I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A) Tập đọc: - Đọc đúng các từ, tiếng khó. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu hoặc giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
- Hiểu các từ khó trong bài. Hiểu nội dung : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống TDP trước đây.
B) Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn và HS khá giỏi kể được toàn booj câu chuyện.
- GD KNS: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân, tư duy sáng tạo, nhận xét việc làm của các chiến sỹ nhỏ dũng cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài học SGK trang 13.
s s Tuần 20 Thứ hai, ngày 14 tháng 1 năm 2013 Tập đọc - kể chuyện: (Tiết 39) ở lại với chiến khu (phùng quán) I. Mục đích yêu cầu: A) Tập đọc: - Đọc đúng các từ, tiếng khó. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu hoặc giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật - Hiểu các từ khó trong bài. Hiểu nội dung : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống TDP trước đây. B) Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn và HS khá giỏi kể được toàn booj câu chuyện. - GD KNS: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân, tư duy sáng tạo, nhận xét việc làm của các chiến sỹ nhỏ dũng cảm. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài học SGK trang 13. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Nội dung Hoạt động GV- HS HĐ1: Củng cố kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu: - Bài: Hai Bà Trưng HĐ2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc đúng: một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng, lên tiếng, gian khổ, trở về - - Giải nghĩa từ khó: trung đoàn, trưởng, lán tây, việt gian, bảo tồn HĐ3: Tìm hiểu bài: - Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống TDP trước đây. HĐ4: Luyện đọc lại bài: - Đọc diễn cảm đoạn 2, 3. - 2 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi cuối bài. - GV nhận xét cho điểm từng HS. - GV đọc mẫu toàn bài một lượt. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. GV hướng dẫn HS phát âm từ khó. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - HS luyện đọc theo nhóm chú ý lời thoại của các nhân vật. - Đại diện các nhóm nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - HS đọc thầm đoạn 1, 2. Trả lời câu hỏi 1, 2 - SGK. - HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 3, 4 SGK. GV bổ sung câu trả lời. - HS đọc đoạn 4 trả lời câu hỏi 5 SGK. - HS đọc toàn bài hiểu nội dung bài. - HS thực hành luyện đọc trong nhóm. - Thi đọc phân vai giữa các nhóm. Tiết 2: Kể chuyện: ở lại với chiến khu nội dung hoạt động gv - hs 1. Hướng dẫn kể chuyện: *) MT: - Dựa theo các câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện ở lại chiến khu theo từng đoạn. 2. Thực hành kể chuyện: *) MT: Biết nghe và nhận xét được lời kể của bạn. - Bước1: Thi kể trong nhóm. +) Kể từng đoạn chuyện dựa theo câu hỏi gợi ý SGK. +) Kể toàn bộ câu chuyện. - Bước2: Thi kể trước lớp. +) Kể từng đoạn. +) Kể toàn bộ câu chuyện. - Bước3: Trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện: +) Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống TDP trước đây. 3. Hoạt động chuyển tiếp - HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - HS nối tiếp nhau đọc các câu hỏi gợi ý. - GV tóm lại toàn bộ nội dung chuyện. - HS kể chuyện trong nhóm. - GV đi quan sát hướng dẫn thêm những nhóm còn yếu. - Các nhóm lên thi kể trước lớp. - HS dưới lắng nghe nhận xét lời kể của bạn. - Các HS khác nối tiếp nhau lên kể từng đoạn chuyện hoặc toàn bộ câu chuyện. - Lớp theo dõi bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có giọng kể hay nhất. - HS thảo luận cặp đôi nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. - Đại diện các cặp trình bày ý kiến của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận lời giải đúng. - Nhiều HS nhắc lại nội dung - ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. - Tuyên dương những HS kể chuyện hay. Thứ ba, ngày 15 tháng 1 năm 2013 Chính tả: (Tiết 39) ở lại với chiến khu I. Mục tiêu: - Nghe viết lại chính xác đoạn 4 của bài: “ở lại với chiến khu” - Biết viết hoa chữ cái và tên riêng trong bài. - Biết viết các âm, vần khó dễ lẫn uôc/ uôt. Biết giải các câu đố. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động GV - HS HĐ1: Củng cố kĩ năng viết các âm vần dễ sai iêc/ iêt HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả: 1. Tìm hiểu nội dung đoạn viết: - Ca ngợi các chiến sĩ nhỏ tuổi vuợt qua khó khan để ở lại chiến khu. 2. Hướng dẫn viết từ khó: - Ra đi, bảo tồn, sông núi, trở về 4. Viết chính tả: - Đoạn 4. 5. Soát lỗi 6. Thu chấm bài. HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2a: Rèn học sinh biết tìm lời giải cho câu đố - Sấm – sét – sông. b) HS phân biệt được tiếng có vần dễ lẫn uôc / uôt - Thuốc – ruột - đuốc- ruột. HĐ4: HĐ chuyển tiếp. - 2 HS lên viết các âm, vần dễ lẫn. Cả lớp viết vào giấy nháp. - GV nhận xét chung chữ viết của HS. - 2 HS đọc lại đoạn văn. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn văn bằng các câu hỏi gợi ý. - GV lưu ý HS khi trình bày bài viết. - HS nêu các từ khó dễ lẫn khi viết. - 2 HS lên bảng viết - Dưới viết vào nháp. - GV đọc - HS viết bài. - GV đến từng bàn chỉnh sửa, soát lỗi cho HS. - GV đọc bài - HS đổi vở soát lỗi. - Thu chấm 7 - 10 bài, nhận xét bài viết của HS. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS thảo luận cặp đôi làm bài vào vở bài tập. - 1 HS đọc bài làm hoàn chỉnh, HS khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận bài làm đúng. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân vào vở. - Đại diện HS đọc bài làm hoàn chỉnh. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét giờ học, chữ viết của HS {Ơ Thứ tư, ngày 16 tháng 1 năm 2013 Tập đọc: (Tiết 40) Chú ở bên Bác Hồ I.Mục tiêu: - Đọc đúng các từ khó trong bài, - Biết đọc trôi chảy nghỉ hơi giữa các dòng thơ và khổ thơ. - Hiểu nội dung: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với các liệt sĩ đã hi sinh. - GDKNS: Thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của gia đình bé với liệt sỹ hy sinh vì tổ quốc. II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ SGK trang 16. III.Các hoạt động dạy học: nội dung hoạt động gv - hs HĐ1: Củng cố kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu: - Bài : ở lại với chiến khu HĐ2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a) Đọc đúng: thường nhắc, Trường Sơn, dằng dặc, Kom tum, Đăk Lắk. HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Bản báo cáo gồm hai nội dung chính là nhận xét các mặt và đề nghị khen thưởng. HĐ4 : Luyện đọc diễn cảm: - Đọc cả bài. HĐ5: Hoạt động chuyển tiếp. - 2 em lên nối tiếp nhau đọc bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - HS khác theo dõi, nhận xét – GV ghi điểm. - GV đọc mẫu toàn bài một lượt. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - GV hướng dẫn HS phát âm từ khó. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - HS luyện đọc theo nhóm. GV đi quan sát hướng dẫn thêm những nhóm đọc còn yếu. - 1 HS đọc toàn bài một lượt. - HS đọc thầm khổ 1 và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - HS - GV nhận xét. - HS đọc khổ 2 trả lời câu hỏi 2, 3 SGK. - HS đọc toàn bài nêu nội dung bài. - GV chốt lại nội dung bài. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS thi đọc đoạn, cả bài. - HS bình chọn nhóm đọc hay nhất. - GV nhận xét tiết học. Thủ công: (Tiết 20) Ôn tập chương II: Cắt, dán chữ đơn giản I. Mục tiêu: - Đánh giá kiến thức kĩ năng cắt dán chữ qua thực hành của HS các bài đã học. - Kẻ cắt dán được chữ đúng qui trình kĩ thuật các chữ đã học trong chương2. II. chuẩn bị: - Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương 2. - Giấy thủ công, thước kẻ, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học: nội dung hoạt động gv - hs HĐ1 : Củng cố kỹ năng cắt , dán chữ đã học. HĐ2: Nội dung kiểm tra: - Cắt, dán hai hoặc ba chữ cái trong các chữ đã học ở chương 2 HĐ3: Đánh giá - Hoàn thành ( A) - Hoàn thành tốt ( A+) - Chưa hoàn thành ( B ) HĐ5: Hoạt động chuyển tiếp - HS nhắc lại quy trình cắt, dán chữ H - I - V - E đã học. - GV nhận xét bổ sung thêm. - GV giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kỹ năng, sản phẩm. - HS làm bài kiểm tra. - GV quan sát HS làm bài, có thể gợi ý cho những HS kém hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra. - HS nộp bài, GV cùng HS cả lớp đánh giá bài làm của HS về mặt đạt được và chỉ ra những mặt còn thiếu sót. - GV nhận xét sự chuển bị, tinh thần thái độ học tập của HS. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng học tập tuần sau “ Đan nong mốt”. Thứ năm, ngày 17 tháng 1 năm 2013 Luyện từ và câu: (Tiết 20) Mở rộng vốn từ Tổ quốc - Dấu phẩy I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về Tổ quốc. - Luyện tập về dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học: nội dung hoạt động gv - hs HĐ1: Củng cố kỹ năng tìm biện pháp nhân hóa HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1 : *) MT: Giúp HS biết tìm từ cùng nghĩa với các từ đã cho - Tổ quốc - Bảo vệ - Xây dựng. Bài 2: *) MT: Giúp HS biết kể hoặc nói về vị anh hùng mà em biết. Bài 3: *) MT: Rèn kỹ năng sử dụng đúng dấu phẩy trong đoạn văn. HĐ3: Hoạt động chuyển tiếp. - HS lấy ví dụ câu có sử dụng nhân hóa. - HS khác nhận xét . - GV ghi điểm. - HS thảo luận theo nhóm tổ. - Đại diện các nhóm đọc nội dung thảo luận (Yêu cầu bài tập 1) - Đại diện HS các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS làm bài vào vở bài tập. - HS đọc yêu cầu của đề bài. - HS thảo luận nhóm bàn. - Đại diện các nhóm nêu bài làm. - GV + HS nhận xét sửa sai cho bạn ( nếu có). - HS thảo luận cặp đôi nội dung BT. - Đại diện các cặp nối tiếp nhau trình bày. - HS dưới lắng nghe nhận xét. - GV nhận xét tiết học. Tập viết: (Tiết 20) Ôn chữ hoa N (Tiếp theo) I.Mục tiêu: - Viết đúng đẹp chữ viết hoa N. - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi và câu ứng dụng: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. - Yêu cầu viết đều nét , đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ, cụm từ. II. Đồ dùng dạy học: +) Chữ mẫu N - Nguyễn Văn Trỗi. +) Vở tập viết III. Các hoạt dạy học : nội dung hoạt động gv - hs HĐ1: Củng cố HS kĩ năng viết đúng theo mẫu chữ N. HĐ2: Hướng dẫn viết chữ hoa: N HĐ3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng: Nguyễn Văn Trỗi HĐ4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng: Nhiễu điều phủ lấy gía gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. - Các chữ có chiều cao 2,5 li N, H.,... còn lại cao 1 li. HĐ5 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết . - Viết 2dòng: N - Viết 2 dòng từ ứng dụng: - Nguyễn Văn Trỗi - Viết 2 dòng câu ứng dụng. HĐ6: Hoạt động chuyển tiếp. - 1 HS lên bảng viết chữ N và từ Ngô Quyền. - HS dưới lớp viết bảng con. - GV nhận xét và ghi điểm. - GV giới thiệu chữ mẫu. - Yêu cầu học sinh nêu qui trình viết chữ N - 3 HS nêu qui trình viết chữ viết hoa. - HS quan sát - GV viết chữ mẫu. - 2 HS lên bảng lớp viết, dưới viết bảng con. - Giáo viên nhận xét HS viết bảng. - GV giới thiệu từ ứng dụng. - HS đọc thầm. GV viết mẫu từ ứng dụng - HS quan sát bảng lớp. - HS viết bảng con, giáo viên quan sát sửa sai. - Yêu cầu 3 HS đọc câu ứng dụng. - GV giới thiệu câu ứng dụng. - HS nêu ý nghĩa của câu ứng dụng. - GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng vào bảng con. - Yêu cầu HS trình bày vào vở Tập viết. - GV quan sát hướng dẫn thêm cho những HS viết còn yếu. - GV nhận xét chung bài viết. Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết ở nhà. Thứ sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2013 Chính tả: (Tiết 40) Trên đường mòn Hồ Chí Minh I. Mục tiêu: - Nhớ viết lại chính xác trình bày đúng đoạn bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh - Làm đúng các bài tập phân biệt vần uôc / uôt ; s / x,. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn bài tập 3 . III. Các hoạt động dạy học: nội dung hoạt động gv - hs HĐ1: Củng cố kĩ năng viết đúng các âm vần dễ sai uôc / uôt HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả. 1.Tìm hiểu nội dung đoạn viết: - Hiểu sự vất vả gian truân của bộ đội khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh. 2. Hướng dẫn viết từ khó. - Sấm sét, xe, sợi. Chia sẻ, thuốc men, trắng muốt 3. Viết chính tả: 4. Soát lỗi, chấm bài nhận xét. HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập : Bài 2a: Rèn học sinh điền đúng s / x - Sáng suốt- xao xuyến- sóng sánh- xanh xao. b. Biết tìm các tiếng có vần uôc / uôt - Gầy guộc – chải chuốt – nhem nhuốc- nuột nà. HĐ4: Hoạt động chuyển tiếp. - 2 HS lên bảng viết, dưới viết vào nháp. - GV nhận xét cho điểm HS. - 2 HS đọc thành tiếng bài thơ, dưới đọc thầm. - HS trả lời câu hỏi để tìm hiểu nội dung bài viết. - HS nêu các từ khó dễ lẫn khi viết - HS luyện viết bảng con từ khó. - GV đọc - HS viết bài. - GV đọc bài - HS đổi vở soát lỗi. - Thu chấm 7 - 10 bài, nhận xét bài viết của HS. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS thảo luận cặp đôi làm bài vào vở bài tập. - 1 HS đọc bài làm hoàn chỉnh, HS khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận bài làm đúng. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân vào vở. - Đại diện HS đọc bài làm hoàn chỉnh. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét giờ học, chữ viết của HS - Nhắc nhở HS luyện viết thêm ở nhà. Tập làm văn: (Tiết 20) Báo cáo hoạt động I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua lời lẽ rõ ràng, rành mạch. - Không yêu cầu HS làm bài tập 2. II. Đồ dùng dạy học: - Viết vào bảng trình tự mẫu báo cáo. III. Các hoạt động dạy học: nội dung hoạt động gv - hs HĐ1: Củng cố kĩ năng nghe và kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phủ ủng” HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1:*) MT: - Rèn kĩ năng nói: - Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương anh bộ đội cụ Hồ, báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua. - Bài nói phải đủ các ý: +) Kính gửi ........... +) Báo cáo kết quả hoạt động của tổ trong tháng qua về: - Về học tập : ................. - Về lao động : ................ HĐ3: Hoạt động chuyển tiếp - 2 HS kể chuyện. - GV nhận xét, bổ sung thêm. - HS thảo luận theo nhóm tổ. - Mỗi HS tập báo cáo cho các bạn trong tổ nghe. - Các bạn khác nhận xét và bổ sung thêm cho bạn về nội dung báo cáo, về cách diễn đạt. - GV đi quan sát các tổ và hướng dẫn thêm cho những tổ còn lúng túng. - Đại diện các tổ lên báo cáo cho lớp nghe. - HS dưới lớp nhận xét và bổ sung thêm. - GV nhận xét và bình chọn bạn báo cáo hay nhất, đầy đủ nhất, trôi chảy nhất... GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Tài liệu đính kèm: