thần phấn chấn, tràn trần đầy năng lượng trước thềm năm mới
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát.
+ Đang thể hiện các bài hát về chủ đề Tết.
+ Các bạn biểu diễn rất tự nhiên
+ Thấy rất vui và hào hứng.
- Cặp đôi lên bảng trình bày.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
+ Lau bàn ghế, lau cửa, lau nhà,
+ Thấy rất vui
+ Vui và thích thú
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 56: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Lao động và thu nhập gia đình
I. Yêu cầu cần đạt
- HS chia sẻ về công việc của người thân mang lại thu nhập cho gia đình. 
- Thiết kế được sơ đồ tư duy về thu nhập của gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: Bài giảng PowerPoint, SGK, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi với quả bóng: “Mình cần gì để sống?”
- GV giới thiệu luật chơi: GV tung bóng cho ai thì người đó nói đến một thứ cần thiết cho cuộc sống của gia đình mình.
- GV tung bóng cho khoảng 10 – 15 HS và đặt câu hỏi gợi ý (HS lần lượt nói: ăn uống, quần áo, sách vở để học, đồ giải trí, quà sinh nhật, đi du lịch,).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Cuộc sống gia đình chúng ta cần rất nhiều thứ. Muốn có những thứ đó, người thân của các em đều phải lao động để kiếm tiền chi trả. Chúng ta đã bao giờ hỏi xem, thu nhập của họ thế nào chưa? Chúng ta đã bao giờ hỏi người thân xem, họ có cảm thấy áp lực, vất vả khi kiếm tiền để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình chưa?
- GV đưa ra thẻ từ THU NHẬP (GV giải thích: Số tiền một người được nhận khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp hoặc lao động trong một thời gian nhất định). GV nói thêm: Bố mẹ em đi làm, cuối tháng sẽ được nhận lương. Đó là thu nhập. Người thân trồng cam, cuối vụ bán cam được một khoản tiền – đó là thu nhập.
- HS tham gia chơi.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Kể về công việc của người thân mang lại thu nhập cho gia đình 
- GV mời HS làm việc cặp đôi. GV đề nghị HS cùng nhắm mắt trong một phút, hình dung ra người thân của mình: Họ làm gì mỗi sáng, ra khỏi nhà vào lúc nào, đi đâu?Họ mặc trang phục thế nào? Khi trở về, họ có mệt mỏi không? Có khi nào họ tỏ ra rất vui và chia sẻ với em về công việc của mình không?
- GV mời HS chia sẻ với bạn:
+ Người thân của em làm nghề gì?
+ Thu nhập gia đình em có được từ những hoạt động nào của người thân? (Đi làm, làm thêm, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán,).
+ Theo em, công việc của người thân có vất vả không, có khó không?
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV giải thích kĩ hơn cho HS biết thế nào là TIỀN LƯƠNG; thế nào là LAO ĐỘNG và thu nhập không phải TIỀN LƯƠNG, từ đó gợi ý cho HS quyết tâm tìm hiểu kĩ hơn về công việc lao động của người thân và thu nhập hằng tháng của họ.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh làm việc nhóm đôi
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập
Hoạt động 2: Thiết kế sơ đồ tư duy về thu nhập của gia đình
- GV đề nghị HS thảo luận nhóm về nội dung các nhánh của sơ đồ tư duy: Gia đình em có những thành viên nào có lao động mang lại thu nhập? Có các nguồn thu nhập khác như trồng cây, chăn nuôi, bán hàng không?
- GV mời trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt: Chúng ra cần biết về thu nhập của người thân để cổ vũ, động viên người thân trong công việc, tham gia hỗ trợ để có thêm thu nhập cho gia đình.Đồ vật luôn giữ gìn!”
- Học sinh chia nhóm 2 chia sẻ.
- Đại diện các trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
4. Củng cố, tổng kết
- GV gợi ý HS về nhà phỏng vấn người thân về các nguồn thu nhập trong gia đình.
- Viết, vẽ lại sơ đồ tư duy theo nội dung đã thống nhất trên lớp..
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
IV. Ðiều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 92: Số 10000
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết số 1000. Nhận biết được số tròn nghìn. Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số.
- Đọc, viết thành thạo các số trong phạm vi 10000.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi, các khối lập phương.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Gv cho HS chơi trò chơi: Vòng quay may mắn”
- GV đưa ra trò chơi cho HS tham gia quay. Mỗi lần quay đến tên bạn nào thì bạn đó chọn 1 số có bốn chữ số và đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài.
- 6 HS tham gia chơi.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
- GV cho HS lấy 8 khối lập phương lớn (khối 1000) và xếp thành một hàng rồi hỏi: Có mấy nghìn?
- Gv cho HS lấy thêm 1 khối lập phương lớn, xếp tiếp vào hàng vừa xếp ở trên.
- Gv cho HS lấy thêm 1 khối lập phương lớn, xếp tiếp vào hàng vừa xếp ở trên.
- GV giới thiệu số 10000: đọc là mười nghìn hay một vạn.
- GV giới thiệu vị trí của số 10000 trên tia số chính là số liền sau của số 9999.
- HS lấy 8 khối khối lập phương và trả lời.
+ Có 8 nghìn.
- HS lấy thêm 1 khối lập phương lớn.
+ 8 nghìn thêm 1 nghìn là 9 nghìn.
- HS lấy thêm 1 khối lập phương lớn.
+ 9 nghìn thêm 1 nghìn là 10 nghìn.
- HS quan sát.
3. Luyện tập
Bài 1:
- GV NX.
Bài 2: 
- GV nhận xét.
Bài 3: 
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 4: 
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, lần lượt đọc kết quả
a) 2945; b) 5072; c) 6301; d) 8060.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, nêu kết quả
a) Số liền trước của số 10000 là số: 9999.
b) Số liền sau của số 8999 là số 9000.
c) Số 9000 là số liền sau của số 8999.
d) Số 4078 là số liền trước của số 4079.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, lần lượt đọc đáp án:
a) C; b) A; c) B.
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát, trả lời.
+ Nhà của bạn Việt là 3405; nhà của bạn Mai là 6450.
4. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi Ai nhanh ai đúng về các số có bốn chữ số. 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia chơi.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
....................................................................................... ... . Ðiều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thứ Tư ngày 18 tháng 1 năm 2023
Tiếng Việt
Tiết 131 + 132: Đọc: Mưa
Viết: Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ
I. Yêu cầu cần đạt
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Mưa”. Nhận biết được một số hình ảnh thơ về thế giới tự nhiên như: mặt trời, cây lá, sấm chớp,; về con người: cảnh gia đình bình dị, ấm áp. Hiểu nội dung bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
+ Viết đúng chữ viết hoa O, Ô, Ơ cỡ nhỏ, viết đúng từ và câu ứng dụng.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, đoạn thơ.
+ Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng, trình bày sạch đẹp. 
- Yêu thiên nhiên.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: Bài giảng Power point, SGK, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV chiếu câu đố lên bảng, yêu cầu 1-2 HS đọc câu đố. 
Tôi từ trời xuống
Tôi cho nước uống
Cho ruộng dễ cày
Cho đầy dòng sông
Cho lòng đất mát
(Tôi là gì)
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- 1-2 HS đọc.
- HS giải đố: Mưa.
- HS ghi tên bài vào vở. 
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc mẫu với giọng diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (5 khổ)
+ Khổ 1: Từ đầu đến trong mây.
+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến nước mát.
+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến mưa rào.
+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến reo tí tách.
+ Khổ 5: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- Luyện đọc từ khó: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, cụm lúa, xó kim, lửa reo, tí tách,... 
- HD cách ngắt nghỉ nhịp thơ: 
Chớp đông/ chớp tây//
Giọng trầm/ giọng cao//
Chớp dồn tiếng sấm//
Chạy trong mưa rào.//
- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 5.
- GV NX.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Tìm từ ngữ, chi tiết tả cảnh vật trên bầu trời trước lúc mưa?
2. Dựa vào khổ thơ 2 và 3, em hãy tả lại từng sự vật trong cơn mưa (cây, lá, gió, chớp).
3. Buổi chiều mưa, mọi người trong gia đình làm gì?
4. Vì sao mọi người lại thương bác ếch?
5. Hình ảnh của bác ếch gợi cho em nhớ tới ai?
6. Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?
- GV mời HS nêu nội dung bài thơ.
- GV chốt: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp đoạn. 
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc.
- HS đọc giải nghĩa từ.
- Các nhóm đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
+ Mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời chui vào trong mây.
- HS đọc khổ thơ 2 và 3.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Cây lá: xòe tay hứng làn nước mát.
+ Gió: reo, gió hát giọng trầm giọng cao
+ Chớp: Chớp đông, chớp tây, chớp dồn tiếng sấm, chạy trong mưa rào. 
+ Cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà xâu kim, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai. Khung cảnh gia đinhg thật ấm áp, mặc dù bên ngoài trời mưa gió.
+ Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ chưa.
+ Đến các bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa. 
- HS nêu chọn một khổ thơ mà mình yêu thích, nói rõ lí do vì sao em thích.
- 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng.
- GV cho HS đọc trong nhóm 5.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện viết
Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa 
- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ.
- GV viết mẫu lên bảng.
- GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp).
- Nhận xét, sửa sai.
- GV cho HS viết vào vở.
- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 5: Viết từ, câu ứng dụng 
a. Viết tên riêng
- GV mời HS đọc tên riêng.
- GV giới thiệu: Sông Ông Đốc thuộc tỉnh Cà Mau. Ddây là nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử của vùng đất Cà Mau từ thời kì đầu khai phá đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta.
- GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
b. Viết câu
- GV yêu cầu HS đọc câu.
- GV giới thiệu câu ứng dụng: Hai câu ca dao thể hiện niềm vui của người nông dân về thời tiết thuận hòa đã giúp cho công việc nhà nông trở nên thuận lợi.
- GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: Ơ, N. Lưu ý cách viết thơ lục bát.
- GV cho HS viết vào vở.
- GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc thuộc lòng.
- HS quan sát video.
- HS quan sát.
- HS viết bảng con.
- HS viết vở chữ hoa O, Ô, Ơ.
- HS đọc tên riêng: sông Ông Đốc.
- HS viết tên riêng sông Ông Đốc vào vở.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS viết câu thơ vào vở. 
4. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và giáo dục HS.
=> Tổng kết nội dung bài, giáo dục bảo vệ môi trường: Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta. Chúng ta cần bảo vệ môi trường để có nguồn nước mưa sạch.
+ Vậy cần bảo vệ môi trường như thế nào?
 - Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà đọc lại bài, xem trước bài sau
- HS lắng nghe.
+ Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ bầu không khí,.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Anh
 (Gv chuyên soạn-dạy)
Toán
Tiết 94: So sánh các số trong phạm vi 10000 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS biết cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000; xác định được số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm không quá 4 số (trong phạm vi 10 000).
- Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 10 000)
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. Chia lớp thành 2 đội. Gv đưa ra 5 số và cách đọc các số đó. Gọi mỗi đội 3 HS, YC HS gắn cách đọc với các số tương ứng. Nhóm nào gắn nhanh nhất thì giành chiến thắng. 
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài. 
- HS tham gia trò chơi.
- HS ghi vở. 
2. Khám phá
- GV YC HS quan sát hình ảnh trong phần khám phá và đọc lời thoại trong nhóm đôi.
- GV sử dụng các mô hình nghìn, trăm, chục, đơn vị xếp thành các số cho HS quan sát rồi so sánh.
- GV lấy một số VD khác, YC HS nêu cấu tạo số của những số đó rồi làn lượt so sánh từ hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. 
- YC HS nêu cách so sánh của từng cặp số. Sau đó rút ra kết luận.
=> GV chốt:
+ Trong hai số, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
+ Nếu hai só có cùng số các chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái qua phải.
+ Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.
- HS quan sát, đọc lời thoại trong nhóm đôi.
- HS quan sát và thực hiện theo.
- HS thực hiện so sánh các cặp số để rút ra kết luận.
- 2-3 HS nêu cách so sánh.
+ Trong hai số, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
+ Nếu hai só có cùng số các chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái qua phải.
+ Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
3. Luyện tập	
Bài 1: 
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- GV YC HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra đáp án.
- Gọi các nhóm trả lời từng câu hỏi.
? Em làm thế nào để tìm ra bạn ra khỏi mê cung qua cửa ghi số lớn nhất/bé nhất?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- GV YC HS làm vở, trao đổi chéo vở để kiếm tra bài
- Gọi các nhóm báo cáo.
? Để sắp xếp tên các cây cầu theo thứ tự từ dài nhất đến ngắn nhất em đã làm như thế nào?
- GV chốt lại đáp án đúng, NX, tuyên dương
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, lần lượt nêu kết quả
856 5381; 6 742 < 7 624
8 905 < 8 955
- HS đọc yêu cầu.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
a/ Bạn Việt ra khỏi mê cung qua cửa ghi số 1 240; Bạn Nam ra cửa ghi số 2 401; Bạn Mai ra cửa ghi số 1 420.
b/ Bạn Nam ra khỏi mê cung qua cửa ghi số lớn nhất.
c/ Bạn Việt ra khỏi mê cung qua cửa ghi số nhỏ nhất.
- HS đọc yêu cầu.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS làm bài cá nhân, trao đổi chéo vở
- 3-4 nhóm báo cáo kết quả.
a/ Trong những cây cầu đó, cây cầu Đình Vũ –Cát Hải dài nhất, cây cầu Cần Thơ ngắn nhất.
b/ Tên những cây cầu theo thứ tự từ dài nhất đến ngắn nhất: Cầu Đình Vũ, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân, cầu Cần Thơ 
4. Củng cố, tổng kết
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Cách so sánh hai số trong phạm vi 
10 000.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS nêu ý kiến.
IV. Ðiều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thứ Năm ngày 19 tháng 1 năm 2023
Nghỉ tết Nguyên đán
Thứ Sáu ngày 20 tháng 1 năm 2023
Nghỉ tết Nguyên đán 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_19_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx