I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn bảo vệ các cơ quan tiêu hóa.
- Kể được tên một số thức ăn, đồ uống và hoạt động có hại đối với các cơ quan tiêu hóa và cách phòng tránh,
- Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp để có được thói quen học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát,Có biểu hiện chú ý học tập, phân tích , tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình, đóng vai, xử lý tình huống trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Tranh: ảnh về bảo vệ, chăm sóc cơ quan tiêu hóa .
- Giấy A4, B2 hoặc B3
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
-Giấy màu, bút vẽ hay băng dính 2 mặt.
Tuần: 23 SINH HOẠT DƯỚI CỜ CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 - 3 Ngày dạy: 20/02/2023 Tiết: 67 HĐGD: HĐTN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động. HS biết ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3. 3. HS có thái độ yêu thương, giúp đỡ chia sẻ với mọi người. Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực, sống có trách nhiệm với bản thân. II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. Video. 2. Học sinh: Sách III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’) *Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động hát *Kết nối - GV dẫn dắt vào hoạt động. *HĐ 1: Tham gia văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3 - GV yêu cầu các nhóm thể hiện những bài hát về bà và mẹ. (Đã chuẩn bị từ trước) - Gv nhận xét và tuyên dương các nhóm thực hiện tốt. *HĐ 2: Cảm xúc - Yêu cầu hs thảo luận nhóm 6 trả lời câu hỏi: + Chia sẻ những kỉ niệm với bà và mẹ qua những bữa cơm gia đình. + Con làm gì để bà và mẹ luôn được vui? - Gọi đại diện nhóm trả lời. - Gọi hs khác nhận xét *GV nhận xét và kết luận: Phải nghe lời bà và mẹ, chăm ngoan, học giỏi, 3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề. - HS tập trung trật tự trên sân - HS điểu khiển lễ chào cờ. - HS lắng nghe. - HS hát - Lắng nghe - Các nhóm thể hiện những bài hát về bà và mẹ. - HS thảo luận nhóm 6 - Nghe lời, chăm ngoan, - Đại diện nhóm trả lời. - HS khác nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe và thực hiện Tuần: 23 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: BÊN MÂM CƠM Ngày dạy: 22/02/2023 Tiết: 68 HĐGD: HĐTN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Nhận thức được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thực hiện được những việc làm cụ thể để đảm bảo an toàn trong ăn uống. - Học sinh xây dựng được quy tắc ứng xử trong ăn uống để có thể đảm bảo an toàn trong bữa ăn gia đình. - Tự tin về bữa ăn của gia đình mình. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về những việc làm cụ thể để đảm bảo an toàn trong ăn uống . - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng xây dựng được quy tắc ứng xử trong ăn uống để có thể đảm bảo an toàn trong bữa ăn gia đình - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về quy tắc ứng xử trong ăn uống để có thể đảm bảo an toàn trong bữa ăn gia đình. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về quy tắc ứng xử trong ăn uống để có thể đảm bảo an toàn trong bữa ăn gia đình. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để cùng những người thân trong gia đình chuẩn bị những bữa ăn an toàn cho cả gia đình. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với mọi người trong gia đình và cả xã hội. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo cảm giác vui tươi, khấn khởi trước giờ học. + Biết xây dựng xây dựng được quy tắc ứng xử trong ăn uống để có thể đảm bảo an toàn trong bữa ăn gia đình. - Cách tiến hành: - GV vỗ tay theo nhịp 1- 2 – 3 và hỏi theo kiểu đọc ráp để HS trả lời theo nhịp: - Hôm qua em ăn gì? - Hôm nay em ăn gì ? ..... - GV dẫn dắt vào bài mới: Tiết trước các em đã thảo luận về những phương pháp giúp nhận biết các tình huống có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiết HĐTN này sẽ cùng chia sẻ về các quy tắc ứng xử bên mâm cơm gia đình để thực hiện ăn uống an toàn. - HS lắng nghe - Hôm qua em ăn mì. - Hôm nay em ăn cơm,... - HS lắng nghe. 2. Khám phá: - Mục tiêu: - HS được nhắc nhở về các tình huống có nguy cơ mất an toàn khi ăn uống. - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Các tình huống có nguy cơ mất an toàn khi ăn uống.. (làm việc nhóm) - GV chia nhóm đóng vai các nhân vật trong tiểu phẩm Bác sĩ Ôi – đau – quá. -“ Bác sỹ” khám bệnh cho các con vật, tìm hiểu nguyên nhân và dặn dò cách ứng xử trong khi ăn để tránh các tình huống nguy hiểm. - “Các con vật” (huơu cao cổ, thỏ,khỉ,...) kêu đau bụng, bị hóc, bị buồn nôn. - “Y tá” ghi lại những lời dặn dò của “Bác sỹ” và trình bày trước lớp. - GV giới thiệu nhân vật Bác sĩ Ôi – đau – quá. Bác sĩ khám bệnh cho các con vật trong rừng. - GV mời một số HS lên sắm vai. - Bác sĩ Ôi – đau – quá ? Cháu cảm thấy thế nào? Cháu đau ở đâu ? Có buồn nôn không ? Có sốt không ? Cháu uống nước ở đâu? Có được nấu chín không? - GV nhận xét và kết luận: Việc không giữ vệ sinh khi ăn uống và ứng xử không phù hợp trong bữa ăn có thể gây hại cho chúng ta. - HS lên sắm vai. Vai Hươu cao cổ, kêu đau bụng. Vai bố hoặc mẹ hươu dắt con đi khám. Vai bác sĩ và vai y tá. - Các nhóm sắm vai tương tự chỉ thay đổi nhân vật bị ốm. -Thỏ kêu đau răng -Khỉ bị hóc thức ăn. - Mèo rừng bị đau bụng. - Sói bị nghẹn. - HS trả lời. 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Các bí kíp để có thể giữ vệ sinh, an toàn trong bữa ăn gia đình. - Cách tiến hành: Hoạt động 2: Xây dựng quy tắc ứng xử trong ăn uống. - GV cho HS thảo luận về những việc nên làm. - GV đưa ra 3 mục lớn ghi lên bảng. - GV đề nghị mỗi nhóm HS chọn một chủ đề trong 3 mục ghi trên. - Đề nghị HS chia sẻ theo nhóm, viết và vẽ lên tờ giấy A1. - GV mời các nhóm trình bày ý tưởng. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - HS chia nhóm. - Các nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS về nhà quan sát xem các thành viên gia đình có thực hiện đúng theo quy tắc ăn uống vệ sinh, an toàn không. Nếu chưa thì nhẹ nhàng nhắc nhở. - Thực hiện theo các quy tắc đã thống nhất cùng các bạn. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tuần: 23 SINH HOẠT LỚP: SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: QUY TẮC ỨNG XỬ KHI ĂN UỐNG Ngày dạy: 24/02/2023 Tiết: 69 HĐGD: HĐTN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - HS chia sẻ những điều đã làm được hoặc những khó khăn khi thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn khi ăn uống. - Tự tin về bữa ăn của gia đình mình. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về những việc làm cụ thể để đảm bảo an toàn trong ăn uống . - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng xây dựng được quy tắc ứng xử trong ăn uống để có thể đảm bảo an toàn trong bữa ăn gia đình - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về quy tắc ứng xử trong ăn uống để có thể đảm bảo an toàn trong bữa ăn gia đình. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về quy tắc ứng xử trong ăn uống để có thể đảm bảo an toàn trong bữa ăn gia đình. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để cùng những người thân trong gia đình chuẩn bị những bữa ăn an toàn cho cả gia đình. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với mọi người trong gia đình và cả xã hội. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Chia sẻ về việc thực hiện quy tắc đảm bảo vệ sinh an toàn trong bữa ăn gia đình. - Cách tiến hành: + GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu những việc nên làm: trước bữa ăn, trong bữa ăn, sau bữa ăn. + Mời học sinh trình bày. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.. - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. 3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: ... tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia chơi: - 2-3 HS đọc 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Nói được về điều em thích ( hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con, giải thích được lý do thích (hoặc không thích) + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Đọc lời tranh luận và phát biểu ý kiến Bài tập 1: Đọc lời tranh luận của các bạn trong tranh và phát biểu ý kiến của em về thỏ con - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. - GV gợi ý: Bạn nào khen thỏ về hình thức bên ngoài? Bạn nào khen thỏ về cách nói năng? Bạn nào khen thỏ về việc làm tốt của thỏ? - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - GV yêu cầu HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương và ghi nhận những câu trả lời hợp lí. 2.2.Hoạt động 2: Nói điều em thích (hoặc không thích) Bài tập 2: Viết đoạn văn nêu lý do em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con a. Viết đoạn văn - GV mời HS đọc yêu cầu bài 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm 4: nhớ lại câu chuyện Quả hồng của thỏ con, tìm nhân vật mình thích (hoặc không thích) và nêu lý do - GV yêu cầu HS trình bày kết quả. - GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS viết lại những điều đã nói vào vở ( 2-3 câu) b. Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi - GV mời HS đọc lại đoạn văn đã viết. - GV mời HS góp ý cho bạn - GV yêu cầu HS đổi vở, đánh giá bài viết cho nhau - GV nhận xét, tuyên dương những bài viết tốt - 1 HS đọc yêu cầu bài 1 - HS lắng nghe - HS làm việc theo nhóm 2. - Đại diện nhóm trình bày: - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS làm việc theo nhóm 4 - Các nhóm trình bày kết quả. - HS nhận xét bạn. - HS viết vào vở - 1-2 HS đọc đoạn văn. - HS góp ý - HS đổi vở, đánh giá 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV cho Hs nói về những điều thích hoặc không thích một nhân vật nào đó trong các câu chuyện các em đã đọc hoặc trong cuộc sống - GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài - GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại chi tiết hoặc nhân vật yêu thích trong bài. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. - HS trả lời theo ý thích của mình. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------- Tuần: 23 ĐỌC: LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC Ngày dạy: 23/02/2023 Tiết: 23 Môn: Ôn Tiếng Việt I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Đọc đúng, rõ ràng bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. - Hiểu được nội dung văn bản; hiểu được điều tác giả muốn nói qua VB; muốn xây dựng được đất nước giàu mạnh thì mỗi người dân cần phải mạnh khỏe. Tập thể dục là cách nâng cao sức khỏe. - Hình thành phẩm chất biết giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc. - Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Tìm những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn? + Câu 2: Đọc đoạn 2 và trả lời Nêu những đặc điểm của loài voi - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV cho xem tranh và giới thiệu chủ điểm, dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi + Trả lời: Đường lên Trường Sơn có nhiều cánh rừng hoang vu. Trong rừng, cây mọc tầng tầng lớp lớp, núi đá chen lẫn đồi cây, sương phủ quanh năm,... + Trả lời: Sống thành từng bầy rất đông, ăn rất khỏe để nuôi sống cơ thể to lớn của mình,... - HS lắng nghe. 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Đọc đúng, rõ ràng bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. + Hiểu được nội dung văn bản; hiểu được điều tác giả muốn nói qua VB; muốn xây dựng được đất nước giàu mạnh thì mỗi người dân cần phải mạnh khỏe. Tập thể dục là cách nâng cao sức khỏe. + Hình thành phẩm chất biết giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Khởi động - GV hỏi: Em cảm thấy thế nào sau khi tham gia một hoạt động thể thao? - GV nhận xét - GV giới thiệu bức ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đang tập tạ - GV dẫn vào bài đọc. 2.2. Hoạt động 2: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc rõ ràng, diễn cảm thể hiện được hiệu lực của lời kêu gọi, khích lệ. - GV HD đọc: Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai, ngắt giọng ở những câu dài câu dài. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến cả nước mạnh khỏe. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến là sức khỏe. + Đoạn 3: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: bồi bổ, bổn phận, khí huyết, lưu thông, - Luyện đọc câu dài: giữ gìn dân chủ, / xây dựng nước nhà, / gây đời sống mới, / việc gì cũng cần có sức khỏe/ mới làm thành công; Mỗi một người dân yếu ớt/ tức là cả nước yếu ớt, / mỗi một người dân mạnh khỏe/ là cả nước mạnh khỏe. //; Ngày nào cũng tập/ thì khí huyết lưu thông, / tinh thần đầy đủ, / như vậy là sức khỏe. //. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3. - GV nhận xét các nhóm. 2.3. Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Bác Hồ đã khẳng định sức khỏe cần thiết thế nào trong xây dựng và bảo vệ đất nước? + Câu 2: Để có sức khỏe, mỗi người dân cần làm gì? + Câu 3: Câu nào trong bài cho thấy tấm gương tập thể dục của Bác. + Câu 4: Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn trong bài - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV Chốt: Bài văn cho biết muốn xây dựng được đất nước giàu mạnh thì mỗi người dân cần phải mạnh khỏe. Tập thể dục là cách nâng cao sức khỏe. 2.4. Hoạt động: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. - HS trả lời cá nhân - HS lắng nghe - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu dài. - HS luyện đọc theo nhóm 3. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe thì mới làm thành công. Một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe + Mỗi người dân cần tập thể dục hằng ngày để có sức khỏe./ Để nâng cao sức khỏe, cần luyện tập thể dục đều đặn, thường xuyên./... + Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập + Đoạn 1 - sự cần thiết của sức khỏe, đoạn 2- lợi ích của tập thể dục, đoạn 3- kêu gọi toàn dân tập thể dục - HS nêu theo hiểu biết của mình. -2-3 HS nhắc lại 3. Nói và nghe: Học từ bạn - Mục tiêu: + Hiểu được ý nghĩa của việc học hỏi những điều hay từ bạn + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 3.1. Hoạt động 4: Kể về những điều em học được từ bạn. - GV gọi HS đọc yêu cầu nội dung. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm : HS kể cho nhau nghe về điều học được từ bạn - Gọi HS trình bày trước lớp: em học được điều gì từ bạn? Em học từ bạn nào? Vì sao em muốn học bạn điều đó? - GV nhận xét, tuyên dương và nói thêm về giá trị của việc học hỏi những điều tốt từ bạn. 3.2. Hoạt động 4: Khi học được điều hay từ bạn, em cảm thấy thế nào? - GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp. - GV cho HS làm việc nhóm 2: Mỗi HS nói về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi học điều hay từ bạn - Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc to yêu cầu + Yêu cầu: Kể về những điều em học được từ bạn. - HS làm việc nhóm và kể cho nhau nghe về điều học được từ bạn - HS đại diện nhóm trình bày - 1 HS đọc yêu cầu: Khi học được điều hay từ bạn, em cảm thấy thế nào? - HS trình bày trước lớp 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. + Cho HS hiểu ích lợi của việc tập thể dục. Nếu không có sức khỏe thì không thể làm việc. Sức khỏe của mỗi người dân ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Vì thế mỗi chúng ta cần noi gương Bác, tập thể dục đều đặn mỗi ngày. + Nhắc nhở học sinh tập thể dục đều đặn, phù hợp - Nhận xét, tuyên dương - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS lắng nghe - Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: