Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Thế

Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Thế

I/ MỤC TIÊU:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

* Tự chủ: Truyện đọc được kể bằng lời nhân vật nhưng yêu cầu kể chuyện lại bằng lời kể của em. Vì vậy, người kể không xưng tôi với nhân vật En-ri-cô trong bài nữa. Do đó, HS rất dễ nhầm lẫn khi kể.

- YCHS: Dựa vào các tranh kể lại từng đoạn câu chuyện Ai có lỗi?

II/ CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.

III/ NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC:

 Hoạt động 4: hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 15 )

 Trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 5 tranh minh họa, tập kể từng đoạn của câu chuyện : “Ai có lỗi ?” một cách rõ ràng, đủ ý.

- GV cho HS quan sát 5 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện (phân biệt En-ri-cô mặc áo xanh, Cô-rét-ti mặc áo nâu)

- Gọi 5 HS kể 5 đoạn của câu chuyện.

- Cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn:

§ Về nội dung: kể có đúng yêu cầu chuyển lời của En-ri-cô thành lời của mình? Kể có đủ ý và đúng trình tự?

§ Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp?

§ Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?

 

doc 29 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Thế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 02 tháng 09 năm 2019
******************
Toán (Tiết 6)
Trừ các số có ba chữ số (Có nhớ một lần)
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)
- Vận dụng vào giải toán có lời văn (có một phép trừ). 
II/ Chuẩn bị: Toán 3
III/ NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC:
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
- GV sửa bài tập sai nhiều của HS
- Nhận xét vở HS
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 432 - 215 
- GV viết phép tính 432 – 215 = ? lên bảng
- Gọi HS lên bảng đặt tính.
F Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính.
F Nếu HS tính không được, hướng dẫn HS làm bảng con.
Cho cả lớp đặt tính trên bảng con và hướng dẫn:
+ Ta bắt đầu tính từ hàng nào ?
+ 2 trừ 5 được không ?
+ Vậy ta phải làm gì ?
- GV: 2 không trừ được 5 nên ta thực hiện giống như bài phép trừ số có hai chữ số cho một chữ số, có nhớ.
+ Bạn nào có thể thực hiện trừ các số chục với nhau?
- GV: khi thực hiện trừ các đơn vị, ta đã mượn 1 chục của hàng chục, vì thế trước khi thực hiện trừ các số chục cho nhau, ta phải trả lại 1 chục đã mượn.
- Ta có 2 cách trả:
+ Giữ nguyên số chục của số bị trừ, sau đó ta cộng thêm 1 chục vào số chục của số trừ. Cụ thể ta lấy 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.
+ Ta bớt 1 chục ở số bị trừ rồi trừ các chục cho nhau. Cụ thể ta lấy 3 bớt 1 bằng 2, 2 trừ 1 bằng 1, viết 1.
+ Các em hãy thực hiện trừ các số trăm với nhau ?
+ Vậy 432 – 215 bằng bao nhiêu ?
- Cho học sinh nhắc lại cách tính.
Hoạt động 2 : Giới thiệu phép trừ 627 - 143
GV viết phép tính 627 – 143 = ? lên bảng
Gọi 1HS lên bảng đặt tính. Cả lớp làm bảng con.
(Giáo viên tiến hành các bước tương tự như trên)
Giáo viên lưu ý học sinh :
- Phép tính 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ một lần ở hàng chục.
- Phép tính 627 – 143 = 484 là phép cộng có nhớ một lần ở hàng trăm.
Hoạt động 3 : thực hành ( 15’ )
Bài 1 : tính
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bảng con cột 1, 2, 3
- GV gọi HS nêu lại cách tính.
- GV Nhận xét 
Bài 2 : tính
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho 3 HS lên bảng làm cột 1, 2, 3
- Cho lớp nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn.
- GV gọi HS nêu lại cách tính.
- GV nhận xét 
Bài 3 : Bài toán
- Gọi HS đọc yêu cầu 
+ Bạn Hoa và bạn Bình có bao nhiêu con tem ?
+ Trong đó bạn Hoa có bao nhiêu con tem?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài.
- GV nhận xét.
Bài 2 : 
F Giáo viên nêu bài toán và ghi tóm tắt:
- GV gọi HS nhìn vào tóm tắt đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài.
- GV nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc - Kể chuyện (Tiết 3)
Ai có lỗi
I/ MỤC TIÊU: 
- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư sử không tốt với bạn.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
KNS:
- Giao tiếp ứng xử văn hĩa
- Thể hiện sự cảm thơng
II/ CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 
III/ NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên trước lớp đọc lại bài Đơn xin vào Đội.
- Yêu cầu HS nêu hình thức trình bày của đơn.
- GV nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Đây là bức tranh vẽ đôi bạn thân Cô-rét-ti và En-ri-cô. Hai bạn chỉ vì một chuyện nhỏ mà cáu giận nhau, nhưng lại rất sớm làm lành với nhau. Điều gì khiến hai bạn sớm làm lành với nhau, giữ được tình bạn? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài: “Ai có lỗi?”
- GV ghi tựa.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )
Luyện đọc:
GV đọc toàn bài văn, chú ý giọng đọc từng nhân vật:
+ Giọng nhân vật “tôi” [ En-ri-cô ]: ở đoạn 1 đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ : nắn nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng.
+ Đọc nhanh, căng thẳng hơn ở đoạn 2, nhấn giọng các từ: trả thù, nay, hỏng hết, giận đỏ mặt. Lời Cô-rét-ti bực tức.
+ Trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn 3 khi En-ri-cô hối hận, thương bạn, muốn xin lỗi bạn, nhấn mnh các từ : lắng xuống, hối hận, 
+ Ở đoạn 4 và 5, nhấn giọng các từ : ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm,  Lời Cô-rét-ti dịu dàng. Lời bố En-ri-cô nghiêm khắc.
Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Gọi HS đọc từng câu, từng dãy đọc hết bài.
- GV nhận xét từng HS về cách phát âm, ngắt, nghỉ hơi.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn:
 Đoạn 1: Gọi học sinh đọc đoạn 1.
- GV viết vào cột luyện đọc : “Cô-rét-ti, En-ri-cô”
- Gọi học sinh đọc.
+ En-ri-cô nghĩ Cô-rét-ti vừa được nhận phần thưởng nên có thái độ như thế nào ?
+ Kiêu căng nghĩa là gì ?
 Đoạn 2: Gọi học sinh đọc đoạn 2.
 Đoạn 3: Gọi học sinh đọc đoạn 3.
+ Khi cơn giận lắng xuống, En-ri-cô cảm thấy thế nào?
+ Hối hận nghĩa là gì ?
+ Vì sao En-ri-cô không dám xin lỗi Cô-rét-ti ?
+ Can đảm nghĩa là gì ?
 Đoạn 4: Gọi học sinh đọc đoạn 4.
+ Khi Cô-rét-ti làm lành En-ri-cô thì thái độ của En-ri-cô như thế nào?
+ Ngây nghĩa là gì ?
 Đoạn 5: Gọi học sinh đọc đoạn 5.
Luyện đọc lại: 
- GV chọn đọc mẫu 1, 2 đoạn và chú ý các câu:
Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi / làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.//
Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.
- Cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai.
+ Gọi học sinh đọc lại cả bài.
+ Cho cả lớp đọc lại cả bài.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)
- GV cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2, hỏi :
+ Hai bạn nhỏ trong truyện tên gì ?
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, hỏi :
+ Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
(Gọi học sinh 3 nhóm trả lời)
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4, hỏi :
+ Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
+ Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ? Hãy nói một, hai câu ý nghĩ của Cô-rét-ti ?
 Tại mình vô ý. Mình phải làm lành với En-ri-cô..
 Chắc En-ri-cô tưởng mình chơi xấu cậu ấy.
 En-ri-cô rất tốt. Cậu ấy tưởng mình cố tình chơi xấu. mình phải chủ động làm lành.
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 5, hỏi :
+ Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ?
KNS: Thể hiện sự cảm thơng
+ Lời trách mắng của bố có đúng không ? Vì sao ?
- GV cho học sinh thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi :
+ Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
- Giáo viên chốt :
- En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn.
- Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
- Cho HS đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm 2 và trả lời :
+ Câu chuyện này nói lên điều gì ?
KNS: Giao tiếp ứng xử văn hĩa
(Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn.)
--------------------------------------------------------------------------------
CHIỀU
Kể chuyện
Ai có lỗi
I/ MỤC TIÊU: 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
* Tự chủ: Truyện đọc được kể bằng lời nhân vật nhưng yêu cầu kể chuyện lại bằng lời kể của em. Vì vậy, người kể khơng xưng tơi với nhân vật En-ri-cơ trong bài nữa. Do đĩ, HS rất dễ nhầm lẫn khi kể. 
- YCHS: Dựa vào các tranh kể lại từng đoạn câu chuyện Ai cĩ lỗi?
II/ CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 
III/ NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC:
Hoạt động 4: hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 15’ )
 Trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 5 tranh minh họa, tập kể từng đoạn của câu chuyện : “Ai có lỗi ?” một cách rõ ràng, đủ ý.
- GV cho HS quan sát 5 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện (phân biệt En-ri-cô mặc áo xanh, Cô-rét-ti mặc áo nâu)
- Gọi 5 HS kể 5 đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn:
Về nội dung: kể có đúng yêu cầu chuyển lời của En-ri-cô thành lời của mình? Kể có đủ ý và đúng trình tự?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
- Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
+ Em học được điều gì qua câu chuyện này ?
GV giúp HS nhận thức đúng lời khuyên của câu chuyện :
+ Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau.
+ Bạn bè phải yêu thương nhau, nghĩ tốt về nhau.
+ Phải can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn
F GV: Trong kể chuyện, các em đã thấy: Kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, mình phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, mình không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. Để câu chuyện thêm hấp dẫn, mình nên kể tự nhiên kèm ... ùc tổ trưởng):
TỔ
Học tập
Vệ sinh
Đồng phục
Chuyên cần
Trật tự
Hạng
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
2. Học sinh nêu ý kiến:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Giải đáp các ý kiến của học sinh:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Nhận định chung về các hoạt động trong tuần (lớp trưởng, giáo viên)
+ Ưu điểm:
- Học sinh giữa các tổ nhận xét ưu điểm của các tổ
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
+ Hạn chế, khắc phục:
- Giáo viên nêu để các tổ nhận rõ nguyên nhân học sinh mắc phải và hướng khắc phục 
- Giáo viên và cả lớp bình chọn bạn học tốt và chăm ngoan trong tuần
5. Công tác tuần tới:
- Duy trì sĩ số
- Nhắc nhở học sinh:
+ Đến lớp đúng giờ
+ Thực hiện an toàn giao thông
+ Kiểm tra việc bao bọc sách vở của học sinh
+ Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp
+ Đồng phục chỉnh tề khi vào lớp
+ Lễ phép thầy cô giáo và người lớn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện tập Tiếng Việt
TUẦN 2
HAI BÀN TAY EM. AI CÓ LỖI ?
I/ MỤC TIÊU: 
- Chọn từ trong bài điền vào chỗ tróng và học thuộc lòng hai khổ thơ vừa điền.
- Tìm những từ chỉ sự vật có trong khổ thơ.
- Đọc rõ ràng rành mạch đoạn 3 của câu chuyện (chú ý phát âm đúng tên nước ngoài, ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ)
II/ CHUẨN BỊ: 
III/ NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC:
1/ Ổn định:
2/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài : 
b) Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 30’ )
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
HAI BÀN TAY EM
+ Chọ từ điền vào chỗ trống:
 - GV đọc mẫu
Gọi học sinh đọc.
Cho học sinh làm bài theo nhóm 2
Gọi từng tổ, mỗi tổ đọc 
Nhận xét tuyên dương.
AI CÓ LỖI ?
- Đọc rõ ràng rành mạch đoạn 3 của câu chuyện (chú ý phát âm đúng tên nước ngoài, ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ)
- GV đọc mẫu
- Gọi học sinh đọc.
- Cho học sinh làm bài theo nhóm 2
- Gọi từng tổ, mỗi tổ đọc.
Nhận xét tuyên dương
c) Hoạt động 3 : Luyện đọc lại ( 5’ )
Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài
GV uốn nắn cách đọc cho HS. GV nhắc các em đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật, chọn giọng đọc phù hợp với lời thoại.
Cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai
GV và cả lớp nhận xét,
4. Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
NGỒI GIỜ LÊN LỚP
TUẦN 2
TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP
 I/Yêu cầu giáo dục :
- Giúp học sinh hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của dội ngũ cán bộ lớp.
- Bước đầu cĩ ý thức xây dựng tập thể lớp cĩ thái độ tơn trọng đội ngũ cán bộ lớp.
- Rèn luyện kỹ năng nhận nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của 
tập thể.
 II/ Chuẩn bị :
 1, Nội dung.
- Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
- Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp.
- Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp.
 2, Hình thức hoạt động .
Cĩ thể chỉ định đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ của học sinh hoặc qua biểu hiện, các đặc điểm cá nhân mà GVCN quan sát được hàng ngày.
- Cĩ thể để học sinh giới thiệu và cho lớp lựa chọn sau đĩ GVCN quyết định .
- Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ trước tập thể lớp.
 III/ Tiến trình hoạt động .
A. Tổ chức: Kiểm tra số lượng .
 B.Nội dung hoạt động :
- Thành lập các tổ , nhĩm trong lớp.
- Cử (hoặc bầu ) đội ngũ cán bộ lớp, lớp trưởng, các lớp phĩ , tổ trưởng , tổ phĩ , các cán sự chức năng...
- Xác định chức năng , nhiệm vụ của từng mơn học.
- Về cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp.
 C. Hình thức hoạt động:
- Để học sinh giới thiệu và cho lớp lựa chọn , GVCN quyết định .
- Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ trước tập thể.
 D. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm định hướng cho tập thể lớp về :
+ Mục đích yêu cầu tổ chức tự quản theo một cơ cấu chặt chẽ nhằm thu hút được nhiều học sinh tham gia vào hoạt động tập thể.
+ Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp và các quan hệ hoạt động trong đĩ.
+ Nêu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
- Để học sinh giới thiệu : GV ghi lên bảng tên những học sinh được lớp đề cử . Sau đĩ cho tập thể lớp biểu quyết giơ tay xếp số phiếu theo thứ tự từ cao xuống thấp để được một danh sách đội ngũ cán bộ lớp.
* Danh sách cán bộ lớp:
 + Lớp trưởng, Lớp phĩ học tập, Lớp phĩ lao động, Lớp phĩ văn nghệ ...
- Tổ chức giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp.
 + Phân cơng lớp phĩ phụ trách các mơn học cụ thể
- Lớp trưởng đại diện cho đội ngũ cán bộ lớp bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mà lớp và cơ giáo chủ nhiệm đã giao cho.
- Cuối cùng : Lớp phĩ văn nghệ cho cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình “
 E. Kết thúc hoạt động .
- GV nhận xét về tinh thần , thái đội tham gia của học sinh trong việc sáng suốt lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp và yêu cầu các thành viên trong lớp tích cực ủng hộ và giúp đỡ các bạn hồn thành nhiệm vụ .
- Động viên đội ngũ cán bộ lớp củng cố làm tốt nhiệm vụ được giao.
IV/ Rút kinh nghiệm :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thủ công (Tiết 2)
Gấp tàu thủy hai ống khói ( Tiết 2 )
A. MỤC TIÊU:
- HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Với học sinh khéo tay: Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối.
B. CHUẨN BỊ:
Mẫu tàu thuỷ hai ống khói; tranh quy trình; giấy nháp.
Dụng cụ học tập của HS.
C. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định: 
Bài cũ: 
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Nhận xét chung.
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Gấp tàu thủy hai ống khói ( Tiết 2 )
Hoạt động 1 : Ôn quy trình gấp ( 10’ )
Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu tàu thủy hai ống khói được gấp bằng giấy và gợi ý cho HS nhớ lại quy trình gấp. (H1)
+ Gấp tàu thủy hai ống khói có mấy bước ? 
(Kể các bước gấp ?)
+ Tàu thủy có đặc điểm gì ? 
(Giống nhau, khác nhau?)
+ Hình dáng của mỗi bên thành tàu ra sao ? 
Hoạt động 2 : Thực hành gấp ( 23’ )
GV cho HS thực hành gấp theo 3 bước. 
Bước 1: gấp, cắt tờ giấy hình vuông
GV chỉ hình 2 và nói: gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật sao cho 1 cạnh của chiều rộng trùng với 1 cạnh của chiều dài, miết đường gấp và cắt bỏ phần giấy thừa. Mở ra được hình vuông.
Bước 2: gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông
Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm O và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra.
Bước 3 : gấp thành tàu thủy hai ống khói
Giáo viên hướng dẫn học sinh : 
+ Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào sao cho 4 đỉnh tiếp giáp nhau ở điểm O và các cạnh gấp vào phải nằm đúng đường dấu gấp giữa hình
Giáo viên thao tác gấp mẫu, lưu ý học sinh cách miết hình.
+ Lật hình 3 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào điểm O được hình 4.
+ Lật hình 4 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt 4 đỉnh của hình 4 vào điểm O được hình 5.
+ Lật hình 5 ra mặt sau được hình 6
+ Trên hình 6 có 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có hai tam giác. Cho ngón tay trỏ vào khe giữa của một ô vuông và dùng ngón tay cái đẩy ô vuông đó lên. Làm tương tự với ô vuông đối diện được 2 ống khói của tàu thủy.
+ Lồng hai ngón tay trỏ vào phía dưới hai ô vuông còn lại để kéo sang hai phía. đồng thời, dùng ngón cái và ngón giữa của hai tay ép vào sẽ được tàu thủy hai ống khói như hình 8. 
F GV chú ý cho HS: để hình gấp đẹp thì ở bước 1, gấp và cắt sao cho bốn cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kĩ các đường gấp cho phẳng.
Sau khi gấp được tàu thuỷ, cho học sinh dán vào vở, dùng bút màu trang trí tàu và xung quanh tàu cho đẹp.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học
- Chuẩn bị : gấp con ếch ( tiết 1 )
Hát
Hình 1
Học sinh quan sát 
+ Gấp tàu thủy hai ống khói có 3 bước. (CHT)
+ Tàu thủy có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu. (CHT)
+ Mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.
 (CHT)
Hình 2
Hình 8
 Học sinh trình bày sản phẩm
------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2019_2020_nguyen_van_the.doc