Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Trường Tiểu học Đồng Thành

Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Trường Tiểu học Đồng Thành

THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy)

TIẾNG VIỆT : ÔN LUYỆN

I. MỤC TIÊU:

 - Hướng dẫn ôn luyện về điền âm, vần vào chỗ chấm.

 - Rèn kĩ năng xác định đúng và điền dấu phẩy thích hợp vào trong câu văn.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Trường Tiểu học Đồng Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 ..............................................................
THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy) 
TIẾNG VIỆT : ÔN LUYỆN 
I. MỤC TIÊU:
 - Hướng dẫn ôn luyện về điền âm, vần vào chỗ chấm.
 - Rèn kĩ năng xác định đúng và điền dấu phẩy thích hợp vào trong câu văn.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Củng cố lý thuyết:
- Nêu tóm tắt nội dung tiết ôn tập.
B. Thực hành:
Bài 1: 
a) Điền vào chỗ trống d, r hoặc gi?
 thùng ...iấy quả ...ừa nhảy ...ây
lửa cháy ...ừng ...ực cô gái ...ịu ...àng
sông Trường ...ang cô ...áo ...ảng bài
b) Tìm 5 từ chứa tiếng có vần ươt.
 Tìm 5 từ chứa tiếng có vần ươc.
- Cho đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn cả lớp điền và ghi vào vở.
- Cho điền miệng.
- GV chốt kết quả đúng.
- Cho đọc bài đã điền.
Bài 2: Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu văn sau:
+ Trên bờ đê lộng gió bọn trẻ reo hò đuổi theo những cánh diều.
+ Ngoài bến sông cây gạo nở đỏ rực như một quầng lửa.
+ Trong rừng cây cối mọc chen nhau.
+ Ở thôn quê nhà nào cũng có vườn cây tươi tốt.
+ Bên bờ sông đàn trâu thung thăng gặm cỏ.
+ Ông em bố em chú em đều là bác sĩ.
+ Các bạn đội viên vừa mới được kết nạp vào đội đều là con ngoan trò giỏi.
- Cho nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn lớp làm bài cá nhân.
- Cho trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Thời gian còn lại hướng dẫn HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 22. 
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà ôn lại bài đã học.
- Lớp lắng nghe.
- 1 em đọc bài.
- Cả lớp làm bài cá nhân.
- HS lần lượt điền miệng.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài ba em đọc.
(Phần b có thể cho HS chơi trò chơi nối tiếp)
- 2 em nêu.
- Cá nhân tự làm bài vào vở.
- 1 số em trình bày.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
TOÁN: ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố cho học sinh về phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Rèn cho học sinh kỹ năng giải toán có lời văn. Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Củng cố lý thuyết:
H: Nêu cách đặt và thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số?
B. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
2356 x 4 1782 x 6 1917 x 5 753 x 8
- Cho nêu yêu cầu bài tập. 
- Hướng dẫn cả lớp làm bài cá nhân vào vở.
- Tổng kết bài làm đúng.
- Cho nêu lại cách thực hiện tính.
Bài 2: Tìm x
x : 2 = 3517 x : 5 = 1309
x : 3 = 1528 x : 768 = 9
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn cả lớp thực hiện như bài 1.
+ Muốn tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết ta làm thế nào?
Bài 3: Đàn gà trống có 572 con, đàn gà mái nhiều gấp ba lần đàn gà trống. Hỏi cả hai đàn gà có tất cả mấy con?
- Cho đọc bài toán.
H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Tổng kết bài làm đúng.
- Cho nêu lại cách giải.
Bài 4: (Dành cho HS khá giỏi).
Một cửa hàng có hai tấm vải trắng và hoa. Nếu bán 9 m vải trắng và 39 m vải hoa thì số m vải ở hai tấm bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi tấm vải dài mấy m?
- Hướng dẫn HS thực hiện như bài 3.
- Chấm chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. Dặn về ôn lại bài học.
-Vài ba em nêu.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài cá nhân,1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài. 
- Vài ba em nêu lại.
- 1 em nêu.
- Lớp làm bài cá nhân.
- Vài ba em nêu.
- 1 em đọc bài toán.
- Nêu ý kiến.
- HS làm bài cá nhân. 1 em lên bảng giải.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
Giải: Đàn gà mái có số con là:
572 x 3 = 1716 (con)
Cả hai đàn gà có tất cả số con là: 572 + 1716 = 2288 (con)
Đáp số: 2288 con
- Vài em nêu.
- HS làm bài cá nhân. 
Giải: Do số vải sau khi bán ở hai tấm bằng nhau nên số m vải trắng nhiều hơn số m vải hoa là:
39 – 9 = 30 (m)
Lúc đầu số m vải hoa là:
30 : (3 – 1) = 15 (m)
Lúc đầu số m vải trắng là:
15 x 3 = 45 (m)
Đáp số: 45 m
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Hướng dẫn tự học:
- Hướng dẫn cả lớp hoàn thành bài tập đã học ở vở thực hành Toán và Tiếng Việt, vở Tự luyện Violympíc Toán 3 Tập 2.
- Luyện đọc các bài tập đọc có trong tuần 23.
****************************************************************
.............................................................................................
ĐẠO ĐỨC : TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học giúp HS:
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
* GDKNS: - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự mất mát đau buồn của người khác.
 - Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 VBT. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ: 
- GV tổng kết, nhận xét bài thực hành tiết trước.
B. Bài mới: 
*HĐ1: Đọc truyện Đám tang (BT1).
a) Cho HS đọc truyện Đám tang.
b) Yêu cầu lớp thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang?
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
+ Thế nào là tôn trọng đám tang?
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, tổng kết ý đúng của HS.
*HĐ2: Đánh giá hành vi (BT2).
- Yêu cầu HS làm VBT.
- Cho trình bày kết quả.
- Tổng kết ý kiến đúng: Các việc b, d là những việc làm đúng thể hiện sự tôn trọng đám tang, còn lại các việc a, c, đ, e là những việc không nên làm.
*HĐ3: Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu HS liên hệ bản thân và nêu cách ứng xử của mình khi gặp đám tang.
- GV nhận xét và tuyên dương những em biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
HS khá giỏi:
+ Khi gặp đám tang em nên làm gì?
- GV chốt những việc HS và tất cả mọi người nên làm khi gặp đám tang.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS về nhà thực hành theo bài học.
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- Lớp đọc thầm, 2 em đọc to.
- Dừng xe, đứng dẹp vào lề đường khi gặp đám tang.
- Tôn trọng người đã khuất và cảm thông với những người thân của họ. - Không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang.
- Tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người thân vừa mất.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. 
- Đại diện 1 số nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, góp ý.
- Cả lớp làm bài cá nhân.
- Từng cá nhân trình bày ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- Từng cá nhân trình bày ý kiến.
- Lớp nhận xét, góp ý.
- Cá nhân HS trình bày.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: LÁ CÂY 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
- Cấu tạo bên ngoài của lá cây.
- Sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các hình trong SGK trang 86, 87.
 - Sưu tầm một số loại lá cây khác nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Bài cũ: 
+ Nêu lại chức năng của rễ cây?
+ Nêu lợi ích của rễ cây?
- GV tổng kết phần bài cũ.
B. Bài mới : 
*HĐ1: Giới thiệu các bộ phận cuả lá cây.
- Yêu cầu HS lấy những lá cây mà mình sưu tầm được đồng thời quan sát H1- H4 thảo luận.
+ Lá cây thường có màu gì?
+ Mỗi chiếc lá thường có những bộ phận nào?
- Cho trình bày ý kiến.
- GV kết luận: Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá.
- Giới thiệu cuống lá, phiến lá, gân lá trên lá cây thật.
*HĐ2: Tìm hiểu sự đa dạng của lá cây.
- Yêu cầu HS quan sát lá cây mình sưu tầm được thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Lá cây có màu gì? Màu nào là phổ biến nhất?
+ Lá cây có hình dạng gì?
+ Kích thước của các loại lá cây như thế nào?
- Cho trình bày kết quả.
- GV nhận xét và kết luận: Lá cây chủ yếu có màu xanh lục, một số có màu vàng, đỏ. Hình dạng và kích thước của lá cây đa dạng và phong phú. Tuy vậy, lá cây có 3 bộ phận chính là cuống lá, phiến lá và gân lá. Một số lá cây có răng cưa ở viền ngoài phiến lá.
- GV tổng kết ý kiến đúng của HS và rút ra mục Bạn cần biết.
*HĐ3: Liên hệ:
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế và tìm hiểu nêu tên về 1số loại lá cây có hình tròn, dài, lá hình bầu dục. Độ lớn của lá cây to hoặc nhỏ.
- GV tổng kết, bổ sung thêm.
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Khả năng kì diệu của lá cây.
- Một số em trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS làm việc theo N4.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
- Cả lớp quan sát.
- Lớp làm việc N4.
+ Lá cây có nhiều màu như: đỏ, xanh, vàng nhưng chủ yếu là màu xanh.
+ Lá cây có nhiều hình dạng khác nhau như: hình tròn, bầu dục, hình kim, hình dải dài, 
+ Kích thước của lá cây to nhỏ khác nhau.
- Đại diện HS báo cáo, lớp bổ sung và thống nhất ý kiến.
- Vài em đọc.
- Cá nhân HS trình bày ý kiến.
- Lá hình tròn: sen, cọ, bèo, súng...
- Lá hình bầu dục: mít, bàng, chôm chôm
- Lá có răng cưa: hồng, tía tô, ô mai
- Lá hình dải dài: tre, dừa, cau, lưỡi hổ
Rút kinh nghiệm bài dạy:
............................................................................................................................................................................................ ...  và vở...
- Yêu cầu cả lớp viết bài vào vở tập viết.
- Theo dõi và uốn nắn những em viết yếu.
- Giáo viên chấm một số bài.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
C. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết.
- Chuẩn bị vở, bảng con.
- Các chữ hoa có trong bài là: Q, T, B.
- Theo dõi giáo viên viết mẫu.
- Cả lớp tập viết bảng con chữ Q, T, B.
- 2 em đọc từ ứng dụng.
- Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ. Ông là vị anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
- Cả lớp tập viết vào bảng con.
- 1 em đọc câu ứng dụng.
- Câu thơ tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê trên đất nước ta. 
- Lớp thực hành tập viết chữ hoa. 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy)
**************************************************************
....................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
- Nêu được chức năng của lá cây đối với đời sống của thực vật và lợi ích của lá đối với đời sống của con người.
- Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng của mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
* GDKNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây với đời sống của cây, đời sống của động vật và con người.
 - Kĩ năng làm chủ bản thân: có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: không bẻ cành, bứt lá, làm hại cây.
 - Kĩ năng tư duy phê phán: phê phán, lên án, ngăn chặn, ứng phó với những hành vi làm hại cây.
* GDMT: - Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người; khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ô xi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các hình trong SGK trang 88, 89.
 - Sưu tầm một số loại lá cây khác nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Bài cũ: 
+ Lá cây thường có màu gì? Màu nào là phổ biến nhất?
+ Mỗi chiếc lá thường có những bộ phận nào?
+ Kích thước của các loại lá cây như thế nào?
- GV tổng kết phần bài cũ.
B. Bài mới : 
*HĐ1: Giới thiệu các bộ phận cuả lá cây.
- Yêu cầu HS quan sát H1 trang 88 thảo luận và trả lời theo các gợi ý sau:
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào?
+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình quang hợp?
+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?
+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình hô hấp?
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì?
- Cho trình bày ý kiến.
- GV tổng kết và bổ sung thêm.
+ Lá cây có những chức năng gì?
HS khá giỏi:
+ Khi đứng dưới tán lá của cây ta thấy mát mẻ vì sao?
+Lá cây thoát ra khí gì cần thiết cho sự sống con người
- GV kết luận (SGV) và rút ra mục Bạn cần biết.
*HĐ2: Tìm hiểu ích lợi của lá cây.
- Yêu cầu HS quan sát H2-H7 kết hợp sự hiểu biết của bản thân thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Người ta thường sử dụng lá cây vào những việc gì?
- Cho trình bày kết quả.
- GV nhận xét và kết luận (SGV).
HS khá giỏi:
+ Lá cây có nhiều ích lợi nên chúng ta cần làm gì để bảo vệ lá cây?
*HĐ3: Liên hệ:
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế bản thân và nêu:
+ Em đã làm gì để bảo vệ cây?
- GV tổng kết, nhắc nhở HS bảo vệ và chăm sóc cây cối.
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Hoa.
- Một số em trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS làm việc theo N4.
- Dưới ánh sáng mặt trời.
- Lá cây.
- Hấp thụ khí các-bon-níc, thải ra khí ô xi.
- Suốt ngày đêm.
- Lá cây.
- Hấp thụ khí ô xi, thải ra khí các-bon-níc.
- Thoát hơi nước.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS trình bày ý kiến.
- Vì lá cây thoát hơi nước làm không khí mát mẻ.
- Khí ô xi.
- Vài ba em đọc.
- Cả lớp quan sát và làm việc N4.
- Đại diện HS báo cáo, lớp bổ sung và thống nhất ý kiến.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cá nhân trình bày ý kiến.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC : TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T1)
(Đã soạn buổi sáng)
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA Q
(Đã soạn buổi sáng)
THỦ CÔNG: ĐAN NONG ĐÔI
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đan nong đôi. Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
- Dồn được nan nhưng có thể chưa khít, dán được nẹp xung quanh tấm đan.
- HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan đều nhau. Các nan đan khít nhau, nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh quy trình. Kéo, giấy thủ công, hồ dán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
+ GV giới thiệu tấm đan nong đôi và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
+ GV gợi ý để HS quan sát và so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi.
+ Liên hệ thực tế: đan nong đôi được ứng dụng để làm 1 số đồ dùng trong gia đình.
+ Hướng dẫn HS làm quen với việc đan nong đôi bằng giấy bìa với cách đan đơn giản nhất.
*HĐ2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Bước 1: Kẻ, cắt các nan.
- Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy bìa.
- Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Cho HS làm thử.
3. Củng cố dặn dò:
+ Nhận xét tiết học. 
+ Dặn dò HS về nhà tập đan nong đôi, chuẩn bị hồ dán, kéo, thủ công, bìa cứng để T2 thực hành đan. 
- Chuẩn bị đồ dùng.
+ Học sinh quan sát hình.
- Kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau.
- Cả lớp quan sát.
- Cá nhân thực hành đan thử.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
***************************************************************** 
......................................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: LÁ CÂY
(Đã soạn thứ ba)
ĐẠO ĐỨC : TÔN TRỌNG ĐÁM TANG
(Đã soạn thứ ba)
THỦ CÔNG: ĐAN NONG ĐÔI (T1)
(Đã soạn thứ ba)
GDKNS: BÀI 8: TRANG PHỤC TRONG THUYẾT TRÌNH
I. MỤC TIÊU: Bài học giúp em:
- Tự chọn được trang phục phù hợp khi thuyết trình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở thực hành KNS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Bài cũ:
+ Em cần luyện tập để giọng mình thế nào?
+ Khi nói các em cần chú ý điều gì?
- GV tổng kết, tuyên dương HS. 
B. Bài mới: Phần 1: Tầm quan trọng của trang phục.
HĐ1: Nhận biết nghề nghiệp từ trang phục.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận nhóm yêu cầu sau:
+ Trang phục có mối quan hệ như thế nào với nghề nghiệp?
- Cho trình bày ý kiến trước lớp.
- GV chốt ý đúng của HS và bổ sung thêm.
-Hướng dẫn HS làm bài tập trang 39 vở thực hành.
- Cho trình bày ý kiến.
- GV chốt kết quả đúng và rút ra bài học.
HĐ2: Trang phục đẹp giúp em điều gì?
- Yêu cầu cả lớp thảo luận nhóm yêu cầu sau:
+ Trang phục có mối quan hệ như thế nào với nghề nghiệp?
- Cho trình bày ý kiến trước lớp.
- GV chốt ý đúng của HS và bổ sung thêm.
- Yêu cầu lớp làm bài tập 1, 2, 3 trang 40 vở thực hành.
- Cho trình bày kết quả.
- GV kết luận ý đúng của HS.
- Cho đọc bài thơ: Áo xinh.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Hướng dẫn HS thực hành luyện tập theo bài học.
- Nhận xét tiết học. Dặn xem bài tiết sau.
- Một số em trình bày ý kiến.
- Lớp thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung thêm.
- Cá nhân tự làm bài tập.
-1 số em trình bày kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét.
- 2 em đọc lại.
- Lớp thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung thêm.
- Cá nhân tự làm bài tập.
-1 số em trình bày kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét.
- 1 số em đọc.
-Về nhà tự thực hành theo bài học.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................********************************************************************
............................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: LÁ CÂY
(Đã soạn thứ ba)
THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy).
ĐẠO ĐỨC : TÔN TRỌNG ĐÁM TANG
(Đã soạn thứ ba)
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA Q 
(Đã soạn thứ ba)
.............................................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
(Đã soạn thứ ba)
THỦ CÔNG: ĐAN NONG ĐÔI (T1)
(Đã soạn thứ ba)
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
(Đã soạn thứ ba)
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA Q 
(Đã soạn thứ ba)
*****************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 23.doc