1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú ở bên Bác Hồ
Và nêu nội dung bài.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: Tập đọc
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
( một , hai lần ) giáo viên theo dõi sửa sai khi học sinh phát âm sai.
- Mời HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh .
c) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
Tuần 21 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010 Tập đọc: Ông tổ nghề thêu A/ Mục tiêu: - TĐ: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. + Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - KC: Kể lại được một đoạn của câu chuyện. + HS khá, giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. - HSKT đọc được một số câu ngắn trong bài. B / Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa. C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú ở bên Bác Hồ Và nêu nội dung bài. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: Tập đọc a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn HS luyện đọc kết giải nghĩa từ: - Yêu cầu học sinh đọc từng câu. ( một , hai lần ) giáo viên theo dõi sửa sai khi học sinh phát âm sai. - Mời HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. - Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh . c) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? + Nhờ ham học mà kết quả học tập của ông ra sao? - Yêu cầu một em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm. + Khi ông đi sứ sang Trung Quốc nhà vua Trung Quốc đã nghĩ ra kế gì để thử tài sứ thần Việt Nam? - Yêu cầu 2 em đọc nối tiếp đoạn 3 và đoạn 4 + ở trên lầu cao Trần Quốc Khái làm gì để sống? + Ông đã làm gì để không bỏ phí thời gian? + Cuối cùng Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 5. + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn làm ông tổ nghề thêu? d) Luyện đọc lại : - Đọc diễn cảm đoạn 3 - Hướng dẫn HS đọc đúng bài văn: giọng chậm rãi, khoan thai. - Mời 3HS lên thi đọc đoạn văn. - Mời 1HS đọc cả bài. - Nhận xét ghi điểm. Kể chuyện a) Giáo viên nêu nhiệm vụ: - Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. b) Hướng dẫn HS kể chuyện: * Gọi HS đọc yêu cầu của BT và mẫu. - Yêu cầu HS tự đặt tên cho các đoạn còn lại của câu chuyện. - Mời HS nêu kết quả trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương những em đặt tên hay. * - Yêu cầu mỗi HS chọn 1 đoạn, suy nghĩ, chuẩn bị lời kể. - Mời 5 em tiếp nối nhau tthi kể 5 đoạn câu chuyện trước lớp . - Yêu cầu một học sinh kể lại cả câu chuyện. - Nhận xét tuyên dương những em kể chuyện tốt.. d) Củng cố dặn dò: - Qua câu chuyện em hiểu điều gì? - Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện và xem trươc bài mới. - 2 em đọc thuộc lòng bài thơ, nêu nội dung bài. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - Nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc các từ ở mục A. - Học sinh đọc từng đoạn trước lớp, tìm hiểu nghĩa của từ sau bài đọc (phần chú giải). - Luyện đọc trong nhóm. - Lớp đọc đồng thanh cả bà. - Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi +Trần Quốc Khái đã học trong khi đi đốn củi, kéo vó, mò tôm, nhà nghèo tối không có đèn cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để làm đèn + Nhờ chăm học mà ông đã đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan trong triều đình. - Một em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo. + Vua cho dựng lầu cao mời ông lên chơi rồi cất thang để xem ông làm như thế nào. - 2 Học sinh đọc nối tiếp đoạn 3 và đoạn 4. + Trên lầu cao đói bụng ông quan sát đọc chữ viết trên 3 bức tượng rồi bẻ tay tượng để ăn vì tượng được làm bằng chè lam. + Ông chú tâm quan sát hai chiếc lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng, + Ông nhìn thấy dơi xòe cánh để bay ông bắt chước ôm lọng nhảy xuống đất và bình an vô sự. - Đọc thầm đoạn cuối. + Vì ông là người truyền dạy cho dân về nghề thêu từ đó mà nghề thêu ngày được lan rộng. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - 3 em thi đọc đoạn 3 của bài. - 1 em đọc cả bài. - Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe nhiệm vụ. - Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện. - 1HS đọc yêu cầu của BT và mẫu, lớp đọc thầm. - Lớp tự làm bài. - HS phát biểu. - HS tự chọn 1 đoạn rồi tập kể. - Lần lượt 5 em kể nối tiếp theo 5 đoạn của câu chuyện . - Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp - Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. - Chịu khó học hỏi, ta sẽ học được nhiều điều hay, có ích./ Trần Quốc Khái thông minh, có óc sáng tạo nên đã học được nghề thê, truyền lại cho dân... --------------------------------------------- Toán: Luyện tập A/ Mục tiêu: - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính. - Bài tập cần làm: bài1, 2,3,4. - HSKT làm BT1. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ : - Gọi 2HS lên bảng làm BT: Đặt tính rồi tính: 2634 + 4848 ; 707 + 5857 - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Giáo viên ghi bảng phép tính: 4000 + 3000 = ? - Yêu cầu học sinh nêu cách tính nhẩm, lớp nhận xét bổ sung. - Yêu cầu HS tự nhẩm các phép tính còn lại. - Gọi HS nêu miệng kết quả. - Nhận xét chữa bài. Bài 2: - Gọi học sinh nêu bai tập 2. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Mời 2 em lên bảng làm bài. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài . - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi học sinh nêu bai tập 3. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Mời Hai em lên bảng giải bài. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài . - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 4: - Gọi HS đọc bài toán. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán. - Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. c) Củng cố - Dặn dò: - Tổ chức cho HS chơi TC: Điền nhanh kết quả đúng - 2 em lên bảng làm bài. - lớp theo dõi, nhận xét bài bạn. *Lớp theo dõi giới thiệu bài -Vài học sinh nhắc lại tựa bài. - Học sinh cách nhẩm các số tròn nghìn, lớp nhận xét bổ sung. ( 4 nghìn cộng 3 nghìn bằng 7 nghìn vậy : 4000 + 3000 = 7 000 ). - Cả lớp tự làm các phép tính còn lại. - 2HS nêu kết quả, lớp nhận xét chữa bài. 5000 + 1000 = 6000 4000 + 5000 = 9000 6000+ 2000 = 8000 8000 + 2000 = 10000 - Một em đọc đề bài 2 . - Cả lớp làm vào vở . - 2 em lên bảng làm bài, lớp bổ sung: 2000 + 400 = 2400 9000 + 900 = 9900 300 + 4000 = 4300 600 + 5000 = 5600 - Từng cặp đổi vở chéo để KT. - Đặt tính rồi tính. - Lớp tự làm bài. - 2HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét chữa bài. 2541 5348 4827 805 + 4238 + 936 + 2635 + 6475 6779 6284 7462 7280 - Đổi vở KT chéo. - 1 em đọc bài toán, lớp đọc thầm. - Phân tích bài toán theo gợi ý của GV. - Tự làm bài vào vở. - 1 em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung. Giải: Số lít dầu buổi chiều bán được là: 342 x 2 = 684 (lít) Số lít dầu cả 2 buổi bán được là: 342 + 648 = 1026 (lít) ĐS: 1026 lít - Tham gia chơi trò chơi nhằm củng cố bài. Đạo đức: Tôn trọng khách nước ngoài A / Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi. - Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản. - HS khá, giỏi biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài. B/Tài liệu và phương tiện : Phiếu học tập cho hoạt động 3 tiết 1, tranh ảnh dùng cho hoạt động 1 của tiết 1. C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: thảo luận nhóm - Chia lớp thành 5 nhóm. - Treo các bức tranh lên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận và nhận xét về nội dung các tranh đó (cử ch, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài). - Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Yêu cầu lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - GV KL: Cần tôn trọng khách nước ngoài. * Hoạt động 2: phân tích truyện - Đọc truyện “Cậu bé tốt bụng" - Chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: + Bạn nhỏ đã làm việc gì? + Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì đối với khách nước ngoài? + Theo em, người khách đó sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam? + Em nên làm gì thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài? - Mời đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp. - Kết luận: Chào hỏi, cười thân thiện, chỉ đường ... * Hoạt động 3: Nhận xét hành vi - Chia nhóm. - GV lần lượt nêu 2 tình huống ở VBT. - Yêu cầu các nhóm thảo luận, thảo luậ nhận xét việc làm của các bạn và giải thích lí do. - Mời đại dien nhóm lần lượt trình bày cách giải quyết trước lớp . - Kết luận: Tình huống 1 sai; Tình huống 2 đúng. * Hướng dẫn thực hành: - Giáo dục HS ghi nhớ và thực theo bài học. - Sưu tầm các tranh ảnh nói về chủ đề bài học. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Các nhóm tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Cả lớp theo dõi nhận xét và đi đến kết luận. - Nghe GV kể chuyện. - Thảo luận nhóm theo gợi ý. + Đã chỉ đường cho vị khách nước ngoài. + Thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài. + Nghĩ cậu bé là 1 người mến khách, lịch sự ... + Tự liên hệ. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. - Lần lượt từng đại diện của các nhóm lần lượt lên nêu ý kiến về cách giải quết tình huống của nhóm mình trước lớp . - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày. -------------------------------------------------- Thủ công: Đan nong mốt (tiết 1) A/ Mục tiêu - Biết cách đan nong mốt. Đan được nong mốt đúng qui trình kĩ thuật. - HS khéo tay đan được tấm đan nong mốt đẹp. * HSKT đan theo nhóm đôi. B/ Chuẩn bị : - Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa. Tranh quy trình đan nong mốt . Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau. Bìa màu, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát vật mẫu. - Đan nong mốt được ứng dụng làm những đồ dùng gì trong gia đình? - Những đồ vật đó được làm bằng vật liệu gì? * Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu. - Treo tranh quy trình và hướng dẫn. Bước 1: Kẻ cắt các nan . - Cắt nan dọc: Cắt 1 hình vuông cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ đến hết ô thứ 8. - Cắt 7 nan ngang và 4 nan để làm nẹp: rộng 1 ô, dài 9 ô. Bướ ... - HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng. Luyện từ và câu: Nhân hóa Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu? A/ Mục tiêu : - Nắm được 3 cách nhân hóa (BT2). - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu? (BT3) - Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài TĐ đã học (BT4a/b hoặc a/c). - HS khá giỏi làm được toàn bộ BT4. * HSKT chú ý nghe giảng và làm BT theo HD của bạn. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1HS lên bảng làm lại BT1 tiết trước. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: - GV đọc diễn cảm bài thơ: “Ông mặt trời bật lửa" - Mời 2 - 3 em đoc lại. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ. - Yêu cầu lớp đọc thầm lại gợi ý: + Những sự vật nào được nhân hóa? - Dán 2 tờ giấy giấy lớn lên bảng. - Mời 2 nhóm mỗi nhóm 6 em lên bảng thi tiếp sức. - Chốt lại ý chính có 3 cách nhân hóa: gọi sự vật bằng những từ dùng để gọi con người; tả sự vật bằng những từ dùng để tả người; nói với sự vật thân mật như nói với con người. Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập. - Mời 2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TLCH ở đâu? - Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng. c) Củng cố - Dặn dò - Nhắc lại nội dung bài học. - 1 em lên bảng làm bài. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lắng nghe GV đọc bài thơ. - 3 em đọc lại. Cả lớp theo dõi ở SGK. - Một em đọc yêu cầu. - Cả lớp đọc thầm bài thơ. - Đọc thầm gợi ý. + mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm. - 2 nhóm tham gia thi tiếp sức. - Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. - Cả lớp sửa bài trong VBT (nếu sai) Tên sự vật Cách nhân hóa Gọi bằng Tả cách nói M.T ông bật lửa Mây chị kéo đến Trăng Trốn Đất nóng lòng Mưa xuống Thân mật như bạn Sấm ông vỗ tay - Một học sinh đọc đề bài tập 3. - Lớp độc lập suy nghĩ và làm bài vào VBT. - Hai học sinh lên thi làm, lớp nhận xét bổ sung. a/ Trần Quốc Khải quê ở huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây. b/ Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ. c/ Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông. ______________________________________ Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010 Mĩ thuật Tìm hiểu về tượng (GV chuyên trách soạn, dạy) ___________________________ Tập làm văn: Nói về trí thức Nghe - kể: Nâng niu từng hạt giống A/ Mục tiêu: - Biết nói về trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1) - Nghe - kể câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống" (BT2) B/ Chuẩn bị: - Tranh minh họa trong sách giáo khoa, mấy hạt thóc. - Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý để học sinh kể lại câu chuyện. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Mời 3HS lên báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua (tiết học trước). - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Mời 1HS làm mẫu. - Yêu cầu lớp quan sát tranh theo nhóm và nói rõ những người trí thức trong tranh vẽ là ai? Họ đang làm gì? - Yêu cầu đại diện các nhóm thi trình bày trước lớp. - Nhận xét chấm điểm. Bài tập 2: -Gọi một em đọc bài tập và gợi ý. - Yêu cầu HS quan sát ảnh ông Lương Định Của trong SGK. - Giáo viên kể chuyện lần 1: + Viện nghiên cứu nhận được quà gì? + Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống? + Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa? - Giáo viên kể lại lần 2 và lần 3. - Yêu cầu học sinh tập kể theo cặp - Mời HS thi kể trước lớp. - Giáo viên lắng nghe bình chọn học sinh kể hay nhất. + Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của? c) Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. - Hai em lên báo cáo hoạt động của mình. - Lắng nghe. - Hai em đọc yêu cầu bài tập. - 1HS làm mẫu (nói nội dung tranh 1). - Lớp quan sát các bức tranh trao đổi theo nhóm, mối nhóm 4 em. - Đại diện các nhóm thi trình bày nội dung từng bức tranh trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất. - Một học sinh nêu nội dung yêu cầu của bài tập - Quan sát tranh vẽ hình ông Lương Định Của và lắng nghe giáo viên kể chuyện để trả lời các câu hỏi: + Viện nghiên cứu nhận được 10 hạt giống quý. + Vì lúc ấy trời đang rét nếu đem gieo hạt nảy mầm sẽ bị chết rét. + Ông chia 10 hạt ra hai phần. 5 hạt đem gieo trong phòng TN, còn 5 hạt ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. - Từng cặp tập kể lại nội dung câu chuyện. - 1 số em thi kể trước lớp. - Lớp nhận xét bình chọn bạn kể tốt nhất. + Ông Lương Định Của là người rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt giống. - Hai em nhắc lại nội dung bài học. Toán: Tháng - năm A/ Mục tiêu - Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm - Biết được một năm có 12 tháng, biết gọi tên gọi các tháng trong một năm, biết số ngày trong từng tháng, biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm) - Lưu ý: Dạng bài1, bài 2 (Sử dụng tờ lịchcùng với năm học). - HSKT biết xem lịch và nêu tên ngày tháng trên tờ lịch. B/ Chuẩn bị : - Một tờ lịch năm 2005, tờ lịch năm 2010 C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ : - Gọi 2 học sinh lên bảng làm BT. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng . - Treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu. - Đây là tờ lịch năm 2005. Lịch ghi các tháng trong năm 2005 và các ngày trong mỗi tháng. - Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách giáo khoa và TLCH: + Một năm có bao nhiêu tháng? + Đó là những tháng nào? - Giáo viên ghi tên các tháng lên bảng. - Mời hai học sinh đọc lại. * Giới thiệu số ngày trong một tháng. - Cho học sinh quan sát phần lịch tháng 1 năm 2005 ở SGK. + Tháng 1 có bao nhiêu ngày? + Tháng 2 có mấy ngày? - Giới thiệu thêm: Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày. - Lần lượt hỏi học sinh trả lời đến tháng 12 và ghi lên bảng. - Cho HS đếm số ngày trong từng tháng, ghi nhớ. c/ Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1. - Yêu cầu hoc sinh tự làm bài. - Gọi HS trả lời miệng, lớp bổ sung. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu cả lớp quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 và TLCH. - Gọi HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung. - Giáo viên nhận xét đánh giá. d) Củng cố - Dặn dò: - Những tháng nào có 30 ngày? - Những tháng nào có 31 ngày? - Tháng hai có bao nhiêu ngày? - Về nhà học và ghi nhớ cách xem lịch. - Hai em lên bảng làm BT, mỗi em làm một bài: 1. Tính nhẩm: 10000 - 6000 = 6300 - 5000 = 2. Đặt tính rồi tính: 5718 + 636; 8493 - 3667 - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Nghe GV giới thiệu. - Quan sát lịch 2005 trong SGK và trả lời: + Một năm có 12 tháng đó là: Tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4 (tư), tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12. - Nhắc lại số tháng trong một năm. - Tiếp tục quan sát các tháng trong tờ lịch để đem số ngày trong từng tháng. + Tháng một có 31 ngày. + Tháng hai có 28 ngày. - Cứ như thế học sinh trả lời hết số ngày ở các tháng trong một năm. - HS đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ (cá nhân, đồng thanh) - Một em nêu yêu cầu bài. - Cả lớp tự làm bài. - 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung. + Tháng này là tháng1. Tháng sau là tháng 2. + Tháng 1 có 31 ngày + Tháng 3 có 31 ngày + Tháng 6 có 30 ngày + Tháng 7 có 31 ngày +Tháng 10 có 31 ngày+ Tháng 11 có 30ngày - Một em đọc đề bài 2 . - Cả lớp quan sát lịch và làm bài. - 2 em trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung: + Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu. + Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư. + Tháng 8 có 4 chủ nhật. + Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28. - Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày. - Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 12 có 31 ngày. - Tháng hai có 28 hoặc 29 ngày. Tự nhiên xã hội: Thân cây (Tiết 2) A/ Mục tiêu : - Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người. - HSKT nêu tên được một số loài cây và ích lợi của nó. B/ Chuẩn bị : - Tranh ảnh trong sách trang 80, 81; Phiếu bài tập . C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên 1 số cây có thân đứng, thân bò, thân leo. - Kế tên 1 số cây có thân gỗ, thân thảo. - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp - Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 sách giáo khoa. + Theo em việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa? + Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây các bạn trong hình 3 đã làm thí nghiệm gì? + Ngoài ra thân cây còn có những chức năng gì khác? - KL: Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây. * Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trong sách giáo khoa trang 80, 81. + Hãy nêu ích lợi của thân cây đối với con người và động vật? + Kể tên một số thân cây cho gỗ làm nhà, đóng tàu, bàn ghế? + Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn? - Mời một số em đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả trước lớp. - KL: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật. - Yêu cầu HS nhắc lại KL. c) Củng cố - Dặn dò: - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày. - Xem trước bài mới. - 2HS trả lời về nội dung bài học. - Lớp theo dõi. - Lớp quan sát và TLCH: - Khi ta dùng dao hoặc vật cứng làm thân cây cao su bị trầy xước ta thấy một chất lỏng màu trắng chảy từ trong thân cây ra điều đó cho thấy trong thân cây có nhựa. - Thân cây còn nâng đỡ cành, mang lá, hoa, quả - Các nhóm trao đổi thảo luận sau đó cử một số em đại diện lên đứng trước lớp đố nhau - Lần lượt nhóm này hỏi một câu nhóm kia trả lời sang câu khác lại đổi cho nhau . - Nếu nhóm nào trả lời đúng nhiều câu hơn thì nhóm đó chiến thắng. - Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc. - Hai em nhắc lại nội dung bài học.
Tài liệu đính kèm: