Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Nghệ thuật - Phần Âm nhạc

Tiết 2 Bài: HỌC HÁT: QUỐC CA VIỆT NAM

(Lời 2)

I – MỤC TIÊU

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.

- Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca.

- Học sinh hát đúng quốc ca Việt Nam lời 2.

- Giáo dục ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.

II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:

Hát thuộc lời 2 và cả bài Quốc ca Việt Nam, chú ý thể hiện tính chất hùng mạnh, nghiêm trang.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định: Hát + Điểm danh.

2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên hát bài Quốc ca Việt Nam (Lời 1)

- Giáo viên nhận xét - Đánh giá.

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 24 / 8 / 2009
 Ngày dạy: Thứ tư: 26 / 8 / 2009
TUẦN 2
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Học hát: Quốc ca Việt Nam (Lời 2)
2
Luyện từ và câu
 Từ ngữ nói về thiếu nhi – Ôn tập câu: Ai là gì?
3
Toán
 Ôn các bảng nhân.
4
TN - XH
 Vệ sinh hô hấp
5
Thủ công
Gấp tàu thuỷ hai ống khói ( 2 tiết) (Tiết 2)
Môn: Nghệ thuật - Phần Âm nhạc
Tiết 2 Bài: HỌC HÁT: QUỐC CA VIỆT NAM 
(Lời 2)
TUẦN 2
I – MỤC TIÊU 
Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca.
Học sinh hát đúng quốc ca Việt Nam lời 2.
Giáo dục ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
Hát thuộc lời 2 và cả bài Quốc ca Việt Nam, chú ý thể hiện tính chất hùng mạnh, nghiêm trang.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Hát + Điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên hát bài Quốc ca Việt Nam (Lời 1)
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài .Ghi đề.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1: HoÏc hát Quốc ca Việt Nam (lời 2).
Giáo viên cho học sinh nghe băng bài hát Quốc ca Việt Nam .Cho học sinh ôn lời 1
Hướng dẫn học hát lời 2 tương tự lời 1.
Giáo viên theo dõi, sửa chữa những chỗ các em hát chưa đúng.
Hoạt động 2: Học sinh đứng hát Quốc ca Việt Nam với tư thế nghiêm trang như khi chào cờ.
Ôn lại lời 1 theo tổ, nhóm,cả lớp hát 2-3 lần.
1 học sinh hát lời 2.
Học sinh hát nối tiếp từng câu đến hết bài.
Lời 2: Đoàn quân Việt Nam đi sao vàng phất phới.
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Học sinh luyện hát theo nhóm, bàn.
Học sinh hát lời 1 và lời 2.
Học sinh đứng hát 2 lần
4. Củng cố: -2 học sinh đứng hát bài Quốc ca Việt Nam với tư thế nghiêm trang. Nhận xét.
5. Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát Quốc ca Việt Nam.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
.
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 2 Bài: TỪ NGỮ NÓI VỀ THIẾU NHI
- ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?
TUẦN 2
I – MỤC TIÊU 
Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em.
	-Ôn kiểu câu Ai (cái gì, con gì)-là gì?
- Học sinh có thói quen đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.
Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1
Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì , con gì)? Là gì? (BT2).
Đặt dược câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).
Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học Tiếng Việt. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC	
Hai tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung bài tập 1.
Bảng phụ viết theo hàng ngang 3 câu văn ở bài tập 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ: 
1 học sinh lên làm bài tập 1, 1 học sinh làm bài tập 2 tiết LTVC tuần 1.
-1 học sinh nghe giáo viên đọc khổ thơ sau của Trần Đăng Khoa, tìm sự vật được so sánh với nhau trong khổ thơ.
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời.
Trăng tròn như cái đĩa.
Lơ lững mà không rơi.
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài, làm bài vào giấy nháp 
trao đổi theo nhóm.
2 nhóm lên bảng thi tiếp sức 
Giáo viên nhận xét, bổ sung từ hoàn chỉnh.
Bài tập 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm mẫu câu a phân tích mẫu câu a.
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh làm bài trên bảng lớp, lớp làm vào vở.
+ Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì) ?”
+ Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “là gì”
Bài tập 3: 
Giáo viên nêu yêu cầu của bài: Bài tập này xác định trước bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?” hoặc “là gì” bằng cách in đậm bộ phận đó trong câu. Yêu cầu các em đặt đúng câu hỏi cho bộ phận câu in đậm đó.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm nháp.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng..
Bài 1:
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Lớp đọc thầm.
1 nhóm 4 học sinh lên bảng làm bài
Lớp làm nháp.
Học sinh nhận xét-sửa bài.
Chỉ trẻ em
Thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ con, trẻ em.
Chỉ tính nết của trẻ em
Ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà.
Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em
Thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, nâng niu, chăm sóc, chăm bẵm, chăm chút, lo lắng.
Bài tập 2: 
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
học sinh giải câu a để làm mẫu trước lớp.
Bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?” là thiếu nhi. Bộ phận câu trả lời câu hỏi “Là gì” là măng non đất nước.
2 học sinh lên bảng làm bài - Lớp làm vào vở.
Học sinh nhận xét –sửa bài.
Ai(cái gì, con gì) 
 là gì?
a) Thiếu nhi
b) Chúng em 
c)Chích Bông 
là măng non của đất nước.
là học sinh tiểu học.
là bạn của trẻ em.
Bài tập 3: 
1 học sinh đọc yêu cầu của bài-Lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài ra giấy nháp. Các em đọc câu hỏi vừa đặt cho bộ phận in đậm trong câu a,b,c.
Lớp nhận xét-Sửa sai.
Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?
Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc?
Đội thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh là gì?
.
3. Củng cố: Hệ thống bài.
1 học sinh tìm thêm các từ chỉ tính nết của trẻ em.
Chấm bài - Nhận xét.
4. Dặn dò: Về sửa bài - Xem lại bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Toán
Tiết 8 Bài : ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN
TUẦN 2
I – MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và cách tính giá trị biểu thức.
Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn ( có một phép nhân) .
Rèn giải nhanh chính xác.
Giáo dục cẩn thận, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
II - CHUẨN BỊ:
Bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Kiểm tra bài cũ: 
Chấm vở bài tập tổ 1.
2 học sinh lên bảng làm bài 2, 4 trong vở bài tập/ 9.
 Bài 2: Đặt tính rồi tính
 450
 260
-
 190
617
424
-
193
550
202
-
348
138
 45
-
 93
 Bài 4: Giải
 Khối lớp Ba có số học sinh là:
 215 – 40 = 175 (học sinh )
 Đáp số: 175 học sinh
Lớp nhận xét sửa bài.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Bài 1: 
Giáo viên cho 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. 
Học sinh nhận xét đọc lại bảng nhân 2, 3, 4, 5 
Giáo viên nhận xét-Sửa bài.
b) Yêu cầu học sinh đọc mẫu, nhận xét mẫu.
Yêu cầu lớp làm bảng con, 
2 học sinh lên làm bảng lớp.
Giáo viên nhận xét-Sửabài.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc mẫu-Nhận xét mẫu.
Học sinh làm vào vở.
Bài 3: 
Yêu cầu 2 học sinh đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Giáo viên nhận xét.
Bài 4: 
Yêu cầu học sinh trả lời miệng.
Cho học sinh đọc đề bài. Nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác.
Giáo viên nhận xét.
Bài 1: a) Học sinh tự làm bài vào vở.
2 học sinh lên bảng làm bài.
Học sinh đọc lại kết quả phép tính .
Lớp nhận xét - Sửa bài
3 x 4 = 12 2 x 6 = 12 4 x 3 = 12
3 x 7 = 21 2 x 8 = 16 4 x 7 = 28
3 x 5 = 15 2 x 4 = 8 4 x 9 = 36
3 x 8 = 24 2 x 9 = 18 4 x 4 = 16
b) Học sinh đọc mẫu-Nhận xét mẫu.
2 học sinh lên bảng làm bài 
Lớp làm bảng con.
Học sinh nhận xét - sửa bài.
200 x 2 = 400 300 x 2 = 600
200 x 4 = 800 400 x 2 = 800
100 x 5 = 500 500 x 1 = 500
Bài 2: Học sinh đọc mẫu, nhận xét mẫu.
1 học sinh lên bảng làm bài
Lớp làm vào vở
Học sinh nhận xét sửa bài.
a) 5 x 5 + 18 = 25 + 18 
 = 43 
c) 2 x 2 x 9 = 4 x 9
 = 36
Bài 3: 
Học sinh đọc đề bài-Nêu dữ kiện bài toán
2 học sinh lên tóm tắt – giải.
Học sinh lên bảng làm bài
Lớp làm vào vở.
Tóm tắt: Giải
1 bàn: 4 ghế Số ghế trong phòng ăn là:
8 bàn:.ghế? 4 x 8 = 32 (ghế)
 Đáp số: 32 ghế
Lớp nhận xét-Sửa bài.
Bài 4: Học sinh đọc đề bài 
Nêu cách tính chu vi hình tam giác.
1 học sinh lên bảng làm bài .
 Lớp làm vào vở.
Giải:
Chu vi hình tam giác ABC là:
100 x 3 = 300 (cm)
Đáp số: 300cm
.
3. Củng cố: Học sinh đọc lại bảng nhân 2, 3, 4, 5 và nêu cách tính chu vi hình tam giác.
4. Dặn dò: Về nhà xem lại bài - Sửa bài- Làm bài tập trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Tự nhiên xã hội
Tiết 3 Bài: VỆ SINH HÔ HẤP
TUẦN 2
I – MỤC TIÊU 
Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, họng.
Giáo dục học sinh giữ sạch mũi, họng.
II - CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Các hình trong SGK.
Học sinh: SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ: 
 2 học sinh trả lời bài “Nên thở như thế nào?”
Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng? - Thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng vì là hợp vệ sinh có lợi cho sức khoẻ.
Cho biết lợi ích của việc hít thở không khí trong lành? - Thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu  ... sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt động 1: Động não
Mục tiêu: Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp?
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
Kể tên một bệnh đường hô hấp mà em biết?
Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. Bệnh thường gặp là gì?
Mũi, khí quản, lá phổi trái, lá phổi phải, phế quản.
Sổ mũi, ho, đau họng, viêm họng.
Viêm họng, viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản, ho, sốt.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp. Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và trao đổi về nội dung của các hình 1, 2,3, 4, 5, 6/ 10,11, SGK
Hình 1, 2: 
Nam đã nói gì với bạn của mình?
Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam?
Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng?
Bạn của Nam đã khuyên Nam điều gì?
-Hình 3: 
Bác sĩ đã khuyên Nam điều gì?
Bạn có thể khuyên Nam thêm điều gì?
Nam phải làm gì để chóng khỏi bệnh?
Hình 4: 
Cảnh thầy giáo khuyên học sinh điều gì?
Tại sao thầy giáo lại khuyên bạn học sinh phải mặc thêm áo ấm, đội mũ , quàng khăn và đi bít tất?
-Hình 5: 
Tại sao bác đi qua đường phải dừng lại khuyên hai bạn nhỏ đang ngồi ăn kem?
-Hình 6:
Khi đã bị bệnh viêm phế quản, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh gì?
Bệnh viêm phế quản và bệnh viêm phổi thường có biểu hiện gì?
Nêu tác hại của bệnh viêm phế quản và viêm phổi?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Giáo viên nhận xét bổ sung.
Nguyên nhân chính của bệnh viêm đường hô hấp là gì?
Nêu cách đề phòng về bệnh viêm đường hô hấp?
Học sinh quan sát hình và thảo luận theo cặp.
Mình bị ho và rất đau họng khi nuốt nước bọt.
Bạn của Nam mặc áo ấm, đội mũ.
Nam không mặc áo ấm và không đội mũ. Nam bị nhiễm lạnh. 
Nên đến bác sĩ để khám bệnh.
Uống thuốc và súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng.
Thời tiết lạnh nên mặc quần áo đủ ấm.
Nghe, làm theo lời dặn của bác sĩ.
Vì thời tiết lạnh mà bạn mặc không đủ ấm.
Vì bác thấy các bạn nhỏ ăn nhiều kem dễ bị viêm họng.
Khi bị viêm phế quản nếu không chữa trị kịp thời sẽ bị viêm phổi.
Ho, sổ mũi, sốt.
Nếu để quá nặng có thể bị chết do không thở được.
Đại diện một số cặp lên trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm.
Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng, giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa; ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Bác sĩ
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm đường hô hấp.
Cách tiến hành:
Bước 1: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi. 
Yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân kể được một số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi
Giáo viên nhận xét.
1 học sinh đóng vai bệnh nhân, 1 học sinh đóng vai bác sĩ.
Bệnh nhân nêu biểu hiện căn bệnh.
Bác sĩ nêu tên bệnh.
Học sinh chơi thử trong nhóm
1 cặp lên chơi.
Cả lớp nhận xét góp ý bổ sung.
.
3. Củng cố: 
Học sinh nhắc lại nguyên nhân, cách đề phòng bệnh viêm đường hô hấp. -Do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm.
Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng, giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa; ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên.
4. Dặn dò: Về ôn bài - Làm bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Luyện tập Tiếng Việt
Tiết 2 Bài: ÔN CÁC BÀI TẬP ĐỌC ĐÃ HỌC Ở HAI TUẦN ĐẦU
TUẦN 2
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Củng cố các bài tập đọc đã học ở 2 tuần đầu.	
Rèn kĩ năng đọc hiểu và học thuộc lòng các bài đã học.
Giáo dục học sinh ý thức tự học, xem lại bài cũ.
II - CHUẨN BỊ:
Phiếu viết tên các bài tập đọc
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Kiểm tra bài cũ: 
học sinh lên bảng viết : hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ. Lớp viết bảng con.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập đọc và đọc thuộc lòng các bài học thuộc lòng đã học-Trả lời câu hỏi theo bài.
 Bài: Cậu bé thông minh
Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
Trong cuộc thử tài lần sau , cậu bé yêu cầu điều gì?
Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
Bài: Hai bàn tay em
Cho học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi
Hai bàn tay em được so sánh với gì?
Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
Bài: Ai có lỗi 
+ Đoạn 1 và 2: 
Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?
Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
+ Đoạn 3:
Vì sao En-ri-cô hối hận muốn xin lỗi Cô-réc- ti?
+ Đoạn 4:
Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
Em đoán Cô-réc-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
+ Đoạn 5:
Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?
Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
Bài: Cô giáo tí hon.
Truyện có những nhân vật nào?
Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú?
Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò?
Học sinh lên bốc thăm luyện đọc từng bài và trả lời câu hỏi theo bài.
Bài: Cậu bé thông minh
Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng
Vì gà trống không đẻ trứng được.
Cậu nói 1 chuyện khiến vua cho là vô lí( bố đẻ em bé ), từ đó làm cho vua phải thừa nhận : lệnh của ngài cũng vô lí.)
Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành 1 con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Yêu cầu 1 việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện hiệu lệnh của vua.
 Bài: Hai bàn tay em
Hai bàn tay em so sánh như hoa đầu cành.
Khi bé ngủ, tay thì bên má, tay ấp cạnh lòng, tay siêng năng viết bài.
Học sinh tự do phát biểu
Bài: Ai có lỗi 
En –ri-cô và Cô-rét-ti.
Cô-rét –ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng, En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti.
Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời :
Sau cơn giận En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
Học sinh đọc thầm đoạn 4.
Tan học thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị « Ta lại thân nhau như trước đi » khiến En-ri-cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn.
Học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình.
Học sinh đọc thầm đoạn 5 trả lời :
En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại còn giơ thước định đánh bạn.
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời :
En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn.
Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
Bài: Cô giáo tí hon.
Bé và 3 đứa em là Hiển , Anh, Thanh.
Dạy học.
Thích cử chỉ của Bé ra vẻ người lớn: kẹp tóc lại , thả ống quần xuống, lấy nón của má đội lên đầu.
Thích cử chỉ của Bé bắt chước cô giáo vào lớp : đi khoan thai vào lớp , treo nón mặt tỉnh khô,đưa mắt nhìn. 
Thằng Hiển ngọng líu, cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai. Cái Thanh vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai.
.
3. Củng cố: 1 học sinh học thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài . 
4. Dặn dò: Về nhà ôn bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
I
VỀ NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG
* Về nề nếp:
Đi học đúng giờ, nghỉ có giấy xin phép.
Xếp hàng ra vào lớp, ra tập thể dục nhanh thẳng, đều dẹp.
Mặc quần áo đồng phục học sinh ( quần xanh áo trắng, đồng phục thể dục ), đeo bảng tên, là Đội viên phải đeo khăn quàng đỏ, đầu tóc, giày dép gọn gàng sạch sẽ, cắt ngắn móng chân ,tay.
Kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép đối với thấy cô giaó và người lớn tuổi. Không nói tục, chửi thề.
 * Về học tập:
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Trong lớp giữ trật tự , chú ý lắng nghe cô giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Sách vở đồ dùng học tập phải đầy đủ, bao bọc cẩn thận, có dán nhãn vở, giữ gìn sạch sẽ, không quăn mép, luyện chữ viết đúng mẫu chữ.
 * Về vệ sinh, và công tác khác:
Giữ gìn vệ sinh chung, giữ gìn bảo vệ của công, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
Đi tiểu đi tiêu đúng nơi quy định.
Không xả rác ăn quà vặt bừa bãi.
Đi học phải đội mũ nón, đầu mùa mưa, cuối mùa mưa phải mang áo mưa.
Chấp hành tốt luật lệ giao thông ( đi bên phải, giơ tay xin đường khi qua đường).
Tham gia sinh hoạt sao, Đội và các hoạt động khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2 THU 4,5,6.doc