Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

2. Hướng dẫn luyện đọc. 28

Bài 1: trang 11: Điền vào chỗ trống.

- Hs nêu yêu cầu bài tập, đọc đoạn văn.

- HS nêu câu hỏi của bài tập:

- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở luyện tập sau đó chữa bài.

- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.

a. Từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc:

+ Dân tộc ta đã anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nướcmình.

+ Ngày na, chúng ta ra sức lao động, sản xuất để nước nhà(non sông) ngày càng giàu đẹp.

b. Từ cùng nghĩa với bảo vệ:

+ Nhân dân ta gìn giữ nền độc lập

+ Theo lời Bác Hồ dạy giữ gìn hoà bình của đất nước.

c. Từ cùng nghĩa với xây dựng:

+ Học sinh cả nước xây dựng đất nước

+ Thế hệ chúng em kiến thiết nước nhà

 

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ ba ngày 22 tháng 1năm 2013
Luyện tiếng việt
Luyện tập: Từ ngữ về Tổ Quốc. Dấu phẩy
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm. Bước đầu biết kể về một vị anh hùng. Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn .
- HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2b,bài 3;HS khá giỏi làm thêm bài tập 2a
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’
Bài 1: trang 11: Điền vào chỗ trống. 
- Hs nêu yêu cầu bài tập, đọc đoạn văn.
- HS nêu câu hỏi của bài tập: 
- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở luyện tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a. Từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc:
+ Dân tộc ta đã anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nướcmình.
+ Ngày na, chúng ta ra sức lao động, sản xuất để nước nhà(non sông) ngày càng giàu đẹp.
b. Từ cùng nghĩa với bảo vệ: 
+ Nhân dân tagìn giữ nền độc lập
+ Theo lời Bác Hồ dạy giữ gìn hoà bình của đất nước.
c. Từ cùng nghĩa với xây dựng:
+ Học sinh cả nước xây dựng đất nước
+ Thế hệ chúng em  kiến thiết nước nhà
Bài 2. trang 11 . a. Theo em đoạn văn dưới đây nói đến vị anh hùng nào của dân tộc ta? Hãy viết tên vị anh hùng đó vào chỗ trống trong đoạn. 
 - 1 HS KGđọc yêu cầu của bài 
- HSKG nêu ý kiến của mình rồi làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Ngô Quyền
b. Kể tên những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em đã được biết rõ vầ chiến công của họ.
- HS nêu yêu càu bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu.
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV giúp đỡ HS cò lúng túng.
HS chữa bài vào vở luyện tập.
Bài 3. trang 12. Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS suy nghĩ làm bài rồi nêu ý kiến.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng . . Không đầy một tháng, cuộc khởi  . Sau hơn hai trăm năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, nhân dân tađộc lập.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài làm.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thể dục
Cô Vân soạn và dạy
Luyện toán
Luyện tập 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
- HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3. HS khá giỏi làm cả.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 - GV yêu cầu 3 học sinh trả lời ba điểm như thế nào là ba điểm thẳng hàng.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: a. Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB biết AB = 6cm.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài giải mẫu . 
+ Bước 1: Xá định M chia AB thành 2 đoan MA = MB = ? cm
+ Bước 2: Dùng thước để xác định điểm M trên đoạn AB.
b. Xác định trung điểm O của đoạn thẳng PQ biết PQ = 4cm (theo mẫu ở a)
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS suy nghĩ, trao đổi theo cặp là bài.
- Đại diện các cặp trình bày cách làm của mình. Các HS khác và GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Viết thêm cho đầy đủ bài giải sau.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS trao đổi theo cặp làm bài rồi nêu kết quả chữa bài 
a. A, B, C là ba điểm thẳng hàng. BC = BA = 3cm. Vậy B là trung điểm của AC.
b. HS làm tương tự bài 1a.
Kéo dài đoạn thẳng MN thêm đoạn thẳng NP = 20mm ta được:
M, N, P là ba điểm thẳng hàng và NP = NM = 20mm. Vậy N là trung điểm của MP
Bài 3: HS nêu yêu cầu : 
- GV giúp HS hiểu yêu cầu. A O B 
- HS trao đổi theo nhóm 4 làm bài rồi nêu kết quả chữa bài 
	 P 	M
 AO = OB; BM =MC; CN = ND; DP = PA
 D N C 
Bài 4: 
 - HSKG :HS nêu yêu cầu bài tập: 
- HS suy nghĩ làm bài tập rồi nêu kết quả chữa bài.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - HS nhắc lại cách đọc số có bốn chữ số.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2013
Toán
So sánh các số trong phạm vi 10 000
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại..
- Các bài tập cần làm: Bài 1(a),Bài 2.
- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 3.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
- Gọi HS chữa bài tập 2 ở SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 25’
1. GV hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh số trong phạm vi 10000.
a. So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
- GV viết lên bảng: 999...1000 và yêu cầu HS điền dấu thích hợp(>, <, =) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó.
- HS nêu cách nhận biết. GV hướng dẫn HS chọn dấu hiệu dễ nhận bết nhất: 999 là số có ba chữ số, 1000 là số có bốn chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số 
vậy 999 < 1000.
- GV hướng dẫn HS so sánh 9999 và 10000 tương tự như trên.
b. So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.
- GV nêu ví dụ: so sánh 9000 với 8999
- GV cho HS tự nêu cách so sánh, sau đó GV suy ra cách so sánh : so sánh chữ số hàng nghìn, vì 9>8 nên 9000 > 8999 
- Tương tự GV cho HS so sánh 6579 với 6580: vì chữ số hàng nghìn và chữ số hàng trăm của hai số bằng nhau , do đó so sánh tiếp cặp chữ số hàng chục,
7 < 8 nên 6579 < 6580
- GV cho HS nhận xét cách so sánh các số có bốn chữ số qua hai ví dụ trên.
2. Thực hành.
Bài 1: a) Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa nên cho HS nêu cách so sánh từng cặp số. 
 a) 1942...... 998 
 > 1999......2000 
 < ? 6742......6722 
 = 900 + 9........9009 
Bài 2: - HS làm bài vào vở. GV lưu ý HS: Để so sánh 1km với 985m cần đổi 1km = 1000m để so sánh.
	- Một HS chữa bài lên bảng; - Cho HS giải thích cách làm từng bài.
- GV và cả lớp nhận xét.
 a) 1km........985m b) 60 phút.......1 giờ
 600 cm.......1m 50 phút.......1 giờ
 797 mm.......1m 70 phút ......1 giờ
- GV hướng dẫn HS để tìm số lớn nhất hay bé nhất trong các số cần so sánh các số.
Bài 3 : Dành cho HS khá,giỏi.
- Củng cố cách tìm số lớn nhất, số bé nhất .
 + 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
C. Chấm bài – Nhận xét , dặn dò. 5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
Luyện viết
Luyện viết : trên đường mòn hồ chí minh 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách trình bày một trang luyện viết dạng bài văn “ Bộ đội về làng”.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết.
2. Hướng dẫn luyện viết. 28’
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
+ GV nêu nội dung bài văn
+ Trong bài văn có những chữ nào, từ nào cần viết hoa? Hs trao đổi theo cặp tìm và viết ra giấy nháp.
 Các chữ đầu câu.Hồ Chí Minh, Mĩ
- GV hướng dẫn HS tập viết đúng một số chữ hoa: Đ, N, H, M
+ Trong bài có những dấu câu nào?
- GV nhắc HS lưu ý khi viết các dấu câu.
+ Trong bài có những chữ nào em thấy khó viết?
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
 Thung lũng, cong cong, lúp xúp, chuyển
- GV hướng dẫn HS cách trình bày các đoạn văn và bài văn. 
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
- GV chấm một số vở và nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Tự nhiên và xã hội
Thực vật
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ (vật thật) và chỉ được rễ, thân, lá, hoa, quả của 1 số cây.
- KNS: KN hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Các hình trong sgk, cây cỏ trong vườn trường.
- Giấy khổ A4, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài vườn trường.20’
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
GV chia nhóm phân công khu vực quan sát từng nhóm, hướng dẫn HS quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo trình tự:
+ Chỉ và nói tên các cây đã quan sát.
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây.
+ Nêu điểm giống và khác nhau về hình dạng và kích thước của cây đó.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Cả lớp đi đến từng nhóm để nghe các nhóm báo cáo.
- GV kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
- GV giới thiệu các hình vẽ trong SGK (T76, 77).
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.10’
Bước 1: Từng cá nhân nêu chuẩn bị giấy, bút màu để vẽ tranh.
Bước 2: Tiến hành vẽ.
Bước 3: Trình bày.
- Từng cá nhân dán bài vẽ của mình vào tờ giấy to mà GV phát cho tổ.
- GV gọi một số HS giới thiệu về bức tranh mình vẽ.
- GV và cả lớp tuyên dương những bạn vẽ tranh đẹp, đúng yêu cầu.
Hoạt động 3: Cũng cố, dặn dò. 5’
* GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau. 
Thứ năm ngày 24tháng 1 năm 2013
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013
Luyện tiếng việt
Luyện tập phân biệt uôt/uôc; s/x.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng phân biệt chính tả uôt/uôc; s/x thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 10 và 13 vở LTTV lớp 3 tập 2
 - HS trung bình, yếu làm bài 1 trang 10; bài 1a, b(ý 1) trang 13. HS khá giỏi làm cả.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài 1. trang 10. a. Viết vào chỗ trống lời giải các câu đố.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Con sông; sấm
b. Điền vào chỗ trống uôt hay uôc, giải câu đố.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Ruột dài từ mũi đến chân
Mũi mòn ruột cũng dần dần mòn theo (Bút chì)
 Con gì trắng muốt như bông
Nhìn ngắm ruộng đồng thẳng cánh mà bay (Con cò)
ở xa tưởng là mèo  Ban đêm đi lùng chuột (Cú mèo)
Bài 1. trang 13. a. Điền vào chỗ trống s hay x? Đặt câu với mỗi từ đã được hoàn chỉnh vào dòng trống.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Sẵn sàng: Lan luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
+ Xinh xắn: Bạn Hoa có hai bím tóc xinh xắn.
+ sạch sẽ: Chúng em luôn giữ trường lớp sạch sẽ.
+ xào xạc: Ngoài sân lá vàng rơi xào xạc.
b. Chon chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS đại trà làm bài vào vở bài tập a sau đó chữa bài. HSKG làm thêm ý thứ 2 bài b.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ gầy guộc; chải chuốt; gân guốc; sáng suốt.
+ Người chỉ huy  tỉnh táo, sáng suốt
 Hai bàn taygân guốc chằng chịt.
 Mái tóc chị Hiền chải chuốt rất cẩn thận.
 Mùa lá rụng. gầy guộc.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Luyện toán
Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 10 000 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại..
- HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
- GV yêu cầu 3 học sinh lên bảng viết số: 10 000; 1989;2785; 5961
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
GV hướng dẫn mẫu. HS nêu cách thực hiện. 
HS tự làm rồi lên bảng chữa bài. Gọi một số HS đọc phần ghi nhớ.
999 9999 900 + 99 < 9099
 99 900 + 98
 100 + 98 = 198	 2004 = 2000 + 4 3009 > 300 + 9
Bài 2: So sánh hai số có số chữ số bằng nhau 
 - GV hướng dẫn mẫu giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS trao đổi theo cặp suy nghĩ làm bài và chữa bài. Gọi một số HS đọc phần ghi nhớ.
VD: 99 > 89 897 8976
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập: So sánh hai số đo đại lượng: phải đổi về cùng đơn vị đo.
- GV hướng dẫn mẫu, giúp HS hiểu cách làm bài.
- HS suy nghĩ làm vào vở.
 - HS lên bảng làm chữa bài:	
VD: 1kg > 900g	 1 giờ < 75 phút
 Vì 100g > 900g Vì 60 phút < 75 phút .
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ làm vào vở.
 - HS lên bảng làm chữa bài:
 + Số lớn nhất: 9753 + Số bé nhất: 2468	
Bài 5: HSKG nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ làm vào vở.
 - HS lên bảng làm chữa bài:
a. 2684; 2648; 2486; 2468 b. 2468; 2486; 2648; 2684 	
3. Cũng cố, dặn dò. 5’	
 - HS nhắc lại cách viết số có bốn chữ số.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Hoạt đông tập thể
Giáo dục KNS: kĩ năng đảm nhân trách nhiệm
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những hành động, việc làm thể hiệ ý thức đảm nhận trách nhiệm. 
- Rèn kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh vở BTTH kĩ năng sống lớp 3.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Chiếc khăn trải bàn”. BT1-10’
* Cách tiến hành:
GV đọc truyện.
2 HS đọc truyện.
HS thảo luận trao đổi theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Nga?
? Em đã bao giờ được giao một nhiệm vụ gì đó nhưng không thực hiện được, và điều đó đã gây kết quả xấu chưa? Em rút ra bài học gì và hãy kể chuyện đó cho các bạn cùng nghe.
Đại diện các nhóm trả lời.
Nhóm khác nhận xét, đưa ra ý kiến của mình.
 GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống. 10’
* Cách tiến hành.
 - HS nêu yêu các tình huống và yêu cầu trong BT2, BT3, BT4 vở THKNS
 - HS quan sát tranh thảo luận nhóm 4 theo các bước:
+ Phân tích tình huống.
+ Đưa ra cách xử lí trong mỗi tình huống.
 - HS thảo luận tìm hiểu theo yêu cầu và gợi ý của GV.
 - Một số HS trình bày trước lớp.
- Lớp và GV nhận xét, kết luận về cách xử lí tình huống hay nhất. 
Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống. 10’
BT5.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS – mỗi tổ thực hành thảo luận cách ứng xử với một tình huống và đóng vai. 
+ Tổ 1 – TH 1 Tổ 2 – TH 2 Tổ 3 – TH 3
- HS phân tích tình huống, thảo luận trong tổ đưa ra cách ứng xử và đóng vai.
- HS thực hành đóng vai trước lớp.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4: Kết luận. 5’
 GV kết luận: Mỗi người cần phải có trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh.
 - Dặn về nhà. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_20_buoi_chieu_tran_thi_tuyet.doc