Giáo án lớp 3 Tuần 26 - Châu Vũ Trường

Giáo án lớp 3 Tuần 26 - Châu Vũ Trường

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : lễ hội, Chữ Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn,bàng hoàng, tình cảnh, hiển linh,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu các từ ngữ trong bài: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh,

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 26 - Châu Vũ Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 26 Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2009
Môn: Tập đọc 
Bài: Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
I/ Mục tiêu : 
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : lễ hội, Chữ Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn,bàng hoàng, tình cảnh, hiển linh,...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh,  
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. 
II/ Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ theo SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định:
KTBC: 
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi về nội dung bài “ Hội đua voi ở Tây Nguyên”
-Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên giới thiệu: Ở các miền quê nước ta, thường có đền thờ các vị thần hoặc đền thờ những người có công với dân với nước. Hằng năm, nhân dân ta thường mở hội, làm lễ ở những đền thờ ghi công đó. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Chữ Đồng Tử” để hiểu thêm về một lễ hội của những người dân sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân. 
Ghi bảng.
*Hướng dẫn
a/ GV đọc mẫu toàn bài: H/D đọc ở từng đoạn:
b/ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài. 
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời, hiển linh
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe.
Giáo viên gọi từng nhóm đọc.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh.
* Tìm hiểu bài.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chữ Đồng Tử rất nghèo khổ?
-Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chữ Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chữ Đồng Tử ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Chữ Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi :
+ Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chữ Đồng Tử ?
* GV- HS kết hợp rút ra nội dung: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
* Luyện đọc lại.
Giáo viên chọn đọc mẫu toàn bài. 
-Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
* Kể chuyện
Giáo viên nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên cho học sinh dựa vào 4 tranh minh hoạ trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện, đặt tên cho từng đoạn.
Giáo viên cho học sinh nêu tên truyện mà học sinh vừa đặt.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại tên đúng. 
Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất .
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Củng cố :
+ Qua câu chuyện, em thấy Chữ Đồng Tử là người như thế nào? Vì sao?
- Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 5. Dặn dò :
- Chuẩn bị: Rước đèn ông sao.
- Nhận xét tiết học
Hát
-3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Học sinh quan sát và trả lời
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh đọc tiếp nối 2 lượt bài.
-Cá nhân
HS giải nghĩa từ trong SGK.
-Học sinh đọc theo nhóm bốn em.
Thi đọc nối tiếp 2nhóm .
Đồng thanh 
-Học sinh đọc thầm.
+ Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chữ Đồng Tử thương cha, đã quấn khố cho cha, còn mình đành ở không.
+ Chữ Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. nước dội làm trôi cát, lộ ra Chữ Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
+ Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chữ Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
+ Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chữ Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
+Nhân dân lập đền thờ Chữ Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông. 
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
-Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
Học sinh nêu:
Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó / Tình cha con / Nghèo khó mà yêu thương nhau
Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ / Duyên trời / Ở hiền gặp lành
Tranh 3: Truyền nghề cho dân / Dạy dân trồng cấy / Giúp dân
Tranh 4: Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn / Lễ hội hằng năm.
Cá nhân 
+ Chử Đồng Tử là người con hiếu thảo, khi cha mất dù chỉ có một cái khố nhưng thương cha nên chàng quấn khố chôn cha., còn mình thì ở không.
Môn:Toán
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp HS cũng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trên các số đơn vị là đồng.
- Biết cách giải bài tốn cĩ liên quan đén tiền tệ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Tính nhẩm:
5000 + 2000 - 1000
2000 + 2000 + 2000 - 1000
 5000 + 5000 - 3000
 10 000 - 2000 – 2000
* Bài toán: 
 Bạn Lan mua một cái bút giá 2500 đồng và một quyển vở giá 3 nghìn đồng, bạn đưa cho cô bán hàng 3 tờ giấy bạc loại 2000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại bạn ba nhiêu tiền?
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu:
 Trong giờ học này các em sẽ được củng cố về nhận biết và sử dụng các loại iấy bạc đã học.
* Thực hành:
Bài 1:
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn biết chiếc ví nào nhiều tiền nhất, trước hết chúng ta tìm được gì?
- Y/ c hs tìm xemmỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
- Nhận xét và hỏi.
+ Vậy con lợn nào có nhiều tiền nhất?
+ Con lợn nào có ít tiền nhất?
Bài 2
- Cho HS nêu yêu cầu bài
Bài 3
- Hướng dẫn HS quan sát tranh lần lượt làm bài a).
 b) Cho HS quan sát tranh .
Bài 4
- Cho HS tự đọc bài tốn và tự giải, sau đĩ chữa bài.
4. Củng cố:
- Tuyên dương những hs tích cực tham gia xây dựng bài.
* GDHS: Tính chính xác
5. Dặn dò :
- Luyện tập thêm các bài tốn liên quan đến tiền tệ.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 HS nêu kết quả bài 1, 1hs lên bảng giải bài 2. cả lớp giải vào nháp.
- HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu bài.
+ Bài toán y/ c chúng ta tìm chiếc ví có tiền nhiều nhất.
+ Chúng ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
- HS tìm bằng cách cộng nhẩm.
+ Con lợn c có nhiều tiền nhất là
10 000 đồng
+ Con lợ b có ít tiền nhất là 3600 đồng.
- HS tự làm bài và nêu kết quả.
- HS nêu ta nhiều cách làm khác nhau.
HS xem tranh chọn ta được đồ vật cĩ giá tiền là 3000 đồng. Mai cĩ vừa đủ tiền để mua được một cái kéo.
HS quan sát chọn ra được một đồ vật cĩ giá tiền cộng lại bằng 7000 đồng.
- HS đọc bài tốn và giải.
- 1hs làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
Giải
Mẹ mua hết số tiền là
6700 + 2300 = 9000 (đồng).
Cơ bán hàng trả lại số tiền là:
10.000 – 9000 = 1000 (đồng).
Đáp số: 1000 đồng.
- HS lắng nghe
Môn: Đạo đức
Bài: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( T 1 )
I/ Mục tiêu :
Giúp HS hiểu : 
- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
- Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
- Học sinh biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
- Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác 
II/ Chuẩn bị:
- VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động :
Bài cũ : Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )
Chúng ta cần phải làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao ?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( tiết 1 )
Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai 
Mục tiêu:  ... a có nhiều sông , hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá được trở thành là mặt hàng xuất khẩu ở nước ta.
4. Củng cố :
- Chốt lại nội dung bài.
- Liên hệ giáo dục học sinh.
5. Dặn dò :
- Nhận xét chung.
- Học bài . Chuẩn bị tiết 53 Chim
Hát
- Và học sinh nhắc lại – đồng thanh.
- HS quan sát và thảo luận.
- Chỉ và nói được tên của các bộ phận của cá được quan sát.
- Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời.
- Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.Mỗi nhóm giới thiệu về một con cá.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
-Vài học sinh nêu lại nội dung bài.
Thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2009
Môn:Tập làm văn
Bài: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I/ Mục tiêu : 
 - Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
 - Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
 II/ Chuẩn bị :
 - VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
KT Bài cũ : 
Kể về lễ hội
2 học sinh tiếp nối nhau dựa vào hai bức ảnh minh hoạ để tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội
Nhận xét ghi điểm cho hs. 
Bài mới :
Giới thiệu bài: Kể về một ngày hội.
Giáo viên giới thiệu: Trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ dựa vào các gợi ý để kể về một ngày hội mà em biết.
* Hướng dẫn
Bài 1
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý của bài tập.
Giáo viên hướng dẫn: Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể vềmột lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Các em hãy suy nghĩ về những ngày hội mà các em đã được tham gia hoặc được biết qua ti vi, sách báo và nêu tên ngày hội đó.
Giáo viên viết lên bảng câu hỏi:
+ Em chọn kể về ngày hội nào ?
+ Hội được tổ chức ở đâu ? Vào thời gian nào ?
+ Mọi người đi xem hội như thế nào ?
+ Diễn biến của ngày hội, những trò vui được tổ chức trong ngày hội ?
- Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ gợi ý cho học sinh:
+ Mở đầu hội có hoạt động gì ? 
+ Những trò vui gì được tổ chức trong ngày hội ?
+ Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó ?
Giáo viên: Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh tả lại quang cảnh lễ hội cho bạn bên cạnh nghe. 
Giáo viên cho học sinh thi kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung một lễ hội.
Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt. 
Bài 2
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên nhắc học sinh chú ý: Chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội. Khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng.
Cho học sinh làm bài.
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
Củng cố – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập giữa học kì 2. 
Hát
Học sinh tiếp nối nhau kể lại 
-Học sinh đọc.
2 học sinh đọc
Học sinh lắng nghe. 
+ Học sinh kể: hội Lim, hội chùa Hương, hội đền Sóc, đền Gióng, chùa Thầy, hội khoẻ Phù Đổng, hội vật, hội chọi trâu, hội đua thuyền, hội rước đèn Trung thu
+ Học sinh cần nêu địa điểm và thời gian của lễ hội. Ví dụ: Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu xuân năm mới.
+ Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim / Mọi người nườm nượp đổ về lễ Phật, ngắm cảnh / Mọi người đến xem chơi đu rất đông. Họ đứng chen nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu.
+ Hội bắt đầu bằng những hồi trống dóng dả của những tay trống lực lưỡng.
+ Trong hội có rất nhiều trò vui như đánh đu, vật, bắt cá, đánh cờ, hát quan họ, đua thuyền,
+ Em cảm thấy rất vui / Em thấy thích ngày hội này, năm sau em sẽ lại đến hội chơi / 
+ Em mong chờ sớm đến ngày hội sang năm vì hội vui quá.
-Học sinh tả theo cặp. 
Học sinh lần lượt kể trước lớp.
-Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về những trò vui trong một ngày hội mà em biết.
- Học sinh làm bài.
Cá nhân 
Môn: Toán 
Kiểm tra định kì giữa học kì 2
Môn: Tập viết
Bài: ÔN CHỮ HOA :
I/ Mục tiêu :
 Củng cố cách viết chữ viết hoa T
-Viết tên riêng: 	Tân Trào bằng chữ cỡ nhỏ.
-Viết câu ứng dụng: Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Chuẩn bị : 
 - Vở tập viết
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: 
Bài cũ : 
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Sầm Sơn 
Nhận xét chữ viết của hs.
Bài mới:
Giới thiệu bài :
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa T, tập viết tên riêng Tân Trào và câu ca dao. 
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Ghi bảng : Ôn chữ hoa: T
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ T trên bảng.
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ T gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con.
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết D, Nh. 
Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Giáo viên viết chữ D, Nh hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con.
Chữ T hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ D, Nh hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
* Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Tân Trào
Giáo viên giới thiệu: Tân Trào là tên một xã thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nổi tiếng tong lịch sử cách mạng: thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ( 22 – 12 – 1944 ), họp Quốc dân Đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập ( 16 đến 17 tháng 8 – 1945 ) 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Tân Trào là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu T.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Tân Trào 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ca dao: nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng mười tháng ba âm lịch hằng năm. Vào ngày này, ở đền Hùng ( tỉnh Phú Thọ ) có tổ chức lễ hội lớn để tưởng niệm các vua Hùng có công dựng nước. 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Dù, Nhớ . 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
* Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ T : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ D, Nh: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Tân Trào: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ca dao : 2 lần
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. 
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Củng cố :
Thi đua :
Giáo viên cho 3 tổ thi đua viết câu: “ Tố Như”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
* GDHS : Viết chữ đẹp
 5. Dặn dò :
- Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
- Chuẩn bị : Ôn tập – Kiểm tra Tập đọc, Học thuộc lòng. 
- Nhận xét tiết học
Hát
- Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: T, D, N ( Nh )
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Học sinh viết bảng con.
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ T cao 2 li rưỡi, chữ â, n, r, a, o cao 1 li.
+ Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
-Học sinh viết bảng con
Cá nhân
-Chữ D, g, nh, T, h, b cao 2 li rưỡi
Chữ u, a, i, n, ư, o, c, v, ê, x, ô, ơ, m cao 1 li 
Chữ đ cao 2 li
Chữ t cao 1 li rưỡi 
Câu ca dao có chữ Dù, Nhớ được viết hoa
Học sinh viết bảng con
-HS viết vở
-Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Các tổ báo cáo
Nhận xét của cán sự lớp
Ý kiến của học sinh
GV nhắc chung:
+Đạo đức
+Học tập
+Vệ sinh
+Luật đi đường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 TUAN 26 CHUAN.doc