Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Hồng Phương

Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Hồng Phương

I.MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU A. TẬP ĐỌC

1.Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ:trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về,.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

 2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.

 - Hiểu được nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

B. KỂ CHUYỆN

1 . Rèn kĩ năng nói :Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện “Ở lại chiến khu”.

- Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện

2 . Rèn kĩ năng nghe .

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

 - Bảng phụ ghi tóm tắt từng đoạn để học sinh kể chuyện .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC TẬP ĐỌC

A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Hai em tiếp nối nhau đọc bài “Báo cáo kết

quả tháng thi đua. ”.

 Trả lời câu hỏi : Bản báo cáo gồm những nội dung nào ?

B.DẠY BÀI MỚI

 1 . Giới thiệu bài chủ điểm mới và bài tập đọc .

2. Luyện đọc:

a) Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài :

-HS quan sát tranh minh hoạ truyện.

b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

 - Đọc từng câu :

 - Đọc từng đoạn trong nhóm.

 - Ba học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.

- Một học sinh đọc cả bài.

3.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

 

doc 25 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Hồng Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ
Môn
Bài dạy
Hai 
19/1/08
TĐ-KC
TĐ-KC
 T
MT
Ở lại với chiến khu
Ở lại với chiến khu
Điểm ở giữa trung điểm của đường thẳng
Vẽ tranh : Đề tài ngày tết hoặc Lễ hội
Ba
20/1/08
TĐ
 T
CT
TN-XH
 TD
Chú ở bên Bác Hồ
Luyện tập
N-V : Ở lại chiến khu
 Ôn tập : Xã hội
Ôn đội hình đội ngũ 
Tư 
21/1/08
T
 LT-C
 Đ Đ
TV
So sánh các số trong phạm vi 10000 
Từ ngữ về Tổ quốc-Dấu phẩy
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (t2)
Oân chữ hoa N (tt)
Năm
22/1/08
T
 H-N
 TN-XH
CT
Luyện tập
Em yêu trường em (lời2)
Thực vật
N-V : Trên đường mòn Hồ Chí Minh
Sáu
23/1/08
 T 
 TC
 TD
 TLV
HĐTT
Phép cộng các số trong phạm vi 10000
Ôn tập chương 2–Cắt dán chữ cái đơn giản
Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
Báo cáo hoạt động
 Tiết 1,2 Thứ hai, ngày 19 tháng 01 năm 2008
Tập đọc-Kể chuyện: Ở LẠI CHIẾN KHU 
( Theo Phùng Quán)
I.MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU A. TẬP ĐỌC
1.Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ:trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về,...
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
 2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.
 - Hiểu được nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
B. KỂ CHUYỆN
1 . Rèn kĩ năng nói :Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện “Ở lại chiến khu”. 
- Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện
2 . Rèn kĩ năng nghe .
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
 - Bảng phụ ghi tóm tắt từng đoạn để học sinh kể chuyện .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC TẬP ĐỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Hai em tiếp nối nhau đọc bài “Báo cáo kết 
quả tháng thi đua.... ”.
 Trả lời câu hỏi : Bản báo cáo gồm những nội dung nào ?
B.DẠY BÀI MỚI
 1 . Giới thiệu bài chủ điểm mới và bài tập đọc .
2. Luyện đọc: 
a) Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài : 
-HS quan sát tranh minh hoạ truyện.
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
 - Đọc từng câu : 
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Ba học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Một học sinh đọc cả bài.
3.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
Đoạn 1 : 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
Đoạn 2 :Một HS đọc cả lớp đọc thầm .
+ Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại “ ? 
+ Thái độ của các bạn sau đó thế nào? 
+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ? 
+Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ? 
Đoạn 3: Cả lớp đọc thầm
+ Thái độ trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ? 
Đoạn 4 : Cả lớp đọc thầm và tìm hình ảnh so sánh ở các câu cuối bài . 
+ Qua câu chuyện này , em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ? 
Trả lời :
-Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn :cho các chiến sĩ nhỏ trở về với gia đình ,vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi .
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
- Lượm , Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại .
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian .
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về .
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thắm thiết, van xin được chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ. Ông hứa về báo cáo lại với Ban chỉ huy nguyện vọng của các em .
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối .
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc .
4.Luyện đọc lại- Học sinh chia nhóm (mỗi nhóm 4 em), tự phân các vai 
- Hai hoặc ba nhóm thi đọc chuyện theo vai.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
 KỂ CHUYỆN
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa vào tóm tắt, các em nhớ và kể lại từng đoạn câu chuyện “Ở lại với chiến khu”.
2.Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện 
 *Từng cặp lên kể.
*Ba học sinh nối tiếp nhau thi kể ba đoạn của câu chuyện.
*Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất.
 CỦNG CỐ , DẶN DỊ
GV : Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ? ( ....rất yêu nước, khôngquanr ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc). 
- Giáo viên khen ngợi những học sinh đọc bài tốt, kể chuyện hấp dẫn; khuyến khích học sinh về nhà kể lại chuyện cho người thân. 
Toán : ĐIỂM Ở GIỮA TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh
- Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
-Hiêut thế nào là trung diểm của một đoạn thẳng. 
- Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật .
B.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Giới thiệu điểm ở giữa
- Vẽ hình trong SGK. GV nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng. Theo thứ tự: điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ trái sang phải). O là điểm ở giữa hai điểm A và B. (Khái niệm “điểm ở giữa” xác định “vị trí” điểm O ở trên, ở trong đoạn AB hoặc hiểu là: A là điểm ở bên trái điểm O, B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm thẳng hàng).
- Cho hai ví dụ khác để cũng cố khái niệm trên.
2. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng
- Vẽ hình trong SGK. GV nhấn mạnh hai điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn AB:
 M là điểm ở giữa hai điểm A và B
 AM=MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3cm.
- Cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
3. Thực hành
Bài 1 : Vêu cầu:
 a) Chỉ ra được ba điểm thẳng hàng, chẳng A M B 
 hạn: A, M, B; M, O, N và C, N, D. 
 b) Chỉ ra được: O 
 M là điểm ở giữa hai điểm A và B; C N D 
 N là điểm ở giữa hai điểm C và D;
 O là điểm ở giữa hai điểm M và N. 
Bài 2 : Nên cho học sinh giải thích:
- O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì: 2cm 2cm 
 A, O, B thẳng hàng; A O B 
 AO bằng OB bằng 2cm. 2cm M 2cm 
- M không phải là trung điểm của đoạn C D 
 thẳng CD và M không là điểm ở giữa hai 
điểm C và D vì C, M, D không thẳng hàng. 
- H không là trung điểm của đoạn thẳng EG 2cm 3cm 
vì EH không bằng GH, tuy E, G, H thẳng hàng. E H G 
 Từ đó khẳng định câu đúng là: a, e; câu sai là: b, c, d.
B
I
C
A
O
D
G
K
E
Bài 3:Có thể cho HS giải thích, chẳng hạn: I là trung điểm của đoạn thẳng BC vì:
 B, I, C thẳng hàng;
 BI=IC.
 Tương tự học sinh giải thích vì sao: 
 O là trung điểm của đoạn thẳng GE.
 O là trung điểm của đoạn thẳng KI;
 K là trung điểm của đoạn thẳng GE. 
Củng cố ,dặn dò : Gọi vài em nêu cách tìm trung điểm của đoạn thẳng.
- Dặn về nhà tập thực hành nhiều lần .
- Chuẩn bị tiết sau học” Luyện tập”.
Mĩ thuật: VẼ TRANH : ĐỀ TÀI NGÀY TẾT HOẶC LỄ HỘI
I-MỤC TIÊU :
- HS tìm chọn nội dng đề tài về ngày Tết hoặc ngày lễ hội của dân tộc, của quê hương.
- Vẽ được tranh về ngày Tết hay lễ hội ở quê hương .
-HS thêm yêu quê hương, đất nước .
II. CHUẨN BỊ : 
 Giáo viên : -Sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày Tết và lễ hội .
- Một số tranh của HS năm trước .
- Hình gợi ý cách vẽ .
Học sinh : - Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội .
 - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ . 
 - Bút chì, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài : Hàng năm ở buôn làng hoặc ở huyện nhân dân ta thường tổ chức ngày Tết hay lễ hội như hội Cồng chiêng , hôïi Đâm trâu. Các em hãy nhớ và vẽ lại trong vở cho sinh động hơn .
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét tranh ảnh mà HS biết.
-GVgiới thiệu hình ảnh 
 + Không khí ngày Tết và lễ hội tưng bừng, náo nhiệt ).
+ Trang trí trong ngày Tết, lễ hội rất đẹp(cờ, hoa, quần áo nhiều màu rực rỡ, vui tươi) .
-Yêu cầu HS kể về ngày Tết và lễ hội ở quê mình
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh 
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để học sinh nhận ra : 
 + Vẽ các bộ phận chính trước 
 + Vẽ bộ phận phụ sau .
 +Vẽ tranh vừa với phần giấy .
- GVvẽ phác các hoạt động của ngày Tết hay ngày lễ hội
- Vẽ màu theo ý thích
Hoạt động 3: Thực hành 
- HS chọn đề tài và vẽ theo trí nhớ .
Vẽ hình theo cách hướng dẫn vào phần giấy chuẩn bị ( Không vẽ hình nhỏ quá hoặc to quá ) .
- Gợi ý HS vẽ thêm một số hình khác cho sinh động như : Con Chó có người đang chăm sóc, hay con Cò đứng trên bụi cỏ , con chim Ưng đội mũ xách cặp.....
-HS vẽ màu theo ý thích và vẽ có đậm, có nhạt.
Giúp một số HS vẽ chậm để các em hoàn thành bài .
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
-GS sắp xếp và giới thiệu vẽ đề tài theo từng nhón .
HS nhận xét vẽ hình dáng, đặc điểm , màu sắc thể hiện trong các tranh . 
- Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập của lớp và khen ngợi học sinh co ...  Lần lược cả lớp ôn luyện bài hát theo nhóm.
- Hát kết hợp đệm theo nhịp :
 Phách mạnh: Vỗ hai tay xuống bàn.
 Phánh nhẹ: Vỗ hai tay vào nhau.
- Dùng 2 nhạc cụ gõ đệm theo nhịp :
 Nhóm 1: gõ trống: phách mạnh.
 Nhóm 2: gõ thanh phách: 2 phách nhẹ. 
HOẠT ĐỘNG 2: Tập hát kết hợp vận động theo nhịp .
- Giáo viên hướng dẫn các động tác (như phần chuẩn bị).
-Học sinh tập các động tác theo hiệu lệnh đếm 1-2-3.
-Giáo viên hát (hoặc nghe băng),học sinh vận động theo các động tác đã hướng dẫn.
Củng cố, dặn dò : Về nhà luyện hát cho thuộc và gõ cho đúng nhịp. 
 - Tiết sau học bài : “Cùng múa hát dưới trăng” .
TN-XH: THỰC VẬT
I - MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có khả năng :
-Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh 
-Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên .
-Vẽ và tô màu một số cây.
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Các hình trang 76, 77 sách giáo khoa
III – HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát theo nhóm ngòi thiên nhiên.
Mục tiêu: -Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
-Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên.
Ü Cách tiến hành: 
BƯỚC 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây cối trên sân trường
- Nhận ra sự đa dạng gọi tên của từng thực vật trong thiên nhiên.
BƯỚC 2:
-Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
-Nêu những điểm giống nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
-GV kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây . Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau . Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa, và quả.
Hoạt động 2: Học sinh quan sát hình 76, 77 trong SGK và vẽ tô màu một số cây mà em thích .
Kết thúc bài học : 
 Giáo viên nhận xét về việc sử dụng thời gian vẽ tranh và nội dung tranh , tuyên dường một số em vẽ đẹp và bình luận hay .
Chính tả : (N – V ) TRÊN ĐƯỜNG MỊN HỒ CHÍ MINH 
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
Rèn kĩ năng viết chính tả :
1. Nghe - viết chính xác, trình bày rõ ràng, đúng ,đẹp đoạn 1 trong bài “Trên đường mòn Hồ Chí Minh”
2. Viết đúng một số tiếng vần khó ( s/x; uôt/ uôc ). Làm đúng bài tập phân biệt tiếng chứa âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( l/n hoặc thanh hỏi / thanh ngã ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ trong bài tập 2,3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 
.A .KIỂM TRA BÀI CŨ: Gọi 3 em lên viết : ruốc cá, trắng muốt.
B. DẠY BÀI MỚI 
1.Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn học sinh viết chính tả
a)Hướng dẫn chuẩn bị
- Giáo viên đọc đoạn đầu của bài“Trên đường mòn Hồ Chí Minh” 
- Một em xung phong đọc ..
- Hướng dẫn các em nắm được nội dung và cách trình bày :
 + Những chữ nào phải viết hoa ? *Đường,Người, Đoàn, Họ, 
 Vì sao ? Nhìn, Những - chữ đầu câu
+Nên bắt đầu viết câu đầu từ đâu ? -Viết cách lề trang giấy 1 ô li .
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1, quan sát cách trình bày bài, cách ghi các dấu câu ( dấu phẩy, dấu chấm ), các chữ dễ viết sai. 
b) Giáo viên đọc cho học sinh viết
c) Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
 a) Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào nháp 
- Mời 2 em chữa bài tập trên bảng lớp, sau đó từng em đọc lại kết quả. Cả lớp và GV chốt lại lời giải đúng .
– Gọi 5 em đọc kết quả lại : 
a) sáng suốt - xao xuyến – sóng sánh – xanh xao.
b) gầy guộc – chải chuốt – nhen nhuốc – nuột nà .
b) Bài 3a : Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài và làm vào vở .
 a) Ông em đã già nhưng vẫn sáng suốt.
 Lòng em xao xuyến trong giờ phút chia tay các bạn .
 Thùng nước sóng sánh theo từng bước chân của mẹ .
 Bác em bị ốm nên da mặt xanh xao .
b) Bạn Lê có thân hình gầy guộc.
 Cạnh nhà em có một chị ăn mặc rất chải chuốt .
 Em trai em vầy đất cát, mặt mũi nhem nhuốc .
 Cánh tay em bé trắng nõn, nuột nà .
4. Củng cố, dặn dò: Gọi 2em đọc lại bài tập 2,3. 
 -Dặn chuẩn bị tiết Tập làm văn tới : Báo cáo kết quả tháng thi đua” Noi gương chú bộ đội”.(tuần 19, trang 10);nắm tình hình học tập, lao động của tổ mình trong tháng vừa qua để làm tốt TLV tới.
 Tiết 1 Thứ sáu ngày 23 tháng 01 năm 2008.
Toán : PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU : Giúp HS : 
- Biết thực hiện các phép cộng các số trong phạm vi 10 000.
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia : 3526 + 2759
 - GV cho HS lên bảng đặt phép tính rồi thực hiện phép cộng .
 3526 + 2759 = 6285
 2. Thực hành :
Bài 1: HS làm bảng con ,chữa lên bảng củng cố cách thực hiện.
Bài 2 : Học sinh tự trình bày bài giải trong vở .
 Bài 4 : cho học sinh tự làm rồi chữa : Trung điểm của cạnh AB là M, rung điểm của cạnh BC là N, trung điểm của cạnh CD là P, trung điểm của cạnh AD là Q 
3. Củng cố, dặn dò :Gọi 2 em nhắc cách cộng trong phạm vi 10000. 
 - Về nhà luyện cộng các số trong phạm vi 10000 và chuẩn bị bài sau “Luyện tập”
Tiết 2
 Thủ công : ÔN TẬP CHƯƠNG II
 CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU :
- HS biết cách kẻ, cắt dán chữ cái đơn giản .
- Kẻ, cắt, dán được chữ đã học đúng quy trình kĩ thuật .
- Rèn HS thích cắt, dán chữ .
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Mẫu chữ cắt đã dán và mẫu chữ cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán .
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ .
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
Giới thiệu mẫu các chữ : HỌC TỐT
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu .
Bước 1 : Kẻ chữ : HỌC TỐT H U
- Kẻ, cắt các hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt
 trái tờ giấy thủ công.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ nhật .
 Sau đó, kẻ chữ HỌC TỐT theo các điểm đã đánh dấu .
 Riêng đối với chữ O cần vẽ các đường lượn góc .
Bước 2 : Cắt chữ HỌC TỐT 
 Gấp đôi hai hình chữ nhật đã kẻ .Chữ H, O theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài) . Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, O , bỏ
phần gạch chéo . Mở ra được chữ H, O.
Bước 3 : Dán các chữ HỌC TỐT
- Kẻ một đường chuẩn . Đặt ướm hai chữ mới cắt vào đường
 chuẩn cho cân đối.
- Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định.
 Củng cố, dặn dò :GV nhận xét bài làm của HS 
 -Học sinh tập kẻ, cắt từ : CHĂM CHỈ
 Thể dục : TRỊ CHƠI “ LỊ CỊ TIẾP SỨC 
I.MỤC TIÊU : 
- Ôn động tác đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. Yêu cầu học sinh thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Học trò chơi “ Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi . 
II .ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : Trên sân trường, dọn vệ sinh, an toàn
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP 
1 Phần mở đầu : - HS ra sân , xếp 4 hàng dọc (2phút)
 - GV phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học. (2phút)
2. Phần cơ bản : 
- Ôn đi đều theo 1 – 4 hàng đọc (10-12 phút ) 
 Lần lược các tổ thực hiện bài thể dục dưới sự điều khiển của GV.
- Học trò chơi “Lò cò tiếp sức” (8-10 phút ) 
 GV tổ chức các đội chơi và nêu tên trò chơi, rồi giải thích cách chơi và luật lệ chơi.
3. Phần kết thúc : GV cùng học sinh hệ thống bài (2 phút) 
 Nhận xét tiết học và dặn về nhà ôn bài thể dục Đội hình, đội ngủ.
Tập làm văn : (N-K) BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : Rèn kĩ năng nói :
- Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua – lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin .
- Rèn kĩ năng viết : Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 Mẫu báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ. Gọi 3 em đọc mẫu báo cáo kết quả tháng thi đua .
B DẠY BÀI MỚI : 
1.Giới thiệu bài : giới thiệu mục đích yêu cầu của bài tập
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 : Một học sinh đọc yêu cầu của bài 
a) GV hướng dẫn dựa vào mẫu Báo cáo các em làm bài .
- Gọi vài em đọc lại bài làm của mình.
4. Củng cố, dặn dò : - Biểu dương những em trình bày Báo cáo hay .
- Nhắc học sinh về nhà đọc toàn bộ câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống” để tiết sau học tốt hơn .
Sinh hoạt lớp.
Nội dung: 
 1. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần 20: 
 - Nhìn chung các em đi học sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ đồng phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Học bài và làm bài đầy đủ . Trong các tiết học rất sôi nổi phát biểu xây dựng bài như : Phượng, Khánh Linh, H’Toanh, Nay Tiên,....
bên cạnh đó còn có một số em chưa đếm được các số từ 1 đến 10000 nên chưa làm toán được như em Vé, Khiu, Ku ...
- Lao động tham gia tưới cây, làm vệ sinh trong và ngoài lớp học sạch sẽ , nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tuyên dương một số em đã tham gia học tập và đóng góp đầy đủ như : Phượng, Mri, Linh, Kiên, Hưng, ...
-Động viên một số em đi học hay thiếu đồ dùng học tập như : Mring, . Thiên, ...Tuần sau cố gắng hơn.
2. Kế hoạch tuần tới :
-Duy trì sĩ số và nền nếp . Đi học đúng giờ , vệ sinh thân thể trước khi đến trường .
-Thực hiện đúng các phép tính : Cộng, trừ, nhân, chia đã học .
- Tiếp tục nộp các khoản tiền trường học kì 2.
- Chuẩn bị đón đoàn thanh tra Sư phạm về dự giờ thăm lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA3 Tuan 20NGANG.doc