Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 A-TẬP ĐỌC:

 - Đọc đúng: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, lóe lên,đấm lưng, nảy ra. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu

câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài.

 Hiểu các từ ngữ : nhà bác học, lóe lên, cười móm mém

 HS hiểu được : Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn , ông là người giàu

sáng kiến và luôn quan tâm đến con người, mong muốn khoa học phục vụ con người.

 -Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

 -Giáo dục HS yêu khoa học.

 B- KỂ CHUYỆN:

 -Biết phối hợp cùng các bạn để phân vai dựng lại câu chuyện .

 -HS biết nghe và nhận xét, đánh giá đúng lời kể theo từng vai của các bạn.

II.CHUẨN BỊ:

 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

 Bảng phụ chép sẵn đoạn văn hướng dẫn cách ngắt nghỉ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1. Bài cũ: 3 HS đọc bài “ Bàn tay cô giáo” và trả lời câu hỏi.

 H:Cô giáo đã làm ra những gì từ những tờ giấy?

 H:? Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo.

 H: Nêu nội dung .

 

doc 35 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 22 
Ngµy so¹n: 11/1/2010
Ngµy d¹y: Thứ hai: 18/ 1 / 2010
Tiết 68 +69. TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 A-TẬP ĐỌC:
 - Đọc đúng: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, lóe lên,đấm lưng, nảy ra. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu 
câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài.
 Hiểu các từ ngữ : nhà bác học, lóe lên, cười móm mém
 HS hiểu được : Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn , ông là người giàu 
sáng kiến và luôn quan tâm đến con người, mong muốn khoa học phục vụ con người.
 -Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
 -Giáo dục HS yêu khoa học.
 B- KỂ CHUYỆN:
 -Biết phối hợp cùng các bạn để phân vai dựng lại câu chuyện .
 -HS biết nghe và nhận xét, đánh giá đúng lời kể theo từng vai của các bạn.
II.CHUẨN BỊ:
 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. 
 Bảng phụ chép sẵn đoạn văn hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Bài cũ: 3 HS đọc bài “ Bàn tay cô giáo” và trả lời câu hỏi.
 H:Cô giáo đã làm ra những gì từ những tờ giấy?
 H:? Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo.
 H: Nêu nội dung . 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Tiết 1 :
Hoạt động 1: Luyện đọc .
-GV đọc mẫu .
-Yêu cầu 1 HS đọc bài- đọc chú giải.
- Đọc từng câu . Hướng dẫn phát âm từ khó . 
- Đọc nối tiếp từng đoạn (hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ.)
- Đọc trong nhóm .
 Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
H: Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn? 
- GV giới thiệu: Nhà bác học Ê-đi-xơn (11-2-1847, 
18-10-1931), người Mĩ, là nhà bác học vĩ đại bậc nhất của thế giớituổi thơ rất vất vả (bán báo, làm thuê, ) để sống nhưng rất ham học hỏi phấn đấu, nghiên cứu, cống hiến cho nhân loại khoảng 1200 phát minh, sáng chế như: máy đánh chữ, máy đĩa hát, máy chiếu hình, đèn điện, tàu điện,
H: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra lúc nào?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3.
H: Khi biết mình đang nói chuyện với nhà bác học Ê-đi-xơn bà cụ mong muốn điều gì? 
H: Vì sao bà cụ mong chiếc xe không có ngựa kéo?
H: Mong muốn của bà cụ đã gợi cho Ê-đi-xơn nghĩ đến điều gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
H:Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? 
H: Theo em khoa học đã mang ích lợi gì cho con người?
 GV: Khoa học tạo ra những thứ cần thiết cho con người, làm con người ngày càng được sống sung sướng, thuận tiện hơn. Khoa học giúp con người hiểu và cải tạo thế giới xung quanh.
Nội dung: Nhà bác học Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, đem khoa học phục vụ con người.
Tiết 2:
 Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn cách đọc đoạn 3.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- GV nhận xét, sửa sai.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu HS luyện đọc theo các vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ .
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay.
Hoạt động 4: Kể chuyện.
-Gọi 1HS đọc yêu cầu .
-GV phân nhóm
-Yêu cầu HS phân vai dựng lại câu chuyện trong nhóm .
-GV theo dõi , giúp đỡ từng nhóm.
- Gọi 2 đến 3 nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm kể hay nhất.
-HS theo dõi
-1HS đọc bài-đọc chú giải.
-HS đọc nối tiếp theo dãy , bàn .
-HS phát âm từ khó.
-HS đọc đoạn + Giải nghĩa từ.
-HS đọc theo nhóm ba.
-Đại diện các nhóm đọc. 
- HS nhận xét.
-1 HS đọc -Cả lớp đọc thầm 
-HS tự trả lời. 
- lúc ông vừa chế ra đèn điện, mọi người ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong những người đó.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- mong nhà bác học làm được cái xe không cần ngựa kéo, thật êm. 
-Vì xe ngựa đi rất xóc. Đi xe ấy các cụ già sẽ ốm mất.
-Ông nghĩ sẽ chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng dòng điện. 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
-Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài để thực hiện bằng được lời hứa.
-HS tự trả lời.
-4 HS nhắc lại nội dung.
- HS theo dõi.
- Cả lớp lắng nghe.
-HS luyện đọc trong nhóm – các nhóm thi đọc bài theo vai.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
-HS lập nhóm, mỗi nhóm 3 em.
- HS đóng vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ.
- Thi dựng lại câu chuyện trước lớp.
- 4 nhóm kể: Mỗi nhóm dựng 1 đoạn truyện -Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể hay nhất.
 3. Củng cố – Dặn dò:
 -GV gọi HS đọc bài – 1 HS nêu nội dung chính.
 -Giáo viên nêu câu hỏi liên hệ.
 H: Qua câu chuyện này em biết được những gì về Ê-đi-xơn ? (Ê-đi-xơn là nhà bác học 
vĩ đại, hết mình nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó ông rất quan tâm đến cuộc sống con người.)
 - Nhận xét tiết học, Về nhà tập kể lại chuyện cho gia đình nghe. 
************************
106. TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
 - HS củng cố lại tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
 - Củng cố kĩ năng xem lịch ( tờ lịch tháng, năm)
 - HS biết xem lịch đúng , chính xác.
II. CHUẨN BỊ : 
 - GV:Tờ lịch tháng 2, tháng 3, tháng 4 năm2004. Phiếu bài tập.
 - HS: SGK, vở bài tập.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
 1.Bài cũ :Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
 H: Một năm có bao nhiêu nhiêu tháng? Tháng nào có 30 ngày, tháng nào có 31 ngày?( Tâm )
 - Gọi 1 HS lên bảng xem lịch và cho biết ngày 19 tháng 5 là thứ mấy? Tháng 5 có bao nhiêu ngày?
 ( Thịnh ) 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Ghi đề .
HỌAT ĐỘNG DẠY
HỌAT ĐỘNG HỌC
Họat động 1 :Luyện tập- Thực hành.
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài tập 1.
-GV treo tờ lịch lên bảng cho HS xem lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004. 
 - Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, sửa sai.
 Bài 2: Gọi HS đọc đề nêu yêu cầu bài.
-GV treo lịch năm 2005 lên bảng.
 -Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi. 
( Phần a làm vào vở, phần b làm miệng)
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 -Yêu cầu HS thảo luận nhóm ba để tìm các ngày trong tháng.
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
-GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Họat động 2: Thảo luận nhóm.
Bài 4:- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- Cho HS thảo luận nhóm để tìm ra cách giải.
- GV yêu cầu HS đại diện các nhóm lên làm bài.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm làm đúng.
Bài 1: Xem lịch rồi cho biết:
a. Ngày 3 tháng 2 là thứ ba.
 Ngày 8 tháng 3 là thứ hai
 Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ hai.
 Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ bảy.
b.Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5 tháng 1
 Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày 28 
 Tháng 2 có 4 ngày thứ bảy. Đó là các ngày 7, ngày 14, ngày21, ngày 28.
 c. Tháng 2 năm 2004 có 29 ngày.
Bài 2: Xem lịch năm 2005, cho biết: 
a, Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ tư.
- Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ sáu.
- Ngày Nhà giáo VN 20 /11 là chủ nhật.
- Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ bảy.
b, Thứ hai đầu tiên của năm 2005 là ngày 3.Thứ hai cuối cùng của năm 2005 là ngày 26.
- Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là ngày 2, ngày 9, ngày 16, ngày 23, ngày 30.
Bài 3: Trong một năm:
a, Những tháng có 30 ngày ( 4, 6, 9, 11)
b, Những tháng có 31 ngày ( 1,3,5,7,8,10,12)
- Đại diện nhóm lên trình bày.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Ngày 30/8 là chủ nhật thì ngày 2/ 9 cùng năm đó là:
A. Thứ hai B. Thứ ba 
C. Thứ tư D. Thứ năm
 3. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học , tuyên dương những em học tốt.
 - Về nhà tập xem lịch.
************************
Tiết 22. ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI( T.2)
I . MỤC TIÊU :
 - HS hiểu như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.
 - HS biết cư xử khi gặp gỡ với khách nước ngoài. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi tôn trọng, lịch sự với khách nước ngoài.
 - HS có thái độ tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài. 
II. CHUẨN BỊ: 
 - GV :Một số tình huống để HS sắm vai.
 -HS : Vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1.Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập của HS .
 H:Khi gặp khách nước ngoài em có thái độ như thế nào? 
 H: Em nên làm những việc gì để thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
 HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế
-GV yêu cầu từng cặp trao đổi với nhau theo câu hỏi: 
H : Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết( qua chứng kiến, qua ti vi, đài báo) ?
H: Em có nhận xét gì về hành vi đó?
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
-GV nhận xét, chốt ý: 
* Kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
 Hoạt động 2: Đánh giá hành vi .
-GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp sau:
a) Bạn Vi lúng túng xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
b) Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giày, mua đồ lưu niệm mặc dù họ lắc đầu , từ chối.
c) Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm. 
-Yêu cầu các nhóm đại diện trình bày.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
*Kết luận: 
a, Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ, cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ( vui vẻ nhìn thẳng vào mặ ... ï đạo vào thứ tư, sáu và đầu giờ học mỗi ngày .	
I . Mục tiêu 
+ Nhận xét ưu khuyết điểm của tuần 23
HS hiểu được tết cổ truyền của đất nước, biết chơi các trò chơi bổ ích.
Biết yêu quý , lễ phép , tôn trọng mọi người.
+ Vạch ra phương hướng tuần 24 
4) Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế trong dịp tết vừa qua ở địa phương
GV nêu câu hỏi HS suy nghĩ liên hệ thực tế rồi trả lời.
H:Trong dịp tết vừa qua gia đình em đón tết đã diễn ra những hoạt động gì?
H: Em được đi chơi những đâu?
H: Đến thăm ông bà , chú bác, cô, dìtrong những ngày tết em nên nói những gì?
H:Trong những ngày tết có gì làm em thích thú?.
GV kết luận : Ngày tết là 3 ngày đầu của năm âm lịch, là dịp vui chơi, anh em bà con, gia đình đoàn tụ và cầu mong nhiều điều tốt đẹp
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
AN TOÀN GIAO THÔNG ( BÀI 4 )
 KỸ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN .
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
- Biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường phố.
2. Kỹ năng.
- Biết chọn nơi qua đường an toàn.
- Biết xử lý khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn.
3. Thái độ.
- Chấp hành những quy định của Luật GTĐB .
II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên : Phiếu giao việc
 MẪU PHIẾU GIAO VIỆC ( Hoạt động 1 )
Chọn các từ để điền vào chỗ trống cho thích hợp trong các câu sau :
 Vạch đi bộ qua đường ;	xe cộ ; 	vạch đi bộ qua đường ; 	em ;
đang chuyển động ;	dừng lại ;	nhìn ;
- Nơi đi qua đường an toàn là nơi có 
- Nếu không có vạch đi bộ qua đường, thì nơi qua đường an toàn là nơi em có thể  rõ  đang đi và người đi xe nhìn rõ thấy 
- Không nên cho rằng các xe sẽ  vì em đang đứng ở .
- Ngay cả khi qua đường ở vạch đi bộ qua đường, em cần quan sát cẩn thận các xe 
- Năm bức tranh về những nơi qua đường không an toàn.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Đi bộ an toàn trên đường
a. Mục tiêu:
- Kiểm tra nhận thức của HS về cách đi bộ an toàn.
- HS biết xử lý tình huống khi gặp trở ngại trên đường.
b. Cách tiến hành :
- GV kiểm tra HS : Để đi bộ được an toàn, em phải đi trên đường nào và đi như thế nào ?
-GV nêu tình huống : nếu vỉa hè có nhiều vật vật cản hoặc không có vỉa hè, em sẽ đi như thế nào ?
Hoạt động 2 : Qua đường an toàn.
a. Mục tiêu :
* HS trả lời :
- Đi bộ trên vỉa hè.
- Đi với người lớn và nắm tay người lớn.
- Phải chú ý quan sát trên đường đi, không mải nhìn cửa hàng hoặc quang cảnh trên đường( em phải đi sát lề đường ).
- HS biết cách đi, chọn bơi và thời điểm để qua đường.
- HS nắm được những điểm và những nơi cần tránh khi qua đường.
b. Cách tiến hành :
- Những tình huống qua đường không an toàn
- GV chia lớp thành 6 nhóm, cho HS thảo luận về 5 bức tranh (ĐDDH) và gợi ý cho - HS nhận xét về những nơi qua đường không an toàn.
H. Do đó muốn qua đường an toàn phải tránh những điều gì ?
H. Nếu phải qua đường ở nơi không có tín hiệu đèn GT, em sẽ đi như thế nào ?
- GV gợi ý cho HS theo các câu hỏi :
H. Em sẽ quan sát như thế nào ?
H. Em nghe , nhìn thấy gì ? ( Có nhiều xe đi tới từ phía bên trái hay không ? Các xe đó đi có nhanh không ? Tiếng còi to là xe đã đến gần hay xa ? ).
H. Theo em thì khi nào qua đường là an toàn ?
H. Em nên qua đường như thế nào ?
c. Kết luận :
- Các bước cần thực hiện khi qua đường :
- Để qua đường một cách an toàn ở những đoạn đường không có tín hiệu đèn GT, không có vạch đi bộ qua đường ta phải thực hiện các bước sau :
+ Tìm nơi an toàn.
+ Dừng lại ở mép đường lắng nghe tiếng động cơ và quan sát nhìn bên trái, nhìn bên phải để quan sát xe ô tô, xe máy đang đi từ xa.
+ Khi đã xác định không có xe đang đến gần, xuống đường đi thẳng đến giữa đường nhìn bên phải để tránh xe đạp, xe máy.
Công thức : Dừng lại - quan sát - lắng nghe - suy nghĩ - đi thẳng. .
Hoạt động 3 : Bài tập thực hành .
- HD làm bài tập.
Em hãy sắp xếp theo trình tự các động tác khi qua đường( suy nghĩ –- đi thẳng -– lắng nghe -– quan sát -– dừng lại ).
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
H. Làm thế nào để qua đường an toàn ở nơi không có đèn tín hiệu ?
H. Các bước để qua đường an toàn.
-> Em cần có thói quen quan sát xe cộ trên những đường phố cụ thể các em thường đi qua.
- Không qua đường ở giữa đoạn đường, nơi nhiều xe đi lại.
- Không qua đường chéo qua ngã tư, ngã năm.
- Không qua đường ở gần xe buýt hoặc xe ô tô đang đỗ hoặc ngay sau khi vừa xuống xe.
- Không qua đường trên đường cao tốc, đường có giải phân cách.
- Không qua đường ở nơi đường dốc, ở sát đầu cầu, đường có khúc quanh hoặc có vật cản che tầm nhìn của xe đang đi tới.
- Qua đường ở nơi không có tín hiệu đèn giao thông .
( Em nhìn bên trái trước, sau đó nhìn bên phải, có thể cả đằng trước và đằng sau nếu ở gần đường giao nhau xem có nhiều xe đang đi tới hay không).
( Khi không có xe đến gần hoặc có đủ thời gian để qua đường trước khi xe tới ).
( Đi theo đường thẳng vì đó là đường ngắn nhất, cùng qua đường với nhiều người, không vừa tiến vừa lùi ).
- Gọi 2 – 3 em HS nêu kết quả bài tập của mình, cả lớp nhận xét, phần trả lời.
- Làm phiếu bài tập ( theo mẫu ).
* Chuẩn bị : quan sát những con đường từ nhà đến trường để chuẩn bị bài học con đường an toàn.
TẬP ĐỌC
CHIẾC MÁY BƠM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Luyện đọc đúng các từ : múc nước, Aùc – si – mét, trục xoắn, chảy ngược lên, dẫn nước . Biết ngắt nghỉ hơi đúng. Bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng,tình cảm, thể hiện sự kính trọng, cảm phục với nhà bác học cổ đại Aùc –si – mét.
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
+ Hiểu các từ ngữ :Aùc –si - mét ,tính tới tính lui, đinh vít. 
 + Học sinh hiểu được nội dung : Câu chuyện ca ngợi nhà bác học cổ đại Hi Lạp Aùc – si – mét. Bằng óc sáng tạo, lao động cần cù và đặc biệt là sự thông cảm, sẻ chia vất vả của ông đối với những người nông dân mà chiếc máy bơm đầu tiên của loài người ra đời.
-Giúp HS lao động cần cù vàbiết chia sẻ vất vả của những người nông dân .
II. CHUẨN BỊ :
 GV : Tranh minh hoạ bài đọc .
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .Một đinh vít, mô hình hoặc vật thật của trục xoắn.
 HS : Sách giáo khoa .Vở .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Hát.
 2. Bài cuÕ : Gọi HS đọc bài “ Cái cầu”. 
 H. Người cha trong bài thơ làm nghề gì ?(Quyên)
 H. Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ?( Nhi )
 H. Nêu nội dung chính? (Trang )
 3.Bài mới : Giới thiệu bài . GV ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- GV đọc mẫu lần 1 .
- Gọi 1 HS đọc .
- Yêu cầu lớp đọc thầm và tìm hiểu. 
H. Bài văn nói đến nhà bác học nào ?
- Yêu cầu đọc theo từng câu.
- GV theo dõi - Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn - GV hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi.
Thấy những người nông dân phải múc nước sông vào ống , / rồi vác lên / tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao , / anh thanh niên Aùc – si – mét thầm nghĩ : // “ Liệu có cách gì để nước chảy ngược lên cao đỡ vất vả không nhỉ ? ” // 
- Hướng dẫn đọc trong nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu .
- GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1. 
H. Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào ?
-Giảng từ : Aùc – si – mét : Nhà bác học cổ Hi Lạp.
Ý1: Sự vất vả của người nông dân.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2 ,3.
H. Aùc – si – mét đã nghĩ ra cách gì để giúp nông dân ? 
Giảng: tính tới tính lui: tính toán suy nghĩ kĩ.
H: Hãy tả chiếc máy bơm của Aùc – si – mét ?
- Giảng từ : đinh vít : loại đinh có rãnh xoắn.
Ý2: Aùc – si – mét đã chế tạo ra chiếc máy bơm đầu tiên để giúp người nông dân. 
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Yêu cầu HS thảo luận tìm nội dung chính.
-GV chốt ý – ghi bảng :
Nội dung chính : Câu chuyện ca ngợi nhà bác học cổ đại Hi Lạp Aùc – si – mét.
 Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn cách đọc bài: Giáo viên treo bảng phụ .
- Giáo viên theo dõi - sửa sai .- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
- Yêu cầu luyện đọc bài .
- Yêu cầu HS thi đọc.
- Nhận xét - đánh giá .
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc toàn bài và chú giải .
- Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu.
- Nhà bác học Aùc –si –mét .
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS phát âm từ khó .
-Đọc từng đoạn nối tiếp.
- HS đọc theo nhóm 3 .
- Đại diện các nhóm đọc - nhận xét .
-1 HS đọc - lớp đọc thầm theo.
( Những người nông dân phải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao.)
-1 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm.
( Ông đã làm một cái máy bơm để dẫn nườc từ dưới sông lên cao .)
( Chiếc máy bơm là một đường ống có hai cửa : một cửa dẫn nước sông vào, còn một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằêng cách làm quay trục xoắn, nước sông được dẫn lên cao . )
- HS nhắc lại ý 2.
- 1 HS đọc toàn bài .
- HS thảo luận nhóm 3 - tìm hiểu nội dung chính. 
- 4 HS nhắc lại.
-HS quan sát - đọc theo hướng dẫn .
HS theo dõi.
- HS luyện đọc cá nhân theo từng đoạn . - -Một số HS thi đọc từng đoạn, cả bài.
- Lớp theo dõi – nhận xét.
- Lớp chấm điểm – chọn bạn đọc hay .
 4. Củng cố – Dặn dò : 
- 2 HS thi đọc diễn cảm toàn bài - bình chọn em đọc hay .
- Nhận xét tiết học .
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 22.doc