Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Phạm Văn Chính - TH Số 4 Xuân Quang

Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Phạm Văn Chính - TH Số 4 Xuân Quang

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Tiết 41: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

I. Mục tiêu

A. Tập đọc

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B. Kể chuyện

- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.Biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK

- Một sản phẩm thêu đẹp

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Phạm Văn Chính - TH Số 4 Xuân Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Hoạt động tập thể
Tập đọc - kể chuyện
Tiết 41: Ông tổ nghề thêu
I. Mục tiêu
A. Tập đọc
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B. Kể chuyện
- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.Biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK
- Một sản phẩm thêu đẹp
IIi. Các hoạt động dạy học
Tập đọc
A. KTBC: Đọc bài : Chú ở bên Bác Hồ và trả lời câu hỏi về ND mỗi đoạn (2HS)
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm toàn bài .
- GV hướng dẫn cách đọc giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu. 
- HS nối tiếp đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- HS đọc. 
- HS giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo N5. 
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần .
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. 
* HS đọc thầm đoạn 1, 2 + trả lời.
- Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học hỏi như thế nào?
- Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm
- Nhờ chăm chỉ học tập Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
- Ôn đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua TQ đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?
- Vua cho dựng lầu cao mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào?
* HS đọc Đ3,4
- ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
- Bụng đói ông đọc 3 chữ "Phật trong lòng", hiểu ý ông bẻ tay tượng phật nếm thử mới biết 2 pho tượng được năn bằng bột chè lam
- Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ?
- ông mày mò quan sát 2 cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
- Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ?
- Ông bắt chước những con dơi, ông ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự 
* HS đọc Đ5:
- Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
- Vì ông là người đã truyền dạy cho nhân dân nghề thêu .
- Nội dung câu chuyện nói điều gì ? 
- Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh ham học hỏi.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc đoạn 3.
- HS nghe. 
- HD học sinh đọc đoạn 3.
- 3 - 4 HS thi đọc đoạn văn.
- 1HS đọc cả bài 
- HS nhận xét .
- GV nhận xét - ghi điểm 
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ.
- HS nghe .
2. HD học sinh kể chuyện. 
a. Đặt tên cho từng đoạn văn của câu chuyện .
- 2HS đọc yêu cầu + mẫu đoạn 1.
a. GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2HS đọc yêu cầu + mẫu đoạn 1.
- GV nhắc HS đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung.
- HS đọc thầm, suy nghĩ, làm bài cá nhân
- GV gọi HS nêu 
- HS tiếp nối nhau nêu tên mình đã đặt cho Đ1,2,3,4,5.
- GV viết nhanh lên bảng những câu HS đặt đúng, hay.
VD: Đ1: Cậu bé ham học .
Đ2: Thử tài.
Đ3: Tài trí của Trần Quốc Khái.
- GV nhận xét 
Đ4: Xuống đất an toàn .
Đ5: Truyền nghề cho dân. 
b. Kể lại một đoạn của câu chuyện:
- Mỗi HS chọn 1 đoạn để kể lại .
- 5HS nối tiếp nhau thi kể 5 đoạn. 
- HS nhận xé.t 
- GV nhận xét - ghi điểm .
IV: Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì ?
( 2HS nêu)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học. 
Toán
Tiết 101: Luyện tập
A. Mục tiêu
- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm đều có 4 chữ số.
- Củng cố về việc thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học"
I. Ôn luyện: 
- Nêu quy trình cộng các số có đến 4 chữ số ? (2HS)
- HS + GV nhận xét.
II. Bài mới
1. Hoạt động1: HD HS cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
a. Bài 1:
- GV viết lên bảng phép cộng. 
4000 + 3000 =?
- HS quan sát.
- GV yêu cầu HS tính nhẩm. 
- HS tính nhẩm - nêu kết quả.
4000 + 3000 = 7000
- GV gọi HS nêu lại cách tính ?
- Vài HS nêu 
4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn 
Vậy 4000 + 3000 = 7000 
- GV cho HS tự làm các phép tính khác rồi chữa bài. 
5000 + 1000 =6000
6000+ 2000 = 8000
4000 +5000 =9000
b. Bài 2:
- GV viết bảng phép cộng.
6000 +500 =?
- HS quan sát tính nhẩm. 
- GV gọi HS nêu cách tính .
- HS nêu cách cộng nhẩm .
VD: 60 trăm + trăm = 65 trăm .
- GV nhận xét .
Vậy 6000 +500 = 6500 
- Các phép tính còn lại cho HS làm vào bảng con .
2000 + 400 = 2400
9000 + 900 = 9900
300 + 4000 = 4300
2. Hoạt động 2: Thực hành .
a. Bài 3 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS làm bảng con.
2541 3348 4827 805
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng
4238 936 2634 6475
6779 6284 7461 7280
b. Bài 4 :
- 2HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS nêu cách làm - làm vào vở bài tập. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu .
Bài giải
Số lít dầu cửa hàng bán được trong buổi chiều là:
433 x 2 = 864 (l)
Số lít dầu cửa hàng bán cả hai buổi được là: 432 + 864 = 1296 (l)
Đáp số: 1296 (l)
III. Củng cố - dặn dò
- Nêu cách tính nhẩm các số tròn nghìn ?
(2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên xã hội
Tiết 41: Thân cây
I. Mục tiêu
- Nhận dạng và kể tên được một số thân cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
- Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).
- Có ý thức bảo vệ cây cối.
* Kỹ năng sống được giáo dục trong bài
- Quan sát và so sánh một số đặc điểm của các loài cây
- Biết giá trị của thân cây đối với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong SGK 78, 79
- Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: Nêu điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh ? (2HS)
- HS + GV nhận xét.
2.Bài mới:
a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm.
* Mục tiêu: Nhận dạng và kể được một số thân cây mọc đứng, thân leo, thân bò, thân thảo.
* Tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp:
+ GV nêu yêu cầu. 
- 2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các H 78, 79 (SGK) và trả lời câu hỏi. 
+ GV hướng dẫn HS điền kết quả vào bảng (phiếu bài tập). 
- HS làm vào phiếu bài tập. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp .
+ GV gọi HS trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả nói về đặc điểm, cách mọc và cấu tạo của thân 1 số cây.
- Nhóm khác nhận xét. 
+ Cây xu hào có đặc điểm gì đặc biệt ? 
- Thân phình to thành củ.
* Kết luận:
- Các cây thường có thân mọc đứng; 1 số cây có thân leo, thân bò .
- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
- Cây xu hào có thân phình to thành củ.
b. Hoạt động 2: Chơi trò chơi (Bingo)
* Mục tiêu: Phân loại 1 số cây theo cách mọc của thân (đứng,leo, bò và theo cấu tạo của thân (gỗ, thảo).
* Tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi 
+ GV chia lớp làm 2 nhóm.
+ GV gắn lên bảng 2 bảng cầm theo mẫu sau.
Cấu tạo
Cách mọc 
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng 
Bò 
Leo
+ GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ phiếu dời mỗi phiếu viết 1 cây.
- Nhóm trưởng phát cho mỗi thành viên từ 1 - 3 phiếu 
- Các nhóm xếp hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình.
+ GV hô bắt đầu. 
- Lần lượt từng HS lên gắn tấm phiếu ghi tên cây phiếu hợp theo kiểu tiếp sức 
- Nhóm nào gắn xong trước và đúng thì nhóm đó thắng.
- Người cuối cùng gắn xong thì hô Bin go
- Bước 2: Chơi trò chơi:
+ GV cho HS chơi 
- HS chơi trò chơi. 
+ GV làm trọng tài, nhận xét.
- Bước 3: Đánh giá. 
+ Sau khi chơi, GV yêu cầu cả lớp cùng chữa bài theo đáp án đúng. 
- HS chữa bài. 
- HS nêu cách bảo vệ thực vật.
III. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Thể dục
Tiết 41: Nhảy dây
I. Mục tiêu
- Học nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu bớc đầu thực hiện đợc động tác ở mức cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi " Lò cò tiếp sức". Yêu cầu nắm đợc cách chơi và biết tham gia chơi ở mức tơng đối chủ động.
II. Địa điểm, phơng tiện
- Địa điểm: Trên sân trờng, vệ sinh sạch sẽ.
- Phơng tiện: Còi, dụng cụ
III. Nội dung và phơng pháp lên lớp
Nội dung
Đ/lợng
Phơng pháp tổ chức
A. Phần mở đầu. 
5'
1. Nhận lớp:
- ĐHTT + KĐ
- Cán sự báo cáo sĩ số. 
- GV nhận lớp, phổ biến ND bài.
x x x x x
2. KĐ:
x x x x x
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát.
- Đi đều theo 1 - 4 hàng dọc.
- Chạy châmh theo 1 hàng dọc.
B. Phần cơ bản .
25'
1. Học nhảy cá nhân kiểu chụm hai chân.
- GV cho HS khởi động các khớp cổ tay, chân
- GV nêu tên và làm mẫu động tác kết hợp giải nghĩa thích từng cử động 1:
+ Tại chỗ so dây.
+ Mô phỏng động tác treo dây.
+ Quay dây.
- GV cho HS tập chụm 2 chân bật nhảy không có dây rồi mới có dây.
- GV chia nhóm cho HS tập luyện .
- GV quan sát, HD cho HS .
2. Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. 
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi. 
- GV cho HS chơi trò chơi. 
- GV quan sát, HD thêm cho HS 
C. Phần kết thúc (5')
- GV cho HS thả lỏng 
- GV + HS hệ thống bài + giao BTVN
- NX tiết học
Toán
Tiết 102: Phép trừ các số trong phạm vi 10000
A. Mục tiêu
- Biết thực hiện các số trong phạm vi 10000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng).
- Biết giải bài toán có lời văn ( có phép trừ các số trong phạm vi 10000).
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học
I. Ôn luyện: 2HS lên bảng làm 2 phép tính 
	256 	471
	125	168
- HS + GV nhận xét.
II. Bài mới
1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép trừ 8652 - 3917
- GV viết bảng 8652 - 3917 = ?
- HS quan sát .
- GV gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện
- 1HS nêu.
- HS nêu cách thực hiện phép cộng. 
- GV gọi HS tính .
- 1HS lên bảng thực hiện và nêu cách trừ.
- Vài HS nhắc lại. 
 8652
- 3917
 4735
- Vậy muốn trừ số có 4 chữ số cho số có 4 chữ số ta làm như thế nào?
- HS nêu quy tắc. 
- Nhiều HS nhắc lại.
2. Hoạt động 2: Thực hành.
a. Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS nêu cách thực hiện .
- HS làm bảng con.
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng
 6385 7563 8090
 -2927 - 4908 -7131 
 3458 2655 959
b. Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu .
- 2HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở + 2HS lên bảng .
- GV gọi HS đọc bài, NX. 
 5482 8695 9996 2340
- GV nhận xét chung.
-1956 -2772 -6669 -312
 4526 5913 3327 1828
c. Bài 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu .
- 2HS nêu yêu cầu bài tập. 
- 1HS phân tích bài toán .
 ... n sát sửa sai.
c. Luyện viết câu ứng dụng .
- GV gọi HS đọc.
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giải thích câu ứng dụng, câu ca dao.
- HS nghe.
- GV đọc ổi , Quảng Bá.
- HS viết bảng con 3 lần.
- GV sửa sai.
3. HD HS viết vở TV.
- GV nêu yêu cầu.
- HS nghe.
- HS viết bài vào vở.
- GV quan sát, uấn nắn cho HS.
4. Chấm, chữa bài.
- Nhận xét bài viết.
5. Củng cố dặn dò:
- Về nhà viết hoàn thiện bài.
- Chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học. 
Toán
Tiết 104: Luyện tập chung
A. Mục tiêu
- Biết cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10.000
- Củng cố về giải bài toán bằng phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
B. Các bước hoạt động dạy học
I. Ôn luyện	
+ Nêu cách cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm ? (1HS)
+ Nêu cách cộng, trừ nhẩm các số tròn nghìn ? (1HS)
- HS + GV nhận xét.
II. Bài mới
a. Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV gọi HS nêu cách nhẩm. 
- HS làm SGK nêu kết quả. 
5200 + 400 = 5600
- GV gọi HS đọc bài, nhận xét. 
5600 - 400 = 5200
- GV nhận xét. 
4000 + 3000 = 7000
9000 +1000 = 10000
b. Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con. 
- HS làm bảng con.. 
6924 5718 8493 4380
1536 636 3667 729
8460 6354 4826 3651 
c. Bài 3 :
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- HS phân tích bài toán - giải vào vở.
Bài giải 
- GV gọi HS đọc bài nhận xét 
Số cây trồng thêm được:
- GV nhận xét, ghi điểm 
948 : 3 = 316 (cây)
Số cây trồng được tất cả là:
948 : 316 = 1264 (cây)
Đáp số: 1246 (cây)
d. Bài 4): 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV gọi HS nêu cách tìm tình thành phần chưa biết ?
- 1HS nêu 
- GV yêu cầu HS làm vở 
- HS làm bài vào vở
x + 1909 = 2050
- GV gọi HS đọc bài, nhận xét 
 x = 2050 - 1909
- GV nhận xét, sửa sai cho HS 
 x = 141
x - 1909 = 2050
 x = 3705 + 586
 x = 9291
III. Củng cố - dặn dò
	- Nêu lại ND bài ? (2HS).
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
	* Đánh giá tiết học.
Tự nhiên xã hội
Tiết 42: Thân cây (tiếp)
I. Mục tiêu
- Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật.
- Kể ra ích lợi của một số thân cây đối với đời sống con người và động vật.
* Kỹ năng sống được giáo dục trong bài
- Quan sát và so sánh một số đặc điểm của các loài cây
- Biết giá trị của thân cây đối với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây. 
* Tiến hành
- GV nêu yêu cầu 
- HS quan sát các hình 1, 2, 3 (50) và trả lời câu hỏi của GV
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
+ Để biết tác dụng của thân cây và nhựa cây các bạn ở H3 đã làm thí nghiệm gì ? 
- HS trả lời 
- HS nêu các chức năng khác của cây.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Kể ra được một số ích lợi của 1 số thân cây đối với đời sống của người và động vật.
* Tiến hành:
- B1: GV nêu yêu cầu 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4,5,6,7,8 trong SGK - 81
- Nói về thân cây và lợi ích của chúng đối với đời sống của con người và động vật.
- Bước 2: Làm việc cả lớp. 
+ GV gọi các nhóm trình bày 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
Thân cây được dùng làm thức ăn cho con người và động vật hoặc để làm nhà đóng đồ dùng
3. Dặn dò
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
* Đánh giá tiết học
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
Âm nhạc
Tiết 21: Học hát: Bài cùng múa hát dưới trăng
I. Mục tiêu
- HS biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Giáo dục tình bạn bè thân ái.
II. Chuẩn bị
- Hát chuẩn xác bài hát cùng múa hát dưới trăng.
- Tranh minh họa bài hát.
- Chép lời ca vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: - Hát lại bài "Em yêu trườngem" ? (2HS)
- GV + HS nhận xét.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Dạy bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
- GV giới thiệu bài hát.
- GV hát mẫu. 
- HS chú ý nghe.
- GV đọc lời ca. 
- HS đọc đồng thanh lời ca. 
- GV dạy HS hát từng câu theo hình thức móc xích.
- HS hát theo HĐ của GV. 
- GV nghe - sửa sai cho HS .
- HS hát hoàn thiện cả bài:
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV hướng dẫn HS hát và vận động phụ hoạ.
- HS đứng hát đưa theo nhịp 3/8
+ HS vừa hát vừa hát vỗ tay theo phách.
Mặt trăng tròn nhô lên toả 
x x x x xx x
sáng xanh khu rừng 
 X x x xx
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
c. Trò chơi: GV hướng dẫn. 
- 2HS ngồi đối diện nhau: Phách 1 từng em vỗ tay, phách 2 và 3 các em lần lượt vỗ vào trong lòng bàn tay nhau.
- HS chú ý nghe.
- GV hướng dẫn HS vừa vỗ tay vừa đếm 1, 2, 3 bao giờ HS làm đều thì mới kết hợp vừa hát vừa chơi. 
- HS làm theo ND của GV.
- HS chơi trò chơi.
3. Dặn dò:
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau. 
* Đánh giá tiết học.
Chính tả (Nhớ- viết)
Tiết 42: Bàn tay cô giáo
I. Mục tiêu
1. Nhớ - viết lại chính xác,trình bày đúng,đẹp bài thơ Bàn tay cô giáo (thơ 4 chữ).
2. Làm đúng BT2 .
II. Các hoạt động dạy học
a. HD học sinh chuẩn bị:
- HS nghe. 
- 2HS đọc lại - cả lớp mở SGK theo dõi và ghi nhớ.
- GV hỏi:
+ Bài thơ có mấy khổ ?
- 5 khổ thơ. 
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
- Có 4 chữ. 
+ Chữ đầu câu thơ phải viết như thế nào? cách trình bày ?
- Chữ đầu dòng viết hoa và lùi vào 3 ô, để cách 1 dòng khi trình bày.
- HS nghe luyện viết vào bảng con những từ khó. 
b. HS nhớ viết, tự viết lại bài thơ.
- GV gọi HS đọc. 
- 2HS đọc lại bài thơ.
- GV yêu cầu HS đọc ĐT. 
- Cả lớp đọc ĐT.
- HS viết bài thơ vào vở.
c. HD làm bài tập 2a
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài tập vào nháp. 
- GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 8 em ) lên chơi trò chơi.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả. 
- Cả lớp + GV nhận xét về chính tả, phát âm, tốc độ bài làm, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Vài HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. 
- HS làm bài vào vở.
a. Trí thức; chuyên, trí óc - chữa bệnh, chế tạo, chân tay, trí thức, trí tuệ.
d. Củng cố dặn dò
- Nêu lại ND bài ? (1HS)
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học. 
Tập làm văn
Tiết 21: Nói về trí thức
Nghe - kể: Nần niu từng hạt giống
I. Mục tiêu
1. Quan sát tranh, nói đúng về những tri thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.
2. Nghe- kể lại được câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống. 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong SGK:
-1 hạt thóc.
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC: Đọc báo cáo về HĐ của tổ trong tháng vừa qua ? (3HS)
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài:
2. HD HS làm bài tập.
a. Bài tập 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập. 
- 1HS làm mẫu nói về nội dung tranh 1.
- GV yêu cầu HS quan sát. 
- HS quan sát 4 bức tranh trong SGK. 
- HS trao đổi theo cặp.
- GV gọi các nhóm trình bày:
- Đại diện nhóm thi trình bày. 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
b. Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập .
- GV kể chuyện (3 lần).
- HS nghe. 
- HS đọc câu hỏi gợi ý.
- GV treo tranh ông Lương Định Của. 
- HS quan sát. 
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì ?
- Mười hạt giống quý.
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo 10 hạt giống quý ?
+ Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ 10 hạt giống quý ?
- Vì lúc ấy trời rất rét nếu đem gieo những hạt giống này thì khi nảy mầm rồi chúng sẽ chết rét nên ông đã chia 10 hạt giống làm 2 phần 5 hạt đem gieo trong , 5 hạt kia ông ngâm vào nước ấm, gói vào khăn
- GV yêu cầu HS tập kể 
- Từng HS tập kể theo ND câu chuyện
- HS nhận xét - bình trọn.
- GV nhận xét ghi điểm
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của ?
- Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống, ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết rét. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ?
(2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
Toán
Tiết 105: Tháng năm
A. Mục tiêu
+ Biết các đơn vị đo thời gian; tháng, năm.
+ Biết được một năm có 12 tháng.
+ Biết tên gọi các tháng trong 1 năm.
+ Biết số ngày trong từng tháng.
+ Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm)
B. Đồ dùng
- Tờ lịch năm 2006.
C. Các hoạt động dạy học
I. Ôn luyện:
- 1 tuần lễ có bao nhiêu ngày? (1HS)
- HS + GV nhận xét.
II. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
* HS nắm được các tháng (12 tháng) và số ngày trong từng tháng.
a. GT tên gọi các tháng trong năm:
- GV treo tờ lịch năm 2006 và giới thiệu đây là tờ lịch năm 2006.
- HS nghe quan sát 
- Lịch ghi các tháng năm 2006. Ghi các ngày trong tháng?
+ Một năm có bao nhiêu tháng?
- HS quan sátb tờ lịch trong SGK -> 12 tháng 
+ Nêu tên các tháng?
- 1HS nêu - vài HS nhắc lại. 
b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng;
- HS quan sát phần lịch T1
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
- Có 31 ngày 
- GV ghi bảng
- Tháng 2 có bao nhiêu ngày ?
- Có 28 ngày 
* Tháng 2 có 28 ngày nhưng có năm có 29 ngày chẳng hạn như năm 2004 vì vậy T2 có 28 hay 29 ngày 
- HS tiếp tục quan sát và nêu từ T3 - T12.
2. Hoạt động 2: Thực hành. 
* Bài tập 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm nháp - nêu kết quả. 
+ Tháng này tháng mấy ? tháng sau là tháng mấy ?
- Tháng này là tháng 2, tháng sau là tháng 3. 
+ Tháng 1 là bao nhiêu ngày ?
- Có 31 ngày 
+ Tháng 3 có bao nhiêu ngày ?
- Có 31 ngày 
+ Tháng 6 có bao nhiêu ngày ? 
- Có 30 ngày 
+ Tháng 7 có bao nhiêu ngày ? 
- 31 ngày 
+ Tháng 10 có bao nhiêu ngày ?
- 31 ngày 
+ Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? 
- 30 ngày 
- HS nhận xét
- GV nhận xét 
* Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm nháp - Trả lời 
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ mấy ?
- Thứ 6
+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ mấy 
- Thứ 4
+ Tháng 8 có bao nhiêu ngày chủ nhật ?
- 4 ngày 
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 vào ngày nào?
- Ngày 28
- HS nhận xét
- GV nhận xét. 
III. Củng cố dặn dò
- 1năm có bao nhiêu tháng ? (1HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
nhận xét cuối tuần

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc