Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

 Tập đọc – kể chuyện

 AI CÓ LỖI ?

I / MỤC TIÊU:

A Tập Đọc

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc tương đối trôi chảy toàn bài . Đọc đúng :

 +Các từ ngữ có vần khó : khuỷu tay, nguệch ra.

 + Các từ ngữ dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của địa phương

+ Các từ phiên âm tên nước ngoài : Cô-rét-ti, En-ri-cô.

 - Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câuvà giữa những cụm từ dài.

 - Biết tập đọc phân biệt lời ngưòi kể và lời các nhân vật.

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại BT1 Tuần 2 Thứ 2 ngày 24 tháng 8 năm 2009
 Tập đọc – kể chuyện
 AI CÓ LỖI ?
I / MỤC TIÊU: 
A Tập Đọc
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc tương đối trôi chảy toàn bài . Đọc đúng :
 +Các từ ngữ có vần khó : khuỷu tay, nguệch ra.
 + Các từ ngữ dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của địa phương 
+ Các từ phiên âm tên nước ngoài : Cô-rét-ti, En-ri-cô.
 - Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câuvà giữa những cụm từ dài. 
 - Biết tập đọc phân biệt lời ngưòi kể và lời các nhân vật. 
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 - Nắm được diễn biến của câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xư không tốt với bạn.
 B Kể Chuyện
 1. Rèn kĩ năng nói :
 - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện .
 - Tập phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; 
2. Rèn kĩ năng nghe :
 - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
 TẬP ĐỌC
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Truyện đọc mở đầu tuần 2 kể cho các em nghe câu chuyệnvề hai bạn Cô-rét-ti và En- ri-cô. Hai bạn chỉ vì một truyện nhỏ mà cáu giận nhau, nhưng lại rất sớm làm lành với nhau. Điều gì khiến hai bạn sớm làm lành với nhau, giữ được tình bạn? Đọc truyện này các em sẽ hiểu rõ điều đó.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
3
Luyện đọc 
 -GV đọc mẫu toàn bài : đọc chậm rãi ở đoạn 1 nhấn mạnh các từ :nắn nót, nguệch ra, nổi giận, kiêu căng. Đọc nhanh và căng thẳng hơn ở đoạn 2 .Trở lại châm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn 3. Ở đoạn 4 và 5 nhấn giọng các từ: ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm.
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
-GV viết bảng: Cô-rét-ti, En-ri-cô
+ Đọc từng đoạn trước lớp 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 +Thi đọc giữa các nhóm
 + Đọc đồng thanh
 Hướng dẫn tìm hiểu bài 
GV nêu câu hỏi, cùng hs chốt lại câu trả lời đúng
2 . Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
3. Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
4. Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
5. Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ?
6 . Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
Luyệnđọclại 
-GV yêu cầu HS đọc truyện theo vai
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc 
-HS kết hợp đọc thầm
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
 -HS đọc đồng thanh các từ : Cô-rét-ti, En-ri-cô
Đọc đúng các từ : nắn nót, nguệch ra, nổi giận, kiêu căng.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . 
-HS đọc các từ chú giải trong bài
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
-Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
-Các nhóm đọc từng đoạn 
- Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-co âgiận bạn, để trả thù bạn, En-ri-cô đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti 
 - Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
 -Tan học , thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị “ Ta lại thân nhau như trước đi” khiến En-ri-cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn.)
 -Bố mắng En-ri-cô là người có lỗi, không chủ động xin lỗi bạn mà lại giơ thước doạ đánh bạn.
-En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hậnbiết thương bạn khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
- HS mỗi nhóm tự phân vai và thi đọc với nhau.
 KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhiệm vụ :Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ thi kể lại lần lượt 5 đoạn
 câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh hoạ.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh
-GV yêu cầu HS đọc thầm mẫu và quan sát lần lượt 5 tranh minh hoạ trong SGK
 -GV mời 5 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 5 đoạn của câu chuyện
-GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo, không kể theo cách học thuộc lòng văn bản .
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
 Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
-GV khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-GV nhận xét tiết học.
- HS nghe yêu cầu 
- HS đọc thầm mẫu và quan sát lần lượt 5 tranh minh hoạ trong SGK
-Từng HS tập kể cho nhau nghe.
- 5 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 5 đoạn của câu chuyện
- Sau mỗi lần HS kể , cả lớp nhận xét 
-Về nội dung: Kể có đủ ý , đúng trình tự không ?
 - Cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa ? dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa ?
-Cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
- HS nói theo ý thích của mình.
VD : Thích En-ri-cô vì cậu biết ân hận, biết thương bạn khi bạn làm lành.Thích Cô-rét-ti vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng 
	Toán
 	 TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN) 
 I.MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Biết cách tính trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
- Vận dụng vào giải toán có lời văn bằng phép trừ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi học sinh lên bảng sửa các bài tập về nhà của tiết 5.
	Nhận xét chữa bài và cho điểm học sinh.
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần) 
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
a) Phép trừ 432 - 215
- Viết lên bảng phép tính 432 -215 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được , GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học ở SGK.
+ Chúng ta bắt đầu tính từ hàng nào?
+ 2 không trừ được 5, vậy phải làm như thế nào? (gợi ý: bước tính này giống như ta thực hiện phép trừ số có hai chữ số cho một số, có nhớ.)
+ GV giảng lại bước trên.
+ Khi thực hiện trừ các đơn vị, ta đã mượn một chục sang hàng chục, vì thế trước khi thực hiện trừ các chục cho nhau, ta phải trả một chục đã mượn. Có hai các trả, thứ nhất nếu giữ nguyên số chục của số bị trừ thì ta cộng thêm một chục vào số chục của số trừ. Cụ ï thể trong phép trừ này là 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết. Cách thứ hai, ta bớt luôn một chục ở số bị trừ rồi trừ các chục cho nhau, cụ thể là 3 bớt 1 bằng 2, 2 trừ 1 bằng 1, viết 1.
Thông thường chúng ta sử dụng cách thứ nhất.
+ Hãy thực hiện trừ các số trăm cho nhau.
- Yêu cầu HS thực hiện từng bước của phép trừ trên.
b) Phép trừ 627 - 143: 
- Tiến hành các bước tương tự như phép trừ 432 - 215 = 217
* Lưu ý: 
+ phép trừ 432 - 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.
+ Phép trừ 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.
Luyện tập:
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS tự là bài.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- Chữa bài nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu?
- Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc phần tóm tắt của bài toán.
- Đoạn dây dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
- Đã cắt đi bao nhiêu xăng-ti-mét?
- Bài toán hỏi gì?
- Hãy dựa vào tóm tắt và đọc thành đề toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào bảng con.
 432 
 215
 217
* 2 không trừ được 5, lấy 12 trừ 5 bằng 
7 viết 7 nhớ 1.
* 1 thêm 1 bằng 2; 3 trừ 2 bằng 1, viết1
* 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
+ Tính từ hàng đơn vị.
+ 2 không trừ được 5, mượn 1 chục của 3 chục thành 12, 12 trừ 5 bằng 7, viết 7, nhớ 1.
+ Nghe giảng và cùng thực hiện trừ các số chục cho nhau: 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.
+ 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
- 2 HS thực hiện trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.
- 5 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nêu cách thực hiện của mình.
-HS đọc bài toán
- Tổng số tem của hai bạn là 335 con tem.
- Bạn Bình có 128 con tem.
- Bài toán yêu cầu tìm số têm của bạn Hoa.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số tem của banï Hoạ là:
335 - 128 = 207 (con tem)
 Đáp số : 207 con tem
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Đoạn dây dài 243 xăng-ti-mét.
- Đã cắt đi 27 xăng-ti-mét.
- Bài toán hỏi còn lại bao nhiêu xăng-ti-mét?
- Có một sợi dây dài 243 xăng-ti-mét, người ta đã cắt đi 27 xăng-ti-mét. Hỏi phần còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làmvào vở. Bài giải
Phần còn lại dài là:
243 - 27 = 216 (cm )
 Đáp số : 216 cm
IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Khi đặt tính chúng ta cần chú ý điều gì? ...  phải.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS qua sát hình vẽ và hỏi: Hình nào đã khoanh vào một phần tư số con vịt? Vì sao?
- Hình b đã khoanh vào một phần mấy số con vịt? Vì sao?
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Tổ chức cho HS thi xếp hình trong thời gian 2 phút, nhóm nào có nhiều bạn xếp đúng nhất là nhóm đó thắng cuộc.
- HS theo dõi để nhận xét.
- Cách 1 đúng, cách 2 sai.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
a. 5 X 3 + 132 = 15 + 132
 = 147
b. 32 : 4 + 106 = 8 + 106 
 = 114
c. 20 X 3 : 2 = 60 : 2
 = 30
- Hình a đã khoanh vào một phần tư số con vịt. Vì có tất cả 12 con vịt, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con vịt, hình a đã khoanh vào 3 con vịt.
- Hình b đã khoanh vào một phần ba số con vịt. Vì có tất cả 12 con vịt, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 con vịt, hình b đã khoanh vào 4 con vịt.
- Mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi 4 bàn như vậy có bao nhiêu học sinh?
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Tóm tắt
 1 bàn : 2 học sinh
 4 bàn : . . . học sinh?
 Giải
Bốn bàn có số học sinh là:
2 x 4 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh
- Xếp thành hình chiếc mũ như sau
 IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Gọi học sinh đọc lại các bảng chia đã học.
- Xem trước bài ôn tập về hình học.
- GV nhận xét tiết học.
Chính tả 
 CÔ GIÁO TÍ HON
 I. MỤC TIÊU: 
 Rèn kĩ năng viết chính tả:
 -Nghe – viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bài Cô giáo tí hon.
 -Biết phân biệt s/x ( hoặc ăn/ ăng) tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x (hoặc có vần ăn/ ăng)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng phụ viết sẵn bài chính tả Bút dạ, giấy khổ to cho các nhóm làm bài tập 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ:
 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ : nguệch ngoạc, khuỷu tay.
 GV nhận xét, cho điểm.
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn của bài Cô giáo tí hon và tìm đúng các tiếng có thể ghép đúng với với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x (hoặc ăn/ ăng)
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
 Hướng dẫn nghe viết 
 -GV đọc 1 lần đoạn viết
- -Đ oạn văn có mấy câu ?
 -Chữ đầu các câu viết như thế nào ?
 -Tìm tên riêng trong đoạn văn?
 -Cần viết tên riêng như thế nào?
 -Hướng dẫn HS viết bảng con các từ dễ viết sai: treo nón, bẻ, nhánh trâm bầu, ríu rít
 - Nêu cách trình bày bài chính tả?
-Nêu tư thế khi viết bài ?
- GV nhắc HS ngồi ngay ngắn , viết nắn nót 
-GV đọc bài chính tả
-GV đọc lại từng câu 
-GV thống kê lỗi lên bảng.
-Thu khoảng 7 vở chấm và nhận xét 
 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2 
- GV chọn cho HS làm phần a
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV theo dõi, nhận xét. Tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
 - 2 HS đọc lại 
 - Có 5 câu
-Viết hoa chữ cái đầu
- Bé (tên bạn đóng vai cô giáo)
- Viết hoa
- HS viết vào bảng con các từ giáo viên vừa hướng dẫn 
Viết tên bài ở giữa trang vở . Chữ đầu đoạn viết lùi vào 2 ôâ , viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng.
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi mắt cách vở khoảng 25 đến 30 cm.Tay trái đè và giữ nhẹ mép vở . Tay phải viết bài. 
-HS nghe GV đọc và viết bài vào vở. 
-HS đổi vở cho bạn và soát lỗi 
-HS báo lỗi 
-1 HS đọc đề , cả lớp đọc thầm.
 -Tìm các tiếng có thể ghép với các tiếng : xét, sét ; xào, sào ; xinh, sinh.
 - Các nhóm nhận giấy khổ lớn, thảo luận và điền kết quả. Đại diện nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm.Các nhóm theo dõi và nhận xét. 
VD:
+ xét : xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi 
+ sét : sấm sét, lưỡi tầm sét, đất sét
+ xào : xào rau, rau xào, xào xáo
+ sào : cây sào, sào phơi áo, một sào đất
+ xinh : xinh đẹp, xinh xắn, xinh xinh
+ sinh : ngày sinh, sinh sống, sinh hoạt lớp
IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 -Vừa viết chính tả bài gì ?
 -Nêu cách trình bày bài chính tả dưới dạng đoạn văn?
 -Nêu tư thế khi ngồi viết chính tả?
-GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng. Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại.
Tập làm văn
 VIẾT ĐƠN
 I.MỤC TIÊU:
 Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc Đơn xin vào Đội , mỗi học sinh viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Giấy rời để HS viết đơn.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 GV kiểm tra vở của 4-5 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
 GV nhận xét, cho điểm.
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 	Tiết Tập Làm Văn hôm nay , dựa vào mẫu Đơn xin vào Đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1 
 - GV yêu HS đọc đề bài
 - Đề bài yêu cầu gì ?
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài : Các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết Tập đọc , nhưng có những nội dung không viết hoàn toàn như mẫu.
 - Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải viết như mẫu? Vì sao?
- GV gợi ý để HS nhận xét:
+ Đơn viết có đúng mẫu không?( trình tự lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa)
+ Cách diễn đạt trong lá đơn( dùng từ, đặt câu)
+ Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về Đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào Đội hay không?
-GV cho điểm, đặc biệt khen ngợi những học sinh viết được những lá đơn đúng là của mình.
-1 HS đọc đề bài ,cả lớp đọc thầm 
-Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc đã học viết một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
 + Lá đơn phải trình bày theo mẫu:
 . Mở đầu phải viết tên Đội
 . Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn
 . Tên của đơn
 . Tên người hoặc tổ chức nhận đơn
 . Họ tên, ngày tháng nămsinh cuả người viết đơn
 . Trình bày lí do viết đơn
 . Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng
 . Chữ kí và họ tên người viết đơn
+ Trong các nội dung trên thì phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng lời hứa là những nội dung không cần viết theo khuôn mẫu.
 - HS viết đơn vào giấy rời 
 - Một số HS đọc đơn , cả lớp nhận xét theo các tiêu chí mà GV gợi ý.
 IV. CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì?
 Nêu hình thức của mẫu đơn xin vào Đội?
 GV nhận xét tiết học;yêu cầu HS nhớ mẫu đơn, thực hành viết được đơn xin vào Đội.
Mĩ thuật
 VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM
I.MỤC TIÊU:
 - HS biết thêm về trang trí đường diềm.
 - Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
 -Cảm nhận vẻ đẹp của đường diềm khi được trang trí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Giáo viên :
 -Sưu tầm một vài đồ vật có trang trí đường diềm: khăn, gạch hoa
 -Hình gợi ý cách vẽ.
 -Một số bài vẽ trang trí của HS các lớp trước.
 Học sinh : 
 -Vở vẽ, bút chì, màu vẽ.
 -Thước, bút chì, màu vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: 
HĐ
GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
 1
2
3
 4
 Quan sát, nhận xét 
-GV cho HS quan sát một vài đồ vật cóù trang trí đường diềm
+Em có nhận xét gì về cách trang trí ở các đường diềm?
+Hoạ tiết nào thưòng dùng để trang trí đường diềm?
+Hoạ tiết phụ ở các góc trang trí như thế nào ?
Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu.
GV giới thiệu cách vẽ hoạ tiết:
+Quan sát hình a để nhận ra các họa tiết và tìm cách vẽ tiếp
+Vẽ hoạ tiết ở giữa trước: Dựa vào các đường trục để vẽ cho đều hình b
+Vẽ hoạ tiết vào các góc và xung quanh sau đó hoàn thành bài vẽ.
-GV gợi ý HS vẽ màu:
Trước khi vẽ màu nên có sự lựa chọn màu: chọn màu cho hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ và màu nền.
+Nên vẽ các màu đã chọn vào họa tiết chính hoặc nền trước, vẽ màu các họa tiết phụ sau.
_GV lưu ý HS:
+Có thể để một vài chi tiết là màu giấy nếu thấy đẹp.
+Vẽ màu đều, không ra ngoài hoạ tiết.
+Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đâm nhạt.
Thực hành
-GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn, giúp những HS còn lúng túng, động viên các em hoàn thành bài vẽ hoặc bài nặn.
Nhận xét, đánh giá
-GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài vẽ
khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp để động viên HS.
- HS quan sát các loại quả và trả lời theo các câu hỏi của GV.
+Các đường diềm được trang trí khác nhau về hoạ tiết, cách sắp xếp các hoạ tiết và màu sắc.
+Hoa, lá, 
+Hoạ tiết phụ ở các góc giống nhau
-HS theo dõi để nắm được cách vẽ.
- HS thực hành vẽ.
-HS nhận xét và tự tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý của mìmh.
VI
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
-Nêu cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu?
-Người ta thưòng dùng những hoạ tiết nào để trang trí đường diềm?
-GV nhận xét tiết học; dặn các nhóm chuẩn bị một cái chai cho bài vẽ sau.
 SINH HOẠT LỚP
1 / Giáo viên nhận xét tuần 2 :
	- HS đi học đầy đủ .
	- Ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ .
	- Trong giờ học chăm chú nghe giảng , phát biểu ý kiến sôi nổi , chữ viết cẩn thận .
2 / Kế hoạch tuần 3 :
	- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
	- Tổ 1 trực nhật 
	- Aên mặc gọn gàng, sạch sẽ.- Lao động vệ sinh quanh trường
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc