Tập đọc – kể chuyện
HAI BÀ TRƯNG
I.MỤC TIÊU:
A Tập Đọc
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ: ruộng nương , lên rừng, lập mưu .
-Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
-Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì 1
-Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.
-Nắm được nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
Tuần 19 Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010 Tập đọc – kể chuyện HAI BÀ TRƯNG I.MỤC TIÊU: A Tập Đọc 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ: ruộng nương , lên rừng, lập mưu. -Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện. 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu: -Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì 1 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù. -Nắm được nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. - Giáo dục h/s yêu Tổ Quốc và ra sức học tập để xây dựng đất nước giàu mạnh. B Kể Chuyện 1.Rèn kĩ năng nói: HS dựa 4 tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện.Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe :Tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết đáng giá nhận xét lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: -Kiểm tra SGK tập 2 của HS TẬP ĐỌC B. BÀI MỚI: Hai Bà Trưng HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Luyện đọc - GV đọc toàn bài. -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Đọc từng câu + Đọc từng đoạn trước lớp -GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. +Đọc từng đoạn trong nhóm -GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng. +Thi đọc giữa các nhóm +Đọc đồng thanh Hướng dẫn tìm hiểu bài 1.Vì sao hai bà Trưng khởi nghĩa? 2.Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa? 3.Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? 4.Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính hai Bà Trưng? Luyện đọc lại -GV yêu cầu HS tự chọn một đoạn đọc diễn cảm . -GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt nhất. -HS kết hợp đọc thầm -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Đọc đúng các từ: ruộng nương , lên rừng, lập mưu -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu. - HS đọc các từ chú giải trong bài -Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn - Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau . -Các nhóm đọc đồng thanh . -Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài -(Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hạiông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân) -( Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà, tiếng trống đồng dội lên.) -(Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.) - (Vì Hai Bà là người đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.) -HS luyện đọc theo nhóm -HS thi đọc diễn cảm. KỂ CHUYỆN 1 2 GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo 4 tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện Hai Bà Trưng. Hướng dẫn kể chuyện theo tranh. -Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoa. -Yêu cầu 1 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1 theo tranh. -GV theo dõi, tuyên dương những HS kể tốt. -HS nghe yêu cầu. -HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. -1 HS khá kể . -Từng cặp HS tập kể . -4 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn trước lớp. -1-2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. -Sau mỗi lần HS kể,cả lớp bình chọn những HS kể chuyện hay nhất. IV CỦNG CỐ – DẶN DÒ -Câu chuyện ca ngợi điều gì? -Kể tên những vị anh hùng của dân tộc ta mà em biết? -GV nhận xét tiết học ;yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác o). - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản. - Giáo dục học sinh đọc , viết các số có 4 chữ số đúng , nhanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Mỗi HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: A. BÀI MỚI: Các số có bốn chữ số HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 Giới thiệu số có bốn chữ số * Giới thiệu số 1423: - GV đính lên bảng tấm bìa như hình vẽ trong SGK. - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét số ô vuông có trên tấm bìa. + GV lấy và đính các nhóm tấm bìa như hình vẽ trong SGK và yêu cầu HS lấy và xếp các nhóm tấm bìa lên bàn như hình vẽ trong SGK. Yêu cầu HS quan sát và hỏi: - Mỗi tấm bìa có mấy ô vuông? - Nhóm thứ nhất có mấy tấm bìa? - Nhóm thứ nhất có mấy ô vuông? - Làm thế nào em biết? - Nhóm thứ hai có mấy tấm bìa? - Vậy nhóm thứ hai có bao nhiêu ô vuông? - Nhóm thứ ba chỉ có hai cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm thứ ba có bao nhiêu ô vuông? - Nhóm thứ tư có mấy ô vuông? - GV chỉ vào và nói: Như vậy trên hình vẽ có 1000; 400; 20 và 3 ô vuông. + GV cho HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn. GV hướng dẫn HS nhận xét: - Coi 1 là một đơn vị thì hàng đơn vị có mấy đơn vị? - Coi 10 là một chục thì hàng chục có mấy chục? Viết ở đâu: - Coi 100 là một trăm thì hàng trăm có mấy trăm? - Coi1000 là một nghìn thì hàng nghìn có 1 nghìn, ta viết một nghìn ở đâu? - GV nêu: số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị. Viết là: 1423, đọc là: “ Một nghìn bốn trăm hai mươi ba”. - Gọi HS chỉ vào số 1423 và đọc. - GV hướng dẫn HS quan sát rồi nêu: Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải: chữ số 1 chỉ một nghỉn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số hai chỉ hai chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị. - Gọi HS nêu lại. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu bài mẫu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3:(a,b) - Tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống rồi đọc lần lượt các số trong dãy số. - GV nhận xét và tuyên dương những nhóm có lời giải đúng và nhanh nhất. - HS lấy ra một tấm bìa như hình vẽ trong SGK để lên bàn. - Mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông. - Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa. - Nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông. - Sử dụng phép đếm thêm 100 để có. - Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa? - Vậy nhóm thứ hai có 400 ô vuông. - Nhóm thứ ba có 20 ô vuông. - Nhóm thứ tư có 3 ô vuông. - Quan sát và nhận xét theo yêu cầu của GV. - Có 3 đơn vị. - Có 2 chục, ta viết 2 ở hàng chục. - Có 4 trăm, ta viết 4 ở hàng trăm. - Có 1 nghìn, ta viết 1 ở hàng nghìn. - Theo dõi. - HS nối tiếp nhau đọc theo yêu cầu của GV. - Theo dõi. - Nhiều HS nêu lại. - 1 em đọc bài mẫu, cả lớp đọc thầm. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Viết số: 3442. đọc số: ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai. - HS thi đua giữa các nhóm. IV CỦNG CỐ-DĂN DÒ - Yêu cầu cho một ví dụ về số có bốn chữ số, đọc số mình vừa cho ví dụ. - GV đọc một vài số yêu cầu HS viết số vào bảng con. - Về nhà làm bài tập 2/ 93. - GV nhận xét tiết học. Đạo đức ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ I.MỤC TIÊU: 1.Học sinh biết : -Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. -Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 2.HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. 3.HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Vở bài tập Đạo đức 3 -Các bài thơ, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP A. BÀI MỚI : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 Phân tích thông tin -Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh hoặc mẫu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các động đó. -Giáo viên kết luận : Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới; Thiếu nhi Việt Nam cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển. Du lịch thế giới trẻ các nước có những điểm gì giống nhau ? Những sự khác nhau đó nói lên điều gì ? Thảo luận nhóm -Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. -Giáo viên theo dõi các nhóm trình bày, sau đó liên hệ về những việc làm mà lớp vừa trình bày về tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế -Các nhóm thảo luận -Đại diện từng nhóm lên trình bày.Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. -Thiếu nhi các nước tuy khác về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống ,nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, gh ... n . Phong cảnh hiện ra rõ rệt . Trước bản , rặng đào đã trút hết lá . Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa . Câu 2 : Viết một vài câu có mô hình Ai , thế nào? Để tả từng sự vật sau . Hãy tham khảo các từ chỉ đặc điểm trong ngoặc để đặt câu : a) Một bông hoa hồng vào buổi sớm b) Cô giáo hoặc thầy giáo dạy lớp em c) Mẹ của em d) Một ngày hội ở trường em ( nghiêm , hiền , nhộn nhịp , dịu dàng , chăm chỉ , rực rỡ , tươi thắm , tận tuỵ ) . Câu 3 : Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi đoạn văn sau: a) Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ , nõn nà. b) Cây hồi thẳng cao tròn xoe. c) Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. d ) Giữ Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Câu 4 : Đọc đoạn văn sau rồi chép lại từng câu vào ô thích hợp trong bảng : Đồng cỏ Ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp đầu xuân . Không khí trong lành và rất ngọt ngào . Bầu trời cao vút , trập trùng những đám mây trắng . anh Giáo đứng bên đồng cỏ đã lâu lắm . Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh ----------------------------------------- Tiết 2 Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2006 Tập đọc BỘ ĐỘI VỀ LÀNG I MỤC TIÊU: 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ :rộn ràng, hớn hở, bịn rịn, xôn xao. -Biết đọc vắt dòng một số dòng thơ cho trọn vẹn ý. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ. 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu : -Hiểu các từ được chú giải trong bài. -Hiểu nội dung bài : ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thức dân Pháp. 3. Giáo dục học sinh yêu quý các anh bộ đội. 4.Học thuộc lòng bài thơ. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - 4 HS tiếp nối nhau kể lại đoạn câu chuyện Hai bà Trưng và trả lời các câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét, cho điểm. B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Hôm nay các em sẽ học bài tập đọc bài thơ Bộ đội về làng để thấy được tình cảm yêu thương của người dân Việt Nam ở một làng quê nghèo đối với bộ đội như thế nào. HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Luyện đọc - GV đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng êm ấm tràn đầy tình cảm.Đọc vắt dòng ở các dòng thơ:1+2, 3+4, 5+6, 8+9, 10+11. -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng dòng thơ + Đọc từng khổ thơ trước lớp + Đọc từng khổ thơ trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm + Đọc đồng thanh Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV chốt lại câu trả lời đúng 1. Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về? 2. Tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng đối với bộ đội? 3. Theo em vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy? -Bài thơ giúp em hiểu điều gì? Học thuộc lòng bài thơ -GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng câu thơ, từng khổ thơ rồi cả bài: xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng các câu thơ. -GV nhận xét, tuyên dương những cá nhân đọc thuộc, hay -HS kết hợp đọc thầm -HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ . -HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ, kết hợp nhắc học sinh ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng , các khổ thơ. Các anh về Mái ấm / nhà vui Tiếng hát /câu cười Rộn ràng xóm nhỏ.// Các anh về Tưng bừng trước ngõ, Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau.// Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về.// -HS đọc các từ được chú giải cuối bài. -Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ -Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau -Các nhóm đọc toàn bài. -Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài. -1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời - Mái ấm nhà vui, tiếnh hát câu cười rộn ràg xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo sau. - Mẹ già bịn rịn, vui đàn con ở rừng sâu mới về, nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở, bộ đội và dân ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau. - Vì bộ đội chiến đấu bảo vệ dân/ vì bộ đội chịu nhiều vất vả gian lao vì no ấm, hạnh phúc của nhân dân. -Ca ngợi tình quân dân thắm thiết. -HS đọc thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của GV. -HS thi đọc thuộc bài thơ dưới hình thức đọc tiếp sức. -Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc thuộc, hay. IV CỦNG CỐ –DẶN DÒ -Bài thơ cho em biết điều gì? -GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ ; đọc thuộc lòng cho người thân nghe -GV nhận xét tiết học. Tiết 3 Tiết 4 Tiết 1 Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2006 Tiết 2 Tiết 3 Tiết 4 Hát Nhạc HỌC HÁT BÀI : EM YÊU TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU : - HS biết bài hát Em yêu trường em do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác . Nhạc sĩ Hoàng Vân là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta . - Hát đúng giai điệu , thể hiện đúng các tiếng có luyến 2 âm hoặc 3 âm . - Giáo dục các em yêu mến trường lớp . thầy , cô giáo và bạn bè. II . CHUẨN BỊ : - Nhạc cụ , băng nhạc , máy nghe . - Một vài nhạc cụ gõ . - Chép lời ca vào bảng phụ. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A . KIỂM TRA BÀI CŨ : B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hôn nay các em sẽ học hát bài Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân . Đây là một bài hát được nhiều thế hệ học sinh yêu thích . HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 Hoạt động 1: Dạy hát bài Em yêu trường em. - Cho h/s nghe băng nhạc hoặc hát mẫu - Cả lớp đọc lời ca - Nêu nội dung bài hát - G/v dạy hát từng câu. - Chú ý những tiếng hát luyến 2 âm : + Cô giáo hiền , cắp sách đến trường , muôn vàn yêu thương , trong nắng thu vàng , của chúng em . - Những tiếng hát 3 âm : + Nào sách nào vở , nào phấn nào bảng , yêu sao yêu thế - Cho h/s chia nhóm để tập hát . - Cả lớp hát 1-2 lần. Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm * Đệm theo phách : Em yêu trường em với bao bạn thân x x xx x x xx - Tập hát nối tiếp : Chia h/s thành 2 đội : A-B A hát: " Em yêu trường..cô giáo hiền" B hát: " Như yêu..vàn yêu thương" - Tập gõ theo tiết tấu ( không hát lời , có thể đọc thầm ) Em yêu trường em với bao bạn thân x x x x x x x x Vận dụng tiết tấu đọc lời ca: Con cò bé bé Mẹ yêu không nào! - Lắng nghe - Đọc lời ca g/v đã chép sẵn ở bảng phụ - Thể hiện tình cảm của các bạn nhỏ với mái trường thân yêu của mình. - Hát từng câu theo g/v - Chia nhóm tập hát 3-4 lần - Hát 1-2 lần - H/s hát và gõ đệm theo phách dưới sự hướng dẫn của g/v 3 Củng cố - Dặn dò : - Các em vừa được tập hát bài gì? - Nêu nội dung bài hát . - Cả lớp hát 1 lần . - Về nhà học thuộc lời ca và tập hát , gõ đệm theo phách . - Nhận xét tiết học Tiết 5 ÔN TOÁN Bài 1: Tính giá trị của biểu thức : a) 876 + 23 - 300 = b) 112 x 4 : 2 = c) 25 + 5 x 5 = d) 160 - 48 x 3 = Bài 2 : Điền dấu > ; < ; = vào chỗ 3 chấm : a) ( 87 + 3 ) : 3 30 b) 25 + ( 42 - 11 ) .55 c) 100 .. 888 : ( 4 + 4 ) d) 50 ( 50 + 50 ) : 5 Bài 3 : Có 24 bạn nam và 21 bạn nữ , các bạn đứng xếp thành 5 hàng đều nhau . Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn ? Bài 4 : Mỗi gói mì cân nặng 40 g , mỗi quả trứng cân nặng 50g . Hỏi 3 gói mì và 1 quả trứng cân nặng bao nhiêu gam ? --------------------------------------------- Tiết 1 Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2006 Tiết 2 Tiết 4 Tiết 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Chủ điểm : " Chăm sóc công trình măng non" I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh nhận biết được " Chăm sóc cây cảnh" có rất nhiều lợi ích cho con người và môi trường cảnh quan. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ công trình măng non. II. CÁC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Công trình măng non dành cho lứa tuổi các em học sinh , thiếu niên và nhi đồng , công trình này rất bổ ích và thú vị , tham gia các công trình này có rất nhiều lợi ích cho con người , làm cho cảnh quan trường thêm xanh , sạch , đẹp, cho môi trường có một không khí trong lành. * Hoạt động 2: Mỗi lớp nhận chăm sóc 3 cây cảnh , trong lớp phân chia mỗi lần 6 bạn nhận trực tưới nước , chăm bón , xới đất cho cây , biết giữ gìn và bảo vệ công trình măng non của mình. SINH HOẠT LỚP 1 . Nhận xét tuần 19: - Duy trì sĩ số : h/s đi học đều đặn , đúng giờ . - Nề nếp: còn một số bạn chưa nghiêm túc khi xếp hàng vào lớp và ra về như: Thế , Đình Huy , Tông. - Vệ sinh: Một số h/s đi học ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, còn có một số bạn vệ sinh cá nhân chưa được sạch sẽnhư: Ha Chong, Ha Tiến. - Công tác Đội: Các bạn Quy , Tiên , Tơ,Phi, Trọng , Hùng , Bé , Trung ,Thảo, Hoàng ,Huyền tham gia các buổi sinh hoạt đội đầy đủ còn bạn Hà, Don, Nhiễu, Nhớt hay vắng mặt - Các khoản thu: còn 10 bạn chưa đóng tiền trường. 2. Kế hoạch tuần 20: - Duy trì sĩ số lớp: 100% , đi học đầy đủ. - Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ, không đùa nghịch. - Ăn mặc đồng phục khi đến lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt móng tay ( thứ 2 đầu tuần 20 kiểm tra vệ sinh). - Về học bài , làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. - Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của đội đề ra. - Các khoản thu: tiếp tục nhắc nhở động viên h/s nộp đầy đủ. - Cuối tuần 20 h/s được nghỉ tết âm lịch , nhắc nhở h/s ăn tết an toàn , vui vẻ . --------------------------------------- .
Tài liệu đính kèm: