Giáo án lớp 3 - Tuần 21 - Trường tiểu học số 2 Hòa Bình 2

Giáo án lớp 3 - Tuần 21 - Trường tiểu học số 2 Hòa Bình 2

I/Mục tiêu: - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm , tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính .

Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/Chuẩn bị: Bảng phụ, phấn màu. bảng con.

III/Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

2. Bài cũ: Ba Hs đọc bảng chia 3.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề.

4. Phát triển các hoạt động. Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 21 - Trường tiểu học số 2 Hòa Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Còn tiết đạo đức không dạy thay bài gì?TUẦN 21
Caùch ngoân : Moät gioït maùu ñaøo hôn ao nöôùc laõ
Thứ
Môn
Tên bài
Thứ hai
Toán
Mỹ thuật
TĐ – KC
TĐ – KC
Chào cờ
Luyện tập
Thường thức mĩ thuật : Tìm hiểu về tượng
Ông tổ nghề thêu
Ông tổ nghề thêu
Nói chuyện đầu tuần
Thứ ba
Toán
Chính tả
Đạo đức
Anh văn
Anh văn
Phép trừ các số trong phạm vi 10000
Nghe – viết : Ông tổ nghề thêu
Tôn trọng khách nước ngoài (t1)
Cô Hà dạy
Cô Hà dạy
Thứ tư
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
LTVC
TNXH
Bàn tay cô giáo
Luyện tập
Hoc hát bài cùng múa hát dưới trăng
Nhân hoá Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?
Thân cây 
Thứ năm
Tập viết
Toán
Chính tả 
Thủ công
Thể dục
Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ
Luyện tập chung
Nghe viết : Bàn tay cô giáo
Đan nong mốt
Nhảy dây kiểu chụm hai chân
Thứ sáu
Toán
Tập làm văn
TNXH
Thể dục 
HĐTT
Tháng - năm
Nói về trí thức, Nghe – kể : Nâng niu từng hạt giống
Thân cây (tt)
Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
Tìm hiểu về mùa xuân và hoa xuân
Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2012
Toán Luyện tập
I/Mục tiêu: - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm , tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính .
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/Chuẩn bị: Bảng phụ, phấn màu. bảng con.
III/Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Ba Hs đọc bảng chia 3.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
4. Phát triển các hoạt động. Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1: Làm bài 1, 2.
Bài 1 Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Bốn Hs lên bảng làm bài.
- Gv yêu cầu Hs nêu cách tính nhẩm.
Bài 2: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu 3 nhóm Hs thi làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
Gv nhận xét, chốt lại.
* HĐ2: Làm bài 3, 4.
Bài 3: Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
+ Đội Một hái được bao nhiêu kg cam?
+ Đội Hai hái được bao nhiêu cam so với đội Một?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm
- Gv nhận xét, chốt lại:
Bài 4: Mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại cách tìm trung điểm.
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
Hs đứng lên nối tiếp nhau đọc kết quả.
Hs nhận xét.
Hs đọc đề bài.
Cả lớp làm vào VBT.
 3528 5369 2805 736
+ 1954 + 1917 + 785 +  358
 5482 7286 3590 1094
PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Đội Một hái được 410kg cam.
Đội hai hái được gấp đôi đội Một.
Cả hai đội hái được bao nhiêu kg cam?.
Số kg cam đội hai hái được là:
 410 x 2 = 820(kg)
Số kg cam cả hia đội hái được là:
 820 + 410 = 1230 (kg)
 Đáp số: 1230 (kg)
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nhắc lại
Hs lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT.
Hs cả lớp nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò. Về tập làm lại bài. 2,3. Chuẩn bị bài: Luyện tập. Nhận xét tiết học.
Mỹ thuật Thường thức mĩ thuật : Tìm hiểu về tượng
Cô Xuân Thu dạy
Tập đọc – Kể chuyện. Ông tổ nghề thêu
I/ Mục đích – yêu cầu : 
A. Tập đọc. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu , giữa các cụm từ . Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh , ham học hỏi , giàu trí sáng tạo ( Trả lời được các CH trong SGK ) 
Giáo dục Hs phải siêng năng, cần cù trong việc.
B. Kể Chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện 
II/ Chuẩn bị: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: Tìm hình ảnh so sánh cho thấy bộ đội đang vượt dốc rất cao?
3/Giới thiệu và nêu vấn đề:
4/Phát triển các hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
Gv mời Hs giải thích từ mới: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mìm cười, nhàn rỗi.
 - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Đọc từng đoạn trước lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
+ Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt thế nào?
+ Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
+ Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
a) Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập và mẫu.
- Sau đó Gv mời Hs tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1.
- Tiếp tục Gv mời Hs đặt tên cho các đoạn 2, 3, 4, 5.
- Gv mời 1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
Kể lại một đoạn của câu chuyện.
- Gv yêu cầu mỗi Hs chọn 1 đoạn để kể lại chuyện
- Gv mời 5 Hs tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
- Gv nhận xét bạn kể tốt.
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 5.
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ? 
- Gv nhận xét, chốt lại: Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. 
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, .
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải
- Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
- Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
-Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
- Bụng đói không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “ Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông dung bẻ dần tượng mà ăn.
- Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
- Ông nhìn những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HS khá , giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
Hs đọc đoạn 5.
- Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
Hs phát biểu cá nhân.
5. Tổng kềt – dặn dò. Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Bàn tay cô giáo. Nhận xét bài học.
Chào cờ : Nói chuyện đầu tuần
Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2012
Toán Phép trừ các số trong phạm vi 10000
I/Mục tiêu: - Biết trừ các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính và tính đúng ). Biết giải toán có lời văn ( có phép trừ các số trong phạm vi 10 000 ) 
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/Chuẩn bị: Bảng phụ, phấn màu. VBT, bảng con.
III/Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Gv gọi 2 Hs lên làm bài tập 2 ,3. 
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
4. Phát triển các hoạt động. Bài 1, Bài 2 (b ), Bài 3, Bài 4
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1: Giới thiệu phép trừ 
a) Giới thiệu phép trừ.
- Gv viết lên bảng phép trừ: 8652 – 3917 
- Gv yêu cầu cả lớp thực hiện bài toán.
* HĐ2: Làm bài 1,2.
Bài 1:Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu cầu Hs lên bảng làm.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Bài 2: Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 3 Hs lên thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* HĐ3: Làm bài 3, 4.
Bài 3: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
+ Cửa hàng có bao nhiêu kg đường?
+ Cửa hàng đã bán được bao nhiêu kg?
+ Bài toán hỏi gì?
Bài 4 Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Hs lên bảng làm. 
- Gv gọi Hs nhắc lại cách tìm trung điểm .
- Gv nhận xét, tuyên dương bạn tìm đúng , chính xác .
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs quan sát.
Hs cả lớp thực hiện bài toán bằng cách đặt tính dọc
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
Hs lên bảng làm và nêu cách tính.
Hs nhắc lại quy tắc.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp làm vào VBT.
 6491 8072 8900
 - 2574 - 168 - 898
 3917 7904 8002 
3Hs lên thi làm bài và nêu cách tính.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Cửa hàng có 4550kg đường.
Cửa hàng đã bán 1935kg đường.
Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường.
Khối lượng đường cửa hàng còn lại là:
 4550 – 1935 = 2615 (kg đường)
 Đáp số: 2615 kg đường.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét
5. Tổng kết – dặn dò.Về tập làm lại bài. 2,3 Chuẩn bị bài: Luyện tập. Nhận xét tiết học.
Chính tả Nghe – viết : Ông tổ nghề thêu
I/ Mục đích – yêu cầu : - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ viết BT2. 
II/ Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: Gv gọi Hs viết các từ: gầy guộc, lem luốc, tuốt lúa, suốt ngày.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề.
4/Phát triển các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Đoạn viết có mấy câu ?
 + Những từ nào trong đoạn phải viết hoa? 
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: 
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
 + Bài tập 2: Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv mời các em đọc kết quả.
- Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại:
PP: Phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Hs trả lời.
Hs trả lời.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữ lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài cá nhân.
Hs đọc kết quả.
Hs lên bảng thi làm bài.
Hai em Hs đọc lại đoạn văn.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò. Về xem và tập viết lại từ khó. Chuẩn bị bài: Bàn tay cô giáo . Nhận xét tiết học.
Đạo đức Tôn trọng khách nư ... o HS đi th
ường theo 1 vòng tròn, thả lỏng chân tay tích cực.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét giờ học. 
- GV giao bài tập về nhà.
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV.
- HS thực hiện các động tác theo yêu cầu của GV.
 - HS khởi động kĩ các khớp.
- HS tập so dây, mô phỏng động tác trao dây, quay dây, tập chụm 2 chân bật nhảy không có dây rồi mới có dây.
- HS nhảy lò cò bằng chân phải hoặc trái theo yêu cầu của GV.
- HS đi thường, thả lỏng
- HS chú ý lắng nghe . 
Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012
Toán Tháng – năm
I/Mục tiêu: - Biết các đơn vị đơn thời gian tháng , năm . Biết một năm có 12 tháng ; biết tên gọi các tháng trong năm ; biết số ngày trong tháng ; biết xem lịch .
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/Chuẩn bị: Bảng phụ, phấn màu . Tờ lịch năm 2005. 
III/Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2, 3.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
4. Phát triển các hoạt động.Dạng bài 1 , bài 2 ( sử dụng tờ lịch Cùng với năm học)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
a) Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
b) Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
- Gv hướng dẫn Hs quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch 2005 và hỏi:
+ Tháng Một có bao nhiêu ngày?
- Gv ghi lên bảng: tháng Một có 31 ngày.
+ Tháng Hai có bao nhiêu ngày?
- Gv đặt câu hỏi cho Hs trả lời đến tháng 12.
- Gv mời một số Hs nhắc lại số ngày trong từng tháng.
* HĐ2: Làm bài 1, 2.
 Bài 1: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời Hs lên bảng làm .
- Gv nhận xét, chốt lại. 
* HĐ3: Làm bài 2.
* Bài 2 : Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
+ Phần a. 
- Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- Gv cho Hs thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Bốn nhóm Hs lên bảng thi làm bài làm tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại.
+ Phần b.
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs xem tờ lịch và làm bài vào VBT.
- Gv mời 5 Hs lên chữa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs quan sát và lắng nghe.
Có 31 ngày.
Có 28 ngày.
Hs đứng lên nhắc lại số ngày trong từng tháng.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào VBT.
a) Tháng này là tháng 1.
 Tháng sau là tháng 2
 Trong một năm em thích nhất tháng 5.
Hs lên bảng làm và nêu cách so sánh của mình.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào VBT.
Bốn nhóm lên thi tiếp sức.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào VBT.
Năm Hs lên bảng sửa bài.
5.Tổng kết – dặn dò.Tập làm lại bài1 , 2 . Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Nhận xét tiết học.
Tập làm văn : Nói về trí thức – nghe kể: Nâng niu từng hạt giống
I/ Mục đích – yêu cầu : - Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm ( BT1) Nghe - kể được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (BT2)
Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
III/ Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: Gv gọi 2 Hs đọc lại bảng báo cáo.Gv nhận xét.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề.
4/Phát triển các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
+ Bài tập 1: Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 1 Hs làm mẫu (nói nội dung bức tranh).
- Gv yêu cầu Hs quan sát 4 bức tranh theo nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 + Tranh 1: Một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh. Câu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem để kiểm tra nhiệt độ.
 + Tranh 2: Ba người trí thức trong tranh là kỹ sư cầu đường. Họ đangđứng trước mô hình của chiếc cầu được xây dựng. Họ trao đổi bàn bạc cách thiết kế cây cầu.
+ Tranh 3: Người trí thức trong tranh là một cô giáo. Cô đang dạy bài tập đọc. Các bạn Hs đang chăm chú nghe giảng bài.
+ Tranh 4: Những người trí thức trong tranh là 4 nhà nghiên cứu. Họ đang làm việc trong phòng thí nghiệm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài.
+ Bài tập 2: Yêu cầu hs đọc đề bài.
Gv kể câu chuyện lần 1. 
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem giao ngay cả mười hạt giống?
Ông Lương Định Của làm gì để bảo vệ giống lúa.
- Gv kể chuyện lần 2 và lần 3.
- Gv cho Hs tập kể chuyện.
- Gv yêu cầu Hs tập thể kể lại nội dung câu chuyện.
- Gv hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe và quan sát tranh.
Mười hạt giống quý.
Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
Ông chia 10 hạt giống thóc thành 2 phần. Nắm hạt gieo trồng trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm vào nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho hạt thóc nảy mầm.
Hs kể lại chuyện.
 Hs trả lời.
Hs cả lớp nhận xét.
5 Tổng kết – dặn dò. Về nhà tập kể lại chuyện. Chuẩn bị bài: Nói viết về người lao động trí óc. Nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội Thân cây (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: - Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người . 
Biết chăm sóc các loài cây.
(KNS)
II/ Chuẩn bị: Hình trong SGK trang 80, 81. SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát. 
2/Bài cũ: Thân cây. + Hãy kể tên một số loài cây có cấu tạo thân gỗ? Thân thảo?
3/Giới thiệu và nêu vấn đề: 
4/Phát triển các hoạt động. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
Bước 1: Làm việc theo cặp:
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 80, 81 và trả lời câu hỏi
+ Việc làm nào chứg tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Gv nhận xét, chốt lại: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chấy dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
-Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi.
- Gv yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trang 81 SGK. Và trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật?
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ .
+ kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Hs lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Vài Hs đứng lên trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs quan sát.
Các nhóm lên trình bày kết quả.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
5.Tổng kết – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Rễ cây. Nhận xét bài học.
Thể dục Nhảy dây-trò chơi “lò cò tiếp sức” 
I, Mục tiêu: Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so dây, chao dây, quay dây. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II, Chuẩn bị: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. Chuẩn bị còi, dây nhảy.
III, Hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV cho HS đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
* Trò chơi “Có chúng em”
2-Phần cơ bản.
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
+ GV cho HS tại chỗ mô phỏng và tập các động tác so, trao, quay dây, tập chụm 2 chân bật nhảy không có dây rồi mới có dây.
+ GV chia lớp thành từng tổ tập luyện theo khu vực đã quy định.
+ GV thường xuyên hướng dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS, động viên kịp thời những em nhảy đúng.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
 GV chia lớp thành các đội đều nhau về số lượng và giới tính. Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi rồi cho HS chơi.
3-Phần kết thúc
- GV cho HS đi thường theo nhịp hoặc giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét giờ học. 
- GV giao bài tập về nhà. 
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV.
- HS khởi động, chạy và tham gia trò chơi.
- HS tập so dây, mô phỏng động tác trao dây, quay dây ... 
 - HS tập luyện theo tổ.
- HS tham gia trò chơi nhiệt tình, thi đua giữa các đội. Đội nào nhanh nhất, ít phạm quy thì đội đó thắng.
- HS đi thường, hoặc giậm chân và đếm theo nhịp.
- HS chú ý lắng nghe . 
Hoạt động tập thể : 
Tìm hiểu về mùa xuân và hoa xuân
I/ M?c tiêu : Tổng kết các hoạt động trong tuần .Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tuần tới Qua tiết sinh hoạt các em rèn luyện củng cố nề nếp kỷ luật trật tự tác phong.Tìm hiểu về mùa xuân và hoa xuân 
II/Hoạt động :
1/ Đánh giá kết quả học tập và thực hiện :
Lớp trưởng chỉ đạo tổng kết các hoạt động trong tuần tổ trưởng nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần qua.
Tình hình học tập tuần qua, mức độ chuyên cần bài tập về nhà thái độ nghiêm túc trong giờ học.
Ăn mặc đồng phục đầy đủ đúng qui định, khăn quàng, đầu tóc vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học lễ phép tôn trọng thầy cô giáo giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. 
Xếp hàng ra vào lớp thể dục giữa giờ chấp hành những qui định chung của nhà trường và của lớp đề ra.
Lớp trưởng tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần.
Xếp loại thi đua của tổ.
GV nhận xét tuyên dương khen thưởng cá nhân và tập thể tổ.
2/ Nội dung sinh hoạt:
 Tìm hiểu về mùa xuân và hoa xuân
Mỗi năm có bốn mùa :Xuân, hạ, thu, đông .Mùa xuân bắt đầu từ tháng 1đến tháng 3 thời tiết tốt trời quang đãng có mưa nhẹ cây cối xanh tốt, rất nhiều loại hoa đua nhau nở vào mùa xuân như: cúc, mai. vạn thọ lay ơn,hồng đào ..
3/ Củng cố chủ đề: 
 GV cho học sinh lần lượt nhận xét. Sau đó tổng kết đánh giá tiết sinh hoạt 
Chuẩn bị hôm sau thi hoa 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 3 T 21 LONG GHEP KNSDOC.doc