Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc.

Tiết 20 Bài: Học hát : Bài: EM YÊU TRƯỜNG EM. (Lời 2). ÔN TẬP TÊN NỐT NHẠC

I – MỤC TIÊU

Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 .

Biết hát kết hợp vận động phụ họa.

Tập biểu diễn bài hát.

Biết hát đúng giai điệu.

Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.

Giáo dục các em yêu mến trường lớp, thầy , cô giáo và bạn bè.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 11 / 1/ 2010
 Ngày dạy: Thứ tư: 13 / 1/ 2010
TUẦN 20
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Học hát bài: Em yêu trường em
(Lời 2). Ôn tập tên nốt nhạc.
2
Thủ công
Ôn tập chương II “Cắt , dán chữ cái đơn giản” ( Cô Thủy dạy)
3
Luyện từ và câu
Từ ngữ về tổ quốc – Dấu phẩy.
4
Toán
So sánh các số trong phạm vi 10 000
5
Tập viết
Ôn chữ hoa N ( Tiếp theo )
Môn: Âm nhạc.
Tiết 20 Bài: Học hát : Bài: EM YÊU TRƯỜNG EM. (Lời 2). ÔN TẬP TÊN NỐT NHẠC
TUẦN 20
I – MỤC TIÊU
Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 .
Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
Tập biểu diễn bài hát.
Biết hát đúng giai điệu. 
Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.
Giáo dục các em yêu mến trường lớp, thầy , cô giáo và bạn bè.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.
Nhạc cụ, một vài động tác phụ họa cho bài hát.
- Ghi lời 2 vào bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lên hát lời 1 bài Em yêu trường em + gõ đệm theo nhịp.
Giáo viên nhận xét, đánh giá .
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập lời 1 bài Em yêu trường em và học lời 2.
Giáo viên dạy hát lời 2 tương tự lời 1.
Yêu cầu học sinh lưu ý tiếng hát luyến 3 âm: cúc vàng nở, hồng đỏ, yêu thế.
Hoạt động 2: Ôn tập tên nốt nhạc, vị trí nốt nhạc trên “khuông nhạc bàn tay”
Học sinh ôn lại lời 1 của bài hát.
Học sinh hát theo tổ, nhóm.
Học sinh tập gõ đệm bài hát theo phách.
Học sinh thực hiện các động tác múa phụ hoạ cho bài hát.
Từng nhóm lên biểu diễn.
Học sinh đọc tên các nốt nhạc.
Đô - Rê – Mi – Pha – Son – La – Si 
Học sinh dùng bàn tay làm khuông nhạc 5 dòng. Học sinh chỉ vị trí các nốt nhạc bàn tay.
 Học sinh luyện ghi nhớ tên gọi và vị trí nốt nhạc trên « khuông nhạc bàn tay ».
4. Củng cố: 1 học sinh hát và vỗ tay theo phách bài : Em yêu trường em.
1 học sinh chỉ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay.
5. Dặn dò: Về ôn bài hát.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương-Nhắc nhở.
-----------------------------0------------------------------
Môn: Luyện từ và câu.
Tiết 20 Bài: TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC - DẤU PHẨY.
TUẦN 20
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1). 
 Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2)
Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). 
Rèn cho học sinh kỹ năng dùng dấu phẩy.
Học sinh có ý thức nói, viết trọn câu.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp kẻ sẵn (2 lần) bảng phân loại để học sinh làm bài tập 1.
3 tờ phiếu A4 viết 3 câu nghiêng trong đoạn văn của bài tập 3.
Tóm tắt tiểu sử 13 vị anh hùng được nêu tên trong bài tập 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nhân hóa là gì? Gọi hoặc tả con vật , đồ đạc , cây cối ...bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người là nhân hoá.
Nêu ví dụ về những con vật được nhân hóa trong bài “Anh Đom Đóm”. -Cò Bợ, Vạc.
Cò Bợ được gọi là chị Cò Bợ.Vạc được gọi là thím Vạc.
Chị Cò Bợ đang ru con : Ru hỡi, ru hời! Hỡi bé tôi ơi / Ngủ cho ngon giấc.
Thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm .
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài
3 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh, đọc kết quả.
Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giáo viên yêu cầu học sinh kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về nột số vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước. 
Giáo viên giảng thêm về vị anh hùng: Lê Lai quê ở Thanh Hóa, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia Hội thề ở Lũng Nhai năm 1416...
Giáo viên mở bảng phụ cho 3 học sinh lên bảng thi làm bài.
 Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài
Học sinh làm bài cá nhân.
Lời giải:
a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc là: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ là: giữ gìn, gìn giữ.
c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng là: dựng xây, kiến thiết.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh thi kể trước lớp.
Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn bạn kể hay: hiểu biết nhiều về các vị anh hùng; kể ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn. Ví dụ:
Triệu Thị Trinh (bà Triệu): năm 248, mới 19 tuổi, bà đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt hiệu triệu nhân dân nổi dậy chống ách đô hộ nhà ngô. Dân gian vẫn truyền tụng câu nói nổi tiếng của bà: “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta” Ví dụ:
+ Lý Bí (Lý Nam Đế), vốn là vị quan nhỏ trong chính quền đô hộ đã từ quan về quê chiêu tập quân sĩ nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách đô hộ nhà lương (năm 542). Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, ông tự xưng hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, dựng triều đình, đặt tên nước là Vạn Xuân.
Triệu Quang Phục( Triệu Việt Vương) : Một tướng trẻ , có tài năng của Lí Nam Đế . Khi quân Lương trở lại xâm lược nước ta ( năm 545) , ông được Lí Nam Đế giao lại binh quyền . Oâng lui quân về đầm Dạ Trạch ( Khoái Châu, Hưng Yên) tiếp tục kháng chiến đến ngày thắng lợi.( năm 550).
Phùng Hưng vốn là hào trưởng ở Đường Lâm 
( Ba Vì , Hà Tây) . Bất bình với chế độ lao dịch nặng nề của nhà Đường ( Cuối thế kỉ VIII) , ông hô hào nhân dân nổi dậy đánh đuổi quan quân đô hộ , làm chủ đất nước được vài năm, . Nhân dân tôn ông là Bố Cái Đại Vương.
Lí Thường Kiệt : Vị tướng kiệt xuất thời nhà Lí, đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược Tống , giành thắng lợi vẻ vang , đặc biệt là trận đại phá quân Tống trên sông Như Nguyệt
 ( năm 1077)
Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và đoạn văn.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn và làm bài.
Lời giải: Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.
3. Củng cố: Chấm bài - nhận xét.
4. Dặn dò: Về tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng đã nêu tên ở bài tập 2. Để có thể viết tốt bài văn kể về một anh hùng chống ngoại xâm ở tuần ôn tập giữa học kì II.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-------------------------------------------0------------------------------------
Môn : Toán
Tiết 98 Bài : SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000.
TUẦN 20
I – MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số; 
Rèn cho học sinh kỹ năng so sánh.	
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phấn màu, bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh làm bài tập 1;
1 học sinh làm bài tập 2/ vở bài tập tiết 97.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10000.
So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
Giáo viên viết lên bảng: 999...1000.
Trong hai số trên em thấy số nào bé hơn ? Vì sao ?
Vậy em sẽ chọn dấu nào để điền vào chỗ chấm (...)?
Trong các dấu hiệu bạn đã nêu em thấy dấu hiệu nào dễ nhận biết nhất?
Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh số 9999 và 10000 tương tự.
b) So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.
Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự nêu được cách so sánh hai số đều có 4 chữ số.
Giáo viên ghi ví dụ: 9000...8999
Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh ở số hàng nghìn: 9 > 8 nên 9000 > 8999
Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh: 6579 và 6580.
Thực hành.
Yêu cầu học sinh tự làm bài-nêu cách so sánh từng cặp số.
Yêu cầu học sinh giải thích được cách làm. Ví dụ: 1hm = 1000m mà 1000m > 985m
Trong hai số bên, số 999 bé hơn số 1000 vì 999 thêm 1 thì mới được 1000... 
Hoặc : 999 có 3 chữ số, 1000 có 4 chữ số, mà 3 chữ số ít hơn 4 chữ số, vậy 999 bé hơn 1000.
Em chọn dấu bé hơn (<) để điền vào chỗ chấm.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh. Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn; số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
Học sinh nêu cách so sánh: em thấy 8999 thêm 1 đơn vị nữa mới bằng 9000 nên 9000 > 8999.
Học sinh tự nêu cách so sánh.
Học sinh nêu nhận xét giống SGK/100
Bài 1: >;<; =
a) 1942 > 998 b) 9650 < 9651
 1999 6951
 6742 > 6722 1965 > 1956
 900 + 9 < 9009 6591 = 6591
Bài 2: >; <; =
1km > 985m 60 phút = 1 giờ
600cm = 6m 50 phút < 1 giờ
797mm 1 giờ
3. Củng cố: Hỏi: Trong hai số 999...1000 em thấy số nào bé hơn ? Vì sao ? -Trong hai số 999...1000 số 999 bé hơn số 1000 vì 999 thêm 1 thì mới được 1000 Hoặc : 999 có 3 chữ số, 1000 có 4 chữ số, mà 3 chữ số ít hơn 4 chữ số, vậy 999 bé hơn 1000.
Dành cho học sinh khá giỏi.
 Bài 3: Học sinh giải thích cách làm.
Giáo viên nhận xe ...  Dặn dò: Về xem lại bài - viết lại nếu thấy chưa đạt.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
------------------------------------------0---------------------------------
Môn: Luyện tập toán
Tiết 20. Bài: ÔN TẬP
TUẦN 20
I – MỤC TIÊU: 
Giúp HS: 
Củng cố cho học sinh về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
Rèn cho học sinh kỹ năng so sánh và tìm trung điểm của đoạn thẳng.
Rèn giải toán nhanh, chính xác.	
Giáo dục tính cẩn thận, trình bày bài rõ ràng, sạch đẹp.
II - CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ, các dạng bài tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Kiểm tra bài cũ
Chấm bài một số em tiết trước làm chưa xong. 
Nhận xét - Ghi điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên ra đề hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập.
Bài 1:
Gọi 3 học sinh lên bảng làm 
Cho lớp làm vào bảng con.
Giáo viên nhận xét, chữa bài. Ghi điểm.
Bài 2: 
Giáo viên cho học sinh làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: - Giáo viên cho học sinh làm bài rồi chữa bài.
Bài 4: 
Buổi sáng cửa hàng nhận 487 kg gạo nếp và số gạo tẻ nhận gấp đôi số ki lô gam gạo nếp. Hỏi cửa hàng nhận về tất cả bao nhiêu ki lô gam gạo nếp và tẻ ?
Gọi học sinh đọc đề. Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán thuộc dạng toán nào ? 
Cho học sinh nêu các bước giải bài toán.
Gọi 1 học sinh lên bảng giải. 
Cho lớp làm vào vở. 
Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 1:
3 học sinh lên bảng làm 
Lớp làm vào bảng con. : >; <; =
1km > 999m 1 giờ = 60 phút
400cm = 4m 1 giờ > 50 phút 
989 mm < 1m 1 giờ < 80 phút 
 - Nhận xét chữa bài. 
Bài 2
1 học sinh lên bảng làm bài 
Lớp làm vào vở.
Trung điểm của đoạn GH ứng với số 300 vì đoạn thẳng GH được chia thành 6 phần bằng nhau: 6 : 2 = 3 (phần). Vì vậy trung điểm Q ứng với 300
 G Q H
 >
 0 100 200 300 400 500 600
Học sinh làm tương tự
 M K N 
 > 
0 100 200 300 400 500 600
Nhận xét chữa bài. 
Bài 3:
a) Tìm số bé nhất trong các số:
 3745 ; 3475; 3547; 3457 .
b) Tìm số lớn nhất trong các số:
 6901 ; 6019; 6091; 6190 .
Bài 4: Học sinh đọc đề. . Tìm hiểu đề. Phân tích đề. Phân tích cách giải.
2 học sinh lên bảng tóm tắt , giải 
Lớp làm bài vào vở. 
Nhận xét, chữa bài.
Bài toán thuộc dạng toán: Bài toán giải bằng 2 phép tính.
Bước 1 :Tìm số ki lô gam gạo tẻ.
Bước 2 : Tìm tất cả số ki lô gam gạo nếp và tẻ.
1 học sinh lên bảng giải .
Lớp làm vào vở. Nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Số ki lô gam gạo tẻ cửa hàng nhận về là:
487 x 2 = 974 ( kg )
Số ki lô gam gạo nếp và tẻ cửa hàng nhận về tất cả là:
487 + 974 = 1461 ( kg )
Đáp số : 1461 ki lô gam gạo nếp và tẻ
3. Củng cố: Chấm bài – Nhận xét. 
4. Dặn dò: Về xem lại bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương, nhắc nhở.
--------------------------------0----------------------------
Môn: Hoạt động tập thể.
Tiết 20 Bài: TÌM HIỂU VỀ CẢNH ĐẸP CỦA ĐẤT NƯỚC - SƠ KẾT TUẦN 20
TUẦN 20
I – MỤC TIÊU
Tìm hiểu về cảnh đẹp đất nước.
Giúp học sinh hiểu về về cảnh đẹp đất nước ta.
Yêu quý đất nước.
Sơ kết lớp tuần 20
Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để 
có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
Sinh hoạt tập thể.
Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên cho học sinh kể về lịch sử đất nước và tinh thần bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.
Kể một số tấm gương anh hùng của đất nước.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Tìm hiểu về cảnh đẹp đất nước.
Nêu những cảnh đẹp đất nước ta mà em biết?
Trong các cảnh đẹp của đất nước em đã được đi thăm những nơi nào? Hãy tả lại cảnh đẹp nơi đó?
Em cần làm gì để phong cảnh nơi đó thêm đẹp?
2 . Sơ kết lớp tuần 20
Giáo viên cho từng tổ nhận xét về tổ mình.
Giáo viên nhận xét, chốt lại
 3. Nêu phương hướng tuần 21:
Giữ vững nề nếp lớp học. Hưởng ứng phong trào thi đua học tốt “ Mừng Đảng- Mừng Xuân”. Thực hiện tốt 15 phút truy bài đầu giờ . Giành nhiều điểm 10 cho tháng học tập có chất lượng.
Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Chuẩn bị đầy đủ đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Tham gia đầy đủ các hoạt động của Đội, trường. 
Nhắc cha mẹ đóng các khoản tiền còn thiếu của nhà trường.
Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ.
Đà Lạt, ĐamB’ri, Đầm Sen, Suối Tiên, Thác Mơ, đèo Hải Vân, Hồ Tây, chùa Một Cột,...
Học sinh kể cảnh đẹp mà mình được đi thăm.
Giữ vệ sinh chung.
Từng tổ nhận xét về tổ mình.
Lớp trưởng nhận xét chung
+ Ưu điểm: các bạn đi học đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp chú ý học tập; làm bài chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Tồn tại: Vẫn còn một số bạn chưa làm bài tập về nhà.- Học sinh lắng nghe.
Tuyên dương: Nghĩa, Điệp. Tân, Cường. Lộc Linh, Nhi, Trâm, Khoa, Hậu, Kim Anh.
Phê bình: Đăng, Tuyên, Trường, Chương. Vinh, Tín, Hải, Quyền Linh.
Xếp loại: 
Nhất: Tổ 1
Nhì: Tổ 3.
Ba: Tổ 2.
Học sinh lắng nghe.
3. Củng cố: - Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
4. Dặn dò: Về xem lại các bài đã học.
 Thực hiện tốt công tác tuần tới.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
	-------------------------------------0----------------------------
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn : Thủ công 
 Tiết 20 Bài : ÔN TẬP CHƯƠNG II “CẮT , DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN” 
I - MỤC TIÊU :
- Tiếp tục đánh giá kiến thức, kỹ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của một số học sinh tiết trước chưa hoàn thành. 
- Học sinh có ý thức giữ vệ sinh lớp học.
II - CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên : Mẫu chữ cái của 5 bài học chương II. 
	- Học sinh : Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 - Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Giáo viên kiểm tra lại những học sinh tiết trước chưa hoàn thành bài ôn tập của mình
- Cho học sinh đọc lại yêu cầu của bài ôn tập.
 * Hoạt động 2 : Học sinh thực hành làm bài .
- Giáo viên theo dõi , giúp đỡ.
* Hoạt động 3 : Đánh giá sản phẩm. Giáo viên chấm bài của một số học sinh làm xong trước. 
- Hoàn thành tốt : Những em đã hoàn thành có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sáng tạo.
- Hoàn thành : Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, cắt dán chữ cân đối đúng kích thước, phẳng, đẹp.
 - Chưa hoàn thành : Không kẻ, cắt, dán được 2 chữ đã học.
- Học sinh đọc lại yêu cầu của bài ôn tập.
- Học sinh thực hành làm bài. 
- Học sinh thực hành cá nhân.
3.Củng cố : - Giáo viên cho học sinh nêu lại các bước kẻ, cắt, dán chữ . 
4. Dặn dò : Chuẩn bị giấy thủ công hoặc bìa màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để giờ sau học bài “Đan nong mốt”.
- Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-------------------------------------0------------------------------
TUẦN 20
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn : Thể dục
 Tiết 34 Bài : TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” 
I - MỤC TIÊU :
- Ôn động tác đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. Học trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Học sinh thực hiện các động tác tương đối đúng. Biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
	II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, kẻ sẵn các vạch chơi trò chơi.
	III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định :- Cán sự tập hợp lớp.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn đi đều, học trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Cho học sinh giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát
- Cho học sinh khởi động : Xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, gối, cánh tay.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Qua đường lội”.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 1 tổ tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp ; đi chuyển hướng phải, trái.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn đi đều theo 1 - 4 hàng dọc.
- Cho học sinh luyện tập theo tổ.
- Giáo viên quan sát và sửa sai giúp đỡ những học sinh chưa tốt.
- Cho các tổ thi đua.
- Giáo viên chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại các động tác vừa ôn.
* Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nêu cách chơi 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
4. Củng cố: 
- Cho học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Cho học sinh đi thành vòng tròn xung quanh sân, tập hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại động tác đi đều 
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
1- 2’
 3’
10 - 12’
2- 3 lần
8- 10’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT
******************
* L
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* LT
 XP
 CB
* LT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20, thu 4,5,6.doc