HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
CHÀO CỜ - SINH HOẠT SAO
I. Mục tiêu:
-Nắm được mục đích, ý nghĩa của việc chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần.
-Nghe nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ hoạt động tuần qua và phổ biến nhiệm vụ hoạt động tuần này.
- Sinh hoạt chủ điểm “ Yêu sao nhi đồng và đội thiếu niên tiền phong HCM”.
Ngày soạn : 27- 08 – 2010 Ngày dạy : Thứ hai ngày 30 – 08 - 2010 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. CHÀO CỜ - SINH HOẠT SAO I. Mục tiêu: -Nắm được mục đích, ý nghĩa của việc chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần. -Nghe nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ hoạt động tuần qua và phổ biến nhiệm vụ hoạt động tuần này. - Sinh hoạt chủ điểm “ Yêu sao nhi đồng và đội thiếu niên tiền phong HCM”. II. Cách tiến hành: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 20’ 15’ 1. Chào cờ: -Hướng dẫn hs xếp hàng, chuẩn bị làm lễ chào cờ. -Chào cờ. -Theo dõi, chấn chỉnh hs, nghe nhận xét kq’ hoạt động tuần qua vàphổ biến nhiệm vụ hoạt động của tuần này. 2. Sinh hoạt chủ điểm “Yêu sao nhi đồng và đội thiếu niên tiền phong HCMõ” a. Oån định: - Y/c: b. Sơ kết tuần: - Y/c: c. Sinh hoạt chủ đề: -Gv tập cho hs bài hát truyền thống của nhi đồng “ Nhanh bước nhanh nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã. - Chép bài hát lên bảng và hd cho hs hát từng câu. - Cho hs biết đây là bài hát truyền thống của nhi đồng. dKết thúc HĐ: Giao nhiệm vụ cho các sao -Xếp thành 2 hàng dọc theo thứ tự hs bé đứng trước, hs lớn đứng sau. -Chào cờ. -Nghe nhận xét kq’ hoạt động tuần qua và phổ biến nhiệm vụ hoạt động trong tuần này. - Các sao điểm danh và báo cáo sĩ số. -Từng sao báo cáo kết quả theo dõi của từng thành viên trong tuần qua về chủ điểm “ Vệ sinh sạch sẽ”. -Theo dõi. - Đọc từng câu ngắn. - Tập hát từng câu. -------------------------------------------------- MÔN: TOÁN Bài: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( Có nhớ một lần ) I.Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ( cónhớ một lần ở hàng chựchoặc hàng trăm) Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ ) -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán . II.Chuẩn bị: -Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 4. -SGK, Vở toán tập . III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút) 2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) -Một HS nêu kết quả nhẩm bài tập 4 ( Tiết 5 ) -Một HS đặt tính rồi tính : 367 + 125 ; 487 + 130. 3-Giảng bài mới: *Giới thiệu bài: ( 1 phút) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5ph 5ph 5ph 5ph 6ph Hoạt động 1-Giới thiệu phép trừ 432 – 215: -GV nêu phép tính 432 – 215 = ? Yêu cầu HS đặt tính dọc, rồi thực hiện phép tính . Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS ghi nhớ . -Yêu cầu HS thực hiện lại từng bước của phép trừ trên . Hoạt động 2-Giới thiệu phép trừ 627 – 143: -Hướng dẫn HS thực hiện tương tự như trên , lưu ý ở hàng đơn vị : 7 trừ 3 bằng 4 (không nhớ ) nhưng ở hàng chục : 2 chục không trừ được cho 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8 (có nhớ 1 ở hàng trăm ). Hoạt động 3- Thực hành : Bài tập 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập . -Gọi HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào bảng con . Bài tập 2: -Gọi HS nêu yêu cầu bài tập . -Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con : Lưu ý bài tập có nhớ 1 lần ở hàng trăm . Bài tập 3: -Gọi HS đọc đề bài : +Tổng số tem của 2 bạn là bao nhiêu ? +Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem? +Bài toán yêu cầu ta tìm gì ? -Yêu cầu HS làm bài . -Một HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp . 432 2 không trừ được 5, lấy 215 217 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2. 627 - 143 484 -1 HS nêu, cả lớp theo dõi SGK. -HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con . -1 HS nêu, cả lớp theo dõi SGK. -HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con . -1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - Có 335 con tem -Bạn Bình có 128 con tem . -Tìm số tem của bạn Hoa. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải : Số tem bạn Hoa sưu tầm được là 335 -128 = 207 ( con tem ) Đáp số : 207 con tem. 4-Củng cố: ( 3 phút) -Một HS nêu lại cách thực hiện phép tính 432 – 215. -Một HS nêu lại cách thực hiện phép tính 627 – 143. 5-Dặn dò: (1 phút) -Về nhà luyện tập thêm về phép trừ các số có ba chữ số . ----------------------------------------------- MÔN: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN BÀI: AI CÓ LỖI ? I.Mục tiêu: A- Tập đọc : 1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : - Biết ngắc hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . 2-Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu ý nghĩa : Phải biết nhường nhịn bạn , nghĩ tốt về bạn , dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) -Hiểu các từ ngữ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm . B-Kể chuyện : 1-Rèn kỹ năng nói : Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của mình, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung . 2-Rèn kỹ năng nghe: -Tập trung theo dõi bạn kể chuyện . -Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn . II.Chuẩn bị: -Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HS luyện đọc thi. -SGK, đọc trước bài Ai có lỗi ? III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút) 2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) Hai HS đọc bài Hai bàn tay em và trả lời câu hỏi : Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ? 3-Giảng bài mới: *Giới thiệu bài: ( 1 phút) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15ph 12ph 8ph Hoạt động 1*Luyện đọc : a-GV đọc diễn cảm toàn bài : b-Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ . +Đọc từng câu. -GV viết lên bảng tên các HS : Cô-rét-ti, En-ri-cô. -Cho HS đọc nối tiếp từng câu . +Đọc từng đoạn trước lớp . -Cho HS đọc nối tiếp . -Giải nghĩa từ ngữ: kiêu căng, hối hận, can đảm. -Cho HS đặt câu với từ : ngây . +Đọc từng đoạn trong nhóm. -Cho HS chia nhóm 2. -GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng . +Đọc đồng thanh . -Cho HS đọc đồng thanh các đoạn 1, 2, 3. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn 4, 5. Hoạt động 2*Hướng dẫn tìm hiểu bài : -Cho HS đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời : +Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ? +Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ? -Cho HS đọc thầm đoạn 3 , trả lời : +Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti? -Cho HS đọc thầm đoạn 4, trả lời : +Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ? -Cho HS đọc thầm đoạn 5, trả lời : +Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ? +Lời trách mắng của bố có đúng không ? Vì sao ? Hoạt động 3*Luyện đọc lại : -Gọi HS khá đọc đoạn 3, 4, 5. -Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu các nhóm luyện đọc theo vai . -Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm . -GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt . Chú ý theo dõi -HS đọc từ khó . -Thực hiện -Thực hiện -Chú ý lắng nghe -Thực hiện -HS đọc theo cặp, mỗi em lần lượt đọc 1 đoạn . -Cả lớp đồng thanh . -2HS nối tiếp nhau đọc đoạn 4, 5 -En-ri-cô và Cô-rét-ti. -Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti . -Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm . -Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay, nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu làm lành. En-ri-cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn . -En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn giơ thước dọa đánh bạn . -Lời trách của bố rất đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước . -1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. -Thực hiện -2 đến 3 nhóm thi đọc, các nhóm còn lại theo dõi và chọn nhóm đọc hay nhất . KỂ CHUYỆN BÀI : AI CÓ LỖI ? TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2ph 18ph Hoạt động 1-GV nêu nhiệm vụ : Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ thi kể lại lần lượt 5 đoạn câu chuyện Ai có lỗi ? bằng lời của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh họa . Hoạt động 2-Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh : *Câu chuyện trong SGK được kể lại bằng lời của ai ? Khi kể chuyện em phải đóng vai là người dẫn chuyện. Muốn vậy, các em cần chuyển lời của En-ri-cô thành lời của mình . *Kể lại câu chuyện : -Yêu cầu 1HS kể mẫu . -Kể trong nhóm : +Yêu cầu HS kể cho bạn trong nhóm nghe . -Kể trước lớp : +Gọi 5 HS nối nhau kể lại câu chuyện . -Nhận xét và ghi điểm cho HS . -Tuyên dương HS kể tốt . -Chú ý lắng nghe . -Câu chuyện được kể bằng lời của En-ri-cô. -1HS giỏi, khá kể trước lớp . -HS chia nhóm 2, tập kể. -Thực hiện -Chú ý lắng nghe 4-Củng cố: ( 4 phút) Em học được điều gì qua câu chuyện này ? (HS phát biểu . Ví dụ : Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau – Bạn bè phải biết yêu thương nhau , nghĩ tốt về nhau – Phải can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn ). 5-Dặn dò: (1 phút) Về nhà tiếp tục kể chuyện, kể lại cho bạn bè và người thân nghe . ===========================
Tài liệu đính kèm: