Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Toán Luyện tập

I – Mục tiêu

- Biết tên gọi các tháng trong năm . Số ngày trong từng tháng

- Biết xem lịch ( tờ lịch tháng , năm )

II – Đồ dùng dạy học

- G/v : các tờ lịch có liên quân đến bài học

- H/s : vở bài tập

III – Các hoạt động dạy học

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 01 năm 2011
I – Mục tiêu 
- Biết tên gọi các tháng trong năm . Số ngày trong từng tháng 
- Biết xem lịch ( tờ lịch tháng , năm )
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : các tờ lịch có liên quân đến bài học 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
LUYỆN TẬP
Bài 1 :
- Yêu cầu H/s xem lịch và trả lời các câu hỏi :
? Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy?
? Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy?
? Ngày đầu tiên của tháng Ba là thứ mấy?
? Ngày cuối cùng của tháng Một là thứ mấy?
? Thứ Hai đầu tiên của tháng Một là ngày nào?
? Chủ Nhật cuối cùng của tháng Ba là ngày nào?
? Tháng Hai có mấy thứ bảy?
? Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày
Bài 2 :
- Tiến hành tương tự như bài 1.
Bài 3 :
- G/v cho H/s kể với bạn bên cạnh về các tháng có 31, 30 ngày trong năm.
Bài 4 :
- G/v cho H/s tự khoanh rồi sau đó sửa bài 
? Ngày 30/8 là ngày thứ mấy?
? Ngày tiếp sau ngày 30/8 là ngày nào? Thứ mấy?
? Ngày tiếp sau ngày 31/8 là ngày nào? Thứ mấy?
? Vậy ngày 2/9 là ngày thứ mấy?
- H/s quan sát lịch và trả lời theo nội dung :
+ Thứ ba.
+ Thứ Hai.
+ Thứ Hai.
+ Thứ bảy.
+ Mùng 5.
+ Ngày 28.
+ Có bốn ngày thứ bảy : 7,14,21,28.
+ Có 29 ngày.
- H/s thực hành theo cặp.( hỏi – trả lời )
+ Chủ Nhật.
+ 31/8 – Thứ Hai.
+ Ngày 01/9 – Thứ Ba
+ Thứ Tư
3 - Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện
với lời các nhân vật 
- Hiểu ND: ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khao học phục vụ con người 
Kể chuyện
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lạitừng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh , ảnh Sgk
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
TẬP ĐỌC
Luyện đọc
- G/v đọc mẫu toàn bài. 
G/v hướng dẫn H/s luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ .
Đọc từng câu : 
- Rút từ khó, luyện đọc các từ khó : 
Ê-đi-xơn, bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, loé lên, nảy ra, miệt mài, móm mém 
Đọc từng đoạn trước lớp :
- Giải nghĩa từ : Nhà bác học , cười móm mém .
Làm việc chung cả lớp .
Tìm hiểu bài
- G/v hướng dẫn H/s đọc từng đoạn , nêu câu hỏi, tổ chức H/s thảo luận trong nhóm để trả lời .
- Thảo luận lớp để nêu nội dung, ý nghĩa truyện.
Luyện đọc lại
- G/v đọc mẫu bài, H/s theo dõi. 
- Tổ chức các nhóm thi đọc diễn cảm hết bài. Cả lớp theo dõi để bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- G/v nhận xét.
KỂ CHUYỆN
G v phổ biến nhiệm vụ : không nhìn sách , tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai.
Hướng dẫn H/s tự hình thành nhóm , phân vai .
Từng tốp 3 H/s thi dựng lại câu chuyện theo vai .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm kể tốt nhất , G/v kết luận.
- H/s nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó.
- H/s nối tiếp nhau đọc các đoạn trong bài. H/s giải nghĩa các từ.
- H/s tập đọc trong nhóm.
- H/s lần lượt đọc các đoạn, đọc lại cả bài. Lớp đọc thầm theo.
- HS đọc thầm từng đoạn , trao đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi .
- H/s nhắc lại .
- H/S nối tiếp nhau đọc lại.
- Chia H/s thành các nhóm, các nhóm tự tập luyện, rồi thi đọc.
- Cả lớp chú ý theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của G/v.
- Từng cặp H/s tập kể .
- H/s thi kể đoạn mình thích .
3 – Củng cố , dặn dò 
- G/v nêu câu hỏi để rút nội dung, ý nghĩa chuyện .
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe .
--------------------------------------------------
Thứ ba ngày 25 tháng 01 năm 2011
I – Mục tiêu 
- Nghe – viết đúng bài chính tả ; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
- Làm đúng BT2a/b 
II – Đồ dùng dạy học
- G/v : bảng phụ 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hướng dẫn nghe viết
Hướng dẫn chuẩn bị 
- Gv đọc 1 lần bài viết .
- Hd H/s nắm nội dung bài và nhận xét chính tả . 
- Hd H/s viết bảng con các từ : Ê-đi-xơn, vĩ đại, kỳ diệu, óc sáng tạo...
Đọc cho H/s viết bài 
Chấm chữa bài
- G/v chấm 5-7 bài .
- Nhận xét bài viết của H/s.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 b : 
- Gọi H/s đọc yêu cầu bài, làm bảng con . 
- G/v treo bảng phụ , cho hai H/s lên bảng thi điền nhanh vào chỗ trống .
- G/V kiểm tra bảng con nhận xét, chốt ý đúng 
- 3 H/s đọc bài viết.
- H/s nhận xét .
- H/s viết bảng con .
- H/s viết bài.
- H/s tự chữa lỗi .
- Cả lớp làm bảng con . 
- 2 H/s làm bảng phụ rồi trình bày bài làm . Cả lớp nhận xét , sửa sai 
3 – Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học .	
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Có biểu tượng về hình tròn, biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
 - Bước đầu biết dùng com-pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : com – pa , bảng phụ , một số vật hình tròn 
- H/s : com –pa , vở bài tập
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Giới thiệu hình tròn
 - G/v cho H/s quan sát một số mô hình các hình đã học và một mô hình hình tròn. Yêu cầu H/s gọi tên các hình
- G/v chỉ vào mô hình hình tròn để giới thiệu hình tròn.
- G/v đưa vật thật có mặt là hình tròn và yêu cầu H/s nêu tên hình.
 - G/v yêu cầu H/s lấy ra hình tròn trong Bộ học Toán.
Giới thiệu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn
- G/v giới thiệu tâm hình tròn (O), dùng thước vẽ và giới thiệu về đường kính ( AB ) , bán kính (OM)
A
O
B
M
Cách vẽ hình tròn bằng com - pa
- G/v giới thiệu chiếc com - pa để vẽ hình tròn.
+ G/v hướng dẫn cách vẽ hình tròn theo kích thước đã cho 2cm (theo SGK)
+ G/v cho H/s vẽ hình tròn
Thực hành
Bài 1 : Yêu cầu đọc nội dung bài tập
- G/v vẽ hình trên bảng theo SGK cho H/s quan sát rồi nêu tên bán kính, đường kính của từng hình.
A
I
O
B
D
C
? Tại sao CD không gọi là đường kính?
Bài 2 :
O
C
D
M
M
O
N
P
Q
- G/v cho H/s tự vẽ rồi nêu cách vẽ.
Bài 3 :
- G/v cho H/s vẽ hình vào VBT.
? Đoạn thẳng OC dài hơn OD đúng hay sai? Vì sao?
? OC ngắn hơn OM đúng hay sai? Vì sao?
? OC bằng một nửa CD đúng hay sai? Vì sao?
- 1 số H/s thực hiện y/c G/v
- Lắng nghe
H/s trả lời được ý :
- Hình vuông, hình chữ nhật, 
hì hình tam giác , hình tứ giác 
- Hình tròn.
 - Tìm mô hình hình tròn.
- H/s quan sát và nghe giới thiệu.
- H/s quan sát chiếc 
com - pa.
- H/s quan sát cách vẽ trên bảng của G/v.
- H/s vẽ vào vở
- H/s đọc đề.
- Nêu được :
+ Hình tròn tâm O có bán kính là OM, ON, OP, OQ, và đường kính là MN, PQ.
+ Hình tròn tâm O có bán kính là OA, OB và đường kính là AB.
+ Vì CD không đi qua tâm O.
- H/s vẽ hình và nêu cách vẽ.
 H/s vẽ hình và trả lời :
+Sai vì chúng là bán kính có độ dài bằng nhau.
+Sai vì chúng là bán kính có độ dài bằng nhau.
+ Đúng vì bán kính có độ dài bằng nửa đường kính.
3 – Củng cố , dặn dò 
- G/v nhận xét tiết học, tuyên dương H/s tích cực hoạt động.
- Dặn dò H/s về nhà xem lại bài và chuẩn bị
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Biết nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ và giữa các khổ thơ. 
- Hiểu nội dung bài : Bạn nhỏ rất yêu cha , tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh , ảnh Sgk
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Luyện đọc
- G/v đọc mẫu bài thơ. 
G/v hướng dẫn H/s luyện đọc, và giải nghĩa từ .
Đọc từng dòng thơ : 
- Rút từ khó, luyện đọc tứ : xe lửa, bắc cầu, đãi đo, Hàm Rồng 
Đọc từng khổ thơ trước lớp : Giải nghĩa từ : đãi đỗ, Hàm Rồng...
Đọc từng khổ thơ trong nhóm :
Làm việc chung cả lớp 
Tìm hiểu bài
- G/v hướng dẫn H/s đọc từng khổ thơ, nêu câu hỏi trong sgk, gọi H/s trả lời .
- Thảo luận lớp nêu nội dung, ý nghĩa bài thơ .
Học thuộc lòng bài thơ .
- G/v hd hs học thuộc tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài theo cách đọc nhẩm, nhìn từ ngữ gợi ý trên bảng hoặc xoá dần bảng chép sẵn bài thơ 
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ. G/v nhận xét , tuyên dương .
- H/s nối tiếp nhau đọc mỗi em một dòng thơ cho đến hết bài.
- H/s nối tiếp nhau đọc các khổ thơ. Đọc chú giải
- H/s từng cặp trong nhóm tập đọc với nhau .
- Vài H/s đọc cả bài . Cả lớp đọc thầm cả bài.
- 1 H/s đọc thành tiếng, lớp đọc thầm, trao đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi .
- H/s học thuộc lòng bài thơ .
- Thi HTL cá nhân, nhóm.
3 – Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu
- Tương tự tiết 1 
II –Đồ dùng dạy học 
- G/v : tranh , ảnh Sgk
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế :	
- G/v yêu cầu từng cặp H/s trao đổi với nhau theo 2 nội dung :
? Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết ?
? Em có nhận xét gì về hành vi đó ?
- Gv kết luận : ( sgv trang 81 )
Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi .	
 - G/v chia nhóm : Chia lớp thành 4 nhóm 
- G/v nêu yêu cầu : Các em hãy thảo luận, nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp sau : ( Theo sgv trang 81 )
- Gv kết luận : ( theo sgv trang 81 )
Hoạt động 3 : Xử lý tình huống và đóng vai .	 
- G/v chia nhóm : Chia lớp thành 4 nhóm 
- G/v yêu cầu : Các em hãy thảo luận về cách ứng xử cần thiết với người nước ngoài trong các tình huống sau : ( Theo sgv trang 82 )
- Gv kết luận : ( theo sgv trang 82 )
Kết luận chung : ( theo sgv trang 82 )
-Từng cặp H/s trao đổi với nhau .
- Một số H/s trình bày trước lớp . Các bạn khác bổ sung ý kiến.
- H/s thảo luận nhóm .
- Đại diện từng nhóm trình bày , các nhóm khác góp ý kiến .
- H/s các nhóm thảo luận , chuẩn bị đóng vai . ( mỗi nhóm chỉ chuẩn bị 1 tình huống )
- Đại diện từng nhóm lên đóng vai các nhóm khác góp ý kiến 
3 – Củng cố , dặn dò 
- H/d thực hành : Cần ứng xử lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài.
- Nhận xét tiết học 
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Làm quen với chữ nét đều 
- Biết cách tô màu vào dòng chữ 
- Tô được màu vào dòng chữ nét đều
II – Đồ đùng dạy học 
- G/v : mẫu chữ đã tô sẵn 
- H/s : vở tập vẽ 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận ... ho H/s làm bài
- H/s đặt tính vào vở nháp
- Thực hiện nhân từ phải sang trái
- Thực hiện tính BL và vở nháp
- 4 H/s làm BL, cả lớp làm VBT
- Vài H/s nêu cách tính
- 4 H/s làm BL, cả lớp làm VBT
- Vài H/s nêu cách tính
- 1 H/s đọc đề.
- 1 H/s làm BL, cả lớp làm vở
- 1 H/s nêu y/c bài tập
- Nêu cách làm và làm bài
3 – Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Nghe – viết đúng bài chính tả ; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
- Làm đúng BT2 a/b hoặc BT3 a/b
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : bảng phụ 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
HD nghe - viết
- Hd H/s chuẩn bị 
- G/v đọc 1 lần bài viết .
- Hd H/s nắm nội dung bài và nhận xét chính tả . 
- Hd H/s viết bảng con các từ : Trương Vĩnh Ký, hiểu, đương thời, nổi tiếng ...
Đọc cho H/s viết bài 
Chấm chữa bài
- G/v chấm 5-7 bài . Nhận xét bài viết của H/s.
Hd H/s làm bài tập chính tả
Bài tập 2b: 
- Gọi H/s đọc yêu cầu bài . H/s đọc thầm nội dung bài, làm bài cá nhân. 
- Cho 4 H/s lên bảng thi làm nhanh bài của mình
- G/v nhận xét, chốt ý đúng.
Bài tập 3b :
- Gọi H/s đọc yêu cầu bài . H/s đọc thầm nội dung bài.
- G/v phát nhanh các phiếu cho các nhóm . 
- G/v nhận xét, chốt ý đúng .
- 3 H/s đọc bài viết.
- H/s nhận xét .
- H/s viết bảng con .
- H/s viết bài.
- H/s tự chữa lỗi .
- 1 H/s đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm nháp . 4 nhóm H/s thi làm nhanh trên bảng. Cả lớp nhận xét , sửa sai .
- Cả lớp làm bài vào vở . 
- H/s làm việc theo nhóm : 1 thư ký viết tất cả các từ mà các bạn tìm được vào phiếu .
- Đại diện các nhóm lên dán bài lên bảng . Trình bày bài làm .
3 – Củng cố , dặn dò 	
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Nghe-viết  : Nghe nhạc.
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Kể tên một số cây có rễ cọc , rễ chùm , rễ phụ hoặc rễ củ 
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh , ảnh Sgk 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
Bước 1: Làm việc theo cặp
- G/v yêu cầu H/s làm việc theo cặp:
- Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
- Quan sát hình 5 ,6, 7 trang 83 SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 G/v chỉ định một vài H/s lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
* Kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ có đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật 
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cây của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
- H/s làm việc theo cặp:
- Làm việc cả lớp
- H/s lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cây của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
3 – Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
--------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 28 tháng 01 năm 2011
I – Mục tiêu 
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ 1 lần )
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : bảng phụ 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
LUYỆN TẬP
Bài 1 : G/v cho H/s nêu yêu cầu bài tập.
- Cho H/s làm bài.
Bài 2 : G/v cho H/s nêu yêu cầu bài tập.
- G/v HD H/s cách thực hiện bài tập theo cột.
- Cho H/s làm bài 
Số bị chia
432
423
9604
Số chia
3
3
4
Thương
141
141
2401
Bài 3 : G/v cho 1H/s nêu đề bài toán.
? Tất cả có mấy thùng dầu? Mỗi thùng chứa bao nhiêu lít?
? Đã lấy ra bao nhiêu lít dầu?
? Bài toán yêu cầu tính gì? 
+ Cho H/s làm bài vào vở , chấm chữa bài 
Bài 4 : G/v gọi H/s đọc các số trong cột 2 và nêu câu hỏi cho H/s tìm cách tính.
- Cho H/s làm bài.
Số đã cho
113
1015
1107
Thêm 6 đơn vị
119
1021
1113
Gấp 6 lần
678
6090
6642
Viết số thích hợp vào ô trống trong bảng.
- 4 H/s làm BL, cả lớp làm VBT
- 1 H/s đọc đề
- 3H/s làm bảng cả lớp làm VBT 
- 1 H/s nêu
- 2 thùng – Mỗi thùng chừa 1025 lít.
- Lấy ra lít dầu.
 - Số lít dầu còn lại.
- 1 H/s làm BL, cả lớp làm VBT
- HS đọc bảng số.
- 1 H/s làm BL, cả lớp làm VBT
3 – Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong Sgk 
- Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) 
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : bảng 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hoạt động 1 : G/v Hd H/s kể về một người lao động trí óc . 	 
- Một H/s đọc yêu cầu đề bài và các gợi ý . 
- Cho 1 H/s kể mẫu, lớp tập kể theo cặp, rồi thi kể trước lớp.
- G/v cùng cả lớp nhận xét đánh giá .
Hoạt động 2 : G/v Hd H/s viết những điều vừa kể .
- G/v nêu yêu cầu của bài, nhắc H/s viết vào vở rõ ràng , từ 7 -10 câu những lời mình vừa kể .
- Cả lớp và G/v nhận xét .
G/v cho điểm những bài viết tốt , thu vở về nhà tiếp tục chấm .
- 1 hs kể mẫu ( nói về một người lao động trí óc , theo gợi ý trong sgk ).
- Từng cặp hs tập kể . 
- 5 Hs thi kể trước lớp .
- H/s viết bài vào vở .
- 7 H/s đọc bài viết trước lớp.
3 – Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học . Về nhà xem lại bài tập.
- Bài sau : Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và íc lợi của rễ đối với đời sống con người 
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh , ảnh Sgk 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
- Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82.
- Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây sẽ không sống được.
? Theo bạn, rễ có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuông đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. 
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp 
Bước 1: Làm việc theo cặp
- G/v yêu cầu 2 H/s quay mặt vào nhau và chỉ đâu rễ của những cây có trong hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK. 
? Những rễ đó được sử dụng để làm gì?
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- H/s thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì.
Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường, 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi y
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chỉ cần trả lời một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
- 2 H/s quay mặt vào nhau và chỉ đâu rễ của những cây có trong hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK. ? Những rễ đó được sử dụng để làm gì ?
 - H/s thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì.
3 – Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Giống tiết 1 
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : tranh quy trình 
- H/s : giấy , kéo , hồ dán thủ công 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hoạt động 1 : H/s nhắc lại qui trình kẻ, cắt đan nong mốt chín nẹp
- G/v giới thiệu thực hành và treo tranh qui trình.
Bước 1: em kẻ và cắt các nan đan thế nào?
? Còn các nan ngang và nan dẹp cắt ra sao ?
? Màu sẵc thế nào?
Bước 2: Em nêu cách thực hiện đan nong mốt một cách trình tự?
? Đan nan thứ nhất ?
? Em đan nan ngang thứ hai như thế nào?
? Còn nan thứ 3 và nan thứ 4 em đan ra sao?
? Sau khi đan mỗi nan ta cần lưu ý điều gì ?
Bước 3: Em hãy nêu cách dán nẹp xung quanh tấm đan
Hoạt động 2 : H/s thực hành kẻ, cắt đan nong mốt
- G/v tổ chức cho H/s thực hành kẻ, cắt, các nan rồi đan nong mốt đúng theo qui trình kỹ thuật.
- G/v quan sát uốn nắn, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
Hoạt động 3 : H/s trưng bày và đánh giá sản phẩm
- G/v tổ chức cho H/s trang trí, trưng bày sản phẩm.
- H/s nhớ và nhắc lại các thao tác kẻ, cắt, dán nong mốt đúng qui trình kỹ thuật.
+ Cắt nan dọc, cắt hình vuông có cạnh 9 ô, sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy bìa đến hết ô thứ 8
+ Cắt 7 nan ngang và 4 nan làm nẹp xung quanh có kích thước dài 9 ô và rộng 1ô.
+ Màu nan ngang khác màu nan dọc, khác màu nan nẹp.
+ E2: cách đan là 1 nhấc 1 nan, đè 1 nan và lệch nhau 1 nan dọc
+ Nhấc nan dọc 2,4,6,8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào, dồn khít nan ngang vào đường nối liền các nan dọc
+ Nan thứ 3 đan tương đương như nan thứ nhất;
 Nan ngang thứ tư đan tương tự như nan thứ hai.
+ Phải dồn các nan cho khít lại với nhau rồi mới đan tiếp nan khác.
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan, lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để che đầu nan và để tấm đan không bị tuột ra.
- Học sinh thực hành, kẻ, cắt các nan dọc, nan ngang, nan nẹp đúng các qui trình rồi thực hành đan nong mốt, dán nẹp xung quanh tấm đan.
- H/s trang trí, trưng bày và tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
3 – Củng cố , dặn dò 
- Dặn dò tiết sau tiếp tục mang giấy bìa màu, thứớc chì, kéo, hồ dán để học bài: “Đan nong đôi"
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------
1 – Nhận xét hoạt động tuần 22 và phương hướng tuần 23
- H/s nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 22. 
- H/s nêu hướng phấn đấu của tuần học 23.
- G/v nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 22
- G/v bổ sung cho phương hướng tuần 23
- Tuyên dương một số H/s chăm ngoan, hăng hái trong học tập. 
2 – Hoạt động tập thể
 - Tổ chức cho H/s múa hát và vui chơi các trò chơi dân gian. 
- G/v theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát-vui chơi tích cực.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22L3.doc