Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

1. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Một năm có bao nhiêu tháng? Kể tên các tháng trong năm.

+ Kể tên các tháng có 31 ngày. Xem lịch và cho biết ngày 2 tháng 9 năm 2005 là vào thứ mấy.

+ Kể tên các tháng có 30 ngày. Tháng Hai có bao nhiêu ngày? Xem lịch và cho biết ngày 15-5 năm 2005 là ngày thứ mấy?

Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh

2. Dạy - học bài mới:

2.1. Giới thiệu bài mới

2.2. Luyện tập, thực hành

Bài 1

- GV yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch tháng Một, tháng Hai, tháng Ba của năm 2004, yêu cầu học sinh xem lịch và trả lời các câu hỏi của bài

Bài 2

- GV tiến hành như bài tập 1

Bài 3

- GV yêu cầu học sinh kể với bạn bên cạnh về các tháng có 31, 30 ngày trong năm

Bài 4

- Yêu cầu hs tự khoanh, sau đó chữa bài

 

doc 23 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh
	- Củng cố về tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
	- Củng cố kĩ năng xem lịch ( từ lịch tháng, lịch năm).
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tờ lịch năm 2005, lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi: 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài.
+ Một năm có bao nhiêu tháng? Kể tên các tháng trong năm.
+ Kể tên các tháng có 31 ngày. Xem lịch và cho biết ngày 2 tháng 9 năm 2005 là vào thứ mấy.
+ Kể tên các tháng có 30 ngày. Tháng Hai có bao nhiêu ngày? Xem lịch và cho biết ngày 15-5 năm 2005 là ngày thứ mấy?
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới
- Nghe GV giới thiệu bài
2.2. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch tháng Một, tháng Hai, tháng Ba của năm 2004, yêu cầu học sinh xem lịch và trả lời các câu hỏi của bài
- Quan sát và trả lời các câu hỏi
Bài 2
- GV tiến hành như bài tập 1
Bài 3
- GV yêu cầu học sinh kể với bạn bên cạnh về các tháng có 31, 30 ngày trong năm
- Thực hành theo cặp
Bài 4
- Yêu cầu hs tự khoanh, sau đó chữa bài
- Tự làm bài
- Chữa bài:
+ Ngày 30 tháng 8 là ngày thứ mấy?
- Là ngày Chủ Nhật
+ Ngày tiếp sau ngày 30 tháng 8 là ngày nào, thứ mấy?
- Là ngày 31 tháng 8 thứ Hai
+ Ngày tiếp sau ngày 31 tháng 8 là ngày nào, thứ mấy?
- Là ngày 1 tháng 9 thứ Ba
+ Vậy ngày 2 tháng 9 là ngày thứ mấy?
- Là ngày thứ Tư
3. Củng cố, dặn dò 
- GV tổng kết giờ học
Toán
tiết 107:hình tròn, tâm , đường kính, bán kính
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh:
	- Có biểu tượng về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
	- Bước đầu biết dùng compa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Com pa, phấn mầu
	- Một số đồ vật có hình tròn như mặt đồng hồ
	- Một số mô hình hình tròn và các hình đã học làm bằng bìa, nhựa
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 106
- 2 học sinh lên bảng làm bài
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thế nào là hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
- Nghe GV giới thiệu bài
2.2. Luyện tập, thực hành
a) Giới thiệu hình tròn
- Giáo viên yêu ra một số mô hình hình tròn, yêu cầu học sinh gọi tên các hình
- Học sinh gọi tên hình vuông, tam giác, chữ nhật, tứ giác, 
- GV đưa ra một số mô hình tròn và nói: Đây là hình tròn.
- Học sinh nêu: Hình tròn
- GV đưa ra các vật thật có mặt là hình tròn và yêu cầu học sinh nêu tên hình.
- Học sinh nêu: Hình tròn
- GV yêu cầu học sinh lấy bộ đồ dùng học toán
- Tìm mô hình hình tròn
b) Giới thiệu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn
- GV vẽ lên bảng hình tròn, ghi rõ tâm, đường kính, bán kính như hình minh hoạ trong SGK
- Học sinh quan sát hình
- Giáo viên yêu cầu học sinh gọi tên hình
- Học sinh nêu: Hình tròn
- GV chỉ vào tâm của hình tròn và giới thiệu: Điểm này được gọi là tâm của hình tròn, cô (thầy) đặt tên là O ( GV có thể mô tả đây là điểm chính giữa của hình tròn).
- Học sinh chỉ hình và nêu tên tâm hình tròn: Tâm O
- GV chỉ đường kính AB của hình tròn và nói: Đoạn thẳng đi qua tâm O, cắt hình tròn tâm O. Bán kính OM có độ dài bằng một nửa độ dài đường kính AB
- Học sinh nêu: Bán kính OM, độ dài OM bằng một nửa độ dài AB
2.3. Cách vẽ hình tròn bằng compa
- Giáo viên đưa ra trước lớp chiếc com pa và giới thiệu: Đây là chiếc compa, com pa là dụng cụ dùng để vẽ hình tròn.
- Học sinh quan sát chiếc compa của GV, sau đó cho bạn bên cạnh xem chiếc com pa của mình.
- Giáo viên: Chúng ta sẽ sử dụng compa vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm.
- Nghe GV phổ biến nhiệm vụ
Bước 1, chúng ta xác định độ dài bán kính trên com pa. Để thước thẳng trước mặt, các em đặt đầu nhọn của compa trùng với vạch số 0 trên thước, sau đó mở dần com pa sao cho đến khi đầu bút chì của com pa chạm vào vạch 2cm của thước. Chúng ta hoàn thành bước xác định bán kính của hình tròn là 2cm
- Bước 2: vẽ hình tròn. Ta đặt đầu nhọn của compa vào chỗ muốn đặt tâm của hình tròn. Giữ nguyên vị trí của đầu nhọn, quay đầu bút chì đi một vòng ta được hình tròn có bán kính 2cm cần vẽ. Ta viết tên tâm O của đường tròn vào đúng vị trí đầu nhọn của com pa
- Học sinh vẽ hình theo hướng dẫn của giáo viên
2.4. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- GV vẽ hình như Sgk lên bảng, yêu cầu học sinh lên bảng vừa chỉ hình vừa nêu tên các bán kính, đường kính của từng hình tròn
- Học sinh trả lời:
a) Hình tròn tâm O có đường kính là MN, PQ, các bán kính là OM, ON, OP, OQ
b) Hình tròn tâm O có đường kính là AB, bán kính là OA, OB
- GV hỏi: Vì sao CD không được gọi là đường kính của hình tròn tâm O?
- Vì CD không đi qua tâm O.
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 2
- GV cho học sinh tự vẽ, sau đó yêu cầu học sinh nêu rõ từng bước vẽ của mình
- Vẽ hình và trình bày các bước như phần 2.2
Bài 3
- GV yêu cầu học sinh vẽ hình vào VBT
- Thực hành vẽ hình tròn tâm O, đường kính CD, bán kính OM vào VBT
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Toán
tiết 108 vẽ trang trí hình tròn
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh
	- Dùng compa biết cách vẽ theo mẫu một số hình trang trí hình tròn.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Các hình như sgk
	- Phấn mầu, bút màu, com pa
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 107
- 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới
- Giáo viên: Bài học hôm nay các em thực hành một số cách vẽ trang trí hình tròn.
- Nghe GV giới thiệu bài
2.2. Luyện tập, thực hành
a) Giới thiệu hình tròn
- GV yêu cầu học sinh quan sát các hình vẽ trong Sgk, sau đó yêu cầu các em thực hành vẽ theo từng bước mà sgk đã hướng dẫn.
- Học sinh tự quan sát hình và làm theo hướng dẫn của sgk.
- GV đi quan sát cả lớp thực hành vẽ giúp đỡ các em hiểu hướng dẫn của sgk. Động viên, khuyến khích học sinh vẽ thêm những hình vẽ từ hình tròn tự nghĩ ra.
- Thu một số vở có hình vẽ đẹp cho học sinh cả lớp quan sát.
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách vẽ hình tròn có bán kính cho trước bằng thước và compa
- 1 học sinh nêu trước lớp, cả lớp nhận xét và bổ sung, nếu cần.
Toán
Tiết 109 nhân số có bốn chữ số
với số có một chữ số
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh
	- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần)
	- Nhân nhẩm số tròn nghìn ( nhỏ hơn 10.000) với số có một chữ số
	- Củng cố về bài toán gấp một số lên nhiều lần.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách vẽ hình tròn có bán kính cho trước bằng com pa và thực hành vẽ hình tròn tâm O, bán kính 3dm trên bảng.
- 2 học sinh lên bảng làm bài
- Giáo viên nhận xét và cho điểm HS
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số có một chữ số. 
- Nghe GV giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
a) Phép nhân 1034 x 2
- Giáo viên viết lên bảng phép nhân: 1034 x 2
- Học sinh đọc: 1034 x 2
- GV: Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 1034 x 2.
- 2 Học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
- GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (tính từ phải sang trái)
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. 
- 1 hs lên thực hiện
b) Phép nhân 2125 x 3
- GV tiến hành hướng dẫn hs thực hiện phép nhân 2125 x 3 tương tự như phần a 
2.3. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu học sinh tự làm bài
- 4 học sinh lên bảng làm bài( mỗi học sinh thực hiện một con tính), học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
- GV yêu cầu lần lượt từng học sinh đã lên bảng trình bày cách tính của con tính mà mình đã thực hịên.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
- Các học sinh còn lại trình bày tương tự như trên
Bài 2
- Tiến hành tương tự như với bài tập 1. GV chú ý nhắc học sinh nhận xét cả cách đặt tính của các bạn làm bài trên bảng.
Bài 3
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài toán
- 1 hs đọc
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài toán.
Tóm tắt
 1 bức tường: 1015 viên gạch
 4 bức tường: ?. viên gạch
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở như sau:
Bài giải
Số viên gạch cần để xây 4 bức tường là:
 1015 x 4 = 4060 (viên gạch)
 Đáp số: 4060 viên gạch
- GV hỏi: Vì sao để tính số viên gạch cần để xây 4 bức tường em lại thực hiện phép nhân 1015 x 4?
- Vì xây 1 bức tường thì hết 1015 viên gạch, vậy muốn tính xây 4 bức tường như thế hết bao nhiêu viên gạch ta lấy 1015 gấp lên 4 lần.
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 4
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tính nhẩm
- Viết lên bảng 2000 x 3 = ? và yêu cầu học sinh nhẩm trước lớp
- Học sinh tính nhẩm: 2 nghìn nhân 3 bằng 6 nghìn
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn
- 2 học sinh nhận xét
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
- 2 học sinh nêu trước lớp
- Giáo viên tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
Toán
Tiết 110 : Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh
	- Củng cố về phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
	- Củng cố về ý nghĩa của phép nhân; tìm thành phần chưa biết của phép chia; bài toán có lời văn giải bằng hai phép tính; gấp một số lên nhiều lần ... Chơi trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ.
B. Phần cơ bản
* Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
- Yêu cầu HS ôn luyện theo tổ
- HS đứng tại chỗ tập so dây, trao dây, quay dây và tập chụm hai chân bật nhẹ nhàng.
- Chia tổ tập luyện ở các khu vực
- GV đến từng chỗ HD, sửa sai cho HS
- Tập theo tổ đôi: HS này nhảy, HS kia đếm. Đếm số lần xem ai nhảy được nhiều nhất.
- GV HD để HS có thể tự tập ở nhà.
- YC cả lớp nhảy
- Nhảy dây đồng loạt.
- GV nhận xét, tuyên dương HS nhảy nhiều lần nhất
- Cả lớp nhảy dây đồng loạt 1 lần, biểu dương em nào nhảy được nhiều.
- Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức
- Nêu tên trò chơi
- Nhắc lại cách chơi.
- Chia thành 4 nhóm chơi và thi đua giữa các nhóm.
- Tuyên dương đội thắng.
- Thi đua giữa các nhóm.
C. Phần kết thúc.
- Yêu cầu HS tập 1 số động tác hồi tĩnh
- HS tập theo yâu cầu
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
- Về ôn kiểu nhảy dây chụm 2 chân.
- Chuẩn bị bài sau.
Thể dục
ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
Trò chơi: lò cò tiếp sức
I. Mục tiêu:
	- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chủ động.
	- Chơi trò chơi: "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Địa điểm: sân trường 
- Phương tiện: Còi, dụng cụ, 2 em cho 1 dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Phương pháp
A. Phần mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung - yêu cầu giờ học
- Tập bài TDT chung 1 lần
- Chạy chậm 1 vòng quanh sân tập.
- Chơi trò chơi : Chim bay cò bay
B. Phần cơ bản
* Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
- Yêu cầu HS ôn luyện theo tổ
- HS đứng tại chỗ tập so dây, trao dây, quay dây và tập chụm hai chân bật nhẹ nhàng.
- Chia tổ tập luyện ở các khu vực
- GV đến từng chỗ HD, sửa sai cho HS
- Tập theo tổ đôi: HS này nhảy, HS kia đếm. Đếm số lần xem ai nhảy được nhiều nhất.
- GV HD để HS có thể tự tập ở nhà.
- YC cả lớp nhảy
- Nhảy dây đồng loạt.
- GV nhận xét, tuyên dương HS nhảy nhiều lần nhất
- Cả lớp nhảy dây đồng loạt 1 lần, biểu dương em nào nhảy được nhiều.
- Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức
- Nêu tên trò chơi
- Nhắc lại cách chơi.
- Chia thành 4 nhóm chơi và thi đua giữa các nhóm.
- Tuyên dương đội thắng.
- Thi đua giữa các nhóm.
C. Phần kết thúc.
- Yêu cầu HS tập 1 số động tác hồi tĩnh
- HS tập theo yâu cầu
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
- Về ôn kiểu nhảy dây chụm 2 chân.
- Chuẩn bị bài sau.
chính tả
ê - đi - xơn
I. Mục tiêu:
	- Nghe và viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn về Ê-đi-xơn.
	- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã.
	- Trình bày đúng, đẹp hình thức thơ có 6 tiếng 1 dòng
II.Chuẩn bị:
	- Bảng lớp viết 2 lần BT 2a.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng viết: thuỷ chung, trung hiếu, chênh chếch, tròn trịa.
- 2 lên bảng, lớp viết bảng con.
- Nhận xét, cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
- Nghe giới thiệu
2.2. HD viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- GV đọc đoạn văn 1 lượt
- 1hs đọc lại.
Những phát minh, sáng chế của Ê-đi-xơn có ý nghĩa ntn?
Em biết gì về Ê-đi-xơn?
Nó góp phần làm thay đổi cuộc sống trên trái đất.
1-2 HS trả lời.
b. HD viết từ khó:
- Yêu cầu hs nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Ê-đi-xơn, lao động, trên trái đất
- Y/c hs đọc và viết các từ tìm được.
- 3 hs lên bảng viết, lớp viết vào nháp.
c. HD cách trình bày bài
- ĐV có mấy câu?
- Đoạn văn có 3 câu.
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
- HS trả lời.
d. Viết chính tả
- HS nghe GV đọc viết bài
e. Soát lỗi
g. Chấm bài: thu 7-10 bài chấm.
2.3. HD làm bài tập:
Chọn bài 2 phần a
Gọi HS đọc đầu bài
1 HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS làm bài
2 HS lên bảng làm bài.
Lớp làm bằng chì vào SGK
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Nhận xét bài bạn
Yêu cầu HS đọc thầm câu đố và quan sát bức tranh trong SGK
Đọc và quan sát
Gọi 2 cặp HS đọc và trả lời.
HS1: đọc câu đố
HS2: đó là ông mặt trời
Yêu cầu HS viết lời giải vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Tự nhiên xã hội
Rễ cây (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh
Nêu được chức năng của rễ cây.
Kể ra những ích lợi của một số rễ cây.	
II.chuẩn bị:
 - Các hình trang 84, 85
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Khởi động:
- GV yêu cầu hs kể tên các loại cây có rễ cọc (chùm, phụ, củ )
- GV nhận xét , đánh giá
- 2 đến 3 hs kể tên
* Hđ1: Chức năng của rễ cây
Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu báo cáo kết quả cắt một cây sát gốc rồi trồng lại vào đất sau một ngày bạn thấy cây rau thế nào?
- Giải thích tại sao cây không có rễ cây không sống được?
- HS báo cáo theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển trả lời theo các câu hỏi
 -Đại diện nhóm trình bày.
 -Nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV kết luận
*Hđ2 : Tác dụng của rễ cây
+ Bước1 : Làm việc theo cặp
-Yêu cầu hs quan sát các hình 2,3,4,5 trang 85 sgk rồi chỉ cho nhau tên của rễ câyvà nêu tác dụng của rễ cây đó.
- HS làm việc theo cặp
- Từng hs đặt ra các câu hỏi để bạn trả lời về việc con người sử dụng rễ cây để làm gì ?
- Đại diện trả lời
- GV nhận xét kết luận : Rễ cây có thể
dùng làm thức ăn, làm thuốc, làm đường
.
3 Củng cố , dặn dò
 Nhận xét tiết học
Về tìm hiểu thêm về tác dụng của một 
 số rễ cây
Chuẩn bị bài sau
- Lớp lắng nghe, nhận xét , đặt câu hỏi trao đổi
Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009
Luyện từ và câu
Từ ngữ về sáng tạo. dấu phảy
I Mục tiêu
 - MRVT theo chủ điểm sáng tạo. Tìm được các từ chỉ trí thức,các từ chỉ hoạt động của trí thức thông qua các bài tập đọc và chính tả trong cùng chủ điểm.
 - Ôn luyện về dấu phảy, đạt dúng các dấu phảy sau vị trí của trạng ngữ chỉ địa điểm; ôn luyện dấu chấm, dấu chấm hỏi .
II Chuẩn bị 
 - 4 tờ giấy khổ to làm BT1
 - Viết sẵn các câu văn trong bài3,4
III Các hoạt động dạy- học
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra kiến thức bài trước
2 Dạy học bài mới
 a Giới thiệu bài
 b Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu
- Kể tên các bài TĐ, CT tuần 21,22 đã học
 - Chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu tìm từ 
N1:Bài Ông tổ nghề thêu
N2 : Bàn tay cô giáo
N3 : Người trí thức yêu nước
- GV nhận xét, ghi các từ lên bảng
Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu, hs khác đọc câu văn.
- GV treo bảng phụ, cho hs thi làm bài nhanh
- GV nhận xét cho điểm
Bài 3 : Gọi hs đọc yêu cầu
HD : Khi tập đặt dấu câu bạn Hoa đã đặt toàn dấu chấm vào truyện vui Điện . Nhiệm vụ của các em là KT xem bạn đặt dấu nào đúng, dấu nào sai. Sai thì sửa lại cho đúng.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đọc lại câu chuyện.
- Câu chuyện gây cười ở đâu ?
- GV nhận xét giảng thêm
3 Củng cố, dặn dò
 Nhận xét tiết học
 Ghi nhớ các từ và tập đặt 3 câu với 3 từ ở bài tập 1 . 
-2 HS lên bảng
-Nghe giới thiệu
-1 hs đọc
- 2 hs kể
- Thảo luận nhóm
-N4: Nhà bác học và bà cụ
-N5 : Bài Ê-đi-xơn
-N6: Bài Cái cầu
Đại diện nhóm báo cáo
Lớp nhận xét , bổ sung
- Lớp đọc đồng thanh các từ
- Làm bài vào VBT
-2 hs đọc
-2 đội cử đại diện lên thi
Lớp nhận xét
- 1 hs đọc
- Nghe hướng dẫn và 1 hs lên làm
-HS làm vào VBT
- Lớp nhận xét
-1-2 hs đọc lại câu chuyện
-2 hs trả lời
chính tả
một nhà thông thái
I. Mục tiêu:
	- Nghe và viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn vănmột nhà thông thái	
- Làm đúng các bài tập chính tả:Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc ươc/ ươt.
Tìm các từ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc ươc/ ươt
II.Chuẩn bị:
	- 6 tờ giấy khổ to, bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng viết: chăm chỉ, cha truyền, chẻ lạt, trẻ trung
- 2 lên bảng, lớp viết bảng con.
- Nhận xét, cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
- Nghe giới thiệu
2.2. HD viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- GV đọc đoạn văn 1 lượt
- 1hs đọc lại.
Em biết gì về Trương Vĩnh Ký?
1-2 HS trả lời.
b. HD viết từ khó:
- Yêu cầu hs nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Trương Vĩnh Ký, nghiên cứu, giá trị
- Y/c hs đọc và viết các từ tìm được.
- 3 hs lên bảng viết, lớp viết vào nháp.
c. HD cách trình bày bài
- ĐV có mấy câu?
- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
- HS trả lời.
d. Viết chính tả
- HS nghe GV đọc viết bài
e. Soát lỗi
g. Chấm bài: thu 7-10 bài chấm.
2.3. HD làm bài tập:
Chọn bài 2 phần a
Gọi HS đọc đầu bài
1 HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi
 1 hs đọc câu hỏi
 1 hs trả lời
Vài cặp báo cáo
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Yêu cầu HS viết lời giải vào vở.
Bài 3 : Chọn phần a
-GV phát giấy, bút dạ cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm tự làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
- Nhận đồ dùng học tập
- 3 nhóm làm nhanh dán lên bảng
- Lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 20 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn
Nói, viết về người lao động trí óc
I Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý kể lại một cách đơn giản những điều em biết về một người lao động trí óc.
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 7-10 câu, diễn đạt phải thành câu.
II Chuẩn bị
Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý
III Các hoạt động dạy-học
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
 -Gọi hs lên bảng yêu cầu :
+ Nhìn và nói về người trí thức trong từng tranh của tiết trước
+Kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống
 - GV nhận xét cho điểm
2. Dạy học bài mới
 a Giới thiệu bài
 b Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : 
 -Gọi hs đọc yêu cầu
Em hãy giới thiệu người mình định kể; Người đó là ai?Làm nghề gì ?
 - Gợi ý hs nên chọn người mình biết, ở gần em ( bố,mẹ,cô) hoặc em biết qua sách ,báohoặc cũng có thẻ qua bài chính tả,bài tập đọc.
 - Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm đôi và kể cho nhau nghe.
 -Gọi 5-7 hs kể trước lớp
 -Gv nhận xét,sửa lỗi cho hs
Bài 2 : 
 -Gọi hs đọc yêu cầu
 - Gv nhắc lại y/c và lưu ý hs viết phải thành câu, câu văn ngắn gọn súc tích.
 -Gọi hs đọc bài trước lớp
 - GV nhận xét, cho điểm
3. Củng cố,dặn dò
 Nhận xét tiết học
 Dặn hs chưa hoàn thành bài về nhà hoàn thành và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng
-Nghe giới thiệu
-1 hs đọc
-3-5 hs giới thiệu về người mình định kể
-HS kể theo nhóm đôi
-HS kể trước lớp
-Lớp nhận xét
- 1 hs đọc
-3-5 hs đọc
- Lớp theo dõi,nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan22.doc