Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Hòa Bình C

Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Hòa Bình C

1. Khởi động : ( 1 )

2. Bài cũ : Trên đường mòn Hồ Chí Minh ( 4 )

- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :

+ Tìm hình ảnh so sánh cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao

+ Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc

+ Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ

- Giáo viên nhận xét, cho điểm

- Giáo viên nhận xét bài cũ.

3. Bài mới :

 Giới thiệu bài : ( 2 )

 Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15 )

 GV đọc mẫu toàn bài

- GV đọc diễn cảm: giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.

 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài

- Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.

- Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.

- Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 5 đoạn.

- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.

- Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.

- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.

- Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy

- GV kết hợp giải nghĩa từ khó: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự

- Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe

- Giáo viên gọi từng tổ đọc.

- Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4, 5.

 

doc 64 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Hòa Bình C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
1
Tập đọc
Ông tổ nghề thêu
2
Kể chuyện
Ông tổ nghề thêu
3
Âm nhạc
Cùng múa hát dưới trăng.
4
Toán
Luyện tập
5
Sinh hoạt
Chào cờ
Ba
1
Chính tả
Ông tổ nghề thêu
2
Tập đọc
Bàn tay cô giáo
3
Toán
Phép trừ các số trong phạm vi 10000
4
AV
5
TNXH
Thân cây
Tư
1
LT&C
Nhân hoá .Ôn cách đặt và TLCH Ở đâu?
2
Toán
Luyệt tập
3
Mĩ thuật
TTMT Tìm hiểu về tượng
4
Đạo đức
Tôn trọng khách nước ngoài 
5
Tập viết
Ôn chữ hoa O,Ô,Ơ
Năm
1
Chính tả
Bàn tay cô giáo
2
Thủ công
Đan nong mốt
3
Toán
Luyện tập chung
4
AV
5
Thể dục
Nhảy dây –lò cò.
Sáu
1
Tập làm văn
Nói về trí thức .NK Nâng niu từng hạt giống.
2
TNXH
Thân cây (TT)
3
Toán
Tháng - năm
4
Thể dục
Nhảy dây –lò cò.
5
SH
Tuần 21
Thứ hai ngày tháng năm
Tập đọc -kể chuyện
I/ Mục tiêu : 
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ.
-Hiểu nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh,ham học hỏi,giàu trí sáng tạo.TLCH SGK 
-Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, một sản phẩm thêu đẹp, một bức tranh chụp cái lọng ( nếu có )
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Trên đường mòn Hồ Chí Minh ( 4’ )
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Tìm hình ảnh so sánh cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao
+ Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc
+ Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc diễn cảm: giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 5 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4, 5.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh 
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ )
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? 
+ Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, Vua đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi :
+ Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ?
Giáo viên giải thích thêm: “Phật trong lòng” tư tưởng của Phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái: có thể ăn bức tượng.
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ?
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 5 và hỏi :
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
+ Nội dung câu chuyện nói điều gì ?
Giáo viên chốt: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu củangười Trung Quốc và dạy lại cho dân ta. 
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn: giọng chậm rãi, khoan thai, nhấn giọng những từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung,tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát 
Học sinh quan sát 
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Đồng thanh 
Học sinh đọc thầm.
Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông ung dung bẻ dần tượng mà ăn.
Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức tướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
Ông nhìn những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. 
Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
Kể chuyện
Kể
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) 
Giáo viên nêu nhiệm vu : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó, tập kể một đoạn của câu chuyện.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên nhắc học sinh: đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm, suy nghĩ và làm bài
Cho học sinh nối tiếp nhau đặt tên cho đoạn 1, sau đó là các đoạn còn lại.
Giáo viên viết lại tên truyện học sinh đặt đúng, hay.
Giáo viên cho 4 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng đoạn.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Củng cố : ( 2’ )
Giáo viên: qua giờ kể chuyện, các em đã thấy: kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ 
Học sinh nêu
Học sinh đọc thầm và làm bài 
Học sinh nối tiếp nhau đặt tên.
Đoạn 1: Cậu bé ham học / Cậu bé chăm học / Lòng ham học của cậu bé Trần Quốc Khái / Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái 
Đoạn 2: Thử tài / Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam / Thử tài sứ thần nước Việt / Đứng trước thử thách 
Đoạn 3: Tài trí của Trần Quốc Khái / Học được nghề mới / Không bỏ phí thời gian / Hành động thông minh 
Đoạn 4: Xuống đất an toàn / Hạ cánh an toàn / Vượt qua thử thách / Sứ thần được nể trọng / Vua Trung Quốc rất trọng vọng sứ thần Việt Nam 
Đoạn 5: Truyền nghề cho dân / Dạy nghề thêu cho dân / Người Việt có thêm một nghề mới
4 học sinh lần lượt kể 
Học sinh kể chuyện theo nhóm.
Cá nhân 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Aâm nhạc
Bài: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG
(Gv chuyên)
Toán
I/ Mục tiêu : 
-Biết cộng nhẩm các số - tròn trăm ,tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
BT 1;2;3;4
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ )
Mục tiêu : giúp học biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số. 
Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1 : Tính nhẩm:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên viết lên bảng phép cộng 4000 + 3000 và yêu cầu học sinh tính nhẩm
Giáo viên giới thiệu cách cộng nhẩm: 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn. Vậy 4000 + 3000 = 7000
Giáo viên cho học sinh nêu lại cách cộng nhẩm.
Giáo viê ... ân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số 
- Nhận xét tiết học
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
- HS đọc : 1034 x 2
- 2 HS lên bảng đặt tính, còn lại đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hnàg nghìn (tính từ phải sang trái)
* 2 nhân 4 bằng 8, viết 8
* 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
* 2 nhân 0 bằng 0, viết 0
* 2 nhân 1 bằng 2, viết 2
1034
x 2
2068
Vậy 1034 x 2 = 2068
* 3 nhân 5 bằng 15, viết 5 nhớ 1
* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
* 3 nhân 1 bằng 3, viết 3
* 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
2125
x 3
6375
- HS thực hiện phép nhân 
Vậy 2125 x 3 = 6375
- 4 HS lên bảng làm bài (mỗi HS thực hiện 1 con tính) cả lớp làm vào VBT.
- Trình bày trước lớp. Ví dụ :
* 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1
* 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
* 3 nhân 1 bằng 3, viết 3
* 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
2116
x 3
6348
Vậy 2116 x 3 = 6348
- Các bài còn lại trình bày tương tự như trên.
Bài giải
Số iên gạch cần để xây 4 bức tường là: 1015 x 4 = 4060 (viên gạch)
Đáp số :4060 viên gạch
- Vì xây 1 bức tường hết 1015 viên gạch, vậy muốn tính xây 4 bức tường như thế hết bao nhiêu viên thì ta phải lấy1015 gấp lêân 4 lần.
- Tính nhẩm.
- HS tính nhẩm 2 nghìn nhân 3 bằng 6 nghìn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 HS nhận xét.
- 2 HS nêu trước lớp
Môn Anh văn
(Gv chuyên)
Môn Thể dục
Bài: NHẢY LÒ CÒ
(Gv chuyên)
Thứ sáu ngày tháng năm
TẬP LÀM VĂN
NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐÔNG TRÍ THỨC
I. MỤC TIÊU
-Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK.
-Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng lớp hoặc bảng phụ. 
Tranh minh hoạ về một số trí thức. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 3 HS kể lại câu chuuyện Nâng niu từng hạt giống và trả lời câu hỏi 1, 2.
- GV nhận xét.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Giới thiệu bài (1’)
Trong tiết TLV tuần trước, các em đã được biết nhiều về những người lao động trí óc. Trong tiết học hôm nay, dựa trên những điều đã biết, các em sẽ tập kể về một người lao động trí óc mà em biết. Sau đó, các em viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn. 
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Mục tiêu :
- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết.
- Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn. 
Cách tiến hành :
 Bài 1 (15’)
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- Cho HS kể tên một số nghề lao động trí óc mà em biết.
- GV : Các em có thể kể về một người thân trong gia đình làm nghề lao động trí óc, hoặc một người hàng xóm hoặc một người mà em biết qua đọc truyện, sách, báo 
 - Cho HS thi kể.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 2 (12’)
- GV gọi HS đọc lại yêu cầu.
- GV nhắc lại yêu cầu và nhắc HS khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng. 
- Cho HS viết bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Củng cố dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Biểu dương những HS học tốt.
- Dặn những HS chưa viết xong về nhà viết tiếp.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu.
- Nghe GV hướng dẫn.
- 4 HS thi kể trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc BT2.
- HS viết bài vào vở.
- 5HS trình bày trước lớp bài viết của mình.
- Lớp nhận xét.
TNXH
Tiết 44:	RỄ CÂY (Tiếp theo)
I MỤC TIÊU:
-Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trang 84, 85 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: LÀM VIỆC THEO NHÓM
 + Mục tiêu : Nêu được chưc năng của rễ cây. 
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
- Nói lại việc bạn đã làmm theo yêu cầu trong SGK trang 82.
- Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây sẽ không sống được.
- Theo bạn, rễ có chức năng gì?
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chỉ cần trả lời một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: 
 Rễ cây đâm sâu xuông đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. 
* Hoạt động 2: LÀM VIỆC THEO CẶP 
+ Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của một số rễ cây. 
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
 GV yêu cầu 2 HS quay mặt vào nhau và chỉ đâu rễ của những cây có trong hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK. Những rễ đó được sử dụng để làm gì ?
Bước 2: Hoạt động cả lớp
 HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì.
* Kết luận:
 Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường,
Học sinh hoạt động nhóm và trình bày
Học sinh nêu lại kết luận
Học sinh hoạt động theo cặp rồi trình bày
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
-Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
BT 1;2 cột 1,2,3;3; ;4 cột 1,2.
II.Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ hoặc băng giấy viết nội dung bài tập 2, 4. 
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi hs lên bảng làm bài .. VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs 
2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số và áp dụng để giải các bài toán liên quan.
* Hoạt động 1 : Luyện tập – thực hành (25’)
 Bài 1
- Bài tập YC chúng ta làm gì ?
- Hướng dẫn : Các em hãy chuyển mỗi tổng trong bài thành phép nhân, sau đó thực hiện phép nhân để tìm kết quả và ghi vào vở.
- Chữa bài và hỏi: 
+ Vì sao em lại viết tổng 4129 + 4129 thành phép nhân 4129 x 2 ?
+ Hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
 Bài 2
- Bài toán YC chúng ta làm gì ?
- Nói : 1 cột trong bảng biểu thị cho 1 phép chia, Các ô là các thành phần của phép chia, các ô trống là những thành phần chưa biết, các em cần dựa vào cách tìm thành phần chưa biết của phép chia để làm bài.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Viết các tổng thành phép nhân rồi ghi kết quả.
- Nghe GV hướng dẫn rồi sau đó làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, còn lại làm vào VBT.
a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
b) 1052 +1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156
c) 2007+ 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 = 8028.
- Vì tổng 4129 + 4129 có 2 số hạng bằng nhau và bằng 4129.
- Bài tập YC chúng ta viết số thích hợp vào các ô trống trong bảng.
Nghe GV hướng dẫn, sau đó làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
Số bị chia
432
423
9604
15355
Số chia
3
3
4
5
Thương
144
141
2001
1071
- Hỏi : làm thế nào để tìm được số 144 trong ô trống thứ nhất ?
- Hỏi tương tự với những số còn lại
Bài 3. 
- Một HS đọc đề.
- Tất cả có mấy thùng dầu ? Mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu ? 
- Đã lấy ra bao nhiều lít dầu ?
- Bài toán YC tính gì ?
- YC HS làm bài.
- Ô trống thứ nhất ở vị trí thương trong phép chia, muốn tìm thương ta lấy số bị chia chia cho số chia, lấy 432 chia cho 3 thì được 144.
- Ô trống thứ 2 ở vị trí của số bị chia trong phép chia. Muốn tính số bị chia ta lấy thương nhân với số chia, lấy 141 nhân với 3 thì được 423.
- Có 2 thùng, mỗi thùng chứa 1025 l dầu. Người ta lấy ra 1350l dầu. Hỏi còn bao nhiếu lít dầu ?
- Có 2 thùng dầu, mỗi thùng chứa 1025l dầu.
- Đã lấy ra 1350l dầu.
- Số lít dầu còn lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT, Trình bày bài :
Tóm tắt
 Có : 2 thùng
 Mỗi thùng có : 1025 l dầu
 Đã lấy : 1350 l dầu
 Còn lại :  l dầu ?
Bài giải
Số lít dầu có trong cả 2 thùng là:
 1025 x 2 = 2050 (lít)
Số lít dầu còn lại là:
 2050 – 1350 = 700 (l)
Đáp số : 700 l
 Bài 4
- YC HS đọc các số trong cột thứ 2. 
- Chỉ vào ô thứ 2 dòng thứ 2 và hỏi : Vì sao trong ô này bài lại viết số 119 ?
- Chỉ vào ô cuối cùng của cột thứ 2 và hỏi : Vì sao trong ô này bài lại viết số 678 ?
- YC HS tiếp tục làm bài
- HS đọc bảng số.
- Vì dòng thứ 2 là các số của dòng thứ nhất thêm vào 6 đơn vị. Số đã cho là 113 thêm vào 6 đơn vị là 113 + 6 = 119
- Vì số trong ô này là số đã cho gấp lên 6 lần. Số đã cho là 113, gấp lên 6 lần là 113 x 6 = 678.
- Một HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
Số đã cho
113
1015
1107
1009
Thêm 6 đơn vị 
119
1021
1113
1015
Gấp 6 lần 
678
6090
6642
6054
- Chữa bài và cho điểm HS
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Nhận xét tiết học
- 2 HS ngồi cạnh đổi vở kiểm tra bài nhau
Môn Thể dục
Bài: NHẢY LÒ CÒ
(Gv chuyên)
SINH HOẠT TẬP THỂ
 A.Mục tiêu : 
 -Đánh giá các hoạt đôïng trong tuần qua .
 -Đưa ra phương hướng tuần tới.
 B. Nội dung đánh giá:
 1.GV đánh giá tuần qua 
 -Thực hiện nội qui 
 -Học tập
 2.Gv đưa ra kế hoạch tuần tới :
 - Đi học đều đúng giờ
 - Giúp đỡ học sịnh yếu tiến bộ 
 - Giữ vệ sinh chung 
 - Lễ phép với thầy cô giáo .
 Duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3(152).doc