Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 21 Bài: Học hát : CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG

( Nhạc và lời: Hoàng Lân ).

I – MỤC TIÊU:

Học sinh biết bài Cùng múa hát dưới trăng là bài hát nhịp tính chất vui tươi, nhịp nhàng nhảy múa.

Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết thể hiện các tiếng có luyến.

Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

Biết gõ đệm theo phách.

Giáo dục tình bạn bè thân ái.

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 18 / 1/ 2010
 Ngày dạy: Thứ tư: 20/ 1 / 2010
TUẦN 21
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Học hát : Cùng múa hát dưới trăng
Nhạc và lời : Hoàng Lân.
2
Thủ công
Đan nong mốt ( Tiết 1)
3
Luyện từ và câu
Nhân hoá - Ôn cách đặt câu và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
4
Toán
Luyện tập
5
Tập viết
Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ.
Môn: Âm nhạc
Tiết 21 Bài: Học hát : CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG
( Nhạc và lời: Hoàng Lân ).
TUẦN 21
I – MỤC TIÊU:
Học sinh biết bài Cùng múa hát dưới trăng là bài hát nhịp tính chất vui tươi, nhịp nhàng nhảy múa.
Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết thể hiện các tiếng có luyến.
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Biết gõ đệm theo phách.
Giáo dục tình bạn bè thân ái.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
Hát chuẩn xác bài: Cùng nhảy múa dưới trăng.
Nhạc cụ, tranh ảnh minh hoạ bài hát SGK
 Chép lời ca vào bảng phụ đánh dấu những tiếng có luyến.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3 học sinh lên hát bài Em yêu trường em lời 2 kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạy bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
Giáo viên giới thiệu bài hát
Giáo viên cho học sinh nghe băng.
Dạy hát.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh hát từng câu hát nối tiếp.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Yêu cầu học sinh đứng hát đung đưa theo nhịp 
Yêu cầu học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
Học sinh lắng nghe và hát nhẩm theo.
Học sinh đọc lời ca theo từng câu.
Học sinh luyện hát từng câu nối tiếp đến hết bài.
Học sinh đứng hát đung đưa theo nhịp 
Mặt trăng tròn nhô lên
Toả sáng xanh khu rừng
Học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
Mặt trăng tròn nhô lên.Toả sáng xanh khu rừng
 x x x x xx x x x x xx
4. Củng cố: 1 học sinh lên hát kết hợp vận động phụ hoạ.
5. Dặn dò: Về luyện hát cho thuộc.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương-nhắc nhở.
----------------------------------0------------------------
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 21 Bài: NHÂN HOÁ - ÔN CÁCH ĐẶT CÂU
VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?
TUẦN 21
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Tiếp tục học về nhân hoá: Nắm được ba cách nhân hoá (BT2).
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu? :Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu? (BT3)
Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4a,b hoặc a,c)
Học sinh khá giỏi làm được toàn bộ BT4.
Rèn cho học sinh kỹ năng đặt câu và trả lời câu hỏi.
Học sinh có ý thức nói và viết câu đúng ngữ pháp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết 1 đoạn văn có 2,3 câu thiếu dấu phẩy sau các bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian để kiểm tra bài cũ.
3 bảng nhóm kẻ bảng trả lời các câu hỏi ở bài tập 2.
Bảng phụ viết 3 câu văn của bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh làm lại bài tập 1 tiết TLV tuần 20. ) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc là: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ là: giữ gìn, gìn giữ.
c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng là: dựng xây, kiến thiết.
1 học sinh lên ghi dấu phẩy vào câu ghi phấn màu: Thuở ấy, giặc Nguyên rất hùng mạnh. Chúng đã chiếm được rất nhiều nước. Nhưng trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, chúng đã hoàn toàn thất bại trước tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: 
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: Ông trời bật lửa.
Bài tập 2: 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài.
Đọc thầm gợi ý để tìm sự vật được nhân hoá và trả lời ý 2,3 của bài.
Giáo viên phát phiếu khổ to đã kẻ sẵn bảng trả lời.
Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm, nhóm nào làm đúng, nhanh, dán lên bảng trước sẽ thắng cuộc.
Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Qua bài tập trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật? (3 cách nhân hoá).
+ Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người (ông, chị)
+ Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người: bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng...
+ Nói với sự vật như nói với con người: gọi mưa xuống thân ái như gọi một người bạn.
Bài tập 3: 
Giáo viên mở bảng phụ yêu cầu 1 học sinh làm bài trên bảng.
Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4a,b:
Yêu cầu học sinh dựa vào bài Ở lại với chiến khu, trả lời câu hỏi.
Câu chuyện kể trong bài diễn ra khi nào và ở đâu?
b) Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở đâu?
c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?
Học sinh khá giỏi làm được toàn bộ BT4.
Giáo viên nhận xét chốt lại câu trả lời đúng.
Bài tập 1: 
3 học sinh đọc lại bài thơ: Ông trời bật lửa.
Lớp theo dõi trong SGK.
Bài tập 2: 
1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài và gợi ý a,b,c.
Cả lớp đọc thầm để tìm sự vật được nhân hoá trong bài tập.
Học sinh làm bài theo nhóm.
Lời giải:
Tên các sự vật được nhân hoá 
Cách nhân hoá
a)Các sự vật được gọi bằng 
b)Các sự vật được tả bằng những từ ngữ. 
c) Tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?
Mặt trời
Mây.
Trăng sao.
Đất.
Mưa.
Sấm.
ông
chị
ông 
bật lửa.
kéo đến
trốn cả.
nóng lòng chờ đợi, hà hê uống nước.
xuống.
vỗ tay cười
Nói với mưa thân mật như nói với người bạn:
Xuống đi nào, mưa ơi!
Học sinh dựa vào bảng kết quả trả lời câu hỏi của giáo viên.
Bài tập 3: 
1 học sinh đọc yêu cầu của bài - lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài cá nhân-đọc kết quả.
Lời giải: 
a)Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b) Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
Bài tập 4a,b: 
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh trả lời.
a)Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (chiến khu Bình-Trị-Thiên)
b)Trên chiến khu các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở trong lán.
c)Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình. 
3. Củng cố: Em hiểu thế nào là nhân hoá? (Nhân hoá là lấy cách gọi con người để gọi sự vật, con vật. Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người. Nói với sự vật thân mật như nói với con người)
4. Dặn dò: Ghi nhớ 3 cách nhân hoá vừa học để làm tốt các bài tập về nhân hoá trong các tiết học sau. Aùp dụng phép nhân hoá để tạo được những hình ảnh đẹp, sinh động khi thực hành làm bài văn.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương-nhắc nhở
-------------------------------------0---------------------------------
Môn: Toán
Tiết 103 Bài: LUYỆN TẬP
TUẦN 21
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến 4 chữ số.
 Biết trừ các số có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.
Rèn cho học sinh kỹ năng tính nhẩm và giải toán.
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: - Muốn trừ số có 4 chữ số cho số có 4 chữ số ta làm thế nào?
Muốn trừ số có 4 chữ số cho số có 4 chữ số ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số ở hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, chữ số ở hàng chục thẳng cột với chữ số của hàng chục... rồi viết dấu trừ , kẻ vạch ngang và trừ từ phải sang trái.
1 học sinh làm bài tập 2;1 học sinh làm bài tập 3/ vở bài tập tiết 102.
Nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
 Bài 1:
Giáo viên viết bảng phép trừ 8000-5000, yêu cầu học sinh trừ nhẩm, nêu cách trừ nhẩm.
Yêu cầu học sinh tự làm các bài còn lại.
Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh trừ nhẩm, nêu cách tính nhẩm.
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 3: 
Yêu cầu học sinh tự làm bài
Nêu cách đặt tính và tính.
Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 4: 
Gọi học sinh đọc đề. Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán thuộc dạng toán nào ? 
Cho học sinh nêu các bước giải bài toán.
Gọi 1 học sinh lên bảng giải. 
Cho lớp làm vào vở. (Giải được một cách)
Giáo viên nhận xét, chữa bài.
 Học sinh khá giỏi giải được cả hai cách.
Bài 1: 
Học sinh trừ nhẩm, nêu cách trừ nhẩm.
Học sinh tự làm các bài còn lại.
8 nghìn - 5 nghìn = 3 nghìn.
Vậy 8000 – 5000 = 3000
7000 - 2000 = 5000 9000 – 1000 = 8000
6000 – 4000 = 2000 10000 – 8000 = 2000
Bài 2: Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài. nêu cách hiểu mẫu.
57 trăm - 2 trăm = 55 trăm. Nên:
5700 – 200 = 5500
84 trăm - 320 trăm = 54 trăm. Vậy:
8400 – 3000 = 5400
3600 – 600 = 3000 6200 – 4000 = 2200
7800 – 5000 = 7300 4100 – 1000 = 3100
9500 – 100 = 9400 5800 – 5000 = 800
Bài 3: Học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ.
4 học sinh lên bảng làm bài thi
Lớp làm vào bảng con.
Nhận xét chữa bài. 
Đặt tính rồi tính
a) ...  sức làm trường xanh - sạch - đẹp
 Hoạt động 1: Sưu tầm tìm hiểu về cảnh đẹp địa phương em. Góp sức làm trường xanh - sạch - đẹp
+ Em hãy ghi vào bảng con câu đúng với ý lựa chọn của em.
1. Em đã sưu tầm, tìm hiểu tranh, ảnh về cảnh đẹp địa phương đó ở đâu?
a) Sách báo. b) Đi tham quan.
c) Hỏi người lớn. d) Xem ti vi.
2. Em đã sưu tầm tìm hiểu những nội dung gì?
a) Cảnh thác ĐamB’ri. b) Cảnh đồi chè, cà phê.
c) Cảnh công viên. d) Các cảnh khác.
1. Em thích cảnh đẹp nào nhất ở ĐamB’ri?
a) Thác. b) Thú làm xiếc.
c) Rừng cây, loài hoa. d) Các loài thú.
2. Em thường đến công viên để làm gì?
a) Tập thể dục vào buổi sáng. b) Dạo chơi.
c) Ngồi ghế đá, ngắm cảnh đẹp d) Vui đùa cùng bạn.
 tận hưởng không khí trong lành.
3. Em sẽ làm gì để góp sức làm trường xanh, sạch đẹp?
a) Bảo vệ cây xanh trong trường.
b) Bỏ rác vào đúng nơi quy định.
c) Đi vệ sinh đúng nơi quy định, không xả rác.
d) Tất cả các việc làm trên.
* Hoạt động 2: Trình bày.
 * Khen ngợi.
- Giáo viên tổng kết - xếp loại thi đua giữa các tổ.
- Tuyên dương khen ngợi. 
Phát động phong trào giúp bạn khó khăn
* Hoạt động 1: Phát động phong trào giúp bạn khó khăn.
1. Em hãy viết vào bảng con chữ Đ trước các việc làm đúng và S trước những việc làm sai đối với bạn bè.
a) Chờ...khi bạn học bị điểm kém.
b) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách, vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp.
c) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp bạn đang khó khăn.
d) Không quan tâm khi bạn gặp khó khăn.
2. Em sẽ làm gì để giúp bạn trong trường, các bạn ngoài trường gặp khó khăn?
Giáo viên chốt lại.
a)Tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của bạn.
b) Báo cáo cụ thể hoàn cảnh gia đình bạn để vận động cả lớp ủng hộ về tinh thần và vật chất.
c) Trích tiền quà mỗi ngày bỏ vào heo đất của mình để góp với tổ gởi cho bạn.
d) Quyên góp sách vở, bút, quần áo cũ gởi cho bạn.
*Hoạt động 2: Các tổ bàn bạc.
Thảo luận thống nhất cách giải quyết giúp bạn khó khăn.
Xin tiền bố mẹ để ủng hộ 2 000 đồng trở lên.
Bình chọn bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất trong lớp để ủng hộ bạn.
Nêu những biện pháp giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn ( ví dụ như Kim Anh, Kim Điệp... nhà nghèo).
Giáo viên nhận xét: Tuyên dương các tổ trong việc hưởng ứng phong trào giúp bạn khó khăn.
Các tổ thực hiện và ghi kết quả.
 II - Sơ kết tuần 21. 
Giáo viên nhận xét chốt lại. 
- Ưu điểm: Các bạn đi học đầy đủ, trong lớp chú ý nghe giảng bài. Hăng hái phát biểu ý kiến, học bài, chuẩn bị bài đầy đủ.
Tồn tại: Vẫn còn một số bạn quên sách vở
 III - Nêu phương hướng tuần 22.
Giữ vững nề nếp lớp học. Hưởng ứng phong trào thi đua học tốt “ Mừng Đảng- Mừng Xuân”.Thực hiện tốt 15 phút truy bài đầu giờ . Giành nhiều điểm 10 cho tháng học tập có chất lượng.
Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Chuẩn bị đầy đủ đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Nhắc cha mẹ đóng các khoản tiền còn thiếu của nhà trường.
Sinh hoạt văn nghệ. 
- Học sinh vào bảng con câu đúng với ý lựa chọn của em.
* Hình thức:
- Các nhóm thi.
- Giới thiệu tranh ảnh, cảnh đẹp ở Bảo Lộc.
- Kể những điều em biết về cảnh đẹp mà em thích.
Hát về trường.
Học sinh làm bảng con.
a) S
b) Đ
c) Đ
d) S
Học sinh trả lời.
Các tổ tổ chức cuộc họp bàn về việc giúp đỡ bạn gặp khó khăn.
Tổ trưởng điều khiển cuộc họp qua 5 bước.
a) Nêu nhiệm vụ cuộc họp.
b) Nêu tình hình.
c) Nguyên nhân.
d) Cách giải quyết.
e) Giao việc cho bạn và thời gian thực hiện.
Từng tổ nhận xét về tổ mình.
Lớp trưởng nhận xét chung
Ý kiến cá nhân
Ý kiến cá nhân.
Tuyên dương: Trang, Nghĩa, Cường. Lộc Linh, Nhi, Trâm, Khoa, Hậu.
Phê bình: Quyền Linh. Quang Anh, Kim Anh, Hải, Đăng, Tuyên, Trường, Chương. Vinh, Tín, Tân, Điệp. 
Xếp loại: 
Nhất: Tổ 2 
Nhì: Tổ 3.
Ba:. Tổ 1
Học sinh lắng nghe để thực hiện.
3. Củng cố: Phong trào giúp bạn khó khăn là như thế nào? Quyên góp.
Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
4. Dặn dò: Về xem lại các bài đã học. Thực hiện tốt công tác tuần tới.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
 -----------------------------------0----------------------------
TUẦN 21
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn : Thủ công 
 Tiết 21 Bài : ĐAN NONG MỐT (TIẾT 1) 
I - MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách đan nong mốt. Bước đầu đan được nong mốt đúng quy trình.
- Rèn cho học sinh kỹ năng đan bằng giấy.
- Học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan.
II - CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên : Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, tranh quy trình đan nong mốt, các nan đan mẫu 3 màu khác nhau, bìa màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. 
	- Học sinh : Giấy nháp, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 - Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
 - Giáo viên giới thiệu tấm đan nong mốt, cho học sinh quan sát.
- Hãy kể tên 1 số đồ dùng trong gia đình được đan bằng tấm đan nong mốt.
 Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu gì?
Giáo viên nêu : Trong thực tế, người ta thường sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, tre, giang, mây, lá dừa để đan nong mốt, nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn quy trình đan nong mốt 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình đan nong mốt bằng hình vẽ minh họa.
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
Cắt các nan dọc : Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy hết ô thứ 8 để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô (các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh).
Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa.
- Giáo viên hướng dẫn cách đan.
- Đan nan thứ nhất : Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2,4,6,8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
- Đan nan ngang thứ hai : Nhấc nan dọc 1,3,5,7,9 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dùng nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất.
- Đan nan ngang thứ ba : Giống như đan nan ngang thứ nhất.
- Đan nan ngang thứ tư : Giống như nan đan thứ hai.
- Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7.
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong mốt.
- Giáo viên cho học sinh thực hành đan nong mốt bằng giấy nháp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh quan sát, theo dõi.
- Rổ, rá, làn,
- Bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa,
Học sinh thực hành làm bài.
Học sinh theo dõi.
- 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong mốt.
- Học sinh thực hành đan nong mốt bằng giấy nháp.
3.Củng cố : - Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy trình đan nong mốt.
4. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị giấy màu ( bìa cứng) để tiết sau thực hành.
- Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-----------------------------------------0------------------------------
TUẦN 21
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn : Thể dục
 Tiết 42 Bài : ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I - MỤC TIÊU : - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Học sinh thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng . Nắm được cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, dây nhảy.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định :- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn nhảy dây, chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Cho học sinh xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối, hông, cổ chân.
- Cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Có chúng em”.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 tổ lên tập nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- Cho học sinh mô phỏng và tập các động tác so dây, trao dây, quay dây và cho học sinh tập chụm 2 chân bật nhảy không có dây, rồi có dây. 
- Giáo viên cho học sinh tập luyện theo nhóm, giáo viên theo dõi sửa chữa động tác.
* Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nêu lại cách chơi :
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
- Cho các tổ thi đua xem tổ nào là vô địch.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố: - Cho học sinh đi theo nhịp hoặc giậm chân tại chỗ.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
5. Dặn dò: Về nhà ôn lại nội dung nhảy dây.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
1- 2’
 3’
10 - 12’
2- 3 lần
8- 10’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT
******************
* LT
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* LT
 XP
 CB
* LT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21, THU 4,5,6.doc