Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

 Tập đọc – kể chuyện

 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

 I.MỤC TIÊU:

A Tập Đọc

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 -Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-đi-xơn; các từ ngữ: nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra.

2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.

 -Nắm được nội dung câu chuyện: ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

 B Kể Chuyện

 1.Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các ban dựng lại câu chuyện theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn và bà cụ già)

 2. Rèn kĩ năng nghe

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 22 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
 	 Tập đọc – kể chuyện
 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
 I.MỤC TIÊU: 
A Tập Đọc
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 -Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-đi-xơn; các từ ngữ: nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 -Nắm được nội dung câu chuyện: ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
 B Kể Chuyện
 1.Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các ban dựng lại câu chuyện theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn và bà cụ già)
 2. Rèn kĩ năng nghe 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ trong SGK 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -2 HS đọc bài Người trí thức yêu nước và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 -GV nhận xét, cho điểm.
 TẬP ĐỌC
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết về một nhà bác học vĩ đại vào bậc nhất thế giới, đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Ông là Ê-đi-xơn. Nhờ có ông mà chúng ta mới có điện dùng như hôm nay.Qua câu chuyện này các em sẽ thấy Ê-đi-xơn có óc sáng tạo diệu kì và quan tâm đến con người như thế nào.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
 3
Luyện đọc 
 - GV đọc toàn bài
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
-GV viết bảng :Ê-đi-xơn
 + Đọc từng đoạn trước lớp.
-GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc từng
 đoạnvới giọng thích hợp.
 +Đọc từng đoạn trong nhóm 
-GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 +Thi đọc giữa các nhóm 
 +Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 GV chốt lại câu trả lời đúng
1.Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn
 2.Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
3.Bà cụ mong muốn điều gì? Vì sao?
4.Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì?
5. Nhờ đâu ước mong của bà cụ được thực hiện?
6.Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?
Luyện đọc lại
-GV đọc mẫu đoạn 3 , hướng dẫn HS đọc đúng lời các nhân vật.
-GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt nhất.
 -HS kết hợp đọc thầm
-HS đọc cá nhân- đồng thanh
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Đọc đúng các từ: nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu.
- HS đọc các từ chú giải trong bài
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau .
-Các nhóm đọc đồng thanh .
-Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
-1 HS đọc câu hỏi ,các HS khác trả lời
( Ông là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847 mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.)
 (Lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo tới xem.Bà cụ cũng là một trong số những người đó.)
 ( Bà mong ông Ê-đi-xơn làm một thứ xe không cần ngựa kéo mà vẫn êm. Vì xe ngựa đi rất xóc, bà cụ sẽ bị ốm.)
 (Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện.)
 (Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.)
(Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.)
-HS thi đọc đoạn văn.
 KỂ CHUYỆN
 1
 2
GV nêu nhiệm vụ: Tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai.
Hướng dẫn dựng lại câu chuyện theo vai
-GV nhắc HS :Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hơp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
-GV theo dõi, tuyên dương những nhóm kể tốt nhất 
-HS nghe yêu cầu.
-HS tự hình thành nhóm và phân vai.
-Từng tốp 3 HS kể lại câu chuyện theo vai
-Sau mỗi lần HS kể,cả lớp bình chọn những nhóm kể chuyện hay nhất, sinh động nhất.
IV
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
-Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì?
-GV nhận xét tiết học ;yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Toán
LuyƯn tËp 
I. MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh:
	- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
	- Củng cố kĩ năng xem lịch (tờ lịch tháng năm . . . ).
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tờ lịch năm (như SGK).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
	- Một năm có bao nhiêu tháng? Kể tên các tháng trong năm.
- Nêu số ngày của từng tháng trong năm.
- GV treo tờ lịch và hỏi HS bất kì thứ ngày trong tháng.
- Nhận xét bài cũ.
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚIø : 	Tháng – năm (tiếp theo)
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS xem lịch tháng (trong sách gk).
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS xem lịch năm 2005.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: 
- Gọi HS tự trả lời.
- Nhận xét cho điểm.
Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó giải thích cách làm.
- HS xem lịch theo yêu cầu của GV.
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
- HS Xem lịch 2005.
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là ngày thứ tư.
- 
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
a) Những tháng có 30 ngày là tháng 4, 6, 9, 11.
b) Những tháng có 31 ngày là tháng1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
- HS giải thích: tháng Tám có 31 ngày. Sau đó tính dần: ngày 30 tháng 8 là chủ nhật, ngày 31 tháng 8 là thứ hai, ngày 1 tháng 9 là thứ ba, ngày 2 tháng 9 là thứ tư. Vậy phải khoanh tròn vào chữ C.
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- GV treo tờ lịch 2010 và hỏi HS bất kì thứ ngày, tháng trong năm.
- Về nhà thực hành xem lịch nhiều.
- Chuẩn bị bài : Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
- GV nhận xét tiết học.
 Đạo đức
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI
I.MỤC TIÊU:
1.Học sinh hiểu :
 - Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
 	- Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.
 	- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,; quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc ( ngôn ngữ, trang phục )
2.HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.
3.HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	- Vở bài tập đạo đức
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 
 A.KIỂM TRA BÀI CŨ
 	- Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài ?
 	- Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài ?
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 2 )
HĐ 
GIÁOVIÊN
HỌC SINH
IV 
CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Nếu có một vị khách nước ngoài đi lạc đường ,ø hỏi thăm em và đưa dịa chỉ cho em lúc đó em sẽ xử lí như thế nào?
- Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài?
- Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày 26 tháng1 năm 2010
	THỂ DỤC
Ôn nhảy dây-Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
I.Mục tiêu:
-Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng
-Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường luyện tập 
-Còi , dây.1 em một dây nhảy và kẻ sân cho trò chơi
Hoạt động dạy, học
Nội dung
Cách tổ chức
1Phần mở đầu
-Gv nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
-Tập bài thể dục phát triển chung1 lần
-Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập
*Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
 2 Phần cơ bản
a)Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân
+HS đứng tại chỗ tập so dây, trao dây, quay dây và tập chụm bật nhảy nhẹ nhàng
+Tập luyện theo tổ hoặc cho từng nhóm luân phiên thay nhau tập
-Gv thường xuyên HD, sửa chữa động tác sai cho HS, Có thể phân công từng đôi thay nhau người tập, người đếm số lần. Kết thúc nội dung xem tổ nào, bạn nào nhảy được nhiều lần nhất. GV HD thêm để các em có thể tự tập ở nhà
*Cả lớp nhảy dây đồng loạt 1 lần. Em nào có số lần nhảy nhiều lần nhất được biểu dương
b)Chơi trò chơi trò lò cò tiếp sức
-GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi, tổ nào không phạm quy, tổ đó thắng. GV chú ý tránh để xảy ra chấn thương và quy định rõ ràng đường lò cò về cửa các tổ, tránh tình trạng các em va vào nhau trong khi thựchiện
 3. Phần kết thúc
-Tập một số động tác hồi tĩnh (Do GV chọn). Hít thở sâu
-GV cùng HS hệ thốngbài và nhận xét
-GV giao bài tập về nhà: Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
HS thực hiện theo tổ 
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
-Chọn 4-5 em nhảy khá lên thực hiện trước lớp 
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
Ê- ĐI- XƠN
I. MỤC TIÊU
 1.Rèn kĩ năng viết chính tả
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn về Ê- đi- xơn. 
 - Làm đúng bài tập về âm, dấu thanh dễ lẫn ( ch/tr; dấu hỏi/ dấu ngã) và giải câu đố.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bút dạ, giấy khổ to cho các nh ... ng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục nhà bác học Aùc- si- mét.
2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi Aùc- si- mét – nhà bác học biết thông cảm với lao động vất vả của những người nông dân.Bằng ócsáng tạo và lao động cần cù, ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 3 HS đọc thuộc lòng bài Cái cầu và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 - GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hôm nay các em sẽ học bài Chiếc máy bơm. Với bài đọc này các em sẽ biết chiếc máy bơm đầu tiên của loài người ra đời như thế nào? Ai là người đã phát minh ra chiếc máy bơm đó?
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu trước lớp
GV viết bảng: Aùc- si- mét
 + Đọc từng đoạn trước lớp
GV có thể chia bài thành 3 đoạn, 
 ( Mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
 + Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
 + Đọc đồng thanh
 Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
1. Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào?
2. Aùc- si- mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó? 
3. Hãy tả chiếc máy bơm của Aùc- si- mét?
4. Đến nay chiếc máy bơm cổ xưa của ông còn được sử dụng như thế nào?
5. Nhờ đâu chiếc máy bơm đầu tiên được ra đời?
Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS tự chọn và đọc diễn cảm một đoạn văn.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc hay nhất .
- HS kết hợp đọc thầm
 - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
 - HS đọc cá nhân - đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Chú ý đọc với giọng kể chậm rãi, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng nhà bác học Aùc- si- mét
 - HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn
 - Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm đọc đồng thanh.
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Họ phải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao
 - Anh nghĩ phải làm cách nào cho nước chảy ngược lên ruộng nương để ngưòi lao động đỡ vất vả.
 - Đó là một đường ống có hai cửa: một cửa dẫn nước sông vào, một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm xoay trục xoắn, nước dưới sông sẽ được dẫn lên cao.
- Đến nay loài người vẫn sử dụng nguyên lí chiếc máy bơm do Aùc- si- mét chế tạo. Những cánh xoắn của máy bay, tàu thuỷ và cả những chiếc đinh vít chúng ta thường dùng chính là con cháu của chiếc máy bơm cổ xưa.
- Nhờ óc sáng tạo và tình yêu thương của Aùc- si- mét với những người nông dân. Ông muốn làm gì đó giúp họ đỡ vất vả.
- HS thi đọc từng đoạn.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc hay nhất.
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Em hiểu điều gì qua câu chuyện Chiếc máy bơm?
- Em thấy có điểm gì giống nhau giữa hai nhà khoa học Ê- đi- xơn và Aùc- si –mét?
 - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài.
Tiết 2
Tiết 3 Tiết 4 	Hát nhạc 
ÔN TẬP BÀI HÁT : CÙNG MÚA VUI DƯỚI TRĂNG
GIỚI THIỆU KHUÔNG NHẠC VÀ KHOÁ SON
I. MỤC TIÊU:
	- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca . Hát đồng đều , hoà giọng .
	- Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ hoạ.
	- Nhận biết khuông nhạc và khoá son.
II. CHUẨN BỊ :
	- Nhạc cụ quen dùng , băng nhạc , máy nghe.
	- Một số động tác phụ hoạ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Gọi h/s lên hát bài hát : Cùng múa hát dưới trăng 
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
	- hôm nay cô cùng các em ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng và các em sẽ được học nhận biết về khuông nhạc và khoá son.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng
- Cho cả lớp hát 2-3 lần 
- G/v giúp h/s hát đúng các tiếng có luyến trong bài.
- chia lớp làm 3 nhóm . Mỗi nhóm hát như sau :
Nhóm 1 : 
 Mặt trăng tròn nhô lên 
Toả sáng xanh khu rừng 
Nhóm 2
Thỏ mẹ và Thỏ con 
Nắm tay cùng vui múa 
Nhóm 3
Hươu , Nai , Sóc đến xem 
Xin mời vào nhảy cùng .
 Cả lớp
La la lá la lá la 
Cùng múa hát dưới trăng.
Hoạt động 2: Tập biểu diễn kết hợp động tác.
+ Động tác 1: 2 tay đưa lên thành hình vòng tròn, nhún chân vào phách mảnhồi nghiêng sang trái , sang phải theo câu hát.
+ Động tác 2: tay phải chỉ vào khoảng không như đang giới thiệu con vật
+ Động tác 3: vẫy tay như mời bạn đến nhảy múa 
+ Động tác 4: Vỗ tay theo tiết tấu
- Cho h/s vừa hát , vừa kết hợp làm động tác .
Hoạt động 3: Giới thiệu khuông nhạc , khoá son 
- Đưa bảng phụ kẻ sẳn khuông nhạc : khuông nhạc gồm có : 5 dòng kẻ song song cách đều nhau. Các dòng kẻ và các khe được tính từ dưới lên ( gồm 5 dòng , 4 khe)
- Khoá son : đặt ở đầu khuông nhạc 
- Nốt son : đặt trên dòng kẻ thứ 2 
- Ch h/s tập viết khoá son và nốt son vào bảng con.
- Cả lớp hát 
- Thực hịên theo sự hướng dẫn của g/v
- Hát theo nhóm 
- h/s tập động tác phụ hoạ theo hướng dẫn của g/v
- Lăng nghe
- Viết vào bảng con : khoá son , nốt son
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Chúng ta vừa học bài gì? Khoá gì ? nốt gì?
- Cho cả lớp hát đồng thanh 1 lần 
- Về nhà tiếp tục tập hát và kết hợp tập động tác phụ hoạ- Nhận xét tiết học.
Tiết 5 	ÔN TOÁN 
-Giáo viên ra một số bài tập cho học sinh làm bài vào vở, thu vở chấm, nhận xét, tuyên dương
 Bài 1:Tính nhẩm:
3500 + 200 = ; 7900 – 800 = ; 4400 + 300 = ; 5000 + 500 = 
8800 – 800 = ; 7000 + 3000 = ; 10000 – 3000 = ; 2000 + 8000 =
 Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
 4756 + 2834 6927 + 835 7571 – 2664 9090 – 8989
   .. 
 ..  . ..
   .. 
 Bài 3 : một thư viện có 960 cuốn truyện tranh, sau đó mua thêm được bằng 1/6 số truyện tranh đã có. Hỏi thư viện có tất cả bao nhiêu cuốn truyện tranh? 
 Bài 4: Tìm X:
 a) X + 285 = 2094 b) X – 45 = 5605 c) 6000 – X = 2000
  . ..
  .. 
----------------------------------------------
Tiết 1 Tiết 2 
 Tiết 4 
	 	Tiết 5	 AN TOÀN GIAO THÔNG 
KỸ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : 
	- Biết các đặc điểm an toàn , kém an toàn của đường phố.
	2. Kỹ năng:
	- Biết chọn nơi qua đường an toàn .
	- Biết xử lý khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn.
	3. Thái độ :
	- Chấp hành những quy định của luật GTĐB
II. CHUẨN BỊ :
	- Phiếu giao việc .
	- 5 bức tranh về những nơi qua đường không an toàn 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
GIÁO VIÊN 
HỌC SINH
1
2
3
Hoạt động 1 : Đi bộ an toàn trên đường
* Mục tiêu: 
+Kiểm tra nhận thức của h/s về cách đi bộ an toàn.
+ H/s biết xử lý tình huống khi gặp trở ngại trên đường .
* Cách tiến hành:
- G/v nêu câu hỏi :
+ Để đi bộ được an toàn em phải đi trên đường nào và đi như thế nào?
* Tình huống :
- Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè em sẽ đi như thế nào?
Hoạt động 2 : Qua đường an toàn .
* Mục tiêu: 
+ H/s biết cách đi , chọn nơi và thời điểm để qua đường an toàn .
+ H/s nắm được những điểm và những nơi cần tránh khi qua đường .
* Cách tiến hành:
a) Những tình huống qua đường không an toàn :
- G/v chia lớp thành 6 nhóm và cho thảo luận về nội dung 5 bức tranh , gợi ý cho h/s nhận xét về những nơi qua đường không an toàn .
+ Muốn qua đường an toàn phải tránh những điều gì ?
b) Qua đường có đèn tín hiệu:
- Nếu phải qua đừơng ở những nơi có đèn tín hiệu em phải đi như thế nào?
- G/v gợi ý :
+ Em sẽ quan sát như thế nào?
+ Em nghe , nhìn thấy gì?
+ Theo em khi nào qua đường thì an toàn?
+ Em nên qua đường như thế nào?
c) Kết luận :
- Để qua đường an toàn ta phải : dừng lại , quan sát , lắng nghe, suy nghĩ , đi thẳng .
Hoạt động 3 : Bài tập thực hành 
- Em hãy xắp xếp theo trình tự các động tác khi qua đường . ( Suy nghĩ , lắng nghe , quan sát , dừng lại , đi thẳng )
- Gọi 2-3 h/s lên nêu kết quả bài tập của mình.
- Đi bộ trên vỉa hè 
- Đi với người lớn và nắm tay người lớn
- Phải chú ý quan sát trên đường , không mải nhìn cửa hàng hoặc quang cảnh bên đường.
- Em phải đi sát lề đường.
- Không qua đường ở giữa đoạn đường nơi có nhiều xe đi lại.
- Không qua đường chéo qua ngã tư , ngã năm.
- Không qua đường ở gần xe buýt hoặc ô tô đang đỗ hoặc ngay sau khi vừa xuống xe.
- Nhìn bên trái trước sau đó nhìn bên phải có thể cả đằng trước , đằng sau.
- Có nhiều xe đi tới từ bên trái không ? Các xe đó đi có nhanh không ? Tiếng còi ở xa hay gần?....
- Khi không có xe đến gần hoặc có đủ thời gian để qua đường trước khi xe tới.
- Đi theo đường thẳng vì đó là đường ngắn nhất , cùng qua đường với nhiều người , không vừa tiến , vừa lùi.
- H/s xắp xếp thứ tự : Dừng lại , quan sát , lắng nghe , suy nghĩ , đi thẳng .
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Làm thế nào để qua đường an toàn ở nơi không có đèn tín hiệu 
- Các bước để qua đường an toàn.
- Em cần có thói quen quan sát xe cộ trên những đường phố cụ thể các em thường đi qua .
- Chuẩn bị : quan sát con đường từ nhà đến trường .
- Nhận xét tiết học .
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22.doc