Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Tập đọc – kể chuyện

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

 I.MỤC TIÊU:

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 -Đọc đúng các từ ngữ : ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang

2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 -Hiểu các từ ngữ đươc chú giải trong SGK.

 -Nắm được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi cao bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 24 	 Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010
 Tập đọc – kể chuyện
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
 I.MỤC TIÊU: 
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 	-Đọc đúng các từ ngữ : ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 	-Hiểu các từ ngữ đươc chú giải trong SGKù.
 	-Nắm được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi cao bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
 B Kể Chuyện
 	1.Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
 	2. Rèn kĩ năng nghe 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TẬP ĐỌC
B. BÀI MỚI: 
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
3
Luyện đọc 
- GV đọc toàn bài
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
 + Đọc từng đoạn trước lớp.
-GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc từng đoạn với giọng thích hợp.
 +Đọc từng đoạn trong nhóm 
-GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 +Thi đọc giữa các nhóm 
 +Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1.Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
 2.Cậu bé cao Bá Quát có mong muốn gì?
3. Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? 
 4. Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
5.Vua ra vế đối như thế nào?
6. Cao Bá Quát đối lại như thế nào?
 - GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
-GV đọc mẫu đoạn 3 , hướng dẫn HS đọc đúng lời các nhân vật.
-GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt nhất.
-HS kết hợp đọc thầm
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu.
- HS đọc các từ chú giải trong bài
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau .
-Các nhóm đọc đồng thanh .
-Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
-Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây
- Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần
- Cậu nghĩ đến cách gây chuyện ầm ĩ , náo động: cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét ầm ĩ, khiến vua phải truyền dẫn cậu tới.
- Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội.
- Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
-Trời nắng chang chang người trói người.
-HS thi đọc đoạn văn.
KỂ CHUYỆN
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
 3
GV nêu nhiệm vụ: 
- Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện Đối đáp với vua rồi kể toàn bộ câu chuyện.
-GV yêu cầu HS quan sát 4 tranh đã đánh số và tự sắp xếp lại các tranh 
GV yêu cầu HS dựa vào 4 tranh kể lại từng đoạn câu chuyện
Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện
-HS quan sát tranh và viết vào bảng con thứ tự đúng của 4 tranh: 3-1-2-4
-4 HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện 
-1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-HS lắng nghe.
IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
-Cao Bá Quát là cậu bé như thế nào?
-Em biết câu tục ngữ nào có hai vế đối?
-GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe.
 	 Toán	
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
	Giúp học sinh: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
B BÀI MỚI: 	Luyện tập
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính chia số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS nêu rõ từng bước tính của mình.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét sau khi thực hiện 6 phép tính trên.
Bài 2: 
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Viết lên bảng phép cộng 6000 : 3 = ? và yêu cầu HS phải tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự làm bài tiếp.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
- HS nêu cách tính của mình.
- Các phép tính ở hàng trên là phép chia không có dư.
- Các phép tính ở hàng dưới là phép chia có dư.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
- Lần lượt từng HS nêu cách thực hiện: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS tự nêu cách nhân nhẩm: 6 nghìn : 3 = 2 nghìn, vậy: 6000 : 3 = 2000.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
IV
CỦNG CỐ-DĂN DÒ
- Nêu cách tìm thừa số chưa biết?
- Về nhà luyện tập về phép chia.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
 Đạo đức 
 TÔN TRỌNG ĐÁM TANG( tiết 2)
I.MỤC TIÊU
1.HS hiểu :
 -Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
 -Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2.HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
3.HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Vở bài tập Đạo đức 3
 -Bộ thẻ xanh- đỏ-trắng.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ
 -Vì sao phải tôn trọng đám tang ?
 -Trên đường đi học về, em gặp một đám tang lúc đó em sẽ làm gì ?
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Tôn trọng đám tang (Tiết 2 )
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
Trò chơi:Đồng ý hay không đồng ý.
-Yêu cầu HS cử ra 2 bạn đại diện cho mỗi nhóm xanh- đỏ lên chơi trò chơi và cử ra 2 bạn làm trọng tài ghi điểm.
+ Giáo viên nêu ra các câu , người dự sẽ cho biết câu nói đó đúng hay sai, nếu đúng lật thẻ mặt đỏ, nếu sai lật thẻ mặt xanh (nếu trả lời đúng trọng tài dán 1 hoa đỏ, sai dán 1 bông hoa xanh )
1.Tôn trọng đám tang là chia sẻ nỗi buồn với gia đình họ.
2.Chỉ cần tôn trọng đám tang mà mình quen biết.
3.Em bịt mặt, đội mũ đi qua thật nhanh mỗi khi thấy đám tang vì sợ không khí ảm đam.
4.Không nói to cười đùa chỉ trỏ trong đoàn đưa tang .
5.Em sẽ bỏ mũ, nón, dừng lại nhường đường cho đám tang đi qua .
6.Tôn trọng đám tang chính là biểu hiện của nếp sống văn hóa.
-Chốt lại xem đội nào được nhiều hoa đỏ nhất .
-Nhận xét trò chơi.
Xử lí tình huống
-Yêu cầu các nhóm thảo luận, giải quyết các tình huống sau :
+Nhà hàng xóm em có tang.Bạn Minh sang chơi nhà em vặn to đài nghe nhạc.Em sẽ làm gì khi đó ?
+Em thấy An đeo băng tang, em sẽ nói gì với bạn ?
+Em trông thấy mấy em nhỏ la hét cười đùa chạy theo sau đám tang . Em sẽ làm gì khi đó ?
-Kết luận chung :Cần tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đau buồn .Tôn trọng đám tang là nếp sống mới, hiện đại, có văn hóa .
-HS chia 2 đội xanh, đỏ và cử 2 trọng tài(1 đội/ cử 1 trọng tài )
-HS lần lượt lên chơi
-Giơ thẻ đỏ.
-Giơ thẻ xanh.
-Giơ thẻ xanh
-Giơ thẻ đỏ.
-Giơ thẻ đỏ
-Giơ thẻ đỏ.
-Các nhóm thảo luận xử lí tình huống của nhóm mình :
+Em sẽ vặn nhỏ đài hoặc tắt đài đi và giải thích với Minh vì sao .
+Em sẽ tới bên An động viên bạn , nói bạn yên tâm , em và các bạn sẽ giúp An ở lớp khi An nghỉ học, An đừng buồn quá, phải phấn đấu học tập .
+Nói với các em nhỏ trật tự, ra chỗ khác chơi . Vì làm như thế là không đúng
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
 -Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng đám tang ?
-Em đang chơi đá bóng trên sân nhà gần đường thì thấy có đám tang đi qua, lúc đó em và các bạn sẽ xử lí như thế nào ?
-Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện .
-Nhận xét tiết học .
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010
THỂ DỤC
Ôn nhảy dây-Trò chơi “Ném bóng trúng đích”
I.Mục tiêu:
-Ôn nhảy dây kiểu chụm 2chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng
-Chơi trò chơi “Ném trúng đích” . Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Còi , dụng cụ bóng cao su.Kẻ sẵn vạch giới hạn, các vạch giới hạn về phía trước 3-6m vẽ các vòng tròn đồng tâm để làm đích hoặc dùng các vật khác làm đích. Chuẩn bị 2 em 1 dây nhảy
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Nhận lớp phổ biến nội dung giờ học.
-Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập
-Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
-Ôn bài thể dục phát triển chung
B.Phần cơ bản.
a)Nhảy dây kiểu chụm 2 chân
-Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, từng đôi thay nhau nhảy và đếm số lần. Có thể nhảy dây có và không có bước đệm đều được. GV bao quát chung và nhắc nhở giữ trật tự kỷ luật
+Các tổ cử 2-3 bạn lên thi với các tổ khác, tổ nào nhảy được nhiều lần nhất trong 1 lượt nhảy thì tổ đó thắng và được cả lớp biểu dương
b)Chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”
+GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác. Trước khi tập GV cần cho HS khởi động kỹ khớp cổ tay, cánh , cánh tay. 
+GV chia số HS trong lớ ... m các hình dáng phù hợp với hoạt động ;
+Tìm thêm các chi tiết để bức tranh sinh động ;
+Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt .
+Nên vẽ màu kín tranh hoặc có thể để nền giấy ở những chỗ cần thiết .
Thực hành
-Giáo viên cho học sinh xem lại tranh, ảnh ở bộ ĐDDH và tranh của học sinh .
-Khuyến khích cách vẽ màu của từng học sinh .
Nhận xét, đánh giá
-GV chọn một số tranh đã hoàn thành hoặc gần xong và gợi ý HS nhận xét về :
 +Cách sắp xếp (có trọng tâm, rõ nội dung )
 +Hình vẽ (sinh động hay lập lại)
 +Màu sắc của tranh (phong phú, có đậm, có nhạt)
-GV nhận xét, tuyên dương học sinh có bài vẽ đẹp.
-Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn và tự chọn cho mình một đề tài mà mình thích .
-Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn cách vẽ, để nắm được cách vẽ.
-Học sinh thực hành vẽ tranh .
-Vẽ xonh tô màu theo ý thích .
-Học sinh trưng bày bài vẽ theo nhóm.Trong nhóm tự đánh giá, nhận xét bài vẽ lẫn nhau.
-Học sinh lựa chọn và loại bài đẹp theo ý thích.
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
-Về nhà tập vẽ một tranh khác vào giấy khổ A 4.
-Xem lại các bài tập trang trí đường diềm, hình vuông đã thực hành .
-Nhận xét tiết học .
-----------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
	1. Nhận xét tuần 24:
	- Đi học đầy đủ , đúng giờ .
	- H/s chăm chỉ , học giỏ đạt nhiều điểm 10 Bên cạnh đó còn có một số bạn làm bài cẩu thả , điểm yếu .
	2. Kế hoạch tuần 25:
	- Duy trì sĩ số lớp: 100% , đi học đầy đủ.
	- Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ, không đùa nghịch.
	- Ăn mặc gọn gàng khi đến lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt móng tay ngắn gọn.
	- Về học bài , làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Các khoản thu: tiếp tục nhắc nhở động viên h/s nộp đầy đủ.
-------------------------------------------
	ÔN TIẾNG VIỆT
	- G/v cùng h/s ôn tập cac bài tập đọc , HTL tuần 24 và trả lời các câu hỏi về nội dung các bài tập đọc , HTL đã học
	* Luyện từ & câu
	BT1: Đọc những dòng thơ sau rồi điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp:
Phì phò như bễ .	b. Ngàn con sóng khoẻ
Biển mệt thở rung 	 lon ta lon ton
	- Từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá trong những dòng thơ a và b : ..
BT2 : Ghi lại những từ ngữ chỉ đặc điểm và chỉ hoạt động của người được lấy để tả đặc điểm và hoạt động của sự vật trong các dòng thơ nêu ở bài tập 1. Cho biết nghĩa của từng từ ngữ đó.
	BT3 : Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
Khi còn bé , Anh – xtanh rất tinh nghịch.
Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài .
Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện.
BT4 : Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào? Để các dòng sau thành câu :
Mảnh vườn nhà bà em 
Đêm rằm , mặt trăng .
Mùa thu , bầu trời 
Bức tranh đồng quê ...............
------------------------------------
Tiết 1	 Tiết 2 	Tiết 3 	Hát nhạc 
ÔN HAI BÀI HÁT ĐÃ HỌC
EM YÊU TRƯỜNG EM & CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG 
I . MỤC TIÊU:
	- Hát thuộc 2 bài hát , tập biểu diễn kết hợp vận động .
	- Nhận biết tên nốt ,hình nốt trên khuông .
	- Trò chơi : Gắn nốt nhạc trên khuông .
II . CHUẨN BỊ :
- Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc .
	- Khuông nhạc , các hình nốt bằng bìa .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Gọi h/s lên hát bài hát đã học .
B . GIỚI THIỆU BÀI MỚI : 
	- Hôm nay chúng ta học ôn laị 2 bài hát Em yêu trường em và bài Cùng múa hát dưới trăng .
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Em yêu trường em 
- Cho h/s luyện tập thuộc bài , sau đó kết hợp vận động phụ hoạ.
Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng 
- Cho h/s luyện tập thuộc bài hát sau đó kết hợp gõ đệm theo nhịp 3
- Cho h/s đứng tại chỗ vừa hát vừa nhún chân , nghiêng bên trái , nghiêng bên phải nhịp nhàng .
Hoạt động 3: Tập nhận biết tên nốt nhạc trên khuông 
- Cho h/s làm quen với 7 nốt nhạc . Mỗi nốt được đặt ở một vị trí trên khuông nhạc .
- G/v đưa bảng phụ có gắn hình nốt nhạc cho h/s quan sát .
Trò chơi : Gắn nốt nhạc trên khuông .
- G/v treo bảng phụ vẽ khuông nhạc và cho h/s lần lượt lên gắn các hình nốt nhạc vào khuông nhạc sao cho đúng vị trí .
- H/s chia theo tổ để học thuộc bài hát và thực hiện các động tác phụ hoạ theo mẫu của g/v
- H/s thực hiện tương tự hoạt động 1 
- Thực hiện theo mẫu của g/v
- Quan sát khuông nhạc của g/v , nêu tên hình nốt và vị trí trên khuông nhạc 
- H/s tham gia trò chơi theo sự hương dẫn của g/v . Mỗi tổ cử 1-2 em tham gia trò chơi.
IV
Củng cố – Dặn dò :
- Chúng ta vừa ôn tập bài hát gì ?
- Nêu nội dung của cácbài hát đó?
- Giáo dục h/s yêu thương trường lớp , thầy cô , bạn bè 
- Nhận xét tiết học .
Tiết 5	ÔN TOÁN 
	- g/v cho h/s ôn luyện các bài toán về chia cho số có 4 chữ số với số có 1 chữ số và giải bài toán có lưòi văn .
	+ Bài tập 1 :	Đặt tính rồi tính
	1204 : 4 	; 	2524 : 5 	;	2409 : 6	;	4224 : 7
	+ Bài tập 2 :	Tìm X
	a) X x 4 = 1608	b) X x 9 = 4554	c) 7 x X = 4942
	+ Bài tập 3 : Có 1024 vận động viên xếp đều thành 8 hàng . Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu vận động viên ?
	+ Bài tập 4 : Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 234 m , chiều rộng bằng chiều dài . Tính chu vi khu đất đó?
--------------------------------------
 Tiết 1 Thứ tư ngày 1 tháng 3 năm 2006
 	 Tập đọc
MẶT TRỜI MỌC Ở ĐẰNG TÂY!
I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng tên nhà thơ Nga: Pu-skin ; đọc đúng các từ ngữ: ứng tác, vô lí, chuyện lạ, ngộ nghĩnh, hãnh diện.
 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; biết đọc đoạn thơ khác với văn xuôi.
2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 -Hiểu các từ đươ
c chú giải trong bài.
 -Hiểu nội dung bài : Ca ngợi tài ứng tác của nhà thơ Pu-skin.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 4 HS tiếp nối nhau kể lại đoạn câu chuyện Đối đáp với vua và trả lời các câu hỏi về nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm. 
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 - Tiết tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một thiên tài của nền thơ ca nước Nga – đó là Pu-skin. Ông cũng đã bộc lộ tài năng thơ ca ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà truờng.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm toàn giọng vui, nhẹ nhàng.
-GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu
GV viết bảng: Pu-skin
 + Đọc từng đoạn trước lớp
-GV chia bài thành 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến phía mặt trời lặn.
Đoạn 2: Tiếp đến ngủ nữa đây?
Đoạn 3: Còn lại.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
 + Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 1. Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào?
 2 . Câu thơ của người bạn Pu-skin có gì vô lí?
 3. Pu-skin đã chữ thơ giúp bạn như thế nào?
4. Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu-skin hợp lí? 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
 GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 của bài.
-GV nhận xét, tuyên dương những cá nhân đọc hay nhất.
-HS kết hợp đọc thầm
- -HS đọc cá nhân- đồng thanh
- -HS nối tiếp nhau đọc từng câu
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
-HS đọc các từ đươc chú giải cuối bài.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ 
-Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
-Các nhóm đọc toàn bài.
-Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
-1 HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời
- Trong một giờ văn, thầy giáo bảo một HS làm thơ tả cảnh mặt trời mọc.
- Câu thơ nói mặt trời mọc ở đằng tây là vô lí. Vì mỗi sáng, mặt trời mọc lên ở đằng đông. Buổi chiều mặt trời lặn ở đằng tây.
- Pu-skin đã đọc tiếp 3 câu thơ khác để cùng với câu thơ vô lí của bạn hợp thành một bài thơ hoàn chỉnh rất thú vị.
- HS diễn đạt theo ý của mình. Chẳng hạn: Việc mặt trời mọc ở đằng tây được coi là một chuyện lạ, làm mọi người phải xôn xao, ngơ ngác tự hỏi: bây giờ là buổi sáng cần “thức dậy” hay là buổi chiều tối phải “ngủ nữa đây”? Đó chính là sáng tạo của Pu-skin, là điều làm cho bài thơ của thi sĩ nhỏ trở thành hợp lí, tạo nên bất ngờ thú vị.
-Một vài HS thi đoạn văn
-Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc hay, diễn cảm nhất.
IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
-Bài đọc giúp em hiểu gì về Pu-skin?
-GV yêu cầu HS về nhà HTL 4 dòng thơ trong bài ; kể lại câu chuyện cho người thân nghe; tiếp tục chuẩn bị nội dung để làm tốt BT1 mở rộng vốn từ trong tiết LTVC tới.
-GV nhận xét tiết học.
 Tiết 2 Tiết 3 	 Tiết 4	 	Tiết 5 Tiết 1 Tiết 2	 Tiết 1	 Tiết 2 
Tiết 3 Tiết 4 Tiết 5	 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ 
CHỦ ĐỀ “ TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG XANH , SẠCH ,ĐẸP”
I. MỤC TIÊU :
	- H/s biết một số cảnh đẹp ở địa phương mình .
	- Nêu được một số việc làm bảo vệ môi trường xanh , sạch , đẹp .
II. LÊN LỚP:
	1. Tìm hiểu về môi trường và góp sức làm môi trường xanh , sạch , đẹp.
	- Ở địa phương em ở có những cảnh đẹp nào? ( Nhà thờ , chùa , thác)
	- Nêu những việc làm góp sức làm môi trường xanh sạch đẹp?
	- H/s lần lượt nêu trước lớp , h/s khác lắng nghe bổ sung ( phải trồng cây xanh , không chặt phá cây , đốt rừng , đốt rẫy , không vứt rác bừa bãi .
	- Giáo dục h/s phải biết giữ gìn và bảo vệ những gì vốn có .
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc