Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Hiệp Cát

Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Hiệp Cát

- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm ).

-Vận dụng được giải toán có lời văn (có một phép trừ )

II.CHUẦN BỊ :

 GV: -Bộ ĐDDT

 HS: -Bộ ĐDHT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Hiệp Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Khai giảng năm học mới
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Tiếng Anh
Cô: Vũ Thị Hương – lên lớp
___________________________________
Toán
Trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần)
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm ).
-Vận dụng được giải toán có lời văn (có một phép trừ )
II.Chuần bị :
 GV: -Bộ ĐDDT
 HS: -Bộ ĐDHT.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập số 2 và bài tập số 3.
- Yêu cầu mỗi em làm một cột bài 2 .
- Chấm vở 2 bàn tổ 1.
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ.
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: ghi bảng
 b) Bài mới:
 * Giới thiệu phép trừ: 432 - 215
 + Ghi bảng phép tính 432 - 215 = ? 
- Yêu cầu học sinh đặt tính.
- Hướng dẫn học sinh cách tính.
- Ghi nhận xét về cách tính như sách giáo khoa.
- Phép trừ này có gì khác so với các phép trừ đã học ?
 * Phép trừ 627 – 143 = ? 
- Yêu cầu học sinh thực hiện tương tự như đối phép tính trên .
- Vậy phép trừ này có gì khác so với phép trừ ở ví dụ 1 chúng ta vừa thực hiện ? 
 c) Luyện tập:
 Bài 1: 
- Gọi HS nêu bài tập 1
- Yêu cầu vận dụng trực tiếp cách tính như phần lí thuyết tự đặt tính và tính kết quả 
- Yêu cầu lớp làm miệng.
.
- Gọi 1 số HS nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con 
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3: 
- GV gọi HSđọc bài toán.
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách giải bài toán .
- Yêu cầu 1 HS lên bảng tính .
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Chấm một số vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh .
Bài 4 : 
- Gọi HS đọc bài trong SGK 
- Yêu cầu nhìn vào tóm tắt để đặt đề toán và giải 
- Yêu cầu một em lên bảng giải 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Giáo viên chấm vở 1số em, nhận xét đánh giá
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách đặt tính về các phép tính trừ số có 3 chữ số có nhớ một lần?
* Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
2HS lên bảng làm bài.
- HS 1: Lên bảng làm bài tập số 2 
- HS 2: Làm bài 3
- 2HS khác nhận xét .
* Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Vài HS nhắc lại đầu bài
- Một HS đứng tại chỗ nêu cách đặt tính .
- Lớp theo dõi hướng dẫn về cách trừ có nhớ một lần .
- Rút ra nhận xét phép trừ này khác với phép trừ đã học là phép trừ có nhớ ở hàng chục .
- Dựa vào ví dụ 1 đặt tính và tính khi đến hàng trăm thì dừng lại nghe giáo viên hướng dẫn về cách tính tiếp .
- ở phép tính này khác với phép tính trên là trừ có nhớ sang hàng trăm 
- Một HS đọc yêu cầu bài 1. 
- Vận dụng cách tính qua 2ví dụ để thực hiện làm bàì 
- 
 - 
- 
541 422 564
 127 114 215
 414 308 349 
.- HS nhận xét bài bạn 
- HS nêu đề bài sách giáo khoa 
- 3 em lên bảng đặt tính và tính : 
 - 
 - 
- 
627 764 516
 443 251 342
 184 513 174 
 - HS nhận xét bài bạn .
+ Đọc bài tập trong sách giáo khoa .
1 HS lên bảng giải, cả lớp giải bài vào bải vào bảng vở.
 Giải :
 Số con tem bạn Hoa sưu tầm là :
 335 – 128 = 207 (con tem)
 Đ/S: 207 con tem 
- HS nhận xét bài bạn, chữa bài .
- HS nêu đề bài trong SGK.
- Một em nhìn vào tóm tắt nêu đề bài rồi giải 
 Giải :
 Đoạn dây còn lại dài là :
 243 – 27= 216 (cm)
 Đ/S: 216 cm 
- 2 HSkhác nhận xét bài bạn .
- HS nêu cách tính .
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại –Xem trước bài “ Luyện tập”
______________________________________________
Tập đọc – kể chuyện
Ai có lỗi
I. Mục tiêu:
-Biết đọc đúng rành mạch các từ khó :khúc khuỷu ;Cô –Rét –Ti;En-, Ri-Cô ,xin lỗi;doạ đánh bạn
-Biềt ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm ,dấu phẩy và giữa các cụm từ ;
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ..
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây sứt chỉ.
- Hiểu ý nghĩa :Phải biết nhường nhịn bạn,nghĩ tốt về bạn ,dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
KNS: Giao tiếp ứng xử văn hóa
 -Thể hiện sự cảm thông
 -Kiểm soát cảm xúc.
III. Chuẩn bị:
 -GV: Tranh minh hoạ cho bài tập đọc.
 Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn đọc.
 -HS: SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc bài “Đơn xin vào đội”
- Hãy nêu hình thức trình bày của lá đơn.
- 3 HS đọc.
- 1 HS nêu.
2. Bài mới: Ai có lỗi
a) Giới thiệu
- Treo tranh giới thiệu
- Học sinh chú ý nghe
b) Luyện đọc:
* Đọc mẫu: giáo viên đọc toàn bài.
- Đoạn 1: Giọng đọc chậm, nhẹ.
- Đoạn 2: Giọng hơi nhanh khi En-ri-cô giận.
- Đoạn 3, 4, 5: Giọng chậm, hơi trầm.
3* Hướng dẫn kết hợp với giải nghĩa từ:
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- HS đọc nối tiếp nối
- Cả lớp đọc thầm.
- Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì/ Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi,/ làm cho cay bút ngệch ra một đường rất xấu//
+ Tìm từ trái nghĩa với từ “kêu căng”
- Từ trái nghĩa là: khiêm tốn.
- Chú ý lời đối thoại.
- Chúng ta sẽ không bào giờ giận nhau nữa,/ phải không /En-ri-cô?
- Không bao giờ!// Không bao giờ!//. Tôi trả lời.//
- Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn/ vì con có lỗi.// Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn.
- Yêu cầu HS đọc cả bài.
- 5 HS đọc nối tiếp (mỗi HS 1 đoạn).
- Luyện đọc nhóm
- Mỗi nhóm 5 HS.
- Thi đọc theo nhóm.
- 2 nhóm đọc.
c) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2. 1.
- 1hs đọc.
- Hỏi: Câu chuyện kể về ai?
- Kể về En-ri-cô và Cô-rét-ti.
- Vì sao hai bạn giận nhau?
- Vì Cô-rét-ti vô tình chạm vào tay En-ri-cô. Hiểu lầm bạn cố ý nên hiểu lầm nhau.
- Vì hiểu lầm nhau mà hai bạn giận nhau. Câu chuyện tiếp diễn thế nào? Chúng ta tìm hiểu đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- 1 HS đọc.
- Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
- Vì sau cơn giận En-ri-cô thấy bạn không cố ý và nhìn thấy bạn áo bị sứt chỉ và thương bạn hơn.
- En-ri-cô có đủ can đảm để xin lỗi bạn không?
- En-ri-cô không đủ can đảm.
- Yêu cầu đọc đoạn 4, 5.
- 1 HS đọc.
- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
- En-ri-cô chờ bạn ở cổng trường, En-ri-cô giơ thước doạ nhưng Cô-rét-ti đã cười hiền hậu, rồi hai bạn ôm chầm lấy nhau rồi nói với nhau là không bao giờ giận nhau nữa.
- Bố trách En-ri-cô là đúng hay sai?
- Bố trách như vậy là đúng.
d) Luyện đọc lại:
- Gọi HS đọc đoạn 3, 4, 5
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Đọc theo vai.
- 3 HS đọc.
- Thi đọc
- 2 nhóm thi đọc.
4. Củng cố :
- Giao tiếp ứng xử văn hóa.
-Thể hiện sự cảm thông.
-Kiểm soát cảm xúc.
-Qua nhiều phần đọc và được bạn kể em rút ra được bài học gì ?
-Không nên nghĩ xấu về bạn .-
-Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi
__________________________________
Kể CHUYệN
Ai có lỗi
I. Mục tiêu:
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ
- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
III. Chuẩn bị:
 -GV: Tranh minh hoạ kể chuyện.
 -HS: SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Định hướng yêu cầu:
- Gọi HS đọc yêu cầu kể chuyện.
- 1 HS đọc.
- Câu chuyện trong sách giáo khoa kể lại bằng lời của ai?
- Kể lại bằng lời của En-ri-cô.
- Phần kể chuyện yêu cầu ta kể lại bằng lời của ai?
- Kể lại bằng lời của em.
- Vậy khi kể em chuyển lời của En-ri-cô bằng lời của mình.
- Yêu cầu HS đọc phần kể mẫu.
- 1 HS đọc bài.
2. Thực hành kể:
- Kể trong nhóm (mỗi nhóm 5 HS).
- Các nhóm kể (mỗi em kể 1 đoạn). Chỉnh sửa cho nhau.
- Gọi HS kể theo hình thức nối tiếp (1,2 nhóm).
- HS lần lượt kể.
- Nhận xét bạn kể về nội dung và cách diễn đạt.
- Nhận xét, tuyên dương các HS kể tốt.
3. Củng cố
- Qua nhiều phần đọc và được bạn kể lại em rút ra được bài học gì?
- Không nên nghĩ xấu về bạn.
Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi
4. Hoạt động nối tiếp
- Về nhà tập kể cho người thân nghe
Học sinh lắng nghe và thực hiện
_____________________________________
Chính tả 
Nghe- viết: Ai có lỗi
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả ,trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .không mắc quá 5lỗi trong bài
-Hoc sinh viết đúng các từ Cô –rét –ti.khuỷu tay , can đảm ,xin lỗi,sứt chỉ
-Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng vần uêch/uyu(BT2)
-Làm đúng bài tập (3a)-
II. Chuẩn bị:
 GV: -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2,3.
 HS: -SGK+ĐDHT
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:	
 - GV đọc : ngọt ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm nổi, cái liềm.
- GV nhận xét đánh giá
2. Dạy bài mới : 
* Giới thiệu bài : 
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết báng con 
- HS nhận xét bài trên bảng
* Hướng dẫn nghe viết.
- GV đọc bài 1 lần 
- 2- 3 HS đọc bài 
+ Đoạn văn nói điều gì ?
- En – ri – cô ân hận khi bình tĩnh lại nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm 
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả ?
- Cô - ri – ti ; En – ri – cô 
+ Nhận xét về cách viết tên riêng nói trên 
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các chữ 
- GV : Đây là tên riêng của người nước ngoài, có cách viết đặc biệt 
- GV: đọc tiếng khó : Cô - rét – ti, khuỷu tay. 
- HS viết bảng con 
- Khuỷu: kh + uyu + dấu hỏi 
+. Đọc cho HS viết bài : 
- HS viết chính tả vào vở 
* Chấm chữa bài :
GV đọc lại bài
- HS đổi vở, soát lỗi bằng bút chì ra lề vở
- GV thu bài chấm điểm 
- GV nhận xét bài viết của HS 
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập : 
 Bài tập 2: 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1 HS đọc mẫu bài 2 
- GV chia bảng lớp làm 3 cột, nêu tên và cách chơi trò chơi 
- Các nhóm chơi trò chơi tiếp sức, mỗi nhóm tiếp nối viết bảng các từ chứa tiếng có vần uêch / uyu . 
- Đại diện nhóm đọc to kết quả của nhóm mình 
- Lớp nhận xét 
- GV nhận xét
 Bài tập 3: 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV chia bảng lớp thành hai phần 
- 2HS lên bảng, lớp làm vào vở 
- GV hướng dẫn HS làm bài 
- GV nhận xét kết luận 
- Lớp đọc bài, nhận xét bài trên bảng 
4. Hoạt động nối tiếp 
Lưu ý nhứng hiện tượng chính tả mà học sinh dễ mắc
- Về nhà chuẩn bị bài sau
__________________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ một lần).
-Vận dụng được vào việc giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ ).
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
-Gọi HS làm bài tập về nhà trang 26
- 2 HS ... ổi sau đó một số HS nêu
-Học sinh lập các số có hai chữ số từ 3 chữ số trên.
-Nêu các số lập được. 
 - Về nhà chuẩn bị bài sau
____________________________________________________________
Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2011
Sáng : Cô: Lê Thị Ngọc Sinh – Lên lớp
___________________________________________________
Chiều Thủ công
Gấp tàu thuỷ hai ống khói ( T1 )
I. Mục tiêu:
 - HS biết gấp tàu thuỷ hai ống khói .
 - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng qui trình , kĩ thuật. Các nếp gấp tương đối thẳng ,phẳng,cân đối 
 - HS yêu thích và giữ gìn sản phẩm lao động .
II.Chuẩn bị: Mẫu tàu thuỷ hai ống khói , qui trình giấy nháp , bút màu , kéo .
III. Các Hoạt động dạy - học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu giờ học
2.Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét .
- Cho hs quan sát mẫu tàu thuỷ đã được gấp sẵn .
- Y/c nhận xét đặc điểm, cấu tạo từng bộ phận của tàu thuỷ, so sánh với tàu thuỷ trong thực tế
- Nêu tác dụng của tàu thuỷ trong thực tế.
3. Hướng dẫn mẫu .
- GV hướng dẫn theo quy trình SGV.
- B1 : Gấp , cắt tờ giấy hình vuông .
- B2 : Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông .
- B3 : Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói .
4. Cho HS tập gấp bằng giấy nháp .
- HD HS dựa vào quy trình và gấp theo HD 
5.Hoạt động nối tiếp 
Nêu qui trình gấp tàu thuỷ hai ống khói ? 
Về nhà luyện tập thêm 
- Tổ trưởng KT báo cáo.
- HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý của GV
- 2 HS nêu
- H/S quan sát HS G nêu miệng từng bước gấp
- HS TB nhắc lại
-1 H/S G thực hành mẫu.
- H/S cả lớp thực hành nháp
- 2H/S TB, K nêu
_____________________________________
Luyện viết
Bài 1: Chữ hoa A, Ă
I . Mục đích yêu cầu : 
 - Củng cố cách viết chữ hoa a,ă kiểu chữ viết từ và các câu ứng dụng.; 
 - Rèn kỹ năng viết chữ hoa đúng kĩ thuật. 
 - Giáo dục học sinh rèn vở sạch chữ đẹp. II . Đồ dùng dạy – học : Vở luyện viết, bảng con; GV mẫu chữ Q
III . Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 
 A- Kiểm tra bài cũ:
- Viết bảng con : A, Vừ A Dớnh 
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Nêu y/c của tiết luyện viết
2- H/dẫn luyện viết
HĐ1 Viết chữ hoa R cỡ 5 ly và R 2,5 ly
- GV treo mẫu chữ R 5 ly, y/c HS quan sát nhận xét: độ cao, số lượng nét , điểm đặt bút, dừng bút 
- GV viết mẫu cho HS quan sát nắm được cách viết R
- Y/c HS tự viết chữ hoa ra bảng con.
- Giáo viên chỉnh sửa.
HĐ2: Viết từ, câu ứng dụng
 - GV viết mẫu từ , câu ứng dụng 
Ruột
- Y/c HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa:
Ruột để ngoài da
Ruộng bề bề khụng bằng nghề trong tay
- Y/c HS quan sát nhận xét cách viết
- GV nêu yêu cầu kĩ thuật khi viết câu ứng dụng.
- HD HS viết bảng con Ruột
- GV chỉnh sửa.
HĐ3: HD viết vở
 - Hướng dẫn viết lần lượt từng dòng.Lưu ý cách nối chữ, viết liền tay
- GV giúp đỡ HS yếu
3- Hoạt động nối tiếp 
- Thu vở chấm, nhận xét.
- Tổ chức thi viết chữ đẹp
- 3 HS lên bảng viết, HS khác viết bảng con
- HS quan sát, 1 HS khá nêu nhận xét
- HS quan sát cách viết
- 2 HS nhắc lại cách viết.
- Học sinh viết bảng con
- HS quan sát
- Học sinh đọc câu ứng dụng, HS giỏi nêu ý nghĩa của câu ứng dụng
- HS Khá, Giỏi nêu . HS khác bổ sung
- Học sinh viết bảng
- Học sinh viết vở luyện viết
- Mỗi tổ 1 HS tham gia
__________________________________
Sinh hoạt tập thể
Ca hát về thầy cô và mái trường mến yêu
I. Mục tiêu:
- HS vui chơi theo chủ điểm Vui đến trường thông qua hoạt động ca hát về thầy cô và mái trường mến yêu 
- HS biết chọn và hát được các bài hát ca ngợi thầy cố và mái trường
 - Giáo dục tình yêu trường lớp, yêu thích đến trường.
II.Chuẩn bị: Các bài hát về thầy cố và mái trường.
III. Các Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. GV giới thiệu chủ điểm vui đến trường
2. Biểu diễn văn nghệ
- GV HD các tổ lựa chon tiết mục văn nghệ tham gia biểu diễn 
Đại diện BGK công bố thể lệ cuộc thi và biểu điểm cho từng phần thi
- Y/c tổ trưởng lên bốc thăm thứ tự biểu diễn
- Các tổ biểu diễn 
3. Công bố kết quả cuộc thi
- Đại diện BGK công bố 
- GV HD HS bình chọn tiết mục tham gia biểu diễn chào mừng ngày khai trường
4. HS luyện tập thamgia biểu diễn mừng ngày khai trường
- GV HD và phân công phụ trách các phần việc
- HS nghe
- Lớp phó văn nghệ dẫn chương trình.
-HS theo dõi
- Các tổ biểu diễn văn nghệ
- HS nêu ý kiến, biểu quyết
- HS tự luyện tập theo HD của GV
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Chính tả
Nghe - viết: Chơi chuyền
Phân biệt :ao /oao
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT2).
- Làm đúng BT(3) a/b, hoặc bài tập CT phương ngữ 
II. Đồ dùng:
 - ND bài tập 2
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết : Lo sợ, rèn luyện, siêng năng.
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài: nêu y/c giờ học
2. Hướng dẫn nghe - viết.
- GV đọc mẫu toàn bài
- Khổ thơ 1 nói lên điều gì ?
- Còn khổ thứ 2 cho em biết điều gì ?
- Mỗi dòng thơ gồm mấy chữ ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết thế nào ? Câu thơ nào
 được đặt trong ngoặc kép ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS tìm tiếng khó trong bài và viết vào bảng con.
- Yêu cầu HS đọc và nêu cách viết các tiếng khó
- GV đọc cho HS viết - GV quan sát uốn nắn HS khi viết
- Y/c HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau
- GV chấm một số bài - Nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2- Yêu cầu HSđọc đề và tự làm vào vở BTTV
- GV cùng HS chữa bài
- Củng cố cách phân biệt vần ao/oao
 Bài 3a: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV cùng HS thi hỏi đáp 
- Tổ chức cho HS thi luyện nói các từ tiếng có phụ âm đầu l/n vừa tìm được
3. Củng cố bài: 
Thi phát âm chuẩn l/n
- 3 HS viết bảng lớp – dưới lớp viết bảng con
- HS nghe -1 HS đọc đoạn viết
- 2 HS K trả lời - HS khác nhận xét
- 1 HS TB trả lời - HS khác nhận xét
- HS viết tiếng khó vào bảng con
- 3 HS đọc và nêu cách viết
- HS nghe và viết vào vở-chú ý cách trình bày
-HS đổi chéo vở để KT
-1 HS đọc đầu bài. HS làm vào BTTV3, 2 HS TB lên bảng-HS đọc từ tìm được
- 1HS K đọc đầu bài
- HS làm vào vở BTTV3 -1 HS G chữa bài
- HS luyện nói sửa ngọng
- HS thi phát âm chuẩn
_________________________________
Sinh hoạt
ổn định tổ chức lớp-Học nội quy lớp học
1. Đánh giá nhận xét tuần học đầu tiên:
2.Tổ chức biên chế lớp, phan công cán bộ lớp, cán bộ Đội
3.Phổ biến và hướng dẫn thực hiện nội quy 
1.Về đạo đức : 
Khi gặp thầy cô giáo và người lớn HS phải ngoan ngoãn , lễ phép , lịch sự , trang nghiêm khi chào hỏi ( Như đứng nghiêm , khoanh tay trước ngực , đáp lời chào với thái độ tôn kính , niềm nở và tự giác ...). Đoàn kết giúp đỡ bạn bè , cụ già trẻ em ; Không nói tục chửi bậy, đánh cãi nhau, không viết vẽ bậy lên tường lớp .biểu bảng ; Không làm điều gì ảnh hưởng đến danh dự của nhà trường và phẩm giá của người học sinh ( Như tránh xa các tệ nạn xã hội ,không trộm cắp ,cờ bạc ...không xui bẩy người khác làm điều xấu ) ; Phải hết lòng trung thực , thật thà ,nhặt được của rơi trả lại người làm mất , kịp thời báo cáo với người lớn hoặc thầy cô giáo khi phát hiện kẻ xấu phá hoại .
2.Về học tập :
 Đi học phải đúng giờ (-buổi sáng có mặt tại trường lúc 6 giừo 30 phút ,buổi chièu có mặt lúc 1 giờ -Không dến quá sớm - làm ùn tắc giao thông nơi cổng trường , gây nhốn nháo cảnh quang nhà trường), học sinh nào đi muộn khi qua cổng phải được sự đồng ý của Đội trực ban và phải thành khẩn và nhanh chóng khai báo với đội trực ban về họ tên , lớp , lí do đi muộn ......Ra vào lớp phải xin phép báo cáo ; Nghỉ học phải viết đơn xin phép và có xác nhận của gia đình .Trong lớp tuyệt đối chấp hành kỉ luật trật tự và tuân theo sự điều hành của thầy cô giáo và cán sự lớp , hăng hái , khắc phục khó khăn ,tự giác học tập , hoàn thành tốt các bài học trên lớp cũng như ở nhà . Giữ gìn trật tự lớp , không ra khỏi chỗ ngồi khi thầy cô giáo chưa vào lớp hoặc bận họp hành. 
3. Về thể dục vệ sinh ,bảo quản tài sản 
-Học sinh tham gia trực nhật lớp , lao động vệ sinh trường sạch sẽ , đổ rác đúng nơi quy định . Đi đại tiểu tiện cần giữ vệ sinh chung , không phóng huế bừa bãi , không vứt rác ra phòng học và sân trường , không ăn quà vặt , không đá bóng lung tung trong sân trường , không giẫm đạp lên bồn hoa ,không bẻ cây hái quả , không làm đổ vỡ chậu cảnh , có trách nhiệm chăm sóc công trình măng non được giao .Bảo quản và sử dụng an toàn các thiết bị và tài sản trong lớp cũng như của nhà trường ; Làm hỏng làm mất phải có trách nhiệm sửa chữa và bồi thường 
-Ra xếp hàng tập thể dục giữa giờ ra chơi cần khẩn trương nhanh chóng .Mỗi lớp 2 hàng dọc theo cự ly đã quy định , tuyệt đối giữ trật tự trong suốt buổi tập . Hô đáp khẩu hiệu to , đanh ,gọn , rõ ràng và đồng loạt .Khi đi vào lớp và khi tan học ra về phải xếp hàng và đi theo hàng lối .
-Khi tham gia sinh hoạt tập thể ( Mít tinh , chào cờ đầu tuần ) tuyệt đối giữ gìn trật tự 
4.Trang phục : 
-100% học sinh đến trường mang trang phục thống nhất , gọn gàng , sạch sẽ ; đội viên mang khăn quàng đỏ , có đầy đủ mũ ca nô , giày dép ; đầu tóc , móng tay thường xuyên cắt tỉa ;không tự ý tháo bỏ trang phục nếu chưa hết giờ học. Thứ hai , thứ tư , thứ sáu hàng tuần , bắt buộc mang đồng phục , những ngày còn lại học sinh có thể mang trang phục khác nhưng nhất thiết phải là áo có cổ , quần dài ...
5.Một số quy định khác : 
-Học sinh đăng kí đi xe đạp cần xếp ngay ngắn theo hàng lối trong nhà xe , không để lộn xộn , chồng chéo .; Ra về lấy xe nhẹ nhàng , rong ra đến cổng mới được lên xe , không lượn lách đi lại lung tung trong sân trường- Vi phạm có thể nhắc nhở , nếu tái diễn có thể đình chỉ đăng kí đi xe đạp .Làm mất hoặc bị mất phải báo ngay cho bác bảo vệ hoặc thầy cô giáo chủ nhiệm để kịp thời giải quyết .
-Bố mẹ đưa đón , chỉ được phép dừng lại phía ngoài cổng trường . Chỉ vào trường khi có lí do chính đáng hoặc được phép của bác bảo vệ . 
- Đến trường hoặc ra về phải tuyệt đối chấp hành Luật lệ ATGT , không gây cản trở,ùn tắc giao thông , không đi hàng ngang , hoặc đi sai phần đường quy định .Nếu cố tình vi phạm hoặc gây ra tai nạn thì bản thân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật .
Trên đây là những quy định đối với học sinh .Người thực hiện tốt sẽ được khen thưởng người vi phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật tuỳ theo mức độ nặng nhẹ đều bị xử lí

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 2 lop3 Suu Nsach Hduong CKTKN.doc