Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.

- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm). Chú ý không nên nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.

2. Kĩ năng: Biết xem lịch: gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, quý trọng thời gian.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (cột 1,2,4).

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tờ lịch năm 2004, 2005.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

 

doc 44 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22:
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: nhà bác học, cười móm mém.
 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho con người (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ).
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Ê - đi - xơn, lóe lên, miệt mài, móm mém, nổi tiếng, nảy ra,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Tranh ảnh minh họa câu chuyện sách giáo khoa. Bảng phụ viết đoạn 3 để hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- TBHT tổ chức chới trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
+ Nội dung: đọc thuộc lòng bài “Bàn tay cô giáo” và trả lời câu hỏi.
+ TBHT tổng kết trò chơi.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Lớp tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng đọc của từng đoạn: 
+ Đoạn 1: Đọc với giọng kể, chậm rãi thong thả để giới thiệu phát minh của Ê – đi – xơn.
+ Đoạn 2; Giọng kể thong thả; giọng bà cụ chậm và mệt mỏi; giọng Ê – đi – xơn hỏi bà cụ thể hiện sự ngạc nhiên.
+ Đoạn 3: Giọng Ê – đi – xơn reo lên mừng rỡ khi nảy ra sáng kiến; giọng bà cụ phấn chấn đầy hi vọng.
+ Đoạn 4: Giọng người dẫn chuyện thể hiện sự ngưỡng mộ, thán phục; giọng Ê – đi – xơn vui vẻ, hóm hỉnh; giọng bà cụ phấn khởi, vui mừng.
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
+ Nghe bà cụ nói vậy,/ bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi –xơn//. Ông reo lên:// 
Cụ ơi!// Tôi là Ê-đi-xơn đây//. Nhờ cụ/ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy//. (...)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ ùn ùn, thùm thụp. 
d. Đọc đồng thanh
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Ê - đi - xơn, lóe lên, miệt mài , móm mém, nổi tiếng, nảy ra...).
- Học sinh chia đoạn (4 đoạn như sách giáo khoa).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho con người.
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Hãy nói những điều em biết về Ê - đi - xơn? 
+ Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra từ lúc nào?
+ Bà cụ mong muốn điều gì?
+ Vì sao bà cụ lại ước được một cái xe không cần ngựa kéo?
+ Từ mong muốn của bà cụ đã gợi cho Ê - đi - xơn một ý nghĩ gì?
+ Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện?
+ Theo em khoa học đã mang lại lợi ích gì cho con người?
 => Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho con người
- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
+ Ê - đi - xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mỹ
+ Câu chuyện xảy ra ngay vào lúc ông vừa chế ra bóng đèn điện 
+ Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một loại xe
+ Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
+ Mong ước bà cụ gợi cho ông chế tạo chiếc xe chạy bằng dòng điện.
+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu của Ê – đi – xơn.
+ Khoa học đã cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người
- Học sinh lắng nghe.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện. 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao:
+ Đoạn 3: Ê-đi –xơn reo vui khi sáng kiến chợt lóe lên. Giọng bà cụ phấn chấn.
+ Nghe bà cụ nói vậy,/ bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi –xơn//. Ông reo lên:// 
Cụ ơi!// Tôi là Ê-đi-xơn đây//. Nhờ cụ/ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy//. (...)
-> Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.
- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 3.
- Xác định các giọng đọc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm.
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ).
* Cách tiến hành:
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
- Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa nội dung 4 đoạn trong truyện -> phân vai, dựng lại câu chuyện.
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
* Hướng dẫn dựng lại câu chuyện 
- Nhắc học sinh nói lời nhân vật do mình nhập vai. Kết hợp làm một số động tác điệu bộ.
* Tổ chức cho học sinh kể: 
- Học sinh tập kể.
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu. 
*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về việc gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Học sinh quan sát tranh.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện .
- Trao đổi, thống nhất......
- Học sinh kể chuyện cá nhân.
- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh.
- Cả lớp nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- Luyện kể cá nhân.
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, lao động cần mẫn (...)
6. HĐ ứng dụng (1phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nêu suy nghĩ của mình về nhà bác học Ê-đi-xơn.
- Tìm hiểu, sưu tầm những câu chuyện về nhà bác học vĩ đại, hết mình nghiên cứu khoa học và quan tâm đến cuộc sống của con người.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
TOÁN:
TIẾT 106: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm). Chú ý không nên nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
2. Kĩ năng: Biết xem lịch: gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, quý trọng thời gian. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (cột 1,2,4).
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tờ lịch năm 2004, 2005.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Trò chơi: Gọi thuyền
- TBHT điều hành chung.
- Cách chơi: 
+ Trưởng trò hô: Gọi thuyền, gọi thuyền.
+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai
+ Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên học sinh)
+ Học sinh hô: Thuyền... chở gì?
+ Trưởng trò: Thuyền....chở... tháng 11 có bao nhiêu ngày? (hoặc...)
 Một năm có mấy tháng? Nêu tên những tháng đó.
 Hãy nêu số ngày trong từng tháng?...
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi. 
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành (25 phút):
* Mục tiêu: 
- Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm). Chú ý không nên nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Trò chơi: Xì điện)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: Xì điện để h ...  NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Các hình trong sách giáo khoa trang 82, 83.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật?
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,
+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. 
- Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa 
*Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm:
+ Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 82 trong sách giáo khoa và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. 
+ Quan sát các hình 5, 6, 7 trang 83 trong sách giáo khoa và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ. 
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
*Kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ. 
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
*Mục tiêu: Biết phân loại các rễ cây sưu tầm được
*Cách tiến hành:
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ. 
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Kể thêm một số loại cây thuộc rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ.
- Nêu một số loại rau gia đình em trồng và cho biết mỗi rau thuộc loại rễ gì.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 2):
(Chương trình hiện hành)
BÀI 44: RỄ CÂY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được chức năng của rễ cây.
- Kể ra những ích lợi của một số rễ cây.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết về ích lợi của một số rễ cây.
3. Thái độ: Thích khám phá, tìm hiểu về thế giới thực vật.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Các hình trang 84, 85 trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
+ Có mấy loại rễ chính ngoài ra còn có những loại rễ nào? 
+ Kể một số loại cây thuộc rễ cọc?
+ Kể một số loại cây thuộc rễ chùm?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”.
- Học sinh nêu.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Nêu được chức năng của rễ cây.
- Kể ra những ích lợi của một số rễ cây.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
*Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ cây.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+ Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong sách giáo khoa trang 82.
+ Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được.
+ Theo bạn, rễ cây có chức năng gì?
- Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
*Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
*Mục tiêu: Kể ra được những lợi ích của một số rễ cây.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi gợi ý: Những rễ đó được sử dụng để làm gì?
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên cho học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì. 
*Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường
-Học sinh nêu 
-Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
-Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Kể tên một số loại cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường
- Kể tên các cây trồng ở nhà mình mà có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU: 
LUYỆN TIẾNG VIỆT: 
...........................................................................................
KĨ NĂNG SỐNG: 
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH – TUỔI DẬY THÌ
...........................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ :
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
..............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_2_ban_2_cot.doc