Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : ngoại xâm, cướp, oán hận, Luy Lâu, vòm cây ; đọc trôi chảy toàn bài ; giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện ; đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì I.
- Hiểu nghĩa các từ : giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy hội, quân, giáp phục, phấn khích.
- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
▪ Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện . Giọng kể tự nhiên, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng đoạn.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY Học kì: I Từ ngày : 12 / 01 / 2011 Tuần : 19 Đến ngày: 16 / 01 / 2012 THỨ TIẾT MÔN TÊN BÀI DẠY 2 / 12 / 01 1 2 3 5 TĐ –KC TĐ –KC Toán HĐTT Hai bà Trưng Hai bà Trưng Các số có bốn chữ so Chào cờ 3 / 13 / 01 1 2 3 Chính tả TNXH Toán ( Nghe – viết ) Hai bà Trưng Vệ sinh môi trường (tt) Luyện tập 4 / 14 / 01 1 2 3 4 5 Đạo đức Tập đọc Toán Tập viết Thể dục Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế Báo cáo kết quả tháng thi đua: Noi gương chú bộ đội Các số có bốn chữ số (tt) Ôn chữ hoa N (tt) Bài 27 : Trò chơi: “ thỏ nhảy “ 5 / 15/ 01 1 2 3 4 LTVC Toán Thủ công Thể dục Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào? Các số có bốn chữ số (tt) Ôn tập chương 2: Cắt,dán chữ cái đơn giản Bài 28 : Ôn Đội hình đội ngũ. Trò chơi: “ thỏ nhảy “ 6 / 16 / 01 1 2 3 4 5 Chính tả Toán TLV TNXH HĐTT ( Nghe – viết) Trần Bình Trọng Số 10.000 – Luyện tập Nghe – kể: Chàng trai làng Phù Uûng Vệ sinh môi trường (tt) Sinh hoạt lớp Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2009 Tiết 1+2 :Tập đọc – Kể chuyện: Hai Bà Trưng “Văn Lang” I/ Mục đích yêu cầu: ▪ Rèn kĩ năng đọc : - Đọc đúng các từ ngữ : ngoại xâm, cướp, oán hận, Luy Lâu, vòm cây ; đọc trôi chảy toàn bài ; giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện ; đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì I. - Hiểu nghĩa các từ : giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy hội, quân, giáp phục, phấn khích. - Nắm được ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. ▪ Rèn kĩ năng nói : - Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện . Giọng kể tự nhiên, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng đoạn. ▪ Rèn kĩ năng nghe : - HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa câu chuyện như SGK. - Bảng phụ viết đoạn : “Chúng thẳng tay chém giết. . . đánh đuổi quân xâm lược”. III/ Các hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 5’ 1’ 16’ 10’ 5’ 14’ 25’ 2’ 1/ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, hát tập thể. 2/ Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét sơ về kết quả học tập của HS ở học kì I. 3/ Bài mới: Ø Giới thiệu - GV ghi đề bài : Hai Bà Trưng. Ø Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : * Luyện đọc câu - GV hướng dẫn HS đọc từ khó: ngoại xâm, cướp, oán hận, Luy Lâu * Luyện đọc đoạn -Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc. * ngọc trai : viên ngọc lấy trong con trai, dùng làm đồ trang sức. * thuồng luồng : vật dữ ở nước, giống con rắn to, hay làm hại người. * Luyện đọc đoạn trong nhóm - HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm. * Thi đọc giữa các nhóm * Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,3 Ø Tìm hiểu bài: - 1 HS đọc đoạn 1. + Nêu tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ? - Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 câu của đoạn 2. * Mê Linh : vùng đất hiện nay thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. * nuôi chí : mang, giữ, nung nấu một ý chí, chí hướng. - Cả lớp đọc thầm đoạn 2. + Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào ? - Cả lớp đọc đồng thầm đoạn 3. + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ? + Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa.( HS quan sát tranh ) - 1 HS đọc đoạn 4. + Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào ? + Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ? + Qua bài tập đọc Hai Bà Trưng các em hiểu điều gì? * Giải lao tại chỗ. 4/Luyện đọc lại: - Đọc nối tiếp cả bài - Hướng dẫn HS đọc đoạn 1. - Gọi vài em thi đọc đoạn 1. - Gọi 2 HS thi đọc cả bài. - Cả lớp nhận xét, đánh giá. * Kể chuyện: Þ Dựa vào các tranh minh họá, các em hãy kể lại một đoạn chuyện. Để kể được chuyện, các em cần quan sát kĩ các tranh và nhớ lại cốt truyện. ▪ Tranh 1: Vẽ cảnh một đoàn người cởi trần, đóng khố đang khuân vác rất nặng nhọc ; vài tên lính giặc đang giám sát, vung roi quất vào đoàn người. Đây là gợi ý về cảnh tàn bạo của giặc, khơi dậy lòng căm thù giặc của nhân dân ta. Þ Cần kể bằng lời của mình, kết hợp với giọng điệu, nét mặt, cử chỉ. . . - Gọi 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Lần lượt từng cặp thi kể từng đoạn. 4/ Củng cố – dặn dò: + Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì ? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát . - HS lắng nghe. - HS theo dõi ở SGK. Từng em lần lượt đọc bài. 4 HS đọc bài và giải nghĩa từ. - HS đọc phần chú giải ở cuối bài HS đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm. - 2nhóm , mỗi nhóm 4 em thi đọc . - Cả lớp đọc đồng thanh, 3 HS đọc nối tiếp. - 1 HS đọc bài. + Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương ; bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạng. . . lòng dân oán hận ngút trời. - 4 HS đọc bài. - Cả lớp đọc đồng thầm. + Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. - Cả lớp đọc đồng thầm. + Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân. + Hai Bà mặc áo giáp phục thật đẹp , bước lên bành voi rất oai phong . đoàn quân rùng rùng lên đường ,giáo mác , cung mỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà , tiếng trống đồng dội lên . - 1 HS đọc bài. + Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù. + Vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. + Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. - 2nhóm , mỗi nhóm 4 em thi đọc - Cả lớp theo dõi - HS thi đọc đoạn 1 - 2 HS đọc bài - HS lắng nghe hướng dẫn. - 4 HS kể chuyện. - Lần lượt từng cặp thi kể. - Dân tộc ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay / Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng, bất khuất. - HS lắng nghe và thực hiện. & - Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ******************************************************** Tiết 3: Toán Các số có bốn chữ số I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0) - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản) II/ Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa 100 ô vuông ở bộ biểu diễn toán 3. III/ Các hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 5’ 1’ 14’ 17’ 2’ 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét sơ về kết quả kiểm tra CKI. - Nhắc nhở HS cố gắng hơn ở học kì II. 3/ Bài mới: Ø Giới thiệu - GV ø ghi đề bài: Các số có bốn chữ số. Ø Giới thiệu số có bốn chữ số. - Cho HS quan sát tấm bìa hình vuông có 100 ô vuông. (quan sát hình ở SGK) + Tấm bìa có mấy cột ô vuông ? + Mỗi cột có mấy ô vuông ? + Vậy tấm bìa này có tất cả mấy ô vuông ? - GV lần lượt lấy 10 tấm bìa, yêu cầu HS đếm : 100 ; 200 ; . . . ; 1000 ô vuông. Þ Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa như thế, vậy nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông ? + Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế, vậy nhóm thứ hai có mấy ô vuông ? + Nhóm thứ ba chỉ có 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm thứ ba có mấy ô vuông ? + Nhóm thứ tư có 3 ô vuông. Như vậy trên hình vẽ có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông. Yêu cầu HS quan sát các hàng. Þ Coi 1 là 1 đơn vị thì hàng đơn vị có 3 đơn vị ta viết 3 ở hàng đơn vị ; coi 10 là 1 chục, thì ở hàng chục có 2 chục ; ta viết 2 ở hàng chục ; coi 100 là 1 trăm thì ở hàng trăm có 4 trăm, ta viết 4 ở hàng trăm ; coi 1000 là 1 nghìn, thì ở hàng nghìn có 1 nghìn, ta viết 1 vào hàng nghìn. Số gồm : 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị Viết là : 1423, đọc là : “Một nghìn bốn trăm hai mươi ba” - Gọi vài HS đọc lại. Þ Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ hai chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị. - Gọi HS nêu lại. 4/ Luyện tập: Bài 1: Viết theo mẫu - Gọi 1 HS nêu bài mẫu. - Yêu cầu HS tự làm vào vở. Bài 2: Viết theo mẫu - GV kẻ bảng như SGK. - Yêu cầu HS làm theo mẫu. - GV theo dõi, sửa chữa cho HS. Bài 3: Số ? - Tổ chức cho 2 tổ thi làm nhanh ở bảng. - GV nhận xét, sửa chữa. 4/ Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo. - HS hát. - HS lắng nghe. - HS quan sát và thực hiện theo. + Có 10 cột ô vuông. + Mỗi cột có 10 ô vuông. + Tấm bìa có 100 ô vuông. - HS đếm : 100 ; 200 ; . . . ; 1000 ô vuông. - Nhóm thứ hai có 400 ô vuông. - Nhóm thứ ba có 20 ô v ... ........................................................... ************************************************************ Tiết 3: Tập làm văn Nghe – kể : Chàng trai làng Phù Ủng I/ Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói : - Nghe – kể câu chuyện : Chàng trai làng Phù ủng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. - Rèn kĩ năng viết : Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp (viết thành câu) rõ ràng, đủ ý. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa truyện : Chàng trai làng Phù Uûng. - Bảng lớp viết : ▪ 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện. ▪ Tên : Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) III/ Các hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 5’ 1’ 31’ 2’ 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Nhắc nhở HS học tốt hơn ở học kì II này. 3/ Bài mới: a. Giới thiệu - GV và ghi đề bài : Nghe – Kể: Chàng trai làng Phù Ủng. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. Þ Ở học kì II này , các em tiếp tục học nghe – kể lại một câu chuyện ; tập điều khiển một buổi họp tổ, họp lớp ; tập viết một đoạn thư ; ghi chép sổ tay ; thuật lại một số nội dung về quảng cáo hoặc tin tức, viết một đoạn văn kể và tả hợp chủ điểm. Bài 1: Nghe – kể chuyện. - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. Þ Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Ông sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng phù Ủûng (nay thuộc tỉnh Hải Dương) - Gọi 1 HS đọc các gợi ý kể chuyện. - GV kể lần 1. + Truyện có những nhân vật nào ? * Trần Hưng Đạo : tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (1285 - 1288). - GV kể lần 2. + Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ? + Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ? + Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ? - Yêu cầu HS kể theo nhóm. - Gọi đại diện nhóm thi kể. - Cả lớp nhận xét, đánh giá. Bài 2: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Gọi vài HS đọc bài làm của mình. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. 4/ Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặên HS về nhà tập kể lại câu chuyện vừa học. Chuẩn bị bài tiếp theo. - HS hát. - HS lắng nghe - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc các gợi ý kể chuyện. - HS lắng nghe. + Có : chàng trai làng Phù Ủng, Hưng Đạo Vương, những người lính. - HS lắng nghe + Chàng trai ngồi đan sọt. + Chàng trai mải mê đan sọt không thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra dời khỏi chỗ ngồi. + Vì Hưng Đạo Vương mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài : mải nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm chảy máu vẫn chẳng biết đau, nói rất trôi chảy về phép dùng binh. - HS trong nhóm lần lượt kể cho nhau nghe. - HS thi kể. - HS làm bài vào vở. Sau khi trò chuyện, Trần Hưng Đạo biết được chàng trai này giàu lòng yêu nước và nói rất trôi chảy về phép dùng binh nên Trần Hưng Đạo đã đưa chàng về kinh đô. - Vài HS đọc bài của mình. - HS lắng nghe và thực hiện. &- Rút kinh Nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. *************************************************** Tiết 4: Tự nhiên – Xã hội: Vệ sinh môi trường (tt) I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết : - Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khỏe. - Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. - Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải. II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình như SGK trang 72, 73. III/ Các hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1’ 5’ 1’ 26’ 2’ 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS trả lời + Địa phương em dùng các loại nhà tiêu nào ? Nêu cách giữ vệ sinh. + Hằng ngày, em phải làm gì để giữ vệ sinh nơi em sống ? - GV nhận xét, bổ sung. 3/ Bài mới: a. Giới thiệu - GVø ghi đề bài: Vệ sinh môi trường (tt). b. Các hoạt động: ▪ Hoạt động 1: Quan sát tranh. + Mục tiêu: biết được những hành vi đúng, hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống. + Cách tiến hành: Yêu cầu các nhóm quan sát tranh và thảo luận theo gợi ý : + Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai ? Hiện tượng trên có xảy ra nơi bạn đang sinh sống không ? - Gọi vài nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến. + Trong nước thải có gì gây hại cho sức khỏe của con người ? Ä Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước. ▪ Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh. + Mục tiêu: Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải. + Cách tiến hành : Yêu cầu từng nhóm trao đổi ý Kiến + Hãy cho biết ở gia đình em hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? Theo em, cách xử lí như vậy hợp lí chưa ? + Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh + Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh ? Tại sao ? + Theo bạn, nước thải có cần xử lí không ? Gọi vài nhóm trình bày trước lớp, các nhóm còn lại bổ sung. Ä Kết luận: Việc xử lí các loại nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết. 4/ Củng cố – dặn dò: - Gv nhận xét mtiết học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo. - HS hát. - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - Các nhóm quan sát tranh và thảo luận. - Hình 1 : cảnh người tắm dưới sông có cả người đổ rác và nước thải ra sông này, như thế là không hợp lệ ; đổ rác và nước thải ra sông như thế làm ô nhiễm môi trường nước. Hiện tượng này vẫn thường xảy ra ở vùng quê nơi bạn đang sống . . . + Nước thải sinh hoạt có nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người. - HS tự nêu tình hình xử lí nước thải ở gia đình, địa phương . . . + Ở địa phương em đang xây dựng cống thoát nước thải . . . - HS tự trả lời. + Hệ thống cống có nắp đậy hợp vệ sinh vì như thế mùi hôi từ cống sẽ ít bị bốc lên làm hôi thối. + Rất cần xử lí nước thải trước khi cho chúng chảy ra sông ngòi, ao hồ . . . + HS lắng nghe GV chốt ý cần nhớ. - HS lắng nghe và thực hiện. &- Rút kinh Nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ********************************************************* Tiết 5: Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp tuần 19 I/ Mục đích yêu cầu: - Tiếp tục ổn định tổ chức, nề nếp lớp ở học kỳ II. - HS có ý thức tôn trọng và tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học. - Nhận xét các mặt ưu khuyết điểm trong tuần. - Tổng kết tuần 19. Đề ra kế hoạch tuần 20. - HS phát huy tinh thần phê và tự phê. - Giáo dục HS thực hiện theo chủ điểm tháng 1: Nhi đồng chăm học, chăm làm. - Phụ đạo HS yếu. - Giáo dục an toàn giao thông cho HS. II/ Nội dung: * Hoạt động tập thể : 1.cho cả lớp sinh hoạt văn nghệ. 2.Tổng kết các mặt hoạt động tuần 19. -Tổ trưởng 3 tổ lần lượt nhận xét các mặt hoạt động của tổ trong tuần 19. - Cán sự các mặt nhận xét hoạt động của tuần 19. -Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của lớp. - GV nhận xét: + Ưu điểm: Qua một tuần học HS đi học chuyên cần, đúng giờ, đầu tóc gọn gàng, ăn mặc đồng phục. Có ý thức học tập, ngồi học nghiêm túc, sách vở đầy đủ, có phát biểu xây dựng bài sôi nổi, - Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp. + Tồn tại : Một số em học chưa chăm, còn nói chuyện chưa tập trung nghe giảng bài, chuẩn bị bài chưa chu đáo, còn lơ là ham chơi 3.Kế hoạch tuần 20: - HS thực hiện theo chủ điểm tháng 1: Mừng Đảng , Mừng xuân . - Giáo dục HS Ý thức về lễ truyền thống của dân tộc mừng tết nguyên đán. - HS tiếp tục duy trì nề nếp học tập, thực hiện “ Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài”, phát biểu xây dựng bài sôi nổi. - Giáo dục HS chăm học, chăm làm. - Thực hiện truy bài 15’ đầu buổi. - Thực hiện có kết quả “ Đôi bạn cùng tiến ” - Xếp hàng ra vào lớp nhanh,trật tự. HS ra về hàng một. - HS tập thể dục giữa giờ đều đẹp. - Trực nhật sạch sẽ, thực hiện tốt an toàn giao thông - Sinh hoạt văn nghệ: HS xung phong hát cá nhân, nhómchủ đề nói về Đảng, về Bác Hồ, Về anh bộ đội, về ngày xuân. III/ DẶN DÒ: - Các em về nhà học bài,làm bài, coi bài của tuần 20. -----------------------------------.-------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: