Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Hồng Phương

Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Hồng Phương

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

 Giáo viên kiểm tra hai em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.

B. DẠY BÀI MỚI

 1 . Giới thiệu bài chủ điểm mới và bài đọc .

-Trong các tuần 21, 22, các em sẽ học chủ điểm “Sáng tạo” với những bài học ca ngợi sự lao động, óc sáng tạo của con người; về trí thức. Bài đọc mở đàu chủ yếu giải thích nguồn gốc nghề thêu của nước t, ca ngợi sự ham học, trí thông minh của Trần Quốc Khái, ông tổ nghề thêu của người Việt Nam.

-Giáo viên cho học sinh xem một sản phẩm thêu, giúp

2. Luyện đọc:

a) Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài :

-HS quan sát tranh minh hoạ truyện.

b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc từng câu :

- Đọc từng đoạn trước lớp.

 

doc 26 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Hồng Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ
Môn
Bài dạy
Hai 
28/1/08
TĐ-KC
 TĐ-KC
 T
MT
Ông tổ nghề thêu 
Ông tổ nghề thêu 
Luyện tập
Thường thức mĩ thuật –tìm hiểu về tượng
Ba
29/1/08
TĐ
 T
 CT
TN-XH
 TD
Bàn tay cô giáo
Phép trừ các số trong phạm vi 10000.
N-V : Ông tổ nghề thêu
 Thân cây
Nhảy dây 
Tư 
30/1/08
T
 LT-C
 Đ Đ
TV
Luyện tập 
Nhân hóa –Ôn luyện cách đặt và trả lời ...
Tôn trọng khách nước ngoài
Oân chữ hoa O,Ô, Ơ.
Năm
31/1/08
T
 H-N
 TN-XH
CT
Luyện tập chung
Cùng múa hát dưới trăng
Thực vật (tt)
N-V : Bàn tay cô giáo
Sáu
1/2/08
T 
 TC
 TD
 TLV
 HĐTT
Tháng, năm
Đan nong mốt
Ôn nhảy dây - Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
Nói về trí thức – Kể :Nâng niu hạt giống 
 Tiết 1,2 Thứ hai, ngày 28 tháng 01 năm 2008
Tập đọc-Kể chuyện: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU 
( Theo Ngọc Vũ)
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
A. TẬP ĐỌC
1.Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Chú ý các từ ngữ: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam,... 
 2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài: đi sứ, lọng, bức trướng,chè lam, bình an vô sựï... 
 - Hiểu được nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo: chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho nhân dân ta.
B. KỂ CHUYỆN
1 . Rèn kĩ năng nói :Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại một đoạn câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. 
2. Rèn luyện kĩ năng nghe 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Tranh minh họa chuyện trong sách giáo khoa.
 - Một sản phẩm thêu đẹp, một bức ảnh chụp cái lọng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
TẬP ĐỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
 Giáo viên kiểm tra hai em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.
B. DẠY BÀI MỚI
 1 . Giới thiệu bài chủ điểm mới và bài đọc .
-Trong các tuần 21, 22, các em sẽ học chủ điểm “Sáng tạo” với những bài học ca ngợi sự lao động, óc sáng tạo của con người; về trí thức. Bài đọc mở đàu chủ yếu giải thích nguồn gốc nghề thêu của nước t, ca ngợi sự ham học, trí thông minh của Trần Quốc Khái, ông tổ nghề thêu của người Việt Nam.
-Giáo viên cho học sinh xem một sản phẩm thêu, giúp 
2. Luyện đọc: 
a) Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài : 
-HS quan sát tranh minh hoạ truyện.
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu : 
- Đọc từng đoạn trước lớp.
Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài. GV kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sư,ï... Yêu cầu học sinh đặt câu với mỗi từ nhập tâm, bình an vô sự để các em nắm chắc thêm nghĩa của từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn. 
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
Đoạn 1 : Học sinh đọc thầm . Trả lời câu hỏi:
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
+ Nhờ chăm chỉ học tập, Tràn Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
Đoạn 2 :Học sinh đọc thầm 
+ Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ? 
Đoạn 3, 4: 2 học sinh nối tiếp nhau đọc .
+ Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ? 
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ?
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ?
Đoạn 5: Học sinh đọc thầm .
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
+ Nội dung câu truyện nói lên điều gì ?
Trả lời :
-Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
- Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
- Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức tượng “Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó ngày hai bữa, ông ung dung bẻ dần tượng mà ăn.
- Ông mài mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
- Ông nhìn những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
- Vì ông là người đã truyền dạy cho nhân dân nghề thêu, nhờ vậy mà nghề này được lan truyền rộng.
- Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo, chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc truyền dạy lại cho nhân dân ta.
4.Luyện đọc lại- GV đọc đoạn 3. Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn 3: giọng chậm rãi, khoan thai; nhấn giọng những từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thác của vua Trung Quốc. 
- Ba, bốn học sinh thi đọc đoạn văn.
- Một học sinh đọc cả bài.
 KỂ CHUYỆN
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ : Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện “Ông tổ nghề thêu”. Sau đó, tập kể một đoạn của câu chuyện.
2.Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện 
a) Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và mẫu.
- GV nhắc các em đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung.
- Học sinh đọc thầm, suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp.
- Học sinh tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1, sau đó là đoạn 2, 3, 4, 5. Với mỗi đoạn, GV viết lại thật nhanh 1, 2 tên được xem là đặt đúng, đặt hay.
b) Kể lại một đoạn của câu chuyện
- Mỗi học sinh chọn một đoạn để kể lại.
- Năm học sinh tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay. GV khen ngợi những học sinh biết kể bằng lời của mình.
 *Từng cặp lên kể.
*Ba học sinh nối tiếp nhau thi kể ba đoạn của câu chuyện.
*Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất.
 CỦNG CỐ , DẶN DỊ
GV : Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì ? ( ....Trần Quốc Khái thông minh, có óc sáng tạo nên đã học được nghề thêu, truyền dạy cho nhân dân./Nhân dân ta rất biết ơn ông tổ nghề thêu.). 
- Giáo viên Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
Toán : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh
- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính. 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. GV hướng dẫn học sinh thực hiện việc cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm
Bài 1: - GV viết lên bảng phép cộng 4000 + 300 và yêu cầu học sinh phải tính nhẩm. 
-Cho HS tự nêu cách cộng nhẩm, rồi GV giới thiệu cách cộng nhẩm như SGK. Cho HS nêu lại cách cộng nhẩm.
- Cho học sinh tự làm bài tiếp rồi chữa bài.
Bài 2: GV viết lên bảng phép cộng 6000 + 500 và yêu cầu học sinh phải tính nhẩm. Cho học sinh nêu cách cộng nhẩm. Chẳng hạn, có thể coi 6000 + 500 là sự phân tích của số gồm 6000 và 500, vậy số đó là 6500; cũng có thể coi 6000 + 500 là 60 trăm + 5 trăm = 65 trăm, vậy 6000 + 500 = 6500.
-Nên cho học sinh lựa chọn cách tính thích hợp trong các cách nhẩm như trên rồi theo đó mà làm tiếp các bài cộng nhẩm và chữa 
2. GV cho học tự làm các bài 3 và 4 rồi chữa bài
Bài 3: Cho học sinh tự đặt tính rồi tính. Trong quá trình học sinh làm và chữa bài, GV có thể yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính hoặc nêu cách thực hiện một phép cộâng cụ cụ thể của bài 3.
Bài 4: Nêu cho học sinh tự tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đọa thẳng rồi làm bài và chữa bài. Chẳng hạn:
Tóm tắt
 Buổi sáng: 432 lít ?lít 
 Buổi chiều: 
Bài giải
 Số lít dầu cửa hàng bán được trong buổi chiều là:
 432 x 2 = 864 (l)
 Số lít dầu của hàng bán cả hai buổi được là:
 432 + 864 = 1296 (l)
 Dáp số: 1296l dầu
5.Củng cố, dặn dò: Gọi một em lên nhắc lại cách tính cộng các số có bốn chữ số và nhắc chuâûn bị bài sau.
Mĩ thuật: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: 
TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I-MỤC TIÊU :
- Học sinh bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc.
- Có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp.
- Học sinh yêu thích giờ tập nặn.
II. CHUẨN BỊ : 
 Giáo viên : 
- Chuẩn bị một vài pho tượng thách cao loại nhỏ. 
- Ảnh các tác phẩm điêu khắc nỗi tiếng của Việt Nam và thế giới.
- Các bài tập nặng của học sinh các năm trước.
Học sinh : 
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- một vài bức tượng nhỏ (nếu có). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu ảnh hoặc một số tượng đã chuẩn bị và gợi ý học sinh quan sát, nhận biết:
 + Tượng có nhiều trong đời sống xã hội (ở chùa, ở các công trình kiến trúc, công viên, bảo tàng và các gia đình);
 + Tượng làm đẹp thêm cuộc sống;
 + Tượng khác với tranh là:
 Tranh vẽ trên giấy, trên vải, trên tường bằng bút lông, bút chì, phấn màu,... và bằng nhiều chất liệu khác nhau như: màu nước, màu bột, sơn dầu,... Tranh vẽ trên mặt hpawngr nên chỉ nhìn thấy mặt trước.
 Tượng được tạc, đắp, đúc,...bằng đất, đá, thạch cao, xi măng,...có thể nhìn thấy các mặt xung quanh. Tượng thường chỉ có một màu.
Yêu cầu học sinh kể một vài pho tượng quen thuộc:
- Hãy nêu các pho tượng em ...  1 học sinh từ 1 đến 10000.
- Về nhà chuẩn bị bài “Tháng -Năm”.
Tiết 2
Hát- nhạc : HỌC HÁT : CÙNG HÁT MÚA DƯỚI TRĂNG
 Nhạc và lời : Hoàng Lân 
I. MỤC TIÊU :
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
-Tập hát nhấn đúng phách mạnh của nhịp 3/8
- Biết gõ đệm nhịp theo bài hát.
-Giáo dục tình bạn bè thân ái .
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe, trống nhỏ, thanh phách ...
-Gợi ý hát và kết hợp vận động theo nhịp:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động 1: Dạy bài “Cùng hát múa dưới trăng”
 Mặt trăng tròn nhô lên
 Tỏa sáng xanh khu rừng 
 Thỏ mẹ và Thỏ con
 Nắm tay cùng vui múa 
 Mùa huệ, huệ trắng, đào thắm, hồng đỏ
 Trường chúng em đây như vườn hoa tươi
 Người tốt, việc hay là cháu Bác Hồ
 Yêu sao yêu thế trường của chúng em.
- Lần lược cả lớp ôn luyện bài hát theo nhóm.
- Hát kết hợp đệm theo nhịp :
 Phách mạnh: Vỗ hai tay xuống bàn.
 Phánh nhẹ: Vỗ hai tay vào nhau.
- Dùng 2 nhạc cụ gõ đệm theo nhịp :
 Nhóm 1: gõ trống: phách mạnh.
 Nhóm 2: gõ thanh phách: 2 phách nhẹ. 
HOẠT ĐỘNG 2: Tập hát kết hợp vận động theo nhịp .
- Giáo viên hướng dẫn các động tác (như phần chuẩn bị).
-Học sinh tập các động tác theo hiệu lệnh đếm 1-2-3.
-Giáo viên hát (hoặc nghe băng),học sinh vận động theo các động tác đã hướng dẫn.
Củng cố, dặn dò : Về nhà luyện hát cho thuộc và gõ cho đúng nhịp. 
 - Tiết sau học bài : “Cùng múa hát dưới trăng” .
TN-XH: THÂN CÂY (TT)
I - MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có khả năng :
-Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh 
-Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên .
-Vẽ và tô màu một số cây.
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Các hình trang 76, 77 sách giáo khoa
III – HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát theo nhóm ngòi thiên nhiên.
Mục tiêu: -Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
-Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên.
Ü Cách tiến hành: 
BƯỚC 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây cối trên sân trường
- Nhận ra sự đa dạng gọi tên của từng thực vật trong thiên nhiên.
BƯỚC 2:
-Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
-Nêu những điểm giống nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
-GV kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây . Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau . Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa, và quả.
Hoạt động 2: Học sinh quan sát hình 76, 77 trong SGK và vẽ tô màu một số cây mà em thích .
Kết thúc bài học : 
 Giáo viên nhận xét về việc sử dụng thời gian vẽ tranh và nội dung tranh , tuyên dường một số em vẽ đẹp và bình luận hay .
Tiết 4 
Chính tả : (N- V ) BÀN TAY CÔ GIÁO 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
Rèn kĩ năng viết chính tả :
1. Nghe - viết chính xác, trình bày rõ ràng, đúng, đẹp bài thơ “ Bàn tay cô giáo”
2. Viết đúng một số tiếng vần khó ( tr/ch ). Làm đúng bài tập phân biệt tiếng chứa âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( thanh hỏi / thanh ngã ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ trong bài tập 2,3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
.A. KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi 3 em lên viết : ruốc cá, trắng muốt.
B. DẠY BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn học sinh viết chính tả
a)Hướng dẫn chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài thơ“Bàn tay cô giáo” 
- Một em xung phong đọc ..
- Hướng dẫn các em nắm được nội dung và cách trình bày :
 + Những chữ nào phải viết hoa ? *Một, Cô, Thoắt, Chiếc, Một 
 Vì sao ? - chữ đầu câu
+Nên bắt đầu viết câu từ đâu ? -Viết cách lề trang giấy 2 ô 
- Cả lớp đọc bài thơ, quan sát cách trình bày bài, cách ghi các dấu câu ( dấu phẩy, dấu chấm ), các chữ dễ viết sai. 
b) Giáo viên đọc cho học sinh viết
c) Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
 a) Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào nháp 
- Mời 2 em chữa bài tập trên bảng lớp, sau đó từng em đọc lại kết quả. Cả lớp và GV chốt lại lời giải đúng .
– Gọi 5 em đọc kết quả lại : 
 trí thức - chuyên- trí óc - chữa bệnh - chế tạo - chân tay - trí tuệ
.4. Củng cố, dặn dò: Gọi 2em đọc lại bài tập 2a. 
 -Dặn chuẩn bị tiết Tập làm văn tới 
 Tiết 1 Thứ sáu, ngày 01 tháng 02 năm 2008.
Toán : THÁNG- NĂM
I. MỤC TIÊU : Giúp HS : 
- Làm quen với các số đo thời gian: tháng, năm . Biết được một năm có 12 tháng..
- Củng cố về xem lịch trong năm
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC : Lịch năm 2007, 2008.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong một tháng
 2. Thực hành :
Bài 1: cho học sinh làm bảng con rồi chữa lên bảng củng cố các tháng có 30 ngày và 31 ngày ,riêng tháng 2 có 28, 29 ngày..
Bài 2 : Học sinh tự trình bày bài giải trong vở và nêu trước lớp 
3. Củng cố, dặn dò :Gọi 2 em nhắc lại cách tính ngày trong 
một tháng . 
 - Về nhà luyện xem các loại lịch trong các năm.
 Thủ công ĐAN NONG MỐT
I. MỤC TIÊU :
- HS biết cách kẻ, cắt dán chữ cái đơn giản .
- Kẻ, cắt, dán được chữ đã học đúng quy trình kĩ thuật .
- Rèn HS thích cắt, dán chữ .
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Mẫu chữ cắt đã dán và mẫu chữ cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán .
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ .
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
Giới thiệu mẫu các chữ : 
 HỌC TỐT
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu .
Bước 1 : Kẻ chữ : HỌC TỐT H U
- Kẻ, cắt các hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt
 trái tờ giấy thủ công.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ nhật .
 Sau đó, kẻ chữ HỌC TỐT theo các điểm đã đánh dấu .
 Riêng đối với chữ O cần vẽ các đường lượn góc .
Bước 2 : Cắt chữ HỌC TỐT 
 Gấp đôi hai hình chữ nhật đã kẻ .Chữ H, O theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài) . Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, O , bỏ
phần gạch chéo . Mở ra được chữ H, O.
Bước 3 : Dán các chữ HỌC TỐT
- Kẻ một đường chuẩn . Đặt ướm hai chữ mới cắt vào đường
 chuẩn cho cân đối.
- Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định.
 Củng cố, dặn dò :GV nhận xét bài làm của HS 
 -Học sinh tập kẻ, cắt từ : CHĂM CHỈ
 Thể dục : ƠN NHẢY DÂY – TRỊ CHƠI “LỊ CỊ TIẾP SỨC” 
I.MỤC TIÊU : 
- Ôn động tác đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. Yêu cầu học sinh thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Học trò chơi “ Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi . 
II .ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : Trên sân trường, dọn vệ sinh, an toàn
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP 
1 Phần mở đầu : - HS ra sân , xếp 4 hàng dọc (2phút)
 - GV phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học. (2phút)
2. Phần cơ bản : 
- Ôn đi đều theo 1 – 4 hàng đọc (10-12 phút ) 
 Lần lược các tổ thực hiện bài thể dục dưới sự điều khiển của GV.
- Học trò chơi “Lò cò tiếp sức” (8-10 phút ) 
 GV tổ chức các đội chơi và nêu tên trò chơi, rồi giải thích cách chơi và luật lệ chơi.
3. Phần kết thúc : GV cùng học sinh hệ thống bài (2 phút) 
 Nhận xét tiết học và dặn về nhà ôn bài thể dục Đội hình, đội ngủ.
Tập làm văn : (N-K) NĨI VỀ TRÍ THỨC – NGHE KỂ CÂU CHUYỆN “NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG”
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : Rèn kĩ năng nói :
- Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua – lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin .
- Rèn kĩ năng viết : Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 Mẫu báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ. Gọi 3 em đọc mẫu báo cáo kết quả tháng thi đua .
B DẠY BÀI MỚI : 
1.Giới thiệu bài : giới thiệu mục đích yêu cầu của bài tập
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 : Một học sinh đọc yêu cầu của bài 
a) GV hướng dẫn dựa vào mẫu Báo cáo các em làm bài .
- Gọi vài em đọc lại bài làm của mình.
4. Củng cố, dặn dò : - Biểu dương những em trình bày Báo cáo hay .
- Nhắc học sinh về nhà đọc toàn bộ câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống” để tiết sau học tốt hơn .
SINH HOẠT LỚP
Nội dung: 
 1. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần 21
 - Nhìn chung các em đi học sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ đồng phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Học bài và làm bài đầy đủ . Trong các tiết học rất sôi nổi phát biểu xây dựng bài như : Phượng, Hưng, Toanh , Khánh Linh, Sơn , Kiên, Thiếp .....
 Bên cạnh đó còn có một số em chưa đếm được các số từ 1 đến 10000 nên chưa làm toán được như em Lang , Jing, Mra. Ming...
- Lao động tham gia tưới cây, làm vệ sinh trong và ngoài lớp học sạch sẽ , nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tuyên dương một số em đã tham gia học tập và đóng góp đầy đủ như : Nay Thuynh, Phượng, Hưng, Toanh , Khánh Linh, Sơn , Kiên, Thiếp .....
-Động viên một số em đi học hay thiếu đồ dùng học tập như : Vé, Sót, Toán, Nhoan.....Tuần sau cố gắng hơn.
2. Kế hoạch tuần tới 22
-Duy trì sĩ số và nền nếp . Đi học đúng giờ , vệ sinh thân thể trước khi đến trường .
-Thực hiện đúng các phép tính : Cộng, trừ, nhân, chia đã học .
- Tiếp tục nộp các khoản tiền trường học kì 2.
- Chuẩn bị đón Đoàn thanh tra Sư phạm về dự giờ thăm lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3Tuan 21NGANG.doc