Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Tập đọc - Kể chuyện:

 AI CÓ LỖI.

I/Mục đích - yêu cầu:

- Tập đọc:

- Đọc trôi chảy cả bài- đọc đúng :khuỷu tay, nguyệch ra,Cô rét ti.

- Biết ngắt,nghĩ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ;bước đầu biết đọc phân biệt lời đẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .(trả lời được các câu hỏi trong SGk).

- Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Buổi sáng:	 Tuần 2: 
Thứ 2 ngày 31 tháng 8 năm 2009
 Tập đọc - Kể chuyện:
 Ai có lỗi.
I/Mục đích - yêu cầu:
- Tập đọc:
- Đọc trôi chảy cả bài- đọc đúng :khuỷu tay, nguyệch ra,Cô rét ti...
- Biết ngắt,nghĩ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ;bước đầu biết đọc phân biệt lời đẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .(trả lời được các câu hỏi trong SGk).
- Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện; bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài củ: 5’ .
- 2HS đọc bài : Hai bàn tay em - GV Nhận xét cho điểm.
B/. Bài mới: 30’
1/Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc:
a/ Giáo viên đọc bài văn.
b/ Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
 Tiết 2:
3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : 15’
- Hai bạn nhỏ trong truyện tên gì ?
- Vì sao 2 bạn nhỏ lại giận nhau? 
- Vì sao En- ri - cô hối hận, muốn xin lỗi Cô - rét- ti?
- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
- Bố đã trách mắng En – ri - cô như thế nào?
- Lời trách của Bố có đúng không? Vì sao?
- Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
4/ Luyện đọc lại:
- Giáo viên chọn đọc mẩu đoạn 1.
- Hai nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) đọc theo cách phân vai.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn ban đọc hay nhất.
 + Kể chuyện. 18’
1- Giáo viên nêu nhiệm vụ:
2- Hướng dẫn HS kể chuyện: Lưu ý HS:
- Đọc thầm mẫu và tranh quan sát minh hoạ.
- Từng HS tập kể cho nhau nghe.
- GV mời 5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện tốt nhất các yêu cầu.:
 +Về nội dung: Chuyển lời En - ri - cô thành lời mình-đúng trình tự.
 + Về diễn đạt: Nói thành câu ,dùng từ đúng.
 + Về cách thể hiện :Giọng kể - phối hợp điêu bộ, nét mặt.
 IV/ Củng cố dặn dò:2’
- Em học được gì qua câu chuyện này?
- GV nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể.
 Vệ sinh trường lớp.
I/ mục tiêu:
- HS biết làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.
- Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
II/ Đồ dùng.
- Chổi, dẻ lau, sọt rác, xúc rác.
III/Các hoạt động dạy học.
A/ Bài cũ:5’:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B/ Bài cũ:28’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm vệ sinh.
- Quét nhà dùng đến dụng cụ gì?
- Lau cửa, tủ. Cần đến dụng cụ gì?
- Nhặt rác cần đến dụng cụ gì?
+)Giáo viên chia nhóm theo dụng cụ:
- Nhóm 1: Quét nhà.
- Nhóm 2:Lau cửa, tủ, bảng.
- Nhóm 3: Nhặt rác xung quanh trường lớp.
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV tuyên dương các nhóm.
IV/ Cũng cố - dặn dò:2’.
Vì sao cần phải vệ sinh trường , lớp? Muốn trường lớp sạch đẹp ta phải làm gì?
 ---------------------------------
 Tự học
 Luyện viết bài :Quạt cho bà ngủ
I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài Quạt cho bà ngủ: 
- Rèn cho HS có kĩ năng chữa lỗi chính tả .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Bài mới: 33’
Nêu mục đích tiết học.
GV đọc bài viết, HS theo dõi lắng nghe.
- Bài thơ này nói lên điều gì?
- GV viết bài viết lên bảng.
Cho HS tự suy nghĩ tìm ra lỗi chính tả và tự viết bài vào vở. 
_ GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
GV nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------
 Hoạt động tập thể
 Bài 1: An toàn giao thông
I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các đường bộ.
- Nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn.
II/ Các hoạt động dạy học:
- Hoạt động 1: 10’. Giới thiệu các loại đường bộ.
- Cho HS quan sát bốn bức tranh ở SGK.
+ Tranh 1: Giao thông trên đường quốc lộ.
+ Tranh 2: Giao thông trên dường phố.
+ Tranh 3: Giao thông trên đường tỉnh ( huyện)
+ Tranh 4: Giao thông trên đường xã ( đường làng)
 Giáo viên cho HS nhận xét các con đường trên.
- Kết luận: 
- Hoạt động 2: 10’. Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ.
- HS thảo luận và trả lời.
- Tại sao đường quốc lộ, có đủ các điều nói trên lại hay xảy ra tai nạn giao thông?
- HS trả lời, GV kết luận.
- Hoạt động 3: 10’. Quy định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ.
- GV đưa ra các tình huống.
- Người đi trên đường nhỏ ( đường huyện) ra dường quốc lộ phải đi như thế nào?
- Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh phải đi như thế nào?
- HS trả lời, GV kết luận.
III/ Củng cố dặn dò: 5’
- GV nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------
 Toán :
 Trừ các số có ba chữ số(có nhớ một lần)
I/ Mục tiêu :
 - Biết cách tính trừ các số có ba chữ số .
 - Vận dụng vào giải toán có lời văn.
Giảm tải: Bài 1 bỏ cột 4,5. Bài 2 bỏ cột 3,4.
II/ Hoạt động dạy và học :
 A/ bài cũ : 5’ 2HS lên bảng đặt tính rồi tính :
 459 - 213 893 - 501
 B/ Bài mới : 28’
 1/ Giới thiệu bài :
 2/ Giới thiệu phép trừ : 432 - 215 
 - GV nêu phép tính .
 - Cho HS đặt tính dọc rồi thực hiện .
 - + 2 không trừ dược 5 ta lấy 12 - 5 = 7, viết 7nhớ 1 .
 + 1 thêm 1 =2 , 3 - 2 = 1 viết 1 .
 + 4 trừ 2 bằng 2 . 
 - GV lưu ý : phép trừ này khác các phép trừ đã học , đó là phép trừ có nhớ ở hàng chục .
3/ Giới thiệu phép trừ : 627 - 143 .
 - thực hiện tương tự như trên .
4/ Thực hành : HS làm BT 1,2,3 .
Bài 1:Bỏ cột 4,5
Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính.
Cho HS làm vào vở nháp.
 - GV theo dõi , hướng đẫn HS làm bài .
 HS đổi chéo vở để chữa bài .
 Bài 2 : Bỏ cột 3,4 .
GV viết lên bảng. Gọi 3 HS lên làm GV cùng cả lớp nhận xét.
 Bài 3,4.Củng cố ý nghĩa phép trừ .
Cho HS tóm tắt rồi giải.
Chấm 1 số bài cho HS .
III/ Củng cố - dặn dò : 2’ GV nhận xét giờ học .
 ------------------------------------------------------- 
 Tự nhiên - xã hội : 
 Vệ sinh hô hấp 
 I/ Mục tiêu : 
 Sau bài học , HS biết :
 - Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng .
 - Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp .- Giữ sạch mũi họng .
II/ Đồ dùng dạy học : các hình trang 8,9 _ SGK 
III. Các hoạt động dạy và học:
 * Hoạt động 1 : 15’ Thảo luận nhóm :
 - Bước 1 : Làm việc theo nhóm : HS quan sát hình 1,2,3 SGK.
 + Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì ?
 + Hằng ngày , chúng ta cần phải làm gì để giữ sạch mũi họng ?
 - Bước 2 : Làm việc cả lớp .
 + Yêu cầu mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi .
 + GV nhắc nhở HS có thói quen tập thể dục buổi sáng và giữ vệ sinh mũi họng
 * Hoạt động 2 : 15’ THảo luận theo cặp :
 - 2HS trong bàn cùng quan sát các hình ở trang 9 
- CHỉ và nói tên các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Gọi 1 số HS trình bày .
- HS liên hệ thực tế.
* Kết luận : 5’
 - Không nên ở trong nhà khi có người hút thuốc, làm vệ sinh phải đeo găng tay .
 - Luôn quét dọn và lau sạch đổ đạc.
 - Tham gia làm vệ sinh đường phố.
 ................................................................................................
Thứ 3 ngày 1 tháng 9 năm 2009
Thể dục :
Ôn đi đều - trò chơi :kết bạn
I/ Mục tiêu :
 - Ôn đi đều 2 -4 hàng dọc , yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Biết cách chơi trò chơi kết bạn.
Giảm tải:Phần ôn đi kiểng gót 2 tay chống hông bỏ.
II/ Địa điểm - Phương tiện:
 - Còi , kẻ sân cho trò chơi.
III/ Hoạt động dạy và học :
 1/ Phần mở đầu : 7’
 - GV nhận lớp , phổ biến nội dung ,yêu cầu giờ học.
 - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
 - Chơi trò chơi: làm theo hiệu lệnh.
 2/ Phần cơ bản :20’
 - Tập đi đều 2 -4 hàng dọc : Chú ý phối hợp giữa chân và tay.
 - Trong quá trình HS tập , GV theo dõi uốn nắn thêm.
 - Chơi trò chơi :kết bạn
 + GV tổ chức cho HS chơi.
 3/ Phần kết thúc : 7’
 - Đi chậm xung quanh vòng tròn, vỗ tay và hát.
 - GV hệ thống bài và nhận xét.
 - Dặn dò.
 -------------------------------
 Tập đọc.
Cô giáo tí hon:
I/ Mục đích ,yêu cầu.
- Đọc đúng nón , khoan thai,khúc khích, ngọng líu, núng nính.
- Biết ngắt, nghĩ hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung : Tả trò chơi lớp học rất nghộ nghĩnh của các bạn nhỏ , bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo.(trả lời được các câu hỏi trong SGk) . 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ ,bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài củ: 5’.
- 5 HS tiếp nối nhau kể lại 5 đoạn của truyện: Ai có lỗi .
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới: 28’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện đọc:
a- Giáo viên đọc toàn bài 
b- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 - Đọc từng câu .
 -Luyện đọc từ khó.
 -Đọc từng đoạn trước lớp.
 - Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở SGK.
 -Đọc từng đoạn trong nhóm.
 -Các nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh từng đoạn. Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 -Truyện có những nhân vật nào ?
 -Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chỏi gì ?
 -Những cử chỉ nào của “ cô giáo”Bé làm em thích thú ?
 -Đọc thầm đoạn văn “ từ đầu em ríu rít cho đến hết” . Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò ?
4/ Luyện đọc lại :
- Hai HS khá , giỏi tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- GV có thể treo bảng phụ , hướng dẫn cho HS ngắt nghĩ hơi, nhấn giọng đúngở một đoạn trong bài.
- 3 -4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
- 2 HS thi đọc cả bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
5/ Củng cố, dặn dò : 2’
- GV nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------
 Toán :
 Luyện tập
I/ Mục tiêu : G iúp học sinh: 
- Rèn kỷ năng tính cộng, trừ các số có 3 chữ số.
- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép cộng và phép trừ.
Giảm tải ; Bài 2 bỏ cột phần b bỏ. Bài 3 bỏ cột đầu
II/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’ 2 HS lên bảng thực hiện:
 425 + 279 816 - 324
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài : 
2/ Học sinh làm bài tập 1, 2, 3, 4 
GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài- Chấm bài.
3/ Chữa bài:
a- Bài 1: HS đổi chéo vỡ để kiểm tra bài, sau đó cho HS nêu miệng cách tính ở 1 phép tính có nhớ ( VD : 387 -58 )
b- Bài 2 : Bỏ cột b .yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính - Gọi 2 HS chữa bài.
 ( Mỗi em chữa 1 cột tính )
c- Bài 3 : Bỏ cột đầu. Gọi 1 số HS lên điền kết quả ở báng phụ đã kẻ sẵn (GV có thể cho HS nêu cách tìm kết quả ở mỗi cột ).
 Ví dụ : ở cột 2.
Muốn tìm số bị trừ ta lấy số trừ cộng hiệu .
d- Bài 4 : Củng cố g ... êu cầu , 
- HS viết vào vở . chữ hoa Ă ( 1 dòng) , Â, L( 1 dòng); viết đúng tên riêng Âu Lạc ( 1 dòng) và câu ứng dụng: ĂN quả .....mà trồng( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
 - GV theo dõi , hướng dẩn thêm.
4/ Chấm , chữa bài.
5/ Củng cố - Dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học.
 -------------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể:
 Ôn trò chơi: “kết bạn”
I/ Mục tiêu :
 - Ôn đi đều 2 -4 hàng dọc , yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Biết cách chơi trò chơi kết bạn.
II/ Địa điểm - Phương tiện:
 - Còi , kẻ sân cho trò chơi.
III/ Hoạt động dạy và học :
 1/ Phần mở đầu : 7’
 - GV nhận lớp , phổ biến nội dung ,yêu cầu giờ học.
 - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
 2/ Phần cơ bản :20’
 - Tập đi đều 2 -4 hàng dọc : Chú ý phối hợp giữa chân và tay.
 - Trong quá trình HS tập , GV theo dõi uốn nắn thêm.
 - Chơi trò chơi :kết bạn
 + GV tổ chức cho HS chơi.
 3/ Phần kết thúc : 7’
 - Đi chậm xung quanh vòng tròn, vỗ tay và hát.
 - GV hệ thống bài và nhận xét.
 - Dặn dò.
 -------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 3 tháng 9 năm 2009
Thể dục :
Ôn bài tập RLTT knvđCB - Trò chơi : tìm người chỉ huy 
I/ mục tiêu : 
 - Ôn đi đều 1 - 4 hàng dọc . Đi theo vạch kẻ thẳng .
 - Học trò chơi : tìm người chỉ huy.
II/ Địa điểm -Phương tiện :
 Còi , kẻ sân cho trò chơi.
III/ Hoạt động dạy và học:
 1/ Phần mở đầu: 8’
 - GV nhận lớp , phổ biến nội dung ,yêu cầu giờ học.
 - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
 2/ Phần cơ bản : 20’
 - Ôn đi đều 1-4 hàng dọc : Lần đầu GV hô cho lớp tập , những lần sau cán sự điều khiển, GV đi đến từng hàng uốn nắn nhắc nhở.
 - Ôn phối hợp đi theo vạch kẻ thẳng đi nhanh chuyển sang chạy.
 - Tập theo đội hình 2 - 4 hàng dọc.
 - Học trò chơi : Tìm người chỉ huy.
 + GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, cho HS chơi thử.
 + Chơi chính thức.
 3/ Phần kết thúc: 7’
 Đi thường theo nhip và hát , GV nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------------------
 Đạo Đức.
Kính yêu Bác Hồ. (T2)
I/ Mục tiêu.
II/ Khởi động: Học sinh hát tập thể bài: Tiếng chim trong vườn Bác.
III/ Các hoạt động :
* Hoạt động 1: 10’ . HS tự liên hệ.
- Học sinh trao đỏi nhóm đôi: Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? Thực hiện như thế nào?
- Còn điều nào em chưa thực hiện tốt ? Vì sao? Em dự định sẽ làm tốt nhữnh điều gì trong thời gian tới .?
- GV gọi 1 vài HS tự liên hệ trước lớp.
- Tuyên dương những HS thực hiện tốt.
* Hoạt động 2 : 10’. HS trình bày, giới thiệu tư liệu ( trang ảnh, bài báo) đã sưu tầm.
- Từng nhóm HS trình bày kết quả sưu tầm được.
-GV khen những HS sưu tầm tốt.
* Hoạt động 3: 10’. Tổ chức phóng viên:
- Một số HS trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, Bác Hồ với thiếu nhi.
 Ví dụ : + Xin bạn cho biết Bác Hồ còn có tên gọi nào khác?
 + Quê Bác ở dâu?
 + Bạn hãy đọc một câu thơ ( hoặc ca giao) nói về Bác Hồ.
* Kết luận: 5’. Bác hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt nam, Bác đã lãnh đạo nhân dân ta giành đọc lập.
 Cả lớp đọc đòng thanh câu thơ:
 Tháp Mười đẹp nhất bông sen.
 Viêt Nam đẹp nhất có tên Bác hồ.
 ---------------------------------------------------------
Toán.
Ôn tập bảng chia.
I/ Mục tiêu : gúp học sinh:
- Ôn tập các bảng chia (chia cho 2,3,4,5 ).
- Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2,3,4. 
Giảm tải:Bài 4 chuyển thành trò chơi. 
II/ Hoạt động dạy và học:
A/ bài củ : 5’ Gọi 2 HS đọc bảng nhân 2,3,4,5.
 Gọi 1 HS tính nhẩm : 200 x 4 =? 300 x 3 = ?
 400 x 2 =?
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Ôn tập bảng chia:
 Bài 1: cho HS tính nhẩm (nêu kết quả phép tính vào bảng nhân, chia đã học ).
Lưu ý: Qua phép tính, HS thấy được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ 1 phép nhân ta được 2 phép chia tương ứng.
 Ví dụ: 3 x 4 = 12
 12 : 3 = 4
 12 : 4 = 3
Bài 2. Giáo viên giới thiệu tính nhẩm phép chia : 200 : 2 = ?
 200 : 2 nhẩm là “ 2trăm chia cho 2 được 1 trăm “ > 200 :2 = 100 tương tự cho HS tự làm các phép tính còn lại.
3/ Luyện tập : HS làm bài tập 3, 4 .
 Giáo viên theo dõi ,hướng dẫn thêm.
* Chữa bài :
 - Bài 3 : Củng cố dạng toán chia thành các phần bằng nhau. (lấy số bánh chia cho số hộp)
 - Bài 4 : cho HS làm bài dưới hình thức trò chơi : Thi giải nhanh , nối phép tính đúng với kết quả.
 - Cho 3 nhóm lên thi ở bảng.
III/ Củng cố, dặn dò: 2’. Giáo viên nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------- 
Chính tả: ( nghe viết )
Cô giáo tý hon.
I/ Mục đích ,yêu cầu:
- nghe viết chính xác đoạn văn 55 tiếng tronh bài.
- biết phân biệt s/ x , ăn/ ăng tìm đúng những tỉếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu s /x.
II/ Đồ dùng dạy học.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’. Giáo viên kiểm tra 2 - 3 HS viết bảng lớp.
 Nguệch ngoạc, khuỷu tay , cố gắng , gắn bó.
B/ Bài mới: 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe viết.
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị: Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn, 2HS đọc lại.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Chữ đầu câu, đầu đoạn văn viết nh thế nào?
- Tìm tên riêng trong đoạn văn? Cần viết tên riêng nh thế nào?
- HS viết tiếng khó vào bảng con.
b- Đọc cho HS viết : GV đọc cho HS viết bài vào vở?
c- Chấm , chữa bài.
- HS tự chữa lỗi bàng bút chì ra lề vở.
- GV chấm 1số bài, nhận xét bài viết HS.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
a- Bài tập 2: HS làm bài tập a.
- Một HS đọc yêu cầu cả bài., HS làm bài vào vở.
- GV treo bảng phụ cho 3 nhóm lên bảng làm.
- Cả lớp cùng GV nhận xét tìm ra nhóm thắng cuộc.
4/Cũng cố – dặn dò: 2’
* Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
 Tự học
 Luyện viết bài : Khi mẹ vắng nhà:
I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài khi mẹ vắng nhà: 
- Rèn cho HS có kĩ năng chữa lỗi chính tả .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Bài mới: 33’
Nêu mục đích tiết học.
GV đọc bài viết, HS theo dõi lắng nghe.
- Bài thơ này nói lên điều gì?
- GV viết bài viết lên bảng.
Cho HS tự suy nghĩ tìm ra lỗi chính tả và tự viết bài vào vở. 
_ GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
GV nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------
Thứ 6 ngày 4 tháng 9 năm 2009.
Thủ công.
Gấp tàu thuỷ 2 ống khói (T2)
 --------------------------------------
Tập làm văn.
Viết đơn.
I/ Mục tiêu.
Dựa vào mẩu đơn của bài tập đọc: Đơn xin vào đội , mỗi HS viết đợc 1 lá đơn xin vào đội TNTP Hồ Chí Minh.
II/ Đồ dùng dạy học .
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’. 2 HS nói BT 1: Nói những điều em biết về đội TNTP Hồ Chí Minh.
B/ Bài mới: 28’
1/Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Một HS đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên gúp HS nắm vững yêu cầu.
- Phần nào trong đôn phải viết theo mẫu, phần nào khong nhất thiết phải viết theo mẫu? Vì sao?
- HS phát biểu, giáo viên chốt lại.
 Lá đơn phải trinh bày theo mẫu:
 + Mở đầu đơn phải viết tên đội.
 + Địa điểm, ngày ,tháng, năm viết đơn.
 + Tên đơn.
 + Họ tên, ngày ,tháng ,năm sinh của ngời viết đơn.
 + Trình bày lý do viết đơn.
 + Lời hứa của ngời viết đơn.
 + Chử ký , họ tên ngời viết đơn.
- HS viết đơn vào vở bài tập.
- Gọi 1 HS đọc đơn . Cả lớp và GV nhận xét theo tiêu chí sau.
 + Đơn viết có đúng mẩu không?
 + Cách diễn đạt trong lá đơn.
 + Lá đơn có viết chân thực, thể hiện hiểu biết về đội, tình cảm ngời viết....
-GV cho điểm, khen ngợi những HS viết đúng.
3/ Củng cố, dặn dò.2’
GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
 Toán :
Luyện tập.
I/ Mục tiêu: Gúp học sinh:
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân , nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn.
- Rèn kỷ năng xếp , ghép hình đơn giản.
Giảm tải ;Bài 4 chuyển thành trò chơi.
II/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ : 5’. 2 HS lên bảng thực hiện.
 3 x 6 = 18 4 x 5 = 20
 18 : 3 = 6 20 : 4 = 5
 18 : 6 = 3 20 : 5 = 4 
B/ Bài mới: 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: HS làm BT 1,2,3,4 
 Giáo viên theo dõi hớng dẫn thêm. Chấm bài.
* Chữa bài: 
a- Bài 1: Củng cố cho HS tính GTBT và biết trình bày theo 2 bước:
Ví dụ: 5 x 3 + 132 = 15 + 132
 = 147
b- Bài 2: Củng cố cho HS về số phần bằng nhau của đơn vị.
c- Bài 3: Củng cố cho HS về ý nghĩa phép nhân.
 - Bốn bạn có số HS là: 4 x 2 = 8 ( học sinh)
d- Bài 4: Chuyển trò chơi . Hs xếp được hình cái mủ. Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình.
3/ Củng cố, dặn dò: 2’.GV nhận xét tiết học
 ----------------------------------------------
Tự nhiên - xã hội:
Phòng bệnh đường hô hấp
I/ Mục tiêu :
 - kể tên được một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
 - Nêu dược nguyên nhân và cách đề phòng.
 - có ý thức phòng bệnh.
II/ Đồ dùng dạy học :
 - Các hình trong SGK trang 10,11.
III/ Hoạt động dạy và học:
 * Hoạt động 1: 10’ .Động não
 - GV yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận cơ quan hô hấp đã học, sau đố mỗi HS kể tên 1 bệnh về đường hô hấp mà em biết.
 * Kết Luận : Tất cả các cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. Các bệnh thường gặp là :
viêm mũi , viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
 * Hoạt động 2: 10’. Làm việc với SGK .
 - Bước 1: Làm việc theo cặp :
 HS quan sát và trao đổi về nội dung các hình 1,2,3,4,5 ( Trang 10, 11 )
 - Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 Gọi đại diện 1 số cặp trình bày.
 * Thảo luận: Chúng ta cần phải làm gì để phòng bệnh hô hấp ( mặc đủ ấm, không để lạnh cổ , ăn đủ chất ,không uống đồ lạnh ).
HS liên hệ về ý thức phòng bệnh.
* Hoạt động 3: 10’. Chơi trò chơi : Bác sỹ.
 - Bước 1: GV hướng dẫn HS cách chơi.
 - Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
IV/ Củng cố , dặn dò: 5’. GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà biết cách phòng bênh
 -----------------------------------------------------
Hoạt động tập thể :
Sinh hoạt lớp
I/ Nhận xét , đánh giá các hoạt động trong tuần :
 * Ưu điểm :
 - Đi học chuyên cần , học bài và làm bài đầy đủ.
 - sinh hoạt 15 phút, thể dục giữa giờ đã đi vào nề -nếp.
 - Đồng phục đúng qui định.
 * Tồn tại :
 - Một số em vẫn còn hay quên sách vở như : Quân, Phạm Trang, Duy.
 - Một số em còn nói chuyện riêng, làm việc riêng : Nam, Hải, Nhiên .
 - Tổ 2 trực nhật chưa sạch.
II/ Kế hoạch tuần tới : 
 - Thực hiện tốt các nội qui của nhà trường.
 -Vệ sinh sạch sẽ. 
 --------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 buoi sang.doc