Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Đặng Văn Sơn - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Đặng Văn Sơn - Trường Tiểu học Quảng Sơn

2.Đạo đức

Tiết 26: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( Tiết 1).

I. Mục đích yêu cầu:

- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

- Biết không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật khí sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu thảo luận nhóm.

 - Các trang phục , lá thư cho trò chơi đóng vai.

 - Vở bài tập đạo đức.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Đặng Văn Sơn - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
 Ngày soạn : 28 / 02 / 2011
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 07 tháng 03 năm 2011
1.Hoạt động tập thể
Toàn trường chào cờ
Lớp trực tuần nhận xét chung.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
2.Đạo đức
Tiết 26: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( Tiết 1).
I. Mục đích yêu cầu:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật khí sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu thảo luận nhóm.
 - Các trang phục , lá thư cho trò chơi đóng vai.
 - Vở bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 3p 
? Em đã làm gì khi gặp đám tang ?
- 2 HS lên bảng trả lời.
? Nêu những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang?
- Gv: nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 28p
1. Giới thiệu bài.
 GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Các hoạt động.
a)Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua dóng vai.
* Mục tiêu: HS biết một số biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Cách tiến hành.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập có ghi tình huống trong vở bài tập .
- Các nhóm thảo luận để xử lí tình huống thông qua trò chơi đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai.
? Trong những cách giải quýêt mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ?
- HS trả lời.
? Em thử nghĩ xem ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc
- Ông sẽ rất buồn và nghĩ 2 bạn chưa ngoan, không biết tôn trọng thư từ của người khác.
* Kết luận:
Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu:
HS hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài tập 2: Điền từ bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống.
a) Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật.
 Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em.
- Lớp làm vở bài tập.
b) Xếp vào 2 cột nên làm và không nên làm.
- 1 HS lên bảng làm phần a, 1 HS làm phần b.
Nên làm
Không nên làm
- Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn.
- Hỏi mượn khi cần thiết.
- Nhận thư giùm khi hàng xóm đi vắng.
- Tự ý sử dụng khi chưa dược phép.
- Xem trộn nhật kí.
- Sử dụng trước hỏi mượn sau.
- Tự ý bóc thư nếu quan tâm.
- Nhận xét.
* Kết luận: GV nhận xét bài làm của HS.
 c) Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
* Mục tiêu :HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Cách tiến hành.
- Từng cặp HS trao đổi theo câu hỏi.
? Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai?
? Việc đó xảy ra như thể nào ?
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, có thể hỏi để làm rõ chi tiết mà mình quan tâm.
* Kết luận:
- GV tổng kết khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
3. Củng cố – Dặn dò: 3p
- HS đọc bài học.
- Nhận xét giờ học .
- Nhắc HS ghi nhớ bài học vận dụng vào cuộc sống.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
2.Toán
 Tiết 126: Luyện tập. 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị đồng.
- Biết giảI bài toán liên quan đến tiền tệ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các loại giấy bạc: 2000, 5000, 10000 đồng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- GV giơ các loại giấy bạc.
- 3 HS trả lời.
? Tờ giấy bạc này có mệnh giá là bao nhiêu ?
2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
- Nhận xét,chấm điểm.
B. Bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài .
- GV nêu mục tiêu giờ học 
2.Thực hành.
Bài 1: Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất.
- HS đọc yêu cầu.
- Từng cặp quan sát và rồi trả lời câu hỏi.
- Một số HS trả lời.
 Chiếc ví c nhiều tiền nhất (10000 đồng)
- Nhận xét.
Bài 2: Phải lấy các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải.
- HS đọc yêu cầu.
a) 1 tờ 2000, 1 tờ 1000, 1tờ 500 và 1 tờ 100 đồng ( Hoặc 3 tờ 1000, 1tờ 500 và 1 tờ 100 đồng )
- HS lần lượt nêu cách lấy của mình.
b) 1 tờ 5000, 1tờ 2000, 1tờ 500 () 1 tờ 5000, 1tờ 2000 và 2 tờ 200, 1tờ 100 đồng)
- Nhận xét, nêu cách khác.
Bài 3: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu.
a) Mai có 3000 đồng, Mai đủ mua 1 cái kéo.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
b) Nam có 7000 đồng, Nam có vừa đủ tiền để mua 1 hộp sắp màu và 1 thước kẻ ( Hoặc mua 1 cái kéo và 1 bút máy).
- Nhận xét.
Bài 4:
- HS đọc bài toán.
- Hs: đọc
? Bài toán cho biết gì , hỏi gì ?
- Hs: trả lời
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải
Mẹ mua tất cả hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại mẹ số tiền là:
10000 – 9000 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng.
- Nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò: 3p
- Nhận xét giờ học.
- Hs: lắng nghe
- Nhắc về làm bài tập về nhà VBT(45,46)
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
4-5: Tập đọc – kể chuyện
 Tiết 51 - 26: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
I. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc.
- Biết nghỉ hơi đỳng sau cỏc dấu cõu, giữa cỏc cụm từ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn vợ chồng Chử Đồng Tử. Lẽ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là thể hiện lòng biết ơn đó. ( trả lời được câu hỏi trong sgk).
B. Kể chuỵên.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên.
- 2HS lên bảng đọc nối tiếp 2 đoạn.
? Tìm những ch tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua ?
 Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh , dễ thương ?
- Nhận xét ,chấm điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài .
- Học sinh quan sát tranh SGK (T65) nêu bức tranh vẽ gì
- GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
2. Luyện đọc
- GV đọc mẫu cả bài: giọng nhẹ nhàng.Đoạn 1 đọc chậm , giọng trầm.Đoạn 2: nhịp nhanh hơn, đoạn 3 và 4 giọng đọc trang nghiêm, thể hiện cảm xúc thành kính.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng câu
- Lần 1: GV sửa phát âm.
- Lần 2: Ghi từ khó (Mục I).
- HS đọc: Cá nhân, đồng thanh
- GV chia bài thành 4 đoạn.(Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn )
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- HS đọc từng đoạn.
- GV giải nghĩa từ, hướng dẫn cách đọc từng đoạn( Mục I ).
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm bàn.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn.
- GV nhận xét tuyên dương.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1
? Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
- Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình thì đành ở không.
? Đoạn 1 cho biết điều gì?
1. Cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo..
- HS đọc thầm đoạn 2.
?Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa dể trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát , lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
? Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
- Công chúa cảm động khi biét tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
?Đoạn 2 cho biét điều gì ?
2. Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.
- HS đọc thầm đoạn 3 và 4.
? Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì ?
- Hai người đi khắp nơi truỳen dạy cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh về giúp dân đánh giặc.
? Nhân dân đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
- Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
? Đoạn 3, 4 nói lên điều gì ?
3. Lễ hội Chử Đồng Tử ở nước ta.
4. Luyện đọc lại
- GV đọc đoạn 1,hướng dẫn HS đọc chậm , giọng trầm phù hợp với cảm xúc hướng về quá khứ xa xưa và gia cảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử. Đoạn 2: nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ tả sự hoảng hốt của Chử Đồng Tử khi gặp thuyền của công chúa Tiên Dung.
- 3 HS thi đọc đoạn văn
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
- 1 HS đọc lại cả bài
- GV nhận xét, chấm điểm.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
 Dựa vào 4 tranh minh hoạ và các tình tiết, HS đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. Kể lại được từng đoạn.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
a. Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn.
- HS đọc yêu cầu
- Từng cặp HS quan sát tranh, nhớ nội dung và đặt tên cho từng đoạn.
- HS phát biểu. GV và HS nhận xét chốt lại những ttên đúng.
+ Tranh 1:Cảnh nhà nghèo khó/ Tình cha con/ Nghèo khó mà thương nhau.
+ Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ/ Duyên trời/ ở hiền gặp lành.
 + Tranh 3: Tuyền nghề cho dân/Dạy dân trồng lúa/ Giúp dân.
+ Tranh 4 : Tưởng nhớ/ Uống nước nhớ nguồn/ Lễ hội hằng năm.
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện.
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn theo tranh.(2 lượt)
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- GV nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò
? Em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao ?
- HS nêu.
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc học sinh về kể lại toàn bộ câu chuyện.
_____________________________________________
 Ngày soạn : 01 / 3 / 2011
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 08 tháng 3 năm 2011
1.Toán
 Tiết 127: Làm quen với thống kê số liệu.
I. Mục đích yêu cầu :
Bước đầu làm quen với dẫy số liệu.
Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu ( ở mức độ đơn giản ).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ hình minh họa SGK.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: 5p
- Gọi HS chữa BT3
- Gv: nx đánh giá
2. Bài mới: 32p
a.Giới thiệu bài .
- Hs: lên bảng làm
- GV nêu mục tiêu giờ học
b. Làm quen với thống kê số liệu
- GV treo bức tranh SGK lên bảng.
- HS đọc tên và số đo của các bạn.
Anh Phong Ngân Minh
cao122cm cao130cm cao 127cm cao118cm
- GV viết.
122cm; 130cm; 127cm;118cm.
- Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.
? Số 122cm ... Cá sống ở dưới nước và thở bằng mang, di chuyển bằng vây và đuôi.
- Từng cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Cặp khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận
- Cá là động vật không xương sống, sống ở dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ, có vây.
b) Hoạt động 2:Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu: 
- Nêu được ích lợi của cá.
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi .
- HS trả lời.
? Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà bạn biết ?
- Cá chép, rô phi, quả, vàng.. sống ở nước ngọt. Cá ngừ, cá mập, cá đối,  sống ở nước mặn.
? Nêu được ích lợi của cá ?
- Cá dùng làm thức ăn.
* Kết luận:
- Hs: lắng nghe
- Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- ở nước ta cs nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
3. Củng cố – dặn dò: 3p
- HS đọc bài học.
- 1 hs đọc
- Nhận xét giờ học.
- Hs: lắng nghe
- Nhắc HS về sưu tầm các tranh ảnh con chim.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
4.Thủ công
 Tiết 26: Làm lọ hoa gắn tường (tiết 2).
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu lọ hoa gán tường làm bằng giấy thủ công dán trên tờ giấy.
 - Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
- Giấy thủ công, kéo, bút chì ,thước kẻ , hồ dán .
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. KTBC: 3p
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
- Gv: nx đánh giá
2. Bài mới: 27p
a. Giới thiệu bài .
 - GV nêu mục tiêu giờ học.
b. Thực hành. 
* Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Đặt ngang tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài là 24 ô, chiều rộng là 16 ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3 ô để làm đế lọ hoa.
- Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1 ô đến hết tờ giấy.
* Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và trỏ tay phải cầm vào phần đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa.
- Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V.
 * Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Dùng bút trì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy dán lọ hoa.
- Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa, đặt vát và dán vào tờ giấy.
- Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại vào xoay nếp gấp sao cho cân đối số phần đã dán sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
- GV quan sát giúp đỡ các HS yếu 
3. Củng cố dặn dò: 3p
- Nhận xét giờ học, tuyên đương bạn làm tốt. 
- Nhắc HS giờ sau mang giấy thủ công, kéo, hồ dán để cắt lọ hoa.
- Học sinh để dụng cụ lên bàn cho giáo viên kiểm tra
- HS quan sát.
- 3 HS nhắc lại cách làm lọ hoa gắn tường.
- Từng HS tự làm lọ hoa gắn tường.
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp.
- hs: lắng nghe
_____________________________________________
 Ngày soạn : 04 / 3 / 2011
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
1.Thể dục
 Tiết 50: Nhảy dây kiểu chụm hai chân.. 
I / Mục đích yêu cầu
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng, nhịp điệu.
- Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
- Trật tự, kỷ luật, tích cực tập luyện. 
II/ Đồ Dùng Dạy Học : 
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
- Còi ,dây , kẻ sân chơi trò chơi, bóng, một số vật để ném.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Phần mở đầu: 7p
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu giơ tay 
- Chạy chậm một hàng quanh sân tập.
- Chơi trò chơi: Tìm những quả ăn được.
 2. Phần cơ bản: 25p
a, Ôn bài thể dục phát triển chung.
- GV phát cho mỗi em hai bông hoa (2 hàng), 2 hàng kia mỗi em hai lá cờ.
- GV hô , cả lớp tập bài thể dục.
- Lần 2: Cán sự hô nhịp, GV quan sát ,sửa sai từng động tác cho HS.
- GV quan sát, nhận xét.
b, Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- GV chia từng khu vực cho HS tập nhảy.
- GV quan sát, sửa sai từng động tác cho HS.
- Các đội cử 2 bạn thi nhảy , GV đếm số lần nhảy xem bạn nào nhảy được nhiều 
c, Chơi trò chơi :Hoàng anh, hoàng yến.
- GV nêu tên trò chơi ,nhắc lại cách chơi ..
- GV chia lớp thành 4 đội.
- Từng cặp lần lượt thi chọn đội thắng thi tiếp. 2 đội thắng chơi thi để chọn đội nhất.
- Nhận xét ,tuyên dương đội thắng. 
 3. Phần kết thúc: 3p
- Đứng thành vòng tròn, vỗ tay hát.
- Đứng tại chỗ, hít thở sâu. 
- GV hệ thống bài học ,nhận xét giờ học .
- Giao bài tập về nhà ôn nhảy dây
€ € € €
€ € € €
 LT€
 Gv €
- Giáo viên điều khiển.
 GV€
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €
 GV€
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
2.Toán
 Tiết 130: Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 2.
I. Mục đích yêu cầu. 
 Tập trung vào việc đánh giá:
 - Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số; xác định số lớn nhất và bé nhất trong một nhóm có bốn chữ số, mỗi số cố đến bốn chữ số.
- Đặt tính và thực hiện các phép tính: cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp; nhân ( chia ) số có bốn chữ số với ( cho ) số có mọt chữ số.
- Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo; xác định một ngày nào đó trong một tháng là thứ mấy trong tuần lễ.
 - Biết số góc vuông trong một hình.
 - Giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy và đề kiểm tra.
III. Hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài.
 - GV nêu mục tiêu giờ học.
Kiểm tra.
Đề do phòng giáo dục ra.
Củng cố – Dặn dò.
Nhận xét giờ kiểm tra.
Nhắc HS về làm bài trong vở bài tập.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
3.Chính tả (Nghe - viết )
	 Tiết 52: Rước đèn ông sao.
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do gv soạn.
- Giáo dục Hs ý thức giữ vở sạch chữ đẹp
II. Đồ dựng dạy học:
- Vở bài tập, kẻ bảng bài tập phần b.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5p
- GV đọc: dập dềnh, giặt giũ, dí dỏm, khóc rưng rức.
- 2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con
- Nhận xét ,chấm điểm. 
B. Bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài. 
- GV nêu mục tiêu giờ học. 
2. Hướng dẫn nghe viết. 
- GV đọc bài chính tả.
- HS theo dõi. 
- 2 HS đọc lại bài chính tả.
? Đoạn văn tả gì ?
- Mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm.
? Bài chính tả có mấy câu ?
- 4 câu.
? Trong bài có những dấu câu nào ?
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.
? Trong bài có những chữ nào phải viết hoa ?
- Chữ đầu câu, đầu đoạn và tên riêng:Trung, Tâm.
- GV đọc: mâm cỗ, quả bưởi, chuối ngự, xung quanh. 
- 2 HS lên bảng , lớp viết bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
- GV đọc từng câu.
- HS viết bài.
- GV đọc lại cả bài.
- Soát lỗi chính tả.
- Thu một số bài chấm ,nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập: Viết vào vở những tiếng có nghĩa mang vần ên / ênh.
- HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm vở bài tập, 1 HS lên bảng làm.
Vần
b
đ
l
m
r
s
t
ên
bền bển bến
bện
đền
đến
lên
mền
mến
rên
rền rĩ
sên
tên
ênh
bênh
bệnh
lệnh
mệnh
lệnh
sểnh ra
nhẹ tênh
- Nhận xét.
- HS đọc lại các từ.
.
4. Củng cố – Dặn dò: 3p
- Nhận xét giờ học, chữ viết của h/s.
- Hs: lắng nghe
- Nhắc HS về làm phần a.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
4.Tập làm văn
 Tiết 26: Kể về một ngày hội.
 I. Mục đích yêu cầu:
 - Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước ( BT1).
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) ( BT2 ).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết các gợi ý.
 - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5p 
- 2 HS lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo ảnh. 
- GV nhận xét , chấm điểm .
B/ Bài mới : 32p
1. Giới thiệu bài .
- GV nêu mục tiêu giờ học .
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Kể về một ngày hội mà em biết.
- HS đọc yêu cầu và các gợi ý.
? Em chọn kể về ngày hội nào ?
- HS trả lời.
- GV nhắc HS:
+ Có thể kể về một lễ hội.
+ Có thể kể về lễ hội được xem trên ti vi.
+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa, kể theo cách của mình
- 1 HS giỏi kể mẫu.
- Nhận xét.
- Từng cặp kể cho bạn nghe.
- 4,5 HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét giờ học
- Nhận xét, bình chọn bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất
- GV nhận xét, chấm điểm.
Bài 2: Viết những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu )
- HS đọc yêu cầu.
- Gv nhắc HS chú ý: chỉ viết những điều vừa kể về những trò vui trong ngày hội ( gợi ý e ). Viết thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu.
HS viết bài vào vở, 2 hS viết bảng phụ.
Nhận xét, chữa bài.
 - Một số HS đọc bài.
- Nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố- Dặn dò: 3p
- Nhận xét giờ học.
- Hs: lắng nghe
- Nhắc HS về hoàn thành bài viết.
 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Sinh hoạt 
Nhận xét tuần 26.
I / Mục đích yêu cầu:
- Tổng kết, đánh giá các mặt hoạt động để các em thấy được ưu, nhược điểm của bản thân , từ đó có hướng phấn đấu, sửa chữa
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua và đề ra công tác tuần tới 
II/ Nội dung sinh hoạt
 - Tổ trưởng nhận xét
 - Lớp trưởng nhận xét
 - GV chủ nhiệm nhận xét
1/ Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần.
- Đạo đức.
- Học tập.
- Các hoạt động Sao nhi đồng: 
2/ Rút kinh nghiệm chung trong tuần- Đề ra công tác tuần tới
- Nhắc nhở HS rút kinh nghiệm những nhược điểm mắc phải trong tuần và duy trì tốt các mặt hoạt động:Đạo đức, học tập và các hoạt động của đội
- Y/c HS thực hiện tốt với ý thức tự giác, nghiêm túc.
- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân: Tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng giám sát các thành viên trong lớp thực hiện tốt các mặt hoạt động trong tuần . 
 Kí duyệt
 Tổ trưởng: Chu Thị Hồng Lan

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26 L3 soan S.doc