Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Đạo đức

Tiết 22 Bài: TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI. ( Tiết 2)

I – MỤC TIÊU:

Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.

Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.

Biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.

Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,.quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc (ngôn ngữ, trang phục.).

Học sinh biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.

Học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 23 / 1/ 2010
 Ngày dạy: Thứ hai : 25 / 1 / 2010
TUẦN 22
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Đạo đức
Tôn trọng khách nước ngoài ( Tiết 2)
2
Tập đọc- KC
Nhà bác học và bà cụ.
3
Tập đọc - KC
Nhà bác học và bà cụ.
4
Toán
Luyện tập.
5
Hoạt động T.T
Môn: Đạo đức
Tiết 22 Bài: TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI. ( Tiết 2)
TUẦN 22
I – MỤC TIÊU:
Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.
Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
Biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.
Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,...quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc (ngôn ngữ, trang phục...).
Học sinh biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.
Học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II - TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN.
Vở bài tập đạo đức 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
1 học sinh :Khi gặp khách nước ngoài em làm gì ? - Khi gặp khách nước ngoài em chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ cần giúp đỡ .
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau:
 Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết? (Qua chứng kiến ở ti vi, đài báo...)
 Em có nhận xét gì về những hành vi đó?
Giáo viên kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
Học sinh trao đổi theo cặp.
Học sinh lên trình bày trước lớp.
Các bạn khác bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp sau:
a) Bạn Vi lúng túng, xấu hổ không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
b) Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giày, mua đồ lưu niệm mặc dù họ đã lắc đầu từ chối.
c) Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm.
Học sinh thảo luận nhóm.
Bạn Vi không nên ngượng ngùng , xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ. (vui vẻ nhìn thẳng vào mặt họ, không cúi đầu hoặc quay đầu nhìn đi chỗ khác).
Nếu khách nước ngoài đã ra hiệu không muốn mua, các bạn không nên bám theo sau làm cho khách khó chịu.
Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách.
Đại diện từng nhóm lên trình bày.
Cả lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai.
Mục tiêu: Học sinh biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể.
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống
a) Có vị khách đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập
b) Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ.
Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện điều gì?
Học sinh thảo luận đóng vai.
Cần chào đón khách niềm nở.
Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.
Các nhóm lên đóng vai.
Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
Thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước và con người Việt Nam.
4. Củng cố: Đọc bài học.
5. Dặn dò: Về thực hiện theo bài học.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
------------------------------------------0------------------------------------
Môn: Tập đọc - Kể chuyện.
Tiết 64 + 65 Bài: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ.
TUẦN 22
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A-TẬP ĐỌC
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-đi-xơn, các từ ngữ: nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra.
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (Ê-đi-xơn, bà cụ).
Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới (nhà bác học, cười móm mém).
Hiểu nội dung : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.( trả lòi các câu hỏi 1,2,3,4)
B-KỂ CHUYỆN
Rèn kĩ năng nói: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ)
Rèn kĩ năng nghe.
Giáo dục học sinh yêu thích khoa học, kính trọng các nhà khoa học. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh ảnh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Một vài đạo cụ để học sinh làm bài tập phân vai dựng lại câu chuyện: một mũ phớt cho Ê-đi-xơn, một cái khăn cho bà cụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A-TẬP ĐỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài Người trí thức yêu nước. Nêu nội dung bài.
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn.
Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
Bà cụ mong muốn điều gì?
Vì sao cụ mong muốn chiếc xe không cần ngựa kéo?
Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩa gì?
Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?
Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?
Luyện đọc lại.
Giáo viên đọc mẫu đoạn 3.
Học sinh lắng nghe - đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Học sinh sửa lỗi phát âm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Tìm hiểu từ chú giải cuối bài.
Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn 1000 sáng chế...
Lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ là một trong số những người đó.
Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ ốm.
Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện.
Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
Học sinh lắng nghe, theo dõi.
Học sinh đọc đoạn 3.
học sinh đọc lại truyện theo 3 vai.
Lớp nhận xét.
B-KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ.
2. Hướng dẫn học sinh dựng lại câu chuyện theo vai.
Yêu cầu học sinh nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ, kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
Học sinh theo dõi.
 Học sinh tự hình thành nhóm, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất.
3. Củng cố: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (Khoa học đem lại những điều tốt đẹp cho con người).
4. Dặn dò: Về luyện đọc thêm - tập dựng hoạt cảnh theo nội dung câu chuyện.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------------0----------------------------------
Môn: Toán
Tiết 106 Bài: LUYỆN TẬP
TUẦN 22
I – MỤC TIÊU:
Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm).
Dạng bài 1, bài 2 không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
Rèn cho học sinh kỹ năng xem lịch.
Học sinh biết vận dụng vào trong thực tế.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2005.
Tờ lịch năm 2010.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 
1 học sinh: Một năm có bao nhiêu tháng? Là những tháng nào?
học sinh: Nêu cách tính tháng đủ, tháng thiếu trên mu bàn tay?
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài.
Bài 1:Yêu cầu học sinh xem lịch năm 2004 và trả lời.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh xem lịch năm 2005 .
Gọi 1 học sinh đọc đề.
Mời 1 học sinh làm bảng lớp.
 Cho cả lớp làm bài vào vở.
Nhận xét .
Bài 3:
Học sinh dựa vào cách tính tháng ngày đủ trên mu bàn tay để làm bài.
Gọi 1 học sinh đọc đề.
Mời 1 học sinh làm bảng lớp.
 Cho cả lớp làm bài vào vở.
Nhận xét .
Bài 4:
Gọi 1 học sinh đọc đề.
Mời 1 học sinh làm bảng lớp.
Cho cả lớp làm bài vào bảng con.
Bài 1: - 1 học sinh đọc đề.
1 học sinh trả lời.
Ngày 3 tháng 2 là thứ ba.
Ngày 8 tháng 3 là thứ hai.
Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ hai.
Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ bảy.
Bài 2: - 1 học sinh đọc đề.
1 học sinh làm bảng lớp.
 Cả lớp làm bài vào vở.
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ tư.
Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ sáu
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là chủ nhật
Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ bảy.
Bài 3: - 1 học sinh đọc đề.
1 học sinh làm bảng lớp.
 Cả lớp làm bài vào vở.
Trong một năm.
a) Tháng có 30 ngày là: tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
b) Tháng  ... 
Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào?
Học thuộc lòng bài thơ.
Giáo viên nhận xét.
Học sinh lắng nghe - đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Sửa lỗi phát âm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
Tìm hiểu từ giải nghĩa cuối bài.
Luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm
Các nhóm thi đọc bài.
Học sinh đọc thầm bài thơ.
Cha làm nghề xây dựng cầu.
Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã.
Bạn nghỉ đến sợi tơ nhỏ, như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến ngọn gió như chiếc cầu giúp sáo sang sông...
Bạn nghĩ đến chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ.
Chiếc cầu trong tấm ảnh - cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên.
Em thích hình ảnh chiếc cầu làm bằng sợi tơ nhện bắc qua chum nước vì đó là hình ảnh rất đẹp, rất kì lạ.
Em thích hình ảnh chiếc cầu tre như chiếc võng mắc trên sông ru người qua lại.
Bạn yêu cha, tự hào về cha.
Học sinh luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
Học sinh thi đọc từng khổ thơ, cả bài thơ.
 Cả lớp bình chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố: Nêu nội dung bài thơ. – Học sinh nêu.
4. Dặn dò: Về luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------------0---------------------------------
Môn: Toán
Tiết 107 Bài: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
TUẦN 22
I – MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh:
Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính và đường kính của hình tròn.
Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số mô hình hình tròn: mặt đồng hồ, chiếc đĩa hình.
Com pa dùng cho giáo viên và học sinh.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh: Một năm có bao nhiêu tháng? - Một năm có 12 tháng
1 học sinh: Một tháng có mấy ngày? - Một tháng có 30 hoặc 31 ngày . Riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
1 học sinh: Hãy kể tên các tháng đủ và tháng thiếu trong năm? - Các tháng đủ 4, 6, 9, 11, 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 và tháng thiếu trong năm tháng 2.
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu về hình tròn.
Giáo viên đưa mặt đồng hồ, chiếc đĩa hình.
Mặt đồng hồ, chiếc đĩa hình có dạng hình gì?
Giáo viên giới thiệu hình tròn đã vẽ sẵn trên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB.
Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn.
Giáo viên cho học sinh quan sát cái com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa.
Com pa có 2 trục: trục đứng có mũi sắt nhọn, trục quay để bỏ bút chì, phấn. 
Com pa dùng để làm gì ?
Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 12cm
Nêu cách vẽ hình tròn tâm O bán kính 2cm?
Thực hành
Bài 1:
Yêu cầu học sinh quan sát hình tròn rồiø trả lời , nêu đúng tên của hình.
Bài 2:
Gọi 1 học sinh đọc đề.
Mời 1 học sinh làm bảng lớp.
Cho cả lớp làm bài vào bảng con.
Bài 3:
Yêu cầu học sinh vẽ được bán kính OM và đường kính CD.
Gọi 1 học sinh đọc đề.
Mời 1 học sinh làm bảng lớp.
 Cho cả lớp làm bài vào vở.
Nhận xét .
Học sinh quan sát nhận xét.
Dạng hình tròn.
Học sinh nhận xét: Trong một hình tròn:
+ Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
 M
 A B
 O
+ Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính.
Com pa dùng để vẽ hình tròn.
Mởø rộng com pa bằng 2cm trên thước có chia vạch cm.
Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay 1 vòng vẽ thành hình tròn.
Bài 1: Học sinh quan sát hình tròn rồiø trả lời , nêu đúng tên của hình.
a) OM, ON, OP, OQ là bán kính;
MN PQ là đường kính.
b) OA, OB là bán kính.
AB là đường kính.
Bài 2: - 1 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh làm bảng lớp.
Cả lớp làm bài vào bảng con. 
Học sinh tự vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm và hình tròn tâm I bán kính 3cm 
Bài 3
a) Vẽ được bán kính OM, đường kính CD.
 M 
 C D
 O
b) Câu cuối cùng đúng, hai câu đầu sai.
3. Củng cố: Tìm thêm các sự vật có dạng hình tròn? - Học sinh trả lời.
4. Dặn dò: Về làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở.
---------------------------------------0---------------------------------
Môn: Chính tả (Nghe-viết)
Tiết 43 Bài: Ê-ĐI-XƠN.
TUẦN 22
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng bài tập (2) a / b về âm, dấu thanh dễ lẫn tr/ch và giải đố.
Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. 
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp viết (2 lần) 3 từ ngữ cần điền tr/ch.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lên viết bảng lớp, lớp viết bảng con: trí thức, chuyên cần, trí óc, chữa bệnh, chế tạo, trí tuệ.
Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh nghe viết
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Giáo viên đọc đoạn viết.
Những chữ nào trong bài được viết hoa?
Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào?
Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con một số từ khó : Ê-đi-xơn, sáng tạo, cống hiến, mong muốn, trái đất.
Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh soát và sửa lỗi.
Chấm, chữa bài.
Giáo viên chấm một số bài.
Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a) Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Học sinh đọc câu đố đã điền đúng âm đầu.
 Học sinh làm bài vào vở bài tập.
Học sinh lắng nghe - đọc thầm.
2 học sinh đọc lại bài viết.
Những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê-đi-xơn.
Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng.
Học sinh viết bảng con : Ê-đi-xơn, sáng tạo, cống hiến, mong muốn, trái đất.
Học sinh nghe – viết chính tả.
 Học sinh soát bài.
 Học sinh soát và sửa lỗi.
Bài tập 2:
Học sinh làm bài cá nhân, quan sát tranh minh họa để giải câu đố.
a) Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống? Giải câu đố.
Lời giải:
Mặt tròn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lửng trên cao
Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu.
 (là gì ?)
Là mặt trời.
3. Củng cố: Học sinh nhắc lại cách viết hoa tên riêng người nước ngoài. Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng. 
 b: Dành cho học sinh khá giỏi.
Học sinh làm miệng.
Học sinh đọc câu đố đã điền đúng dấu thanh.
 b) Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm? Giải câu đố.
 Cánh gì cánh chẳng biết bay
Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi.
 Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi
Bát cơm trắng dẻo, đĩa xôi thơm bùi.
 (là gì ?)
 Là cánh đồng
4. Dặn dò: Về sửa lỗi (Nếu sai)
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
--------------------------------------------0-----------------------------------
TUẦN 22
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn : Thể dục
 Tiết 43 Bài : ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I - MỤC TIÊU : - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Học sinh thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng . Nắm được cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, dây nhảy.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn nhảy dây, chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Cho học sinh xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối, hông, cổ chân.
- Cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 tổ lên tập nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- Cho học sinh đứng tại chỗ tập các động tác so dây, trao dây, quay dây và cho học sinh tập chụm 2 chân bật nhảy không có dây, rồi có dây. 
- Giáo viên cho học sinh tập luyện theo nhóm, giáo viên theo dõi sửa chữa động tác.
- Cho cả lớp nhảy dây đồng loạt 1 lần. Em nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương.
* Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nêu lại cách chơi. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
- Cho các tổ thi đua xem tổ nào là vô địch.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố: - Cho học sinh hồi tĩnh, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài và nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà ôn lại nội dung nhảy dây.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
1- 2’
3’
10 - 12’
2- 3 lần
8- 10’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT
******************
* LT
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* LT
 XP
 CB
* LT
----------------------------------------------0-----------------------------------
TUẦN 22 
Môn: Hoạt động tập thể
Tiết 43: CHÀO CỜ ( TOÀN TRƯỜNG)
------------------------------------0---------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22, thu 2,3.doc