Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 23 Bài: GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC. Bài đọc thêm : Du Bá Nha - Chung Tử Kì

I – MỤC TIÊU:

Tập biểu diễn một số bài hát đã học.

Biết nội dung câu chuyện.

Nhận biết một số hình nốt nhạc (nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép).

Tập viết các hình nốt nhạc.

Học sinh có ý thức luyện tập viết nốt nhạc.

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :1 / 2/ 2010
 Ngày dạy: Thứ tư: 3/ 2 / 2010
TUẦN 23
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Giới thiệu một số hình nốt nhạc.
Bài đọc thêm : Du Bá Nha- Chung Tử Kì
2
Thủ công
Đan nong đôi ( Tiết 1)
( Cô Thủy dạy)
3
Luyện từ và câu
Nhân hoá - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như
 thế nào?
4
Toán
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
5
Tập viết
Ôn chữ hoa : Q
Môn: Âm nhạc
Tiết 23 Bài: GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC. Bài đọc thêm : Du Bá Nha - Chung Tử Kì
TUẦN 23
I – MỤC TIÊU:
Tập biểu diễn một số bài hát đã học.
Biết nội dung câu chuyện.
Nhận biết một số hình nốt nhạc (nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép).
Tập viết các hình nốt nhạc.
Học sinh có ý thức luyện tập viết nốt nhạc.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.
Dùng giấy bìa màu cắt thành một số hình nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn.
Tư liệu: Du Bá Nha-Chu Tử Kì (truyện cổ Trung Quốc).
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh lên hát múa bài Cùng múa hát dưới trăng.
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tập biểu diễn một số bài hát đã học.
Giáo viên nhận xét
Hoạt động 1: Giới thiệu một số hình nốt 
nhạc.
Hình nốt trắng. 
Hình nốt đen.
Hình nốt móc đơn.
Hình nốt móc kép.
Dấu lặng đen.
Dấu lặng đơn.
Hoạt động 2: Tập viết các hình nốt nhạc 
trên.
Hoạt động 3: Kể chuyện Du Bá Nha-
Chung Tử 
Kì.
Giáo viên kể chuyện
Du Bá Nha là người thế nào?
Chung Tử Kì là người thế nào?
Hai người làm gì khi gặp nhau?
Theo em, đời sống có thể thiếu âm nhạc
 được không? Vì sao?
Học sinh tập biểu diễn một số bài
 hát đã học.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh tập viết hình nốt nhạc trên.
Học sinh lắng nghe.
Là người làm quan trong triều đình nước Tấn. Ông chơi đàn rất nổi tiếng.
Là người say mê và am hiểu âm nhạc.
Hai người chuyện trò, bàn bạc về âm nhạc với nhau rất tâm đắc.
Đời sống không thể thiếu âm nhạc được. Vì nếu thiếu âm nhạc người ta sẽ cảm thấy buồn tẻ, chán ngắt.
4. Củng cố: Học sinh nhắc lại tên các hình nốt nhạc đã học.
5. Dặn dò: Về tập viết hình nốt nhạc thêm.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- Nhắc nhở.
--------------------------------------0--------------------------------
Môn: Luyện từ và câu.
Tiết 23 Bài: NHÂN HOÁ - ÔN CÁCH ĐẶT
VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
TUẦN 23
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Tìm được những vật được nhân hóa, cách nhân hoá trong bài thơ ngắn (BT1).
Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào? (BT2).
Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (BT 3a/ c/ d hoặc b/c/d).
Học sinh khá giỏi làm được toàn bộ bài tập 3.
Rèn cho học sinh kỹ năng đặt câu.
Học sinh có ý thức nói, viết câu đúng ngữ pháp, đúng mẫu.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một đồng hồ có 3 kim.
3 bảng nhóm kẻ bảng bài tập 1;
Bảng lớp viết 4 lần câu hỏi của bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh làm miệng bài tập 1; 1 học sinh làm bài tập 3 tiết 22.
1 học sinh: Nhân hoá là gì ? Nhân hoá là lấy cách gọi con người để gọi sự vật, con vật. Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người. Nói với sự vật thân mật như nói với con người.
Nhận xét . Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên đặt trước lớp đồng hồ báo thức, chỉ cho các em thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng.
Giáo viên gắn 3 bảng nhómlên bảng. 3 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài, trao đổi theo cặp.
a) Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào?
b) Anh kim phút đi như thế nào?
c) Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào?
Giáo viên và cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Cho học sinh đọc yêu cầu của bài . - Cho học sinh làm bài vào vở.
Gọi 4 học sinh lên bảng đặt câu hỏi.
Bài tập 1: 1 học sinh đọc nội dung bài tập.
1 học sinh đọc lại bài Đồng hồ báo thức.
Học sinh trao đổi theo cặp, làm bài.
Giải:
a) Những vật được nhân hoá
b) Cách nhân hoá
Những vật ấy được gọi bằng
Những vật ấy được tả bằng những từ ngữ 
Kim giờ 
Kim phút
Kim giây 
Cả 3 kim 
bác
anh 
bé
thận trọng, nhích từng li từng tí.
lầm lì đi từng bước, từng bước.
tinh nghịch chạy vút lên trước hàng 
Cùng tới đích rung 1 hồi chuông vang
c) Em thích kim phút được gọi bằng anh vì nhỏ hơn, được tả là đi từng bước vì chuyển động nhanh hơn kim giờ...
Bài tập 2. 
Học sinh nêu yêu cầu của bài, trao đổi theo cặp.
Nhích về phía trước từng li từng li / rất thận trọng./ Rất chậm chạp.
Đi lầm lì từng bước, từng bước.
Rất nhanh,/ Vút một cái cực nhanh.
Bài tập 3: Học sinh đọc đề bài.
4 học sinh nhìn bảng đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
Giải: 
a) Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào?
b) Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?
c) Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?
d) Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
3. Củng cố: Thế nào là nhân hoá? (Nhân hoá là lấy cách gọi con người để gọi sự vật, con vật. Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người. Nói với sự vật thân mật như nói với con người)
4. Dặn dò: Về học thuộc lòng bài thơ Đồng hồ báo thức.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- Nhắc nhở.
-----------------------------------------0-----------------------------------
Môn: Toán
Tiết 113 Bài: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO 
SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
TUẦN 23
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Biết chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số ( chia hết, thương có 4 chữ số và thương
hoặc 3 chữ số.
Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính nhân và giải toán.
Học sinh cẩn thận khi giải toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính sau : 
	 872 4 375 5
Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
Giáo viên nhận xét Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 6369:3
Muốn chia được dễ ta nên đặt tính thế nào?
 3669 3
 03 2123
 06
 09
 0
Hướng dẫn thực hiện phép chia 1276 : 4 tương tự như trên.
Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy 2 chữ số.
Hướng dẫn học sinh thực hành.
Nêu cách tính.
Cho học sinh làm bài vào bảng con, 3 học sinh lên bảng làm bài.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài - phân tích đề - nêu cách giải.
Bài toán thuộc dạng toán nào ?
Trong bài tìm x này thuộc dạng nào ?
Nêu cách tìm thừa số chưa biết ?
- Đặt tính theo cột dọc rồi tính từ trái sang phải.
Học sinh tính.
6 chia 3 được 2 viết 2
2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0.
Hạ 3, 3 chia 3 được 1 viết 1; 1 nhân 3 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0.
Hạ 6, 6 chia 3 được 2 viết 2, 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.
Hạ 9: 9 chia 3 được 3 viết 3, 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0.
Học sinh tự thực hiện phép chia.
Thực hành.
Bài 1: Tính.
Học sinh làm bài vào bảng con, 3 học sinh lên bảng làm bài.
4862 2 3369 3 
08 2431 03 1123
 06 06
 02 09
 0 0
 2896 4
 09 724
 16
 0
Bài 2 : - Học sinh đọc đề bài - phân tích đề - nêu cách giải.
Bài toán thuộc dạng toán chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số .
1 học sinh lên bảng tóm tắt , 1 học sinh lên bảng giải.
Lớp làm vở .
Nhận xét – chữa bài.
Giải:
Số gói bánh trong mỗi thùng là:
1648 : 4 = 412 (gói)
Đáp số: 412 gói.
Bài 3: Tìm X.
Trong bài tìm x này thuộc dạng tìm thừa số chưa biết.
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
X x 2 = 1846 3 x X = 1578
X = 1846 : 2 X = 1578:3
X = 923 X = 526 
3. Củng cố: Nhắc lại cách tính chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số ? - Đặt tính theo cột dọc rồi tính từ trái sang phải. Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm : chia, nhân, trừ. 
Nêu cách tìm thừa số chưa biết ? - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
4. Dặn dò: Về làm bài tập trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương - Nhắc nhở.
---------------------------------------0---------------------------------
Môn: Tập viết
Tiết 23 Bài: ÔN CHỮ HOA : Q
TUẦN 23
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Củng cố cách viết chữ hoa Q thông qua bài tập ứng dụng.
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q ( 1 dòng) , T,S (1 dòng ) , viết
 đúng tên riêng QuangTrung ( 1 dòng) và câu ứng dụng Quê em 
đồng lúa, nương dâu./ Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu
 bắc ngang ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ở tất cả các bài tập viết học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp ) trong trang vở tập viết 3.
Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ viết hoa Q.
Tên riêng Quang Trung và câu thơ trên dòng kẻ ô li-vở tập viết.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, cả lớp viết bảng con chữ 
Phan Bội Châu .
Giáo viên ... ộng : 80 m
Chu vi : . m ?
Giải
Chu vi hình chữ nhật là :
( 251 + 80 ) x 2 = 662 ( m )
Đáp số: 662 mét.
Bài 3: 
- Học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán: Bài toán giải bằng 2 phép tính.
Bước 1: Tính chiều dài khu vườn hình chữ nhật.
Bước 2: Tính chu vi khu vườn hình chữ nhật.
- 2 học sinh lên bảng tóm tắt , giải 
– Lớp làm bài vào vở. 
Nhận xét, chữa bài. 
Tóm tắt:
Chiều rộng: 326 m 
Chiều dài : gấp 3
Chu vi : . m ?
Giải
Chiều dài khu vườn hình chữ nhật là:
326 x 3 = 978 ( m )
Chu vi khu vườn hình chữ nhật là :
( 978 + 326 ) x 2 = 2608 ( m )
Đáp số: 2608 mét.
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng ( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
TẬP VIẾT: (T23)
ÔN CHỮ HOA : Q
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cách viết chữ hoa Q thông qua bài tập ứng dụng : Viết tên riêng : Quang Trung , câu ứng dụng : Quê em đồng lúa, nương dâu,/ Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
- Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Chữ mẫu Q bảng phụ, vở tập viết.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : ( Thương, Trung)
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, cả lớp viết bảng con chữ Phan Bội Châu ( 5 phút). 
- Giáo viên kiểm tra phần luyện viết thêm của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 10 phút).
- Cho học sinh tìm các chữ hoa trong bài.
Q , T , B , 
- Giáo viên cho học sinh quan sát các chữ mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ Q, T .
- Học sinh quan sát, nhận xét về độ cao, các nét.
- Giáo viên viết mẫu chữ Q đồng thời nhắc lại quy trình viết các chữ hoa.
- Chữ Q gồm 2 nét:
+ Nét 1: Giống chữ O.
+ Nét 2: Là nét lượn ngang, giống như một dấu ngã lớn.
- Chữ T cao 2,5 ly. Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản – 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang.
- Học sinh theo dõi.
+Chữ B cao 2,5 li gồm 2 nét:
- Nét 1 :Giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang phải, đầu móc cong hơn.
-Nét 2:là kết hợp 2 nét cong trên và cong phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ.
â Cách viết:
-Nét 1: Bắt đầu trên đường kẻ 6, dừng bút trên đường kẻ 2.
-Nét 2: lia nét bút trên đường kẻ 5 ,viết 2 nét cong liền nhau  dừng bút ở đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
- Cho học sinh luyện viết chữ Q, T trên bảng con .
- Học sinh viết bảng con chữ Q, T .
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng : Quang Trung
- Học sinh quan sát.
 Giảng: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ (1753-1792), người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
- Cho học sinh viết bảng con : Quang Trung
- Học sinh viết bảng con : Quang Trung
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
- Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng :
 Quê em đồng lúa, nương dâu
Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang.
H: Câu thơ nói lên điều gì?
- Học sinh tự trả lời
Giảng : Câu thơ tả cảnh đẹp bình dị của 1 miền quê.
- Cho học sinh viết bảng con các chữ : Quê, Bên.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Học sinh viết bảng con : Quê, Bên.
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết (15 phút).
- Giáo viên nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Cho học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh viết bài
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn.
*Hoạt động 3 : Chấm, chữa bài (5 phút)
- Giáo viên thu và chấm một số bài.
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh và sửa sai.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại cách viết chữ hoa Q.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về viết bài phần luyện viết thêm.
Tuần 23 
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn : Thủ công 
 Tiết 23 Bài : ĐAN NONG ĐÔI (TIẾT 1) 
I - MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách đan nong đôi. Bước đầu đan được nong đôi đúng quy trình.
- Rèn cho học sinh kỹ năng đan bằng giấy.
- Học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan.
II - CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa, tranh quy trình đan nong đôi , các nan đan mẫu 3 màu khác nhau, bìa màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, mẫu tấm đan nong mốt. 
	- Học sinh : Giấy nháp, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 - Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
 Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi, cho học sinh quan sát. 
 Cho học sinh so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi.
 Hãy kể tên 1 số đồ dùng trong gia đình được đan bằng tấm đan nong đôi .
Để đan nong đôi người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu gì ?
 Giáo viên nêu : Trong thực tế, người ta thường sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, tre, giang, mây, lá dừa để đan nong đôi , nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn quy trình đan nong đôi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình đan nong đôi bằng hình vẽ minh họa.
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
Cắt các nan dọc : Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy hết ô thứ 8 để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô (các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh).
Bước 2: Đan nong đôi .
Giáo viên hướng dẫn cách đan.
 Đan nan thứ nhất : Đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Sau đó, nhấc các nan dọc 2,3,6,7 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
Đan nan ngang thứ hai : Nhấc các nan dọc 3,4,7,8 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất.
 Đan nan ngang thứ ba : Ngược với nan thứ nhất.
Đan nan ngang thứ tư : Ngược với nan thứ hai.
Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7.
 1 2 3 4 5 6 7 8 9
 7 7
 6 
 5 
 4
 3
 2
 1
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong đôi.
- Giáo viên cho học sinh thực hành đan nong đôi bằng giấy nháp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh quan sát, theo dõi.
- Kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau.
- Rổ, rá, làn,
- Bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa,
Học sinh thực hành làm bài.
Học sinh theo dõi.
- 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong đôi.
- Học sinh thực hành đan nong đôi bằng giấy nháp.
3.Củng cố : - Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy trình đan nong đôi.
 - Học sinh nhắc lại quy trình đan nong đôi (cách đan : nhấc hai nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc giữa hai hàng nan ngang liền kề). 
4. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị giấy màu ( bìa cứng) để tiết sau thực hành.
- Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-----------------------------------------0------------------------------
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tuần 23 
Môn : Thể dục
 Tiết 46 Bài : TRÒ CHƠI “CHUYỂN BÓNG TIẾP SỨC” 
I - MỤC TIÊU :
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.
- Học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối đúng . Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
- Sân trường, còi, dây nhảy, bóng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định:- Lớp trưởng tập hợp lớp, giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn nhảy dây, chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.
- Cho học sinh xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối, hông, cổ chân.
- Cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 1 tổ tập nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- Giáo viên cho học sinh tập luyện theo nhóm, giáo viên theo dõi sửa chữa động tác.
- Cho các nhóm thi nhảy.
- Cho học sinh thi xem ai nhảy dây được nhiều nhất.
* Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.
- Giáo viên tập hợp học sinh thành hai hàng dọc, có số người bằng nhau. Giáo viên nêu tên trò chơi. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố: - Cho học sinh giậm chân tại chỗ theo nhịp.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài và nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại nội dung nhảy dây.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
1- 2’
 3’
10 - 12’
8- 10’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT
********************
* LT
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
* LT
Học sinh tập nhảy dây
Học sinh chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”
* LT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23, thu 4,5,6.doc