Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - GV: Nguyễn Thị Tuyết Mai

Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - GV: Nguyễn Thị Tuyết Mai

Tiết: 61, 62 Tập đọc – Kể chuyện

 ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

 - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch cả bài. Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo ; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung quốc và dạy cho dân ta.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Giáo dục Hs phải siêng năng, cần cù trong việc học.

B. Kể Chuyện.

 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện

 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - GV: Nguyễn Thị Tuyết Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 21 Thứ hai, ngày 18 tháng 01 năm 2010
Tiết: 61, 62 Tập đọc – Kể chuyện 	
 ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
 - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch cả bài. Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo ; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung quốc và dạy cho dân ta.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Giáo dục Hs phải siêng năng, cần cù trong việc học.
B. Kể Chuyện.
 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện
 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Trên đường mòn Hồ Chí Minh
- Gv mời 2 em đọc lại bài và trả lời câu hỏi:
+ Tìm hình ảnh so sánh cho thấy bộ đội đang vượt dốc rất cao?
+ Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc?
+ Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ ?
- Gv nhận xét bài kiểm tra của các em.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễm cảm toàn bài. Giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
 - Gv mời Hs giải thích từ mới: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mìm cười, nhàn rỗi.
 - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Đọc từng đoạn trước lớp.
 - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
+ Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt thế nào?
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2. Thảo luận câu hỏi:
+ Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- Gv mời 2 hs đọc các đoạn 3, 4. Trả lời câu hỏi.
+ Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 3 trước lớp .
- Gv yêu cầu 5 Hs tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs biết đặt tên cho câu chuyện và kể lại được một đoạn của câu chuyện.
a) Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập và mẫu.
- Gv nhắc nhở các em đặt tên ngắn ngọn, thể hiện đúng nội dung.
- Sau đó Gv mời Hs tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1.
- Tiếp tục Gv mời Hs đặt tên cho các đoạn 2, 3, 4, 5.
- Gv nhận xét chốt lại:
+ Đoạn 1: Cậu bé ham học ; Cậu bé chăm học ; Lòng ham học của Trần Quốc Khái.
+ Đoạn 2: Thử tài, Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam ; Thử tài sứ thần nước Việt ; Đứng trước thử thách.
+ Đoạn 3: Học được nghề mới ; tài trí của Trần Quốc Khái
+ Đoạn 4: Xuống đất an toàn, Hạ cánh an toàn
+ Đoạn 5: Truyền nghề cho dân ; Dạy nghề thêu cho dân.
- Gv mời 1 Hs giỏi kể lại tồn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
Kể lại một đoạn của câu chuyện.
- Gv yêu cầu mỗi Hs chọn 1 đoạn để kể lại chuyện
- Gv mời 5 Hs tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
- Gv nhận xét bạn kể tốt.
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 5.
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ? 
- Gv nhận xét, chốt lại: Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. 
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
Hs đọc thầm đoạn 1.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải
- Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
- Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
Hs đọc đoạn 2ø.
- Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
Hs đọc đoạn 3, 4.
- Bụng đói không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “ Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông dung bẻ dần tượng mà ăn.
- Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
- Ông nhìn những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
PP: Kiểm tra, đánh giá 
PP: Kiểm tra, thi đua.
Hs đọc đoạn 5.
- Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
Hs phát biểu cá nhân.
Tiết 101 Toán	 
LUYỆN TẬP
A/Mục tiêu : 
- Biết cộng nhẩm các số trịn trăm, trịn nghìn cĩ đến 4 chữ số và giải bài tốn bằng 2 phép tính.
 - Rèn cho Hs tính toán nhanh , chính xác , thông minh 
 - Giáo dục Hs ham học hỏi , tự giác trong học tập , độc lập suy nghĩ , óc sáng tạo 
 B/Chuẩn bị : 
1.Thầy : bảng phụ viết sẵn BT.
2.Trò : ôn lại kiến thức đã học , vở , bảng con .
 C/Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1:Ôn kiến thức đã học 
MT : Giúp hs nhớ lại kiến thức đã học về : 
- Phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10000
 Bài 1: tính nhẩm
5000+1000= 6000+2000=
4000+5000= 8000+2000=
Bài2 : tính nhẩm (theo mẫu)
 2000+400= 9000+900=
300+4000= 600+5000=
7000+800=
Bài 3:đặt tính rồi tính
2541+4238	4827+2634
5348+936	805+6475
Bài 4:tốn cĩ văn
GV thu vở chấm bài 
PP : Thi đua , trò chơi , hỏi đáp , giảng giải , quan sát 
Hs đọc yêu cầu của bài .
HS làm bài nhẩm miệng và nêu kết quả trước lớp.
HS đọc đề.
HS nhẩm miệng và nêu kết quả như bài 1
 HS đọc đề bài
HS làm bài vào vở.2 HS làm bảng lớp
HS nhận xét 
Hs thi đua nộp bài .
HS nêu đề
HS tự làm bài vào vở
Tiết 21 	 Đạo đức 	 
Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Nêu được một số biểu hiện của việc tơn trọng khách nước ngồi phù hợp với lứa tuổi.
Cĩ thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngồi trong các trường hợp đơn giản.
 - Hs có hành động giúp đỡ khách nước ngoài.Thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể.Không tò mò chạy theo khách nước ngoài.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 2).
- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
- Gv nhận xét.
	3. Bài mới:	
* Hoạt động 1
- Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại:
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết nhận xét, thảo luận các tranh trong VBT đạo đức
- Gv yêu cầu Hs quan sát các tranh 32, 33, 34, 35 VBT đạo đức thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau. 
- 
 Gv nhận xét chốt lại.
 Hoạt động 3: Tại sao lại cần phải tôn trọng người nước ngoài?.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết vì sao phải tôn trọng người nước ngoài?
- Gv phát phiếu bài tập cho từng cặp Hs, yêu cầu các em làm bài. Các em ghi Đ hoặc S.
 Cần tôn trọng khách nước ngoài vì:
Họ là người lạ từ xa đến.
Họ là người giàu có.
 Đó là những người muốn tìm hiểu giao lưu với đất nước ta.
Điều đó thể hiện tình đoàn kết, lòng mến khách của chúng ta. 
- Gv nhận xét, chốt lại:
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Một vài nhóm đại diện đứng lên báo cáo.
1 – 2 Hs nhắc lại.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát tranh trong VBT.
Hs thảo luận cặp đôi.
Đại diện của nhóm lên trả lời.
 nhận xét.
PP: Thảo luận, thực hành, trò chơi.
Thứ ba, ngày 19 tháng 01 năm 2010
Tiết 41 Chính tả 	 
Ông tổ nghề thêu .
I/ Mục tiêu:
- Nghe và viết chính xác bài “ Oâng tổ nghề thêu”, khơng mắc quá 5 lỗi cả bài. Làm đúng bài tập 2b
- Trình bày đúng hình thức một bài văn xuơi.
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Đoạn viết có mấy câu ?
 + Những từ nào trong đoạn phải viết hoa? 
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: 
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv mời các ... ệng rồi nêu kết quả
 Hs nhận xét
 Hs nêu đề
 Hs cả lớp làm vào bảng con 
 Hs nhận xét.
 Hs đọc đề
 Hs tự làm bài vào tập
 Hs sửa bài
 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
 Hs đứng lên trả lời.
 Cả lớp làm vào vở.
 Hs lên bảng làm bài.
x + 1909 = 2050 
x = 2050 – 1909 
x = 141
x- 586 = 3705
x = 3705+586
x = 4291
8462 – x = 762
 x = 8462 – 762
 x =7700
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào vở
5.Tổng kết – dặn dò: Tập làm lại bài2 , 3, 4.
Chuẩn bị bài: Tháng – năm . 
 Nhận xét tiết học.
Tiết: 42 Tự nhiên & Xã hội	 
THÂN CÂY ( tiếp theo )
I/ Mục tiêu:
Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người.
Kể ra những ích lợi của một số thân cây.
- Biết chăm sóc các loài cây.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 80, 81 . 
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Thân cây - Gv 2 Hs :
 + Hãy kể tên một số loài cây có cấu tạo thân gỗ? Thân thảo?
 - Gv nhận xét.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp:
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 80, 81 và trả lời câu hỏi
+ Việc làm nào chứg tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Gv nhận xét, chốt lại: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chấy dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật
. Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi.
- Gv yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trang 81 SGK. Và trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật?
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ .
+ kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Gv nhận xét, chốt lại: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng.
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Hs lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Vài Hs đứng lên trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs quan sát.
Các nhóm lên trình bày kết quả.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
5.Tổng kết – dặn dò Về xem lại bài.
 Chuẩn bị bài sau: Rễ cây.
 Nhận xét bài học.
Thứ sáu, ngày 22 tháng 01 năm 2010
Tiết 21 Thủ công	
 Đan nong mốt (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Hs biết cách đang nong mốt; Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau; đan được nong mốt, dồn được nan nhưng có thể chưa khít, dán được nẹp xung quanh tấm đan.
- Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích sản phẩm đan nan.
II/ Chuẩn bị:
* GV: tấm đan nong mốt bằng bìa.
 Tranh quy trình đan nong mốt. 
 Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét
- Gv giới thiệu tấm đan nong mốt và hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét
- Gv liên hệ thực tế
- Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa
 Hoạt động 2: Gv hướng dẫn mẫu
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
 Cắt 9 cái nan dọc, mỗi nan 1 ô
 Cắt 7 cái nan ngang, mỗi nan 1 ô
 Cắt 4 nan làm nẹp
+ Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (theo cách đan nhấc một nan, đè một nan; đan xong mỗi nan ngang cần dồn cho khít);
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Gv gọi Hs nhắc lại qui trình đan nong mốt
- Gv theo dõi, nhận xét các em.
- Gv tổ chức cho các em ke,û cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt
- Gv nhận xét 
Hs nhắc lại quy trình đan nong mốt.
 Tiết:21 Tập làm văn	 
Nói về trí thức – nghe kể :Nâng niu từng hạt giống .
 I/ Mục tiêu:
- Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.
- Nghe - kể lại được câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”
- Biết kể lại được câu chuyện rõ ràng, mạch lạc.
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
 Tranh ảnh minh họa (nếu có)
 III/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
+ Bài tập 1:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 1 Hs làm mẫu (nói nội dung bức tranh).
- Gv yêu cầu Hs quan sát 4 bức tranh theo nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 + Tranh 1: Một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh. Câu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem để kiểm tra nhiệt độ.
 + Tranh 2: Ba người trí thức trong tranh là kỹ sư cầu đường. Họ đangđứng trước mô hình của chiếc cầu được xây dựng. Họ trao đổi bàn bạc cách thiết kế cây cầu.
+ Tranh 3: Người trí thức trong tranh là một cô giáo. Cô đang dạy bài tập đọc. Các bạn Hs đang chăm chú nghe giảng bài.
+ Tranh 4: Những người trí thức trong tranh là 4 nhà nghiên cứu. Họ đang làm việc trong phòng thí nghiệm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài.
+ Bài tập 2:
- Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Gv kể câu chuyện lần 1. Cho Hs quan sát tranh ông Lương Định Của.
- Kể xong lần 1 Gv hỏi:
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem giao ngay cả mười hạt giống?
+ Ôâng Lương Định Của làm gì để bảo vệ giống lúa.
- Gv kể chuyện lần 2 và lần 3.
- Gv cho Hs tập kể chuyện.
- Gv yêu cầu Hs tập thể kể lại nội dung câu chuyện.
- Gv hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
- Gv chốt lại: ông Lương Định Của rất say me nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Oâng đã nâng nui từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs: Người trí thức trong tranh 1 là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh. Câu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem để kiểm tra nhiệt độ.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe và quan sát tranh
Mười hạt giống quý.
Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
Oâng chia 10 hạt giống thóc thành 2 phần. Nắm hạt gieo trồng trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm vào nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho hạt thóc nảy mầm.
Hs kể lại chuyện.
 Hs trả lời.
Hs cả lớp nhận xét.
Tiết 105 Toán	 
THÁNG - NĂM
A/ Mục tiêu:
 - Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm, biết được một năm có 12 tháng, biết tên gọi các tháng trong một năm, biết số ngày trong từng tháng, biết xem lịch.
- Rèn Hs biết xem lịch.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ
	* HS: bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Luyện tập chung
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2, 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
 HĐ1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
a) Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
- Gv treo tờ lịch năm 2005 và giới thiệu.
- Gv yêu cầu Hs quan sát tờ lịch và trả lời câu hỏi:
+ Một năm có bao nhiêu tháng?
- Gv ghi lần lượt tên các tháng trên bảng.
b) Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
+ Tháng Một có bao nhiêu ngày?
- Gv ghi lên bảng: tháng Một có 31 ngày.
+ Tháng Hai có bao nhiêu ngày?
- Gv đặt câu hỏi cho Hs trả lời đến tháng 12.
- Gv mời một số Hs nhắc lại số ngày trong từng tháng.
- Lưy ý : 
+ Gv hướng dẫn Hs nắm bàn tay thành nắm đấm để trước mặt rồi tính từ trái sang phải.
 HĐ2: Làm bài 1
 Bài 1: trả lời các câu hỏi
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở
- Gv mời Hs đọc kết quả
- Gv nhận xét, chốt lại. 
 HĐ3: Làm bài 2
Bài 2 : Đây là tờ lịch tháng 8 năm 2005
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- Gv cho Hs thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu Hs tự làm vào vở. 
- Bốn nhóm Hs lên bảng thi làm bài làm tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs quan sát và lắng nghe.
Một năm có 12 tháng.
Vài Hs đứng lên nhắc lại.
Có 31 ngày.
Có 28 ngày.
Hs đứng lên nhắc lại số ngày trong từng tháng.
Hs quan sát và thực hiện theo cách tìm số ngày trong tháng .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào vở
Hs đọc kết quả
Hs cả lớp nhận xét 
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm
Hs cả lớp làm vào vở
Bốn nhóm lên thi tiếp sức.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào vở
5.Tổng kết – dặn dò: Tập làm lại bài1 , 2 .
Chuẩn bị bài: Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc