A / Mục tiêu:.
- Luyện đọc đúng các từ: Quắm đen, thoắt biến, khôn lườn, chán ngắt, giục giã,.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Hiểu nội dung:Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đo vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng cuả đo vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đo vật trẻ còn xốc nổi(trả lời được các câu hỏi SGK)
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước
- GSHS thường xuyên tập thể dục.
B / Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
- Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.
TUẦN 25 Thứ hai ngày tháng 3 năm 2010 Toán: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (T T) A/ Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian.Nhận biết được về thời gian(thời điểm, khoảng thời gian) Học sinh biết xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút kể cả mặt đồng hồ bằng chữ số La Mã ). B -Biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh. - GDHS chăm học. B/ Đồ dùng dạy học: Một số mặt đồng hồ. Đồng hồ điện tử. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: - Quay mặt đồng hồ, gọi 2 em TLCH: + Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Dạy bài mới: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1. - Yêu cầu HS quan sát từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó rồi trả lời các câu hỏi. - Gọi HS nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Mời học sinh nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. c) Củng cố - dặn dò: - GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc. - Về nhà tập xem đồng hồ. - 2 em quan sát và TLCH. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. - Một em đề đề bài 1. - Cả lớp tự làm bài. - 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: + An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút + Đến trường lúc 7 giờ 12 phút + Học bài lúc 10 giờ 24 phút + Ăn cơm chiều lúc 6 giờ kém 15 phút + Đi ngủ lúc 10 giờ kém 5 phút - Một em đọc yêu cầu BT. - Cả lớp tự làm bài. - 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: + Các cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian là: H - B; I - A; K - C ; L - G ; M - D; N - E. - Một em đọc yêu cầu BT. - Cả lớp thực hiện vào vở. - Hai em chữa bài, lớp nhận xét bổ sung: a) Hà đánh răng và rử mặt hết : 10 phút, b) Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5 phút. c) Từ 8 giờ đến 8 giờ rưỡi là 30 phút. - 2HS nêu số giờ. Tập đọc - Kể chuyện: HỘI VẬT A / Mục tiêu:. - Luyện đọc đúng các từ: Quắm đen, thoắt biến, khôn lườn, chán ngắt, giục giã,... - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ - Hiểu nội dung:Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đo vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng cuả đo vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đo vật trẻ còn xốc nổi(trả lời được các câu hỏi SGK) - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước - GSHS thường xuyên tập thể dục. B / Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa. - Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện. C/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng đọc bài “ Tiếng đàn “ - Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu học sinh đọc từng câu,giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai. - Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết miêu tả sự sôi động của hội vật ? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2. + Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ? - Yêu cầu đọc thầm 3. + Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ? - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4 và đoạn 5. + Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? + Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng ? d) Luyện đọc lại: - Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của câu chuyện. - Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn. - Mời 3HS thi đọc đoạn văn. - Mời 1HS đọc cả bài. - Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất. Kể chuyện 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ - Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. 2 Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện - Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 5 đoạn của câu chuyện. - Mời 5 học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện. - Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt. đ) Củng cố, dặn dò : - Hãy nêu ND câu chuyện. - Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện. - Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH. - Lớp theo dõi, nhận xét. - Cả lớp theo dõi. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - Nối tiếp nhau đọc từng câu. - Luyện đọc các từ khó ở mục A. - 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn trong câu chuyện. - Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Lớp đọc đồng thanh cả bài. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1. + Trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, náo nức, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật trèo cả lên cây để xem ... - Cả lớp đọc thầm đoạn 2. + Quắm Đen: lăn xả vào, dồn dập ráo riết.. Ông Cán Ngũ: lớ ngớ, chậm chạp chủ yếu chống đỡ. - Đọc thầm đoạn 3. + Ông Cán Ngũ bước hụt nhanh như cắt Quắm đen lao vào ôm một bên chân ông bốc lên mọi người reo hò ầm ĩ nghĩ rằng ông Cản Ngũ thua chắc. - Cả lớp đọc thầm đoạn 4 và 5. + Quắm đen gò lung không sao nhấc nổi chân ông và ông nắm lấy khố anh ta nhấc nổi lên như nhấc con ếch. + Vì ông điềm đạm giàu kinh nghiệm - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu - 3 em thi đọc lại đoạn 2 và 3. - Một em đọc cả bài. - Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. - Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện. - Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện. - Lớp cử 5 bạn dựa vào các bức tranh gợi ý nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp. - Hai học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. - Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật. ----------------------------------------------------- Ngày soạn tháng 3 năm 2010 Ngày giảng: Thứ ba, ngày tháng 3 năm 2010 Tiết1: Thể dục: TRÒ CHƠI “ NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH” A/ Mục tiêu: - Tiếp tục ôn động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây chao dây,quay dây.Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác. Ôn TC “Ném trúng đích“. Yêu cầu biết cách chơi và chơi được ở mức tương đối chủ động. GDHS rèn luyện thể lực B/ Địa điểm phương tiện : - Dây nhảy, mỗi em một sợi. Sân bãi c vệ sinh sạch sẽ. - 3 quả bóng để chơi trò chơi. C/Các hoạt động dạy học: Nội dung và phương pháp dạy học Đội hình luyện tập 1/ Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. - Yêu cầu lớp thực hiện bài thể dục phát triển chung 2 lần x 8 nhịp - Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. - Trò chơi "Chim bay, cò bay". 2/ Phần cơ bản : * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: - Điều khiển cho cả lớp ôn lại động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Lớp tập hợp theo đội hình 4 hàng ngang, thực hiện mô phỏng các động tác so dây, trao dây, quay dây sau đó cho học sinh chụm hai chân tập nhảy không có dây rồi có dây một lần. - Giáo viên chia lớp về từng tổ để luyện tập. - Giáo viên đến từng tổ nhắc nhớ động viên học sinh tập. - Thi đua giữa các tổ bằng cách đếm số lần nhảy liên tục có thể phân từng cặp người nhảy người đếm số lần cho đến cuối cùng ai nhảy được nhiều lần hơn thi chiến thắng. * Học trò chơi “Ném trúng đích“. - Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi. - Yêu cầu học sinh tập hợp thành 2 - 4 hàng dọc số người bằng nhau em đầu hàng cầm bóng, mỗi hàng là một đội thi đấu. - Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi. - Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt. - Sau đó cho chơi chính thức và chọn đội vô địch. + Cách chơi : - Khi có lệnh “ bắt đầu “ cuộc chơi những em đứng trên cùng của các hàng nhanh chóng đưa bóng bằng hai tay sang trái ra sau cho bạn thứ hai và cứ lần lượt đua bóng sang trái ra sau cho hết hàng. - Khi hết hàng bạn cuối cùng đưa bóng sang phai lên trên cho bạn đứng trước và cứ thế cho đến bạn đứng đầu hàng và bạn đầu hàng nhận bóng đứng ngay ngắn và hô : “Xong ! “. Ai để bóng rơi người đó phải nhặt lên rồi mới tiếp tục chơi. 3/ Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV ----------------------------------------------------------------- Tiết2: Toán: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ A/ Mục tiêu: - Học sinh biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. GDHS Chăm học. B/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ C/Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi một em lên bảng làm BT3. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hướng dẫn giải bài toán 1. - Nêu bài toán. - Gọi HS đọc lại bài toán. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết mỗi can có bao nhiêu lít mật ong ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài vào nháp. - Gọi 1HS lên bảng trình bày bài giải. - GV nhận xét chữa bài. * Hướng dẫn giải bài toán 2: - Hướng dẫn lập kế hoạch giải bài toán + Biết 7 can chứa 35 lít mật ong. Muốn tìm một can ta làm phép tính gì ? + Biết 1 can 5 lít mật ong, vậy muốn biết 2 can chứa bao nhiêu lít ta làm thế nào ? + Vậy khi giải "Bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị" ta thực hiện qua mấy bước ? Đó là những bước nào ? c/ Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài toán. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán. - Yêu cầu tự làm và chữa bài. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở để KT. - Gọi 1HS lên bảng chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 - Gọi học sinh đọc bài toán. - Yêu cầu cả lớp nêu tóm tắt bài. - Ghi bảng tóm tắt. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. Bài 3: (gv Tổ chức trò chơi) - Mời một học sinh đọc đề bài. - Cho HS lấy 8 hình tam giác rồi tự sắp xếp thành hình như trong SGK. - Theo dõi nhận xét, biểu dương những em xếp đúng, nhanh. d) Củng cố - dặn dò: - Gọi HS nhắc lại các bước thực hiện giải "Bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị". - Về nhà xem lại các bài toán đã làm. - Một học sinh lên bảng làm bài tập 3. - ... n các câu hỏi trong phiếu. - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. + Côn trùng là những động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và phân thành các đốt. - 1 vài nhắc lại KL. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại côn trùng theo 3 nhóm. - Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm giới thiệu trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. --------------------------------------------- Tiết 4: Thủ công: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (TIẾT 1) A/ Mục đích yêu cầu: - Học sinh biết vận dụng các kĩ năng gấp, cắt, dán để làm được cái lọ hoa gắn trường. Làm được một lọ hoa gắn tường đúng qui trình kĩ thuật. - Yêu thích các sản phẩm đồ chơi. B/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu lọ hoa gắn tường bằng bìa đủ to để học sinh quan sát được. - Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát vật mẫu và giới thiệu. + Lọ hoa có mấy phần ? + Màu sắc của lọ hoa như thế nào ? - Cho học sinh mở dần lọ hoa gắn tường để nhận biết về từng bước làm lọ hoa. + Tờ giấy gấp hình gì ? + Lọ hoa được gấp giống mẫu gấp nào đã học ? * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu - Treo tranh quy trình vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu. Bước 1: Làm đế lọ hoa. Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lo.ï Bước 3: Hoàn chỉnh thành lọ hoa gắn tường. - Cho HS tập làm lọ hoa trên giấy nháp. d) Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường. - Về nhà tiếp tục tập làm, chuẩn bị giờ sau thực hành. - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài . - Lớp quan sát hình mẫu. + Lọ hoa có 3 phần miệng lọ, thân và đáy lọ. + Có màu sắc đẹp. - 1 em lên bnagr mở dần lọ hoa, lớp theo dõi và trả lời: + Tờ giấy gấp lọ có dạng hình chữ nhật. + Là mẫu gấp quạt đã học. - Theo dõi GV làm và hướng dẫn mẫu. - 2 em nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường. - Tập gấp lọ hoa gắn tường bằng giấy. - Hai học sinh nêu nội dung các bước gấp cái lọ hoa gắn tường. - HS dọn dẹp, vệ sinh lớp học. ------------------------------------------------ Tiết 3: SINH HOẠT LỚP I Mục tiêu: - Đánh giá công tác tuần 25 - Nêu phương hướng tuần 26. - GDHS mạnh dạn, tự tin. II. Lên lớp: - Lớp trưởng tiến hành điều khiển cho các bạn sinh hoạt. Tổ trưởng tổ 1đúc kết hoạt động của tổ trong tuần Các bạn đi học đúng giờ, học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp hăng say phát biểu xây dựng bài, vệ sinh trường lớp sạch đẹp Bên cạnh đó vẫn còn 1 số bạn còn đi muộn, đến lớp chưa chú ý nghe giảng, ngồi học hay nói chuyện riêng Tổ đề nghị tuyên dương bạn...., nhắc nhở bạn Tương tự tổ 1,2 Sinh hoạt theo tổ nhận xét ưu khuyến – Nêu nhiệm vụ tuần tới Lớp phó nhận xét hoạt động học tập Lớp phó văn thể mỷ nhận xét các hoạt động khác.(Vệ sinh,Tác phong của HS ) Lớp trưởng đúc kết lại hoạt động của lớp trong tuần. Đề nghị các bạn tuyên dương bạn.......... .GV Nhận xét chung: 1,Ưu điểm:-Đi học đều đúng giờ. Không có ai vắng -Thực hiện tốt nội quy trường lớp. -Sách vở đò dùng học tập, đầy đủ -Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu - Về nhà có chuẩn bị bài ở nhà. 2,Tồn tại: -Trực nhật một số buổi làm vệ sinh chưa sạch tổ 1 -Chữ viết một số em chưa đẹp -Một số em trầm,nhút nhát chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài -Chưa tập trung học tập còn nói chuyện riêng trong lớp học III.Kế hoạch tuần 24 -Phát huy ưu điểm khắc phục khuyết điểm trên -Thực hiện đúng nội quy trường lớp: Đồng phục, bỏ áo vào quần từ nhà đến trường. -Hát đầu giờ, cuối giờ. Vệ sinh trường lớp,Vệ sinh cá nhân sạch sẽ -Trong lớp chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu -Ở nhà luyện đọc thật nhiều -Viết bài, làm bài đầy đủ ở nhà. - HS ôn luyện các bài hát, bài múa của Sao nhi đồng. - Chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê" ----------------------------------------------------------------- Dạy chiều: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TOÁN A/ Mục tiêu: - Củng cố về tính giá trị của biểu thức và giải "Bài toán giải bằng hai phép tính". - Giáo dục HS tự giác trong học tập. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: a) 3620 : 4 x 3 b) 2070 : 6 x 8 Bài 2: Có 30 cái bánh xếp đều vào 5 hộp. Hỏi trong 4 hộp đó có bao nhiêu cái bánh ? Bài 3: Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó: Tóm tắt 3 xe : 5640 viên gạch 2 xe : ... viên gạch ? - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung: a) 3620 : 4 x 3 = 905 x 3 = 2715 b) 2070 : 6 x 8 = 345 x 8 = 2760 Giải: Số cái bánh trong mỗi hộp làø: 30 : 5 = 6 (cái) Số cái bánh trong 4 hộp là: 6 x 4 = 24 (cái) ĐS: 24 cái bánh Có 3 xe như nhau chở 5640 viên gạch. Hỏi trên 2 xe đó có bao nhiêu viên gạch ? Giải: Số viên gạch trên mỗi xe là: 5640 : 3 = 1880 (viên) Số viên gạch trên 2 xe đó là: 1880 x 2 = 3760 (viên) ĐS: 3760 viên gạch ------------------------------------------------------- TOÁN NÂNG CAO A/ Mục tiêu: - Nâng cao kiến thức về giải "Bài toán giải bằng hai phép tính" - Giáo dục HS tự giác trong học tập. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Bình mua 5 mớ rau hết 2500 đồng. Hòa mua 3 mớ rau cùng loại. Hỏi Hòa phải trả bao nhiêu đồng ? (Giải 2 cách) Bài 2: Mua 8 lạng thịt hết 28000 đồng. Hỏi mua 5 lạng thịt cùng loại thì phải trả bao nhiêu tiền ? Bài 3: May 4 bộ quần áo hết 16 m vải. Chị nhận may 7 bộ quần áo thì phải nhận về bao nhiêu mét vải ? (Giải 2 cách) - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung: Giải: Giá tiền mua 1 mớ rau là: 2500 : 5 = 500 (đồng) Số tiền mua 3 mớ rau là: 500 x 3 = 1500 (đồng) ĐS: 1500 đồng Cách 2: Giải: Số tiền Hòa mua 3 mớ rau là: 2500 : 5 x 3 = 1500 (đồng) ĐS: 1500 đồng Giải: Số tiền 1 lạng thịt là: 28000 : 8 = 4000 (đồng) Số tiền mua 5 lạng thịt là: 4000 x 5 = 20000 (đồng) ĐS: 20000 đồng Cách 2: Giải: Số tiền mua 5 lạng thịt là: 28000 : 8 x 5 = 20000 (đồng) ĐS: 20000 đồng Giải: Số mét vải may mỗi bộ quần áo là: 16 : 4 = 4 (m) Số mét may 7 bộ quần áo là: 4 x 7 = 28 (m) ĐS: 28 m vải Cách 2: Giải: Số mét may 7 bộ quần áo là: 16 : 4 x 7 = 28 (m) ĐS: 28 m vải ------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TIẾNG VIỆT A/ Yêu cầu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS luyện đọc: - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài: Hội vật; Hội đua voi ở Tây Nguyên kết hợp trả lời các câu hỏi sau mỗi bài đọc. - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. + Mời 3 nhóm mỗi nhóm 5 HS thi đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài Hội vật. + Mời 1 số HS thi đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên và TLCH: ? Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? ? Cuộc đua diễn ra như thế nào ? ? Qua bài đọc em hiểu gì về ngày hội đua voi ở Tây Nguyên ? - Nhận xét, tuyên dương những cá nhân và nhóm thể hiện tốt nhất. 2. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm. - HS luyện đọc theo nhóm. - 3 nhóm thi đọc trước lớp. - Thi đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - Cả lớp theo dõi, bình chọn những bạn và nhóm đọc tốt nhất. ------------------------------------------------------- TIẾNG VIỆT NÂNG CAO A/ Yêu cầu: - HS làm đúng BT phân biệt vần dễ lẫn, mở rộng vốn từ "Nghệ thuật" ... - Giáo dục HS chăm học. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động cảu thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu cả lớp làm các BT sau: Bài 1: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào các chữ in nghiêng dưới đây: - Vững chai, bơi trai; ngương cửa, ngất ngương; trầm bông, bông nhiên. - Ki niệm, ki lưỡng ; mi mãn, tỉ mi ; đói la, nước la ; nha nhớt, nha nhặn. Bài 2: Đọc đoạn thơ sau: Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình trong râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người. Nguyễn Duy a) Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa b) Biên pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam ? Bài 3: Dùng câu hỏi Vì sao? Để hỏi cho bộ phận câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây: Chiếc gối của em Hồi em học lớp hai, một hôm giờ thủ công cô giáo thông báo: - Mỗi em tự làm lấy một cái gối con lau bảng để nộp chấm điểm. Em lo sợ quá, vì việc khéo tay này phải có sự chỉ bảo của mẹ mà ... em thì không có mẹ. Đến giờ nộp gối chấm điểm, em xấu hổ và tủi thân úp mặt xuống bàn mà khóc, vì quanh em các bạn cười nhạo ... Theo Võ Thị Kim Ánh - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ. - Cả lớp tự làm BT vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. - Vững chãi, bơi trải ; ngưỡngg cửa, ngất ngưởng; trầm bổng, bỗng nhiên. - Kỉ niệm, kĩ lưỡng ; mĩ mãn, tỉ mỉ ; đói lả, nước lã ; nhả nhớt, nhã nhặn. a) Những từ ngữ trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa là: - vươn mình, đu, hát ru. - yêu nhiều, không đứng khuất - thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu - thương nhau, không ở riêng b) Biên pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được các phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam: chịu đựng gian khổ, tràn đầy yêu thương, đoàn kết chở che nhau ... - Vì sao em lo sợ ? (Vì sao bạn Kim Ánh lo sợ ?) - Vì sao em xấu hổ và tủi thân ? (Vì sao bạn Kim Ánh xấu hổ và tủi thân ? -----------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: