Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

▪ Rèn kĩ năng đọc :

- Đọc đúng các từ ngữ : một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng ; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ ; biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

- Hiểu nghĩa các từ : trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống nhất, Vệ quốc quân, bảo tồn.

- Nắm được nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

▪ Rèn kĩ năng nói :

- HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý. Giọng kể tự nhiên, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng đoạn.

▪ Rèn kĩ năng nghe :

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, 22 / 01 / 2007
Tiết 1 : HĐTT :
Tiết 4 : Thể dục :
..
Tiết 2+3 : Tập đọc – Kể chuyện :
 Bài : Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU 	(Trang 13)
	 “Phùng Quán”
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng ; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ ; biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Hiểu nghĩa các từ : trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống nhất, Vệ quốc quân, bảo tồn.
- Nắm được nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
▪ Rèn kĩ năng nói :
- HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý. Giọng kể tự nhiên, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng đoạn.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.
- Bảng phụ viết gợi ý kể chuyện ; Bảng lớp viết đoạn văn : “Trước ý kiến đột ngột. . . anh nờ”
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
4-5’
30-32’
10-12’
17-18’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài “Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- GV đọc mẫu toàn bài
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó :
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 3 HS đọc nối tiếp đoạn 2 ,3 và 4.
Tìm hiểu bài :
- 1 HS đọc đoạn 1.
? Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
? Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại” ?
? Thái độ của các bạn sau đó thếù nào?
? Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
? Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
? Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 4.
? Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.
? Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?
4/ Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu đoạn 2 .
- Hướng dẫn HS đọc thể hiện thái độ sẵn sàngchịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ.
- Gọi 2 HS thi đọc đoạn 2.
- Gọi 2 HS thi đọc cả bài.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Kể chuyện :
Þ Dựa vào gợi ý, các em hãy kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- GV treo bảng phụ, 1 HS đọc lại các gợi ý.
Hướng dẫn kể :
Þ Các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ lại nội dung chính của câu chuyện. Kể chuyện không phải là trả lời câu hỏi. Cần nhớ các chi tiết trong truyện để làm cho mỗi đoạn kể hoàn chỉnh, sinh động.
- Gọi 1 HS khá kể mẫu.
- Gọi 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn chuyện.
- Gọi đại diện 4 nhóm lần lượt thi kể .
- Cả lớp theo dõi để nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát .
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- Từng em lần lượt đọc bài.
- 4 HS đọc bài và giải nghĩa từ.
- HS đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh, 3 HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc bài.
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn : cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
- 1 HS đọc bài.
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc của các bạn. Ông hứa sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em.
- 1 HS đọc bài.
- Hình ảnh : Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- Các chiến sĩ ấy rất yêu nước,không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
- HS theo dõi ở SGK.
- HS lắng nghe.
- HS thi đọc.
- 2 HS thi đọc bài.
- 1 HS đọc gợi ý kể chuyện.
- HS lắng nghe
1 HS khá kể mẫu.
- 4 HS kể chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 4 : Toán :
 Bài : ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
- Giáo dục HS lòng yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ vẽ sẵn hình bài tập 3.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
8-10’
18-20’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc số có bốn chữ số, yêu cầu HS viết vào bảng con.
- Kiểm tra vở bài tập của HS nhóm 1 và 3.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Giới thiệu điểm ở giữa.
O
B
A
Þ Ta có : A, O, B là 3 điểm thẳng hàng.
Theo thứ tự : Điểm A rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ trái sang phải).
O là điểm ở giữa hai điểm A và B .
- Điểm O ở trong đoạn AB, điểm A là điểm ở bên trái điểm O ; B là điểm bên phải điểm O.
- Yêu cầu HS cho ví dụ.
Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
3 cm
3 cm
A
M
B
- GV vẽ hình :
 Þ M là điểm giữa 2 điểm A và B, AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm)
Þ M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Gọi vài HS nhắc lại.
- Yêu cầu HS tìm vài ví dụ.
3/ Luyện tập :
A
B
C
N
D
O
Bài 1 : 
Ở hình trên : 
a) 3 điểm thẳng hàng là 3 điểm nào ?
b) M là điểm ở giữa 2 điểm nào ?
 N là điểm ở giữa 2 điểm nào ?
 O là điểm ở giữa 2 điểm nào ?
Bài 2 : Câu nào đúng, câu nào sai ?
a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB
b) M là trung điểm của đoạn thẳng CD
c) H là trung điểm của đoạn thẳng EG
d) M là điểm ở giữa hai điểm C và D
e) H là điểm ở giữa hai điểm E và G
- GV vẽ hình, ghi từng câu, HS tìm ý trả lời ghi ra bảng con.
Bài 3 : Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, GE, AD, IK.
- GV vẽ hình ở bảng, gọi HS thực hiện.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS viết số.
- HS trình vở để GV liểm tra.
- HS theo dõi ở bảng.
- O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- 3 bạn ngồi cùng bàn : A, B, C. B là bạn ngồi giữa hai bạn A và C.
- M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- 3 điểm thẳng hàng : 
A, M, B ; C, N, D ; M, O, N.
M là điểm ở giữa hai điểm A và B
N là điểm ở giữa hai điểm C và D
O là điểm ở giữa hai điểm M và N
- Đúng 
- Sai 
 -Sai
- Sai
- Đúng
- I là trung điểm của đoạn thẳng BC
K là trung điểm của đoạn thẳng GE
O là trung điểm của đoạn thẳng AD
O là trung điểm của đoạn thẳng IK
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Thứ ba, 23 / 01 / 2007
Tiết 1 : Chính tả : (Nghe - viết)
 Bài : Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU 	
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng viết chính tả :
Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện : Ở lại với chiến khu.
Giải câu đố, viết đúng chính tả lời giải.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ viết các câu đố bài tập 2 a.
Vở bài tập.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
3-4’
6-7’
12-13’
4-5’
5-6’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc cho HS viết bảng con : liên lạc, nắm tình hình, ném lựu đạn.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- GV đọc mẫu toàn bài viết.
? Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ?
? Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và tự viết ra nháp các từ dễ viết sai.
4/ HS viết bài :
- GV đọc bài cho HS viết vào vở
5/ Chấm chữa bài :
- Yêu cầu HS nhìn SGK chấm bài và ghi lỗi ra lề vở.
- GV chấm lại 5 -7 bài để nhận xét.
6/ Bài tập :
Bài 2 : Điền vào chỗ trống uôt hay uôc :
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập.
- Tổ chức cho 2 nhóm HS thi điền nhanh .
- GV nhận xét, sửa chữa và cho HS ghi kết quả đúng vào vở.
- GV nói sơ về nội dung các câu tục ngữ đó.
7/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS hoàn thiện bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát.
- HS viết bảng con.
- HS theo dõi ở SGK.
- Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ vệ quốc quân.
- Lời bài hát được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ phải viết hoa và lùi v ... ừng bạn chỉ vào cây mình quan sát, nói tên cây đó, chỉ từng bộ phận của cây.
* Nêu điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước của những cây đó.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.
ÄKL : Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có hình dạng và kích thước khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa, quả.
▪ Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân :
+ Mt : Biết vẽ và tô màu một số cây.
+ Th : Yêu cầu HS lấy giấy, bút vẽ một hoặc hai cây mà em biết.
- Nhớ tô màu và ghi chú cây của mình vẽ.
- Yêu cầu một số em giới thiệu tranh vẽ của mình : Cây đó là cây gì, các bộ phận của nó là những bộ phận nào ?
3/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS về nhà quan sát một số cây trong vườn nhà mình, chỉ và nêu tên từng bộ phận của cây đó.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại những việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường.
- HS lắng nghe.
- HS theo nhóm ra sân quan sát các cây có ở sân trường.
- Cây vú sữa : thân to, lá có màu tím, có nhiều cành, rễ nằm dưới mặt đất, . . .
- Những cây này có kích thước khác nhau nhưng đều có : thân, cành, lá, rễ, hoa, quả, 
- HS đại diện nhóm báo cáo kết quả quan sát được của nhóm mình.
Hình 1 : Cây khế ; Hình 2 : cây vạn tuế ; cây trắc bách diệp cao nhất giữa hình ; Hình 3 : cây Kơ-nia ; Hình 4 : cây lúa ; Hình 5 : cây hoa hồng ; Hình 6 : cây súng.
- HS vẽ cây mình vừa quan sát được.
- HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước các bạn.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Thứ sáu, 26 / 01 / 2007
Tiết 1 : Chính tả : (nghe – viết)
Bài : TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I / MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong bài : Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
- Làm đúng bài tập phân biệt và điền vào chỗ trống các âm và vần dễ lẫn : x / s ; uôc / uôt.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết hai lần nội dung bài tập 2.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3-4’
5-6’
10-12’
4-5’
6-7’
2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc cho HS viết bảng con các từ : thuốc men ; ruột thịt ; trắng muốt.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- GV đọc toàn bài chính tả.
? Đoạn văn nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm và tập viết từ khó ra nháp.
4/ HS viết bài vào vở :
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở. . . 
5/ Chấm và chữa bài :
- Yêu cầu HS nhìn SGK tự chấm bài và ghi lỗi ra lề vở.
- GV chấm lại 5 -7 vở để nhận xét.
6/ Luyện tập :
Bài 2 : Điền vào chỗ trống s / x.
- Tổ chức cho 2 tổ, mỗi tổ 4 em thi làm bài ở bảng.
- GV nhận xét, sửa bài và cho cả lớp làm vào vở.
Bài 3 : Đặt câu với mỗi từ trên.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi vài em nêu các câu vừa đặt được.
- GV nhận xét, sửa chữa.
7/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS xem lại bài tập ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát.
- HS viết bài.
- HS lắng nghe.
-HS theo dõi ở SGK.
. . . nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
- HS đọc thầm và tập viết các từ dễ viết sai.
- HS viết bài vào vở.
- HS nhìn SGK tự chấm bài.
a) s hay x :
- sáng suốt ; sóng sánh ; xao xuyến ; xanh xao
b) uôt hay uôc :
- gầy guộc ; chải chuốt ; nhem nhuốc ; nuột nà.
- HS làm bài vào vở.
- Ông ấy già rồi nhưng vẫn còn sáng suốt.
- Lúc xa quê, lòng em xao xuyến vì nhớ nhà.
- Nước trong thùng cứ sóng sánh theo bước chân của mẹ.
- Bác ấy dạo này da xanh xao.
- Bạn Hà trông gầy guộc quá.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 2 : Nhạc :
Tiết 3 : Tập làm văn : 
Bài : BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I / MỤC TIÊU :
- Rèn luyện kĩ năng nói : Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua, lời lẽ rõ ràng, mạch lạc, tự tin.
- Rèn luyện kĩ năng viết : Biết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở bài tập.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
18-20’
8-’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
- Gọi 1 HS kể lại chuyện : Chàng trai làng Phù Ủng.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Dựa vào bài tập đọc : Báo cáo kết quả tháng thi đua : “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ trong tháng qua.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm bài tập đọc.
- Yêu cầu các nhóm trao đổi và thống nhất kết quả học tập, lao động của tổ trong tháng.
Þ Các em lưu ý báo cáo chân thật, không máy móc bắt chước lời kể trong bài tập đọc.
- Gọi HS lần lượt báo cáo.
Þ Mỗi HS là 1 tổ trưởng ; lời mở đầu cần nêu : Thưa các bạn !
- GV theo dõi và giúp đỡ HS để các em hoàn thành báo cáo của mình.
- Gọi đại diện các tổ báo cáo.
- Tổ chức cho HS thi báo cáo.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
3/ Thực hành :
- Yêu cầu HS viết báo cáo vào mẫu báo cáo ở vở bài tập.
- GV chấm một số mẫu báo cáo.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS hoàn thành bài viết của mình ở vở bài tập ; ghi nhớ mẫu báo cáo ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- 1 HS kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc bài ở SGK.
- HS trong nhóm thảo luận.
- Thưa các bạn !
Trong tháng 12 vừa qua, tổ 1 lớp 3C chúng mình đã tham gia rất nhiều hoạt động và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Về học tập : Cả tổ không có bạn nào đi học muộn. Trong lớp, các bạn tham gia xây dựng bài rất sôi nổi và hiểu bài rất tốt. Vì thế rất nhiều bạn đạt điểm khá giỏi trong tháng vừa qua. Đặc biệt là cả tổ không có bạn nào bị điểm kém.
Về lao động : Tổ mình đã tham gia lao động dọn vệ sinh trường lớp. Các bạn làm việc rất nhiệt tình và được thầy cô khen ngợi . . .
- Các cá nhân lần lượt thi báo cáo trước lớp.
- HS làm bài vào vở.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 4 : Toán :
Bài : PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng).
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
10-12’
18-20’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Ghi số có 4 chữ số, gọi HS đọc.
- Gọi 1 HS thực hiện phép cộng sau : 
327 + 115
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng :
3526 + 2759
 GV ghi : 3526 + 2759
? Làm thế nào để thực hiện được phép cộng này ?
- Gọi 1 HS làm ở bảng, các HS khác theo dõi.
- Gọi 1 HS khác nêu miệng :
? Muốn cộng hai số có bốn chữ số ta làm thế nào ?
- Gọi vài HS nhắc lại.
3/ Thực hành :
Bài 1 : Tính :
- Gọi lần lượt 2 HS làm ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
- Gọi lần lượt hai HS làm ở bảng, các em khác làm vào bảg con.
Bài 3 : Giải toán có lời văn :
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
- Gọi 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở.
Bài 4 : Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của hình chữ nhật ABCD :
- Gọi HS phát biểu cá nhân.
- GV nhận xét, sửa chữa.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS đọc số.
- 1 HS thực hiện tính.
- HS lắng nghe.
- Ta đặt tính rồi tính.
- 1 HS làm ở bảng, các em khác theo dõi.
* 6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1
* 2 cộng 5 bằng 7 nhớ 1 bằng 8, viết 8
* 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1
* 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6.
- Ta viét số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau . . . rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang rồi cộng từ phải sang trái.
- Vài HS nhắc lại cách cộng.
 2634 + 4848 ; 5716 + 1749
- 1 HS đọc bài toán 3.
Giải :
Số cây cả hai đội trồng là ;
3680 + 4220 = 7900 (cây)
Đáp số : 7900 cây.
- M là trung điểm của AB.
 N là trung điểm của BC.
 P là trung điểm của CD.
 Q là trung điểm của AD.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
? Gia đình em gồm mấy thế hệ ? Đó là những thế hệ nào ?
 ? Kể tên những người thuộc họ nội của em.
 ? Những ai thuộc họ ngoại của em ? Hãy kể tên của những người đó.
 ? Nêu cách phòng cháy khi ở nhà.
 ? Kể tên những hoạt động ở trường và cho biết trong từng hoạt động đó GV làm gì, HS làm gì ?
 ? Các trò chơi nào được gọi là trò chơi nguy hiểm ? Tại sao ta không nên chơi các trò chơi nguy hiểm
 ? Kể tên các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế nơi em đang sống.
 ? Kể tên các hoạt động thông tin liên lạc mà em biết. Nêu cách sử dụng thư, điện tín, điện thoại.
 ? Kể tên một số hoạt động nông nghiệp và một số sản phẩm nông nghiệp mà em biết.
 ? Kể tên một số hoạt động công nghiệp và một số sản phẩm công nghiệp mà em biết.
 ? Em hãy nói những hiểu biết của em về làng quê và đô thị.
 ? Em hãy nêu cách đi xe đạp đúng luậït giao thông.
 ? Hãy nhận xét về vệ sinh môi trường nơi em đang sống.
 ? Hằng ngày, em phải làm gì để giữ vệ sinh môi trường ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc