Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần 26 - Lớp 3 năm 2012

Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần 26 - Lớp 3 năm 2012

TẬP ĐỌC

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước.Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử.Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần 26 - Lớp 3 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 5 tháng 3 năm 2012
Tập đọc – kể chuyện 
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I/. Mục tiêu 
TẬP ĐỌC
 Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước.Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử.Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng, đảm nhận trách nhiệm và xác định giá trị.
HS yêu thích mơn học. tích cực trong giờ học.
KỂ CHUYỆN
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
HS khá , giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
II/Chuẩn bị: 
GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
HS: SGK.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “Hội đua voi ở Tây Nguyên”.
+ Tìm những chi tiết tả cơng việc chuẩn bị của cuộc đua?
+ Cuộc đua diễn ra như thế nào?
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a, GTB: 
b Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài:
b.1 luyện đọc .: 
- Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, trầm buồn thể hiện sự cảm xúc (Đ1), nhanh hơn (Đ2), giọng trang nghiêm (Đ3, Đ4).
- YC HS đọc nối tiếp từng câu 
- ø Luyện đọc phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
- YC 4 HS đọc từng đọan nối tiếp nhau 
- ø Giải nghĩa từ khó. 
-YC HS đặt câu với từ mới. (nếu cần)
- Luyện đọc đoạn:
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm, sửa lỗi phát âm, ngắt nghĩ hơi cho nhau.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- YC lớp đồng thanh.
b.2. Luyện đọc hiểu:: 
- Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
-YC HS đọc đoạn 1.
+ Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó? 
- GV chốt lại ý kiến đúng.
-YC HS đọc đoạn 2.
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào? 
- GV chốt lại ý kiến đúng.
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
-YC HS đọc đoạn 3.
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- GV chốt ý.
-YC HS đọc đoạn 4.
+ Nhân dân làm gì để biết ơn Chữ Đồng Tử? 
- GV chốt ý đúng.
c. Thực hành:
c. 1 Đọc lại
- GV chia lớp thành các nhĩm nhỏ. Mỗi nhĩm 4 HS và luyện đọc nhĩm.
- Tổ chức cho các nhĩm thi đọc nối tiếp.
- Nhận xét và ghi điểm.
* Kể chuyện:
c.2 Kể chuyện theo tranh:
* Đặt tên từng đoạn truyện:
- YC HS thảo luận và đặt tên cho từng đoạn truyện.
- YC HS phát biểu ý kiến về tên mình đặt cho đoạn.
+Tranh 1 em đặt tên gì?
+Em đặt tên cho tranh 2 là gì?
+ Em đặt tên cho tranh 3 là gì?
+ Em đặt tên cho tranh 4 là gì?
- GV cho HS kể mẫu.
- GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
* . Kể theo nhóm:
- Chia lớp thành các nhĩm, mỗi nhĩm 4 HS. YC các nhĩm kể nối tiếp trong nhĩm.
* . Kể trước lớp:
- Gọi 4 HS dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
4. Áp dụng: 
-Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy Chử Đồng Tử là người như thế nào?
- GV: Chử đồng tử là người cĩ hiếu, chăm chỉ, cĩ cơng lớn với dân với nước. Nhân dân coi ơng là vị thánh bất tử. 
- Nhận xét tiết học. Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe.
 - Về nhà học bài. 
- 2 học sinh lên bảng .. 
+ Voi đua từng tốp 10 con  giỏi nhất
+ Chiêng trống vừa nổi lên . về trúng đích
- HS phát biểu.
- Lắng nghe.
HS đọc nối tiếp câu.
Cả lớp luyện đọc những từ phát âm khĩ. Chữ Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng, du ngoạn. 
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn. Cả lớp theo dõi.
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-HS đặt câu với từ.
- Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- HS đồng thanh cả bài (giọng vừa phải).
-1 HS đọc, lớp theo dọi SGK.
-1 HS đọc đoạn 1.
+ HS phát biểu: Mẹ mất sơm, hai cha con có một cái khố. Khi cha mất, thương cha Chử Đồng Tử đã quấn khố cho cha còn mình đành ở không.
-1 HS đọc đoạn 2.
+ HS phát biểu :Thấy chiếc thuyền lơn sắp cặp bờ, Chử Đồng Tử hoảng hốt, bới cát vùi mình. Tiên Dung tình cờ vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội lộ ra Chữ Đồng Tử. Công chúa rất đổi bàng hoàng.
+ HS phát biểu: Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chửõ Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng Chữ Đồng Tử.
-1 HS đọc đoạn 3.
+ HS phát biểu: Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
+ HS phát biểu.
-1 HS đọc đoạn 4.
+ HS phát biểu: Lập đền thờ Chử Đồng Tử nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bên sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trong nhĩm.
- Các nhĩm đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi.
-1 HS đọc YC -HS quan sát.
- HS thảo luận nhĩm 2.
+ VD: Cảnh nhà nghèo khó / Tình cha con / Nghèo khó mà yêu thương nhau / ........
 + Cuộc gặp gỡ kì lạ / Duyên trời / Duyên phận / Ở hiền gặp lành.
+ Giúp dân / Truyền nghề cho dân / Dạy dân trồng lúa /....
+ Uống nước nhớ nguồn / Tưởng nhớ / Lễ hội /...
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1.
- HS tập kể trong nhĩm. HS nhận xét cách kể của bạn.
- 4 HS thi kể trước lớp. Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
- 1 HS kể.
- 2 – 3 HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
Tốn
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
 - Cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng, giải bài tốn cĩ liên quan đến tiền tệ.
 -Tự giác làm bài tập .
 II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Bảng phụ.
HS: VBT, SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ổn định;
2/ KTBC: "Tiền Việt Nam".
- Gọi HS nêu miệng bài 3/131/SGK
- GV nhận xét và ghi điểm.
3/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: "Luyện tập".
b/ Hướng dẫn làm bài tập.
* HĐ1: Bài 1: "Chiếc ví nào cĩ tiền nhiều nhất"? 
- GV YC HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS quan sát lần lượt từng chiếc ví, cộng nhẩm rồi so sánh kết quả nhẩm được và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt lại.
* HĐ2: Bài 2: Phải lấy ra những tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải?
- GV YC HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS trả lời miệng từng ý (khuyến khích HS nêu nhiều cách làm khác nhau). 
- GV nhận xét và sửa bài.
* HĐ3: Bài 3: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi?
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát giá tiền của từng đồ vật và chọn ra các đồ vật với số tiền tương ứng (khuyến khích HS nêu các cách lựa chọn khác nhau). 
- GV nhận xét và chốt lại.
* HĐ4: Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS giải bài tốn vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. 
- GV nhận xét và sửa bài.
4/ Củng cố - dặn dị:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: "Làm quen với thống kê số liệu".
- 2HS thực hiện. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nhắc lại tựa bài.
 - 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát, cộng nhẩm rồi so sánh kết quả nhẩm được và trả lời câu hỏi: Chiếc ví c cĩ tiền nhiều nhất. 
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau nêu từng ý. Cả lớp nhận xét và bổ sung:
a/ Lấy một tờ 2000 đồng, một tờ 1000 đồng, một tờ 500 đồng và một tờ 100 đồng để được 3600 đồng.
b/ Lấy một tờ 5000 đồng, một tờ 2000 đồng và một tờ 500 đồng để được 7500 đồng.
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát và trả lời: 
a/ Mai cĩ 3000 đồng, Mai cĩ vừa đủ tiền để mua một cái kéo.
b/ Nam cĩ 7000 đồng, Nam cĩ vừa đủ tiền để mua được sáp màu và cây thước (hoặc cái kéo và chiếc bút)
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. 
- HS làm bài và sửa bài:
 Giải
 Số tiền mẹ mua hết tất cả là:
 6700 + 2300 = 9000 (đồng)
 Cơ bán hàng phải trả lại số tiền là :
 10000 – 9000 = 1000 (đồng)
 Đáp số : 1000 đồng. 
- Lắng nghe.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TÔM, CUA
( BVMT)
I/. Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Nêu được ích lợi của tơm,cua đối với đời sống con người.
 - Nĩi tên và chỉ được các bộ phận bên ngồi của tơm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
 - Biết tôm, cua là những động vật khơng xương sống.Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, cĩ nhiều chân và chân phân thành các đốt.
- HS yêu thích mơn học. Hứng thú và tích cực tìm hiểu bài trong giờ học.
* Biết sự cần thiết để bảo vệ các lồi tơm. Cĩ thĩi quen bào vệ mơi trường nước. Yêu thích lồi tơm.
II/. Chuẩn bị:
GV: 
- Các hình minh hoạ SGK.
- GV và HS sưu tầàm tranh ảnh nuôi tôm, cua, chế biến tôm cua.
- Giấy bút cho các nhóm thảo luận.
- Một số con cua, tôm thật.
 HS: SGK.
III/. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-YC HS kể tên và nêu ích lợi (hoặc tác hại) của một loài côn trùng xung quanh.
- Nhận xét ghi điểm. 
3/ Bài mới: 
a .Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loài tôm và cua. Ghi tựa.
Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể tôm, cua.
- GV treo tranh tôm, cua trên bảng (có thể vật thật). Yêu cầu HS quan sát các bộ phận bên ngoài cơ thể của chúng.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ các bộ phận bên ngoài của tôm,1 HS lên bảng chỉ các bộ phận bên ngoài của cua.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Thảo luận nêu lên một số điểm giống và khác giữa tôm và cua.
- Sau 3 phút yêu cầu đại diện một vài nhóm nêu kết quả và tổ chức nhận xét bổ sung.
-GV kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau. Nhưng chúng có điểm giống nhau là: Chúng đều không có xương sống, cơ thể được bao bọc bằng một lớp vỏ cứng, chúng có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
Hoạt động 2: Ích lợi của tôm, cua:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo lua ... g học sinh yếu.
- Gọi 3 – 5 áHS đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt. 
d. Áp dụng:
- Kể cho bạn bè, anh chị hay ba mẹ về ngày hội rằm trung thu mà mình đã xem và tham gia.
- Nhận xét đánh giá tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 
- 2 HS lên bảng kể.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS phát biểu: hội đua thuyền, hơi rằm trung thu
- Lắng nghe.
Bài 1 : 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS đọc.
+ được tổ chức vào ngày rằm tháng tắm hàng năm, tại trường của em
+ Mọi người đi xem hội rất đơng, náo nhiệt nhất là tất cả các bạn học sinh của trường với những chiếc đèn lồng trên tay
+ Hội rằm bắt đầu bằng các tiết mục văn nghệ do các bạn học sinh trong trường biểu diễn
+HS phát biểu.
+ HS phát biểu.
- 2 HS ngồi cạnh nhau, dựa vào gợi ý nĩi cho nhau nghe.
- các cặp phát biểu. Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoẳng 5 câu.
- 4 HS đọc bài viết để lớp nghe.
- Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
- Lắng nghe.
Tự nhiên và xã hội
Cá
I. Mục tiêu:
- Biết được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
- Nĩi tên và chỉ được các bộ phận bên ngồi của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
 * BVMT: HS nhận biết ích lợi của cá đối với con người và biết giữ gìn vệ sinh mơi trường nước nhằm bảo vệ các lồi cá .
 - Bảo vệ mơi trường nước .
II. Đồ dùng dạy - học:
 -GV: Tranh minh họa trong SGK/100, 101.
 - HS: VBT, SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Ổn định:
2/ KTBC: "Tơm, cua".
+ Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tơm và cua.
+ Tơm, cua được dùng để làm gì?
- GV nhận xét và tuyên dương.
3/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: "Cá".
* HĐ1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: Chỉ và nĩi tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận nhĩm 4: quan sát các loại cá trong SGK, hỏi:
 + Chỉ và nĩi tên các loại cá cĩ trong hình.
 + Bạn cĩ nhận xét gì về độ lớn của chúng?
 + Bên ngồi của chúng thường cĩ gì?
 + Bên trong cơ thể của chúng cĩ xương sống khơng?
 + Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì?
 - GV kết luận: Cá là lồi động vật cĩ xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang, di chuyển bằng vây. Cơ thể chúng thường cĩ vẩy bao phủ, cĩ vây.
* HĐ2: Thảo luận cả lớp.
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá.
Cách tiến hành:
 - Yêu cầu HS kể tên một số cá sống ở nước ngọt hoặc nước mặn mà em biết.
+ Nêu ích lợi của cá.
- Hãy giới thiệu về hoạt động nuơi đánh bắt hay chế biến cá mà bạn biết.
- GV kết luận: Phần lớn các lồi cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần thiết cho cơ thể con người. 
4/ Củng cố - dặn dị:
- Giáo dục HS: Ở nước ta cĩ nhiều sơng, hồ và biển đĩ là những mơi trường thuận tiện để nuơi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay nghề nuơi cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Vì vậy, cần phải giữ gìn và bảo vệ nguồn nước để việc nuơi cá được phát triển tốt hơn.
- Cho HS đọc bài học sau bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau : "Chim".
- 2 HS trình bày, mỗi em 1 câu. Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát từng loại cá trong SGK và thảo luận từng câu hỏi:
 + cá vàng, cá chép, cá rơ phi, cá quả (cá lĩc), cá chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập.
 + Cĩ hình dạng và độ lớn khác nhau.
 + Bên ngồi cơ thể chúng thường cĩ vẩy và cĩ vây.
 + Bên trong cơ thể chúng cĩ xương sống.
 + Cá sống dưới nước. Chúng thở bằng mang và di chuyển bằng vây.
- HS nghe, nhắc lại và ghi nhớ.
- HS nối tiếp nhau kể:
+ Nước ngọt: cá quả, ca rơ phi, cá chép.
+ Nước mặn: Cá ngừ, cá đuối, cá mập
+ Cá dùng để làm thức ăn.
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
- HS nghe, nhắc lại và ghi nhớ.
- HS nghe, ghi nhớ và thực hiện giữ vệ sinh mơi trường.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
SINH HOẠT LỚP
I- Mục tiêu:
 - HS biết được ưu, nhược điểm trong tuần 26 để phát huy và sửa chữa 
 - Cơ cấu tổ chức, ổn định nề nếp lớp học.
 - GD ý thức tập thể cho HS
II. Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định lớp: 
	- Giới thiệu bài 
 - Hát tập thể bài: Lớp chúng mình 
2- Đánh giá hoạt động: 
* GV đánh giá các hoạt động trong tuần của lớp 
 - Nề nếp: Ổn định nề nếp, vệ sinh lớp học sạch sẽ, đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Học tập : Chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập đầy đủ. Cĩ ý thức xây dựng bài trên lớp. Làm bài đầy đủ khi đến lớp 
 - Lao động : Làm vệ sinh khu vực 
 * Tồn tại : Vẫn cịn hiện tượng nĩi chuyện riêng trong giờ học 
3Kế hoạch tuần 27:- Đi học đầy đủ chuyên cần- Làm bài tập đầy đủ 
- 
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
(GD KNS)
I.Mục tiêu:
- Nêu được một vài biểu hiện về tơn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Khơng được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tơn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. 
KNS: Kĩ năng tự trọng, làm chủ bản thân, kiên định ra quyết định.
- Biết: Trẻ em cĩ quyền được tơn trọng bí mật riêng tư.
- Nhắc mọi người cùng thực hiện.
II Chuẩn bị:
GV: - Bảng phụ ø. Phiếu bài tập. 
HS: -Vở BT ĐĐ 3.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
+ Em hãy nêu cách ứng xử khi cần thiết khi gặp đám tang?
-Nhận xét chung và đánh giá.
-2 HS nêu, lớp lắng nghe và nhận xét.
3.Bài mới:
a.Khám phá
- YC HS trả lời câu hỏi: cĩ được xem thư từ hay tài sản của người khác khơng?
- GV: Chúng ta phải biết tơn trọng thư từ, tài sản của người khác. Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em biết làm thế nào để tôn trọng tài sản và thư từ của người khác. Ghi tựa.
b.Kết nối:
Hoạt động 1: Đĩng vai xử lí tình huống.
* Mục tiêu: HS biết được biểu hiện tơn trọng thư từ tài sản của người khác.
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống: 
Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh:
-Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi về từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.
-Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí tình huống sau .
- YC đại diện các nhĩm đĩng vai và xử lí tình huống
-Yêu cầu HS cho ý kiến.
+Cách giải quyết nào hay nhất?
+Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì nếu hai bạn bóc thư?
+Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm thế nào?
- GV: Kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 c. Thực hành:
Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai.
* Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng , sai làm đối với thư từ tài sản của người khác.
*Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận những nội dung sau:
- Em hãy nhận xét xem hai hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao?
+Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem có quà gì không.
+Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi, Mai thấy có rất nhiều sách hay. Mai rất muốn đọc và hỏi Lan cho mượn.
-Yêu cầu một số HS đại diện cho cặp nhóm nêu ý kiến.
- YC các nhĩm trình bày.
- GV kết luận: Tài sản, đồ đạc của người khác là sở hữu riêng. Chúng ta phải tôn trọng, không tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác.
Hoạt động 3: Trò chơi nên hay không nên.
*Mục tiêu: HS biết những việc nên và khơng nên làm đối với thư từ tài sản của người khác.
* Các tiến hành; 
- GV đưa ra một bảng liệt kê các hành vi để HS theo dõi. 
1. Hỏi xin phép trước khi bật đài, xem ti vi.
2. Xem thư từ của người khác khi người đó không có ở đó.
3. Sử dụng đồ đạc của người khác khi cần thiết.
4. Nhận giúp đồ đạc, thư từ cho người khác.
5. Hỏi sau, sử dụng trước.
6. Đồ đạc của người khác không cần quan tâm giữ gìn.
7. Bố mẹ, anh chị, xem thư của em.
8. Hỏi mượn khi cần và giữ gìn bản quản.
- GV chia lớp thành nhóm đôi, sẽ tiếp sức gắn các bảng từ (có nội dung là các hành vi giống trên bảng) vào 2 cột “nên” hay “không nên” sao cho thích hợp.
 -Yêu cầu HS nhận xét bổ sung. Nếu có ý kiến khác, GV hỏi HS giải thích vì sao.
GV kết luận: 1, 4, 8 nên làm; 2, 3, 5, 6, 7 không nên làm. Tài sản, thư từ của người khác dù là trẻ em đều là của riêng nên cần phải tôn trọng. Tôn trọng thư từ, tài sản là phải hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép và bảo quản giữ gìn khi dùng.
d. Áp dụng:
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS kể lại một vài việc em đã làm thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác.
+ Qua bài học em rút ra được điều gì cho bản thân?
-Giáo dục cho HS và HD HS thực hiện như những gì các em đã học được. Chuẩn bị cho tiết sau 
-HS phát biểu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Các nhĩm thảo luận.
- HS đĩng vai và trả lời: Minh nên khuyên bạn khơng nên xem thư từ tài sản của khác.
+ Các nhĩm nhận xét.
Trả lời câu hỏi: Chẳng hạn:
+ Ông tư sẽ trách Nam vì xem thư của ông mà chưa được ông cho phép, ông Tư cho Nam là người tò mò.
+ Với thư từ của người khác chúng ta không được tự tiện xem, phải tôn trọng. 
-Lắng nghe.
- Các nhĩm thảo luận.
-Đại diện các nhóm báo cáo.
Hành vi 1: Sai; Hành vi 2: Đúng.
Vì: Muốn sử dụng đồ đạc của người khác phải hỏi xin phép và được đồng ý thì ta mới sử dụng.
- Lắng nghe.
-Theo dõi các hành vi mà GV nêu ra.
-Chia nhóm. 2 đội chơi trò chơi. Các HS khác theo dõi cổ vũ.
-Nhận xét bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
-Lắng nghe.
-HS thi nhau kể. (Hỏi xin phép đọc sách; Hỏi mượn đồ dùng học tập).
- HS phát biểu: Phải biết tơn trọng thư từ cũng như là những tài sản của người khác.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 26 HOAN KRONGNO.doc