Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường TH Lộc Hòa

Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường TH Lộc Hòa

TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN:

NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

I/ Mục tiêu

 Biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 Hiểu ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phụ vụ con người.(trả lời câu hỏi 1,2,3,4)

 GD HS yêu quý nhà bác học Ê-đi-xơn.

 Kể chuyện: Biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.

II/Chuẩn bị:

 Tranh minh hoạ SGK.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường TH Lộc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: 
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I/ Mục tiêu
Biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phụ vụ con người.(trả lời câu hỏi 1,2,3,4) 
GD HS yêu quý nhà bác học Ê-đi-xơn. 
Kể chuyện: Biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II/Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ SGK.
III/Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/.Ổn định:
2/.Kiểm tra: 
-Đọc và TLCH bài: “Bàn tay cô giáo”. Nhận xét ghi điểm.
 3/.Bài mới:
b. Luyện đọc:
-Đọc mẫu lần 1:
-Hướng dẫn luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ:
-Hướng dẫn học sinh đọc từng câu cả bài và luyện phát âm từ khó.
-Đọc đoạn và giải nghĩa từ: 
-Đọc theo nhóm 
Thi đọc nhóm
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Y/c: Học sinh đọc thầm đoạn 1
?Em hãy nói những điều em biết về nhà bác học Ê –đi xơn?
-Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
-Đọc thầm đoạn 2, 3.
?Bà cụ mong muốn điều gì ?
?Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo?
-Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn suy nghĩ gì?
-Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 4
?Nhờ đâu mong ước của bà cụ thành hiện thực?
?Theo em nhà khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
d.Luyện đọc lại bài:
-Luyện đọc đoạn thể hiện giọng nhân vật 
-Nhận xét tuyên dương ( Có thể cho học sinh sắm vai nhân vật)
KỂ CHUYỆN
- Gọi học sinh đọc yêu cầu phần kể chuyện:
HS phân vai kể tóm tắt nội dung câu chuyện theo hướng dẫn củaGV
GV nhận xét tuyên dương
YC 1 vài HS kể lại câu chuyện
4.Củng cố:
-Qua phần đọc và hiểu bài em rút ra đươcï bài học gì?
-GDTT cho học sinh về sự sang tạo của bà cụ.
5.Dặn dò-Nhận xét:
-Nhận xét chung tiết học. 
-2 học sinh lên bảng 
-Mỗi học sinh đọc từng câu đến hết bài.
 học sinh luyện đọc (kết hợp giải nghĩa từ theo hướng dẫn của giáo viên ).
-Đọc nối tiếp theo nhóm
-các nhóm thi đua
-1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
- học sinh xung phong.
 -Lúc Ê-đi-xơn chế ra đèn điện
-2 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
-Có 1 chiếc xe không cần ngựa kéo
-Vì xe ngựa đi xốc, nên người già như cụ sẽ không thích đi
-..chế tạo ra chiếc xe chạy bằng dòng điện.
-1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
-Óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm lao động của nhà bác học Ê-đi-xơn 
-Học sinh trả lời theo suy nghĩ
-Đoạn 2 và 3
-Nhóm 1 – 4
-Nhóm 2 – 3. T/c nhận xét, bổ sung, sửa sai. 
-1 học sinh 
Các nhóm phân vai kể chuyện
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình
Các nhóm NX lẫn nhau
Vài HS kể lại câu chuyện.
-Lớp nhận xét – bổ sung.
-HS nêu theo sự hiểu biết.
-Về nhà đọc lại bài, TLCH và tập kể lại câu chuyện. -Xem trước bài “ Cái cầu.
TOÁN:
LUYỆN TẬP 
I/Mục tiêu
Biết tên gọi các tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng.
Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm)
Dạng bài 1,2 không nêu tháng 1 là tháng giêng,tháng 12 là tháng chạp.
GD tính chính xác.
II/Chuẩn bị:
Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2011
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên kiểm tra 1 số học sinh về tháng năm theo bài học.
-Nhận xét ghi điểm. NXC. 
Bài mới:
b. Luyện tập thực hành: 
Bài 1: Cho học sinh xem lịch tháng 1, 2, 3 năm 2011 và làm mẫu 1 câu, sâu đó học sinh làm bài tập tương tự.
Bài 2: Yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch năm 2011 và làm bài tương tự như bài 1. 
Bài 3: Cho học sinh và trả lời, -Giáo viên hướng dẫn cách tính tháng ngày theo nắm tay.
Bài 4: tự suy nghĩ và làm bài tập vào vở.T/c cho học sinh sửa sai.
4.Củng cố- dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về nhà Xem lịch của năm khách dựa vào SGK để trả lời.
-3 học sinh lên bảng.
-Học sinh nhận xét – bổ sung. 
-Làm miệng
-Cùng xem và thực hiện 
Dạng bài 1,2 không nêu tháng 1 là tháng giêng,tháng 12 là tháng chạp.
-Học sinh theo yêu cầu.
-Nắm bàn tay, hướng dẫn cách đếm ngày trong tháng, những nơi tay nhô lên là các tháng có 31 ngày và những nơi lõm xuống là những tháng có 30 ngày, chỉ riệng có tháng 2 là 28 (thường ) 29 ngày nêu đó là năm nhuận.
TNXH
RỄ CÂY
I/Mục tiêu
Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.
Phân loại được các loại rễ cây sưu tầm được.
Biết trồng và bảo vệ rừng
II/Chuẩn bị:
Giáo viên và học sinh sưu tầm được một số loại rễ cây theo các dạng rễ mang đến lớp. 
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/.Ổn định:
2/.Kiểm tra:
? Thân cây có chức năng gì?
-Nêu lợi ích của 1 số thân cây đối với đời sống con người ?
3.Bài mới:
b. Hướng dẫn tìm hiêủ bài:
Hoạt động 1: Các loại rễ cây- làm việc với SGK.
MT: Biết các loại rễ chính của cây.
-Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi.
quan sát và nói với nhau về đặc điểm các loại rễ:
-Hình 1, 2, 3, 4: rễ cọc và rễõ chùm
-Hình 5, 6, 7 rễ phụ và rễ củ
-Chỉ định 1 vài cặp học sinh nói đặc điểm các loại rễ.
-Giáo viên: Có hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm, một số cây còn có rễ phụ đâm ra từ nhánh cây và rễ phình to thành củ gọi là rễ củ. 
-Yêu cầu học sinh tìm thêm các cây có các loại rễ cọc, chùm, phụ và củ.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung và hướng dẫn thêm.
-Hoạt động 2:Làm việc với vật thật
-Các nhóm tổng hợp số cây sưu tầm được để về 1 nơi và sau đó cùng nhau sắp xếp theo từng nhóm rễ.
-Giáo viên tổng hợp nhận xét tuyên dương những nhóm sưu tầm được nhiều loại rễ cây và xếp đúng theo các nhóm rễ.
4.Củng cố:
-Nhận xét 
 GDTT cho HS về các loại rễ của cây.
5.Dặn dò – Nhận xét:
-Nhận xét chung giờ học.
-2 học sinh lên bảng 
-Học sinh nhắc tựa.
-Nhóm đôi 
-Báo cáo, nhận xét, bổ sung.
-Cây có 1 rễ chính, xung quanh rễ chình có các rễ nhỏ (rễ cọc).
-Cây có các rễ mọc đề nhau tạo thành 1 chùm rễ (rễ chùm).
-Cây có rễ phình to thành củ(rễ củ).
-Cây có rễ mọc ra từ cành cây(rễ phụ).
-Lắng nghe phần kết luận của GV.
-Sau đó tìm thêm một số cây dựa theo yêu cầu.
-Hoạt động nhóm 4.
-Các nhóm báo cáo, nhận xét, tuyên dương.
-2 học sinh nhắc lại nội dung. 
Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2011
Tập Đọc
CÁI CẦU
I/Mục tiêu
Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
Hiểu ND: Bạn nhỏ rất yêu cha,tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.( Trả lời các câu hỏi ở SGK, thuộc khổ thơ em thích).
GDHS yêu quý những người công nhân,lao động. 
II/Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài thơ phóng to (nếu có).
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: “Nhà bác học và bà cụ”
-Đọc và TLCH của bài.Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung
3.Bài mới:
b. Hướng dẫn luyện đọc:
*Giáo viên đọc mẫu lần 1
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc 1 lần 2 câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
-Theo dõi, nhận xét, sửa sai. 
*Hướng dẫn học sinh đọc từng khổ thơ và kết hợp giải nghĩa từ khó
-Hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc. Lưu ý học sinh đọc 4 câu thơ cuối.
-Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm: Mỗi nhóm thực hiện đọc từng lượt (thi đua).
*Đọc đồng thanh: Đọc theo nhóm.
 Cả lớp
c.Tìm hiểu bài:
-Gọi học sinh đọc từng đoạn. 
-Đoạn 1: Khổ thơ 1.
? Người cha trong bài làm nghề gì ?
? Người cha gởi cho con hình ảnh chiếc cầu nào được bắc qua sông nào?
-Chuyển ý.
Đoạn 2: Khổ thơ 2, 3, 4
?Từ chiếc cầu cha làm bạn nhỏ liên tưởng đến những gì?
-Giáo viên kết hợp giảng tranh, khai thác tranh.
-Bạn nhỏ yên nhất chiếc cầu nào ? Vì sao?
-Đọc thầm lại tòan bộ bài thơ và cho biết em thích nhất hìn h ảnh nào ? Nêu lí do ?
-Giáo viên chốt lại nội dung bài:
?Qua bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với cha như thế nào ?
d.Luyện học thuộc lòng tại lớp: 
-Xoá dần nội dunghai khổ thơ của bài thơ trên bảng và yêu cầu học sinh đọc thuộc,Thi đua theo nhóm học thuộc lòng. 
-Nhận xét, tuyên dương. 
4.Củng cố:
-Đọc lại bài thơ, nêu nội dung. 
-GDTT: Biết ơn những người công nhân, kĩ sư làm ra những sản phẩm, những công trình xây dựng trên đất nước ta.
5.Dặn dò – Nhận xét:
-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
-Học thuộc bài thơ, TLCH và xem trước bài “Nhà ảo thuật”.
-3 học sinh lên bảng. 
-Học sinh nhận xét.
-Theo dõi.
-Học sinh đọc nối tiếp hai câu cho đến hết bài (
-1 học sinh đọc 1 khổ thơ, nối tiếp nhau đến hết, giải nghĩa từ khó theo hướng dẫn của giáo viên.
-HS tìm hiểu từ theo SGK.
-Mỗi nhóm đọc từng đoạn, hết bài (3 học sinh). -Nhóm khác nhận xét. 
-1 nhóm đọc 1 lượt (3 khổ thơ).
-2 nhóm (hai lượt).
-Cả lớp đọc 1 lượt.
-1 học sinh đọc to, cả lớp đọc thầmkhổ thơ 1. 
-Kĩ sư xây dựng cầu.
-Cầu hàm Rồng bắc qua sông Mã( Thanh Hóa).
1 học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm.
.cầu của con nhện, cầu của con kiến, cầu tre sang nhà bà ngoại, cầ ao mẹ thường đãi đỗ
-1 học sinh đọc lại toàn bài.
-Học sinh trả lời tự do.
Đọc từng khổ thơ.
-Đọc 2 khổ thơ.
 -Học sinh xung phong, thi xem nhóm nào có nhiều bạn thuộc bài tại lớp.
-Lắng nghe và ghi nhận.
-1 học sinh.
HS thi đọc thuộc bài thơ.
Tổng kết: Bài thơ nói lên niềm vui, niềm tự hào của người con về người cha, về công việc  ... c khi sử dụng dấu câu trong tiếng việt.
II/Chuẩn bị:
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
-Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 2 và 3 . 
-Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét chung.
3.Bài mới:
b. Hướng dẫn bài học
Bài tập 1: Đọc yêu cầu:
-Giáo viên đọc từng nội dung gợi ý 
. Đại diện các nhóm dán nhanh lên bảng. 
-Ví dụ:
Chỉ tri thức
Chỉ hoạt động tri thức
Nhà bác học, nhà nghiên cứu, tiến sĩ
Nghiên cứu khoa học
Bác sĩ, dược sĩ
Chữa bệnh, chế thuốc
Thầy giáo, cô giáo
Dạy học
Nhà văn, nhà thơ
Sáng tác. 
-Giáo viên tổng kết . 
Bài 2:Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi:
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 2.
GV hướng dẫn HS làm vào vở.
-Giáo viên tổng kết: Sau mỗi bộ phận phụ của câu chỉ về nơi chốn, ta sử dụng dấu phẩy. 
Bài 3:-Yêu cầu học sinh đọc truyện vui “ Điện” HS làm miệng.
ð Phát minh: Tìm ra những điều mới và cái mới có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống.
?Truyện này gây cười ở chổ nào?
Giáo viên củng cố lại cách sử dụng các dấu câu.
4.Củng cố: 
-Nhắc lại 1 số từ ngữ nói về sáng tạo ?
GDTT: Nhớ và học thuộc các từ ngữ, biết xác định các bộ phận câu và biết dùng dấu phẩy để ngắt đúng các cụm tư, sau thành phần phụ trạng ngữø.
5.Dặn dò – Nhận xét: 
-Nhận xét chung tiết học
-2 học sinh. 
-1 học sinh đọc y/c.
-Học sinh thảo luận nhóm tìm và nêu theo yêu cầu.
-Thi đua ghi điểm giữa các nhóm.
-Đại diện các nhóm lên dán BT trên bảng.
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
HS làm bàivào vở 
a.Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b.Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c.Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
HSKG làm toàn bộ bài
-Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
2 học sinh xung phong. 
-Không có điện làm sao có ti vi để xem.
-2-4 HS nhắc lại.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
Thứ năm ngày 27 tháng 1 năm 2011.
CHÍNH TẢ: ( nghe_ viết):
MỘT NHÀ THÔNG THÁI 
I/Mục tiêu
Nghe viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng bài tập 2b và 3a. 
GD ý thức giữ vở và rèn chữ.
II/Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài viết .
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
HS lên bảng viết các từ: tròn, trên , chui. GV nhận xét-ghi điểm.
3.Bài mới:
a/GTB
b.HĐ1:Hướng dẫn học sinh viết bài:
?Đoạn văn cóù mấy câu?
?Tìm những từ viết hoa? Cho biết vì sao phải viết hoa?
*Luyện viết từ khó:
-Trương Vĩnh Kí. Thành thạo, nghiên cứu, -Giáo viên t/c nhận xét, sửa sai. 
-Đọc bài cho học sinh viết.
-Dò lỗi bằng bút chì ( Đổi vở chéo)
Thu vở chấm bài.
c/ HĐ2: Luyện tập:
Bài 2:HS đọc yêu cầu và làm câu b
Thảo luận nhóm
b. Thước kẻ ; thi trượt; dược sĩ
Bài 3:Tìm từ chỉ hoạt động
GV nhận xét –tuyên dương.
4.Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về nhà xem lại bài. 
-2 học sinh lên bảng 
-Cả lớp viết b.con
-Lắng nghe , sau đó 1 HS nhắc lại.
-4 câu
-Các chữ cái đầu câu, viết hoa, tên riêng.
-Viết b.con, 2 học sinh yếu chậm lên bảng: kết hợp sửa sai ngay.
-Trình bày vở và ghi bài.
-Đổi vở – nhóm đôi.
HS nộp bài.
-1 học sinh đọc yêu cầu
HS làm miệng
HS thảo luận nhóm thi đua tìm từ.
TOÁN: 
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu
àBiết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ( có nhớ một lần)
Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, giải tóan có 2 phép tính.
HSKG làm hết BT2,4.
Giáo dục tính chính xác khoa học
II/Chuẩn bị:
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/. Ổn định;
2/. Kiểm tra:
-Các Bt đã giao về nhà của tiết 109.
-Nhận xét, sữa bài cho học sinh.
3/. Bài mới:a/ GTB
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: Viết thành phép nhân và ghi kq
-Tổ chức cho học sinh làm bảng con.
Bài 2: Số(Làm cột 1,2 ,3)HSKG làm hết cả bài.
-Nêu cách tìm SBC.
HS làm nhóm
GV theo dõi giúp đỡ.
Bài 3:Bài toán
 -Học sinh tự làm bài vào vở 1 học sinh lên bảng sửa bài. Lớp nhận xét.
-Giáo viên sửa bài và cho điểm.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống
HS làm cột 1,2( HSKG làm cả bài)
GV nhận xét-sửa sai.
4/. Củng cố:
Nhận xét giờ học
5/. Dặn dò .
Về nhà làm BT4
-2 học sinh lên bảng.
-Nhắc tựa.
HS làm bảng con 
4129x2=8258
1052x3=3156
2007 x 4=8028
-Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia
Lớp chia 3 nhóm mổi nhóm 1cột
1 học sinh đọc đề bài.
-1 HS lên bảng giải, lớp làm vở
Giải:
 Số lít dầu ở cả 2 thùng
 1025 x2 = 2050 (lít)
 Số lít dầu còn lại
 2050 – 1350 = 700 (lít) 
 ĐS: 700(lít dầu)
Hs làm bài
Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2011.
TẬP LÀM VĂN:
NÓI VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I/Mục tiêu
 - Kể lại được 1 vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK(BT1) 
 -Viết lại được những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) .(BT2)
 -GD tính chính xác khi nói và viết tiếng việt.
II/Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi sẵn những câu hỏi gợi ý.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/. Ổn định;
2/. Kiểm tra:
-2 học sinh kể lại câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”
-Giáo viên ghi điểm, nhận xét chung.
3/. Bài mới: a/GTB
b.HĐ1: Hướng dẫn: 
-Yêu cầu học sinh đọc bài tập1.
-Kể tên 1 số nghề lao động trí óc ?
-Giáo viên có thể mở rộng thêm các ý bài bằng câu hỏi gợi ý.
? Người ấy tên gì? Làm nghề gì? Ở đâu? Quan hệ với em như thế nào?
?Công việc hằng ngày của người đó ra sao? Em có thích công việc ấy không ?
HS thảo luận nhóm đôi,sau đó vài nhóm nói trước lớp.
Bài tập 2:Thực hành viết đoạn văn:
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 2. Sau đó cho học sinh viết bài vào vở, chú ý việc sử dụng dấu chấm câu. 
4/. Củng cố:Nhận xét bài viết của hs
Nhận xét giờ học.
5/. Dặn dò – Nhận xét:
Về nhà xem lại bài
-2 học sinh.
-Nhắc tựa
-1 học sinh.
-Giáo viên, bác sĩ, nhà bác học, kĩ sư
-Lắng nghe.
2 học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. 
-5 – 7 học sinh thực hiện nói trước lớp. 
-Viết bài vào vở.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hội thi báo ảnh về chủ đề thân thiện với môi trường.
I/ Mục tiêu:
Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, môi trường xung quanh thông qua việc sưu tầm ,lựa chọn , tổ chức hội thi báo ảnh về chủ đề bảo vệ môi trường.
Góp phần hình thành tình cảm yêu quý thân thiện với thiên nhiên 
Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
II/ Địa điểm: Ngoài sân trường.
III/ Chuẩn bị: 
 GV : Sưu tầm tranh ảnh về môi trường, giấy khổ to
 HS : Sưu tầm một số tranh ảnh về môi trường, các bài hát về môi trường.
IV/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Ổn định
-GV tập hợp lớp ra sân 
-Phổ biến nội dung
2/ Các bước tiến hành
Hoạt động 1 :Thành lập ban tổ chức
 GV chọn một số HS làm ban tổ chức gồm : Trưởng ban ,thư kí, thành viên
+ HD ban tổ chức chấm điểm 
+ HD luật thi
 Hoạt động 2 : Phân công nhiệm vụ 
- GV chia lớp làm 2 nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm : 
+ Dán các tranh ảnh các em sưu tầm lên giấy khổ lớn vể chủ đề : Cây cối , động vật , em yêu thiên nhiên ,em bảo vệ thiên nhiên,
+ Trình bày trong nhóm về tranh ảnh của mình mang đến lớp.
Hoạt động 3 : Tổ chức tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường cho HS 
- GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận về tranh ảnh sưu tầm được 
- Các nhóm nộp báo ảnh sưu tầm cho ban tổ chức.
+ Các em cần làm gì đối với môi trường xung quanh?
Hoạt động 4 :Tổ chức chấm báo
-GV cùng chấm điểm cho các nhóm.
-Công bố điểm cho các nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương
3/ Củng cố, dặn dò.
- Em hãy hát bài hát nói về môi trường
- Nhận xét, tuyên dương
HS lắng nghe
HS thành lập ban tổ chức
lớp làm 2 nhóm.
Hai nhóm dán tranh ảnh các em đã sưu tầm được
Trình bày trong nhóm
HS trao đổi thảo luận và trình bày về tranh ảnh môi trường
HS nêu ý kiến .
	SINH HOẠT LỚP
 I/ Mục tiêu:
 HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình.
 Giáo dục HS ý thức học tập tốt
 Nhắc nhở HS thực hiện theo kế hoạch đề ra.
 II/ Nội dung
 Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1; Tổ 2
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp: Một số em chưa có ý thức học tập còn làm việc riêng trong giờ học: 
Về học tập: Một số em về nhà chưa học bài khi đến lớp như: 
Hay quên sách vở , đồ dùng học tập: 
Về vệ sinh: Tổ trực nhật tốt 
 II/ Biện pháp khắc phục: 
Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể.
Các tổ trưởng truy bài đầu giờ các bạn trong tổ. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh học chưa tốt hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 
 Tổ trưởng tổ trực nhật có nhiệm vụ phân công và nhắc nhở các bạn trong tổ mình thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
 III/. Kế hoạch tuần tới
 - Duy trì nề nếp tác phong
 - Duy trì việc đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Đoàn kết giúp nhau trong học tập.
 - Làm tốt khâu vệ sinh trường,lớp.
 - Đi học đem theo nước uống 
 - Duy trì việc chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp học
 - Thường xuyên rèn chữ viết 
 - Giữ vệ sinh chung
 - Dặn HS nghỉ tết từ ngày 31/1/2011 đến hết ngày 14/ 2/2011
 - Đi học đầy đủ sau nghỉ tết 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22.doc